Monday, April 29, 2024

CÁC CHUYÊN VIÊN PHÁC HỌA NHỮNG LỢI ÍCH CỦA KINH ĐÀO FUNAN TECHO

(Experts outline benefits of Funan Techo Canal)

Niem Chheng – Bình Yên Đông lược dịch

The Phnom Penh Post – 25 April 2024

 

Một hình vẽ của dự án Kinh đào Funan Techo, được công bố gần đây bởi Bộ Công chánh và Giao thông. [Ảnh: MPWT]

 

Dự án Kinh đào Funan sẽ không có những ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng và chỉ sẽ mang những lợi ích kinh tế, những nhà phân tích nói, mặc dù một số chỉ trích từ những nhà bình luận Việt Nam và phê bình ngoại quốc khác.

Dự án được loan báo hồi năm ngoái sau 26 tháng nghiên cứu khả thi, với chi phí tổng cộng được mong đợi gần 1,7 tỉ USD.  Kinh đào được ước tính sẽ mất 4 năm để hoàn tất.

Thủy đạo dài 180 km sẽ nối Prek Takeo của hệ thống sông Mekong với Prek Ta Ek và Prek Ta Hing của hệ thống sông Bassac, và đến tỉnh ven biến Kep của Vương quốc, đi qua các tỉnh Kandal, Takeo và Kampot.

Dự án sẽ gồm có 3 đập với cửa, 11 cầu và 208 km đường ở 2 bên thủy đạo.

Kinh sẽ có chiều rộng 100 m ở đầu kinh, và 80 m ở cuối kinh, với chiều sâu đến 5 m.  Hai làn sẽ làm dễ dàng cho tàu bè di chuyển an toàn trong hướng ngược nhau.

Khoảng 1,6 triệu người sống trên 2 bờ kinh được dự trù.

Với việc xây cất được sự trù bắt đầu vào cuối năm nay, có nhiều lo ngại chồng chất từ các chuyên viên của Việt Nam, theo nhiều cơ quan truyền thông khác nhau ở quốc gia láng giềng.

Báo VNExpress báo cáo hôm 25 tháng 4 rằng các chuyên viên lo sợ rằng việc xây cất kinh đào sẽ đưa đến tình trạng thiếu hụt nước ở Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam (ĐBSCL) – chén cơm và rau của quốc gia láng giềng – cũng như gia tăng mặn hóa, do sự gia tăng xâm nhập của nước mặn.  Họ cảnh báo rằng điều nầy có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái mong manh của đồng bằng và việc canh tác hoa màu.

Cơ quan truyền thông nói rằng một cuộc hội thảo hôm 23 tháng 4 được tổ chức ở Việt Nam để thảo luận ảnh hưởng của kinh đào trong tương lai.

Mặc dù không có gì bất thường để các nhà bình luận Việt Nam bày tỏ những lo ngại của họ vì họ ở hạ lưu của kinh đáo, nguyên thủ lãnh đối lập Sam Rainsy cũng tham gia vào việc tranh luận, đề nghị rằng “những cứu xét nghiêm chỉnh” nên được thực hiện đối với dự án.

Mặc dù chia sẽ nhận thức của ông về những ảnh hưởng môi trường và xã hội của kinh đáo, Rainsy cũng cáo buộc rằng kinh đào là một phần của “chiến lược của Trung Hoa”.

“Qua chánh sách đế quốc của họ, Trung Hoa đang tìm cách để bảo đảm đường vào vịnh Thái Lan qua Cambodia và Lào, đang chịu ảnh hưởng của họ,” ông nói.

Những nhận xét của nguyên lãnh tụ đối lập tự lưu vong gây giận dữ cho đại đa số thành viên của quần chúng đã phê bình trên trang truyền thông xã hội của ông, với nhiều người đề nghị rằng ông không chú ý đến quyền lợi tốt nhất của người dân.

Sok Touch, chủ tịch của Viện Hàn lâm Hoàng gia Cambodia, nói với The Post hồm 25 tháng 4 rằng Rainsy thường chối bỏ tất cả những phát triển được đề nghị ở Vương quốc, mà không cứu xét lợi ích mà chúng mang lại cho quốc gia.

“Ông chống đối tất cà mọi thứ, chỉ để làm cho tiếng nói của ông được nghe.  Điều nầy không giúp cho Cambodia – ông có vẻ đang làm việc cho người ngoại quốc để đánh Cambodia.  Ông có làm bất cứ nghiên cứu nào trước khi cho nhận xét?  Như chúng ta đều biết, nơi nào có nước, nơi đó có đường đi,” ông nói.

Trong một cuộc hội thảo gần đây, Touch trình bày chi tiết làn thế nào để kinh đào sẽ mang lợi ích cho Vương quốc, và giải thích rằng nó sẽ có ít ảnh hưởng môi trường.

Ông cũng lưu ý rằng nhiều đập thủy điện đã hoạt động ở thượng lưu của Việt Nam, và hỏi liệu Việt Nam có bao giờ thắc mắc về việc xây cất của chúng.

“Ảnh hưởng của Kinh đào Funan Techo ở Cambodia sẽ rất ít hơn nhiều so với chỉ 1 của các đập thủy điện ở thượng lưu,” ông nói.

Touch giải thích rằng Vương quốc rất cần kinh đào để tránh chi phí xuất cảng cao cho hàng hóa của mình qua các cảng của Việt Nam, cũng như để giảm chi phí vận tải bằng xe vận tải và xe lửa.  Ông cũng lưu ý rằng điều nầy sẽ thu hút thêm đấu tư.

Ông lưu ý rằng sự kiện mặn hóa đang xảy ra ở ĐBSCL; lưu ý rằng điều nầy là do mực nước biển dâng và mực nước thấp hơn trong sông Mekong, vì một số đập đã được xây cất ở thượng lưu.

“Cambodia có toàn quyền để lấy quyết định của mình.  Chúng tôi là một quốc gia có chủ quyền, và theo đuổi một chánh sách ngoại giao dựa trên việc xây dựng liên hệ mạnh mẽ với tất cà quốc gia, dựa trên quyền lợi hỗ tương,” ông nói.

“Khi Kinh đào Funan Techo hoàn tất, sẽ không có lo ngại cho nông nghiệp và canh tác hoa màu dọc theo kinh đào vì khi chúng tôi có nước, chúng tôi có tất cả,” ông nói thêm.

Touch cũng làm dịu bớt những lo lắng về những cáo buộc rằng Trung Hoa có thể dùng kinh đào cho mục đích quân sự, nói rằng Hoa Kỳ, và cũng như Trung Hoa, có kỹ thuật hiện đại và vệ tinh thám sát có thể theo dõi tất cả các hành động quân sự.

“Nếu Hoa Kỳ không có những khả năng nầy, làm sao họ có thể nhắm đến các lãnh đạo quân sự của Iran và làm sao họ có thể giết Osama Bin Laden ở Pakistan, trong khi chính người Pakistan không biết ông ở trong quốc gia của họ?  Họ dùng vệ tinh,” ông nói.

 

Ky Sereyvath, một nhà nghiên cứu kinh tế ở Viện Hàn lâm Hoàng gia Cambodia, chi tiết nhiều lợi ích của kinh.  Ông giải thích rằng một khi hoạt động, nó sẽ tiết kiệm thời gian hàng hóa chuyển giao, trong khi cũng làm chi phí giao thông giảm đến 300 USD cho mỗi thùng hàng.

“Việc giảm 300 USD trong chi phí sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh cho Cambodia trong thị trường quốc tế.  300 USD nầy sẽ bù trừ cho chường ngại thuế khóa của Âu Châu và Hoa Kỳ,” ông nói.

“Khi Cambodia tốt nghiệp tình trạng quốc gia kém phát triển và trở thành một quốc gia có thu nhập thấp hơn ở giữa, kế hoạch mậu dịch Everything But Arms (EBA) (Mọi thứ Ngoại trừ Vũ khí) từ EU sẽ mất.  Bằng cách giảm chi phí, kinh đào sẽ cho chúng tôi lợi thế cạnh tranh đối với nhiều quốc gia khác trên thế giới,” ông nói thêm.

Sereyvath cũng lưu ý rằng cơ sở mới cũng sẽ làm dễ dàng hơn để vận chuyển hàng hóa nông nghiệp từ các tỉnh chung quanh hồ Tonle Sap, giảm thời gian di chuyển, và vì thế bảo đảm rau cải đến các chợ càng tươi càng tốt.

Ngoài ra, ông cũng nhìn xa rằng kinh đào cũng sẽ phuc4 vụ như một hồ chứa nước, thu nhận nước mưa dư từa từ vùng chung quanh trong mùa mưa, trong khi cũng cung cấp một nguồn nước ngọt cho người dân trong mùa khô.

Ông cũng đề nghị rằng hạ tầng cơ sở mới sẽ đưa đến việc tạo nên một vài mạo hiểm du lịch mới dọc theo chiều dài của nó, đưa đến cơ hội gia tăng công ăn việc làm.

“Một lợi ích khác của kinh đào là nó sẽ cung cấp lạc quan cho người dân của chúng tôi.  Một khi chúng tôi có kinh đào, người dân Cambodia sẽ thấy rằng chúng tôi có mạch sống của chính mình đến biển.  Chúng tôi không nên nhìn thế giới qua lăng kính tiêu cực, vì điều nầy làm cho chúng tôi thấy thế giới rất mờ hơn,” ông nói thêm.

No comments:

Post a Comment