Sunday, June 23, 2024

MRC CẨN THẬN ĐỂ CÂN BẰNG BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN

 (MRC look to balance conservation, development)

Ry Sochan – Bình Yên Đông lược dịch

The Phnom Penh Post – 12 June 2024

 

Chanthanet Boualapha, bộ trưởng môi trường Lào, đọc diễn văn ở Diễn đàn Bên Liên hệ Khu vực thứ 14th của Ủy hội Sông Mekong (MRC) được tổ chức ở Vientiane, Lào vào ngày 12 tháng 6. [Ảnh: Ry Sochan]

 

Một viên chức cao cấp của Lào đã nhắc lại tầm quan trọng để không bỏ qua những nỗ lực bảo tồn môi trường trong lưu vực Mekong, trong khi công nhận vai trò vô cùng quan trọng của thủy điện trong việc cung cấp năng lượng cần thiết và nuôi dưỡng phát triển kinh tế.

Diễn đán Bẹn Liên hệ Khu vực thứ 14th của Ủy hội Sông Mekong (MRC), được tổ chức dưới chủ đề “Information Sharing for Transparency and Trust (Chia sẻ Tin tức cho sự Minh bạch và Tin cậy)” hiện đang diễn ra ở Vientiane, Lào.

“Trong việc theo đuổi phát triển kinh tế, chúng ta phải không bỏ qua nhu cầu bảo vệ môi trường,” Chanthanet Boualapha, Thứ trưởng Tài nguyên Thiên nhiên và Môi trường Lào, nói trong diễn văn tại điễn đàn hôm 12 tháng 6.

“Chúng ta nhận thức như nhau về ảnh hưởng minh bạch tiềm tàng của việc phát triển thủy điện.  Nó vô cùng quan trọng là chúng ta cứu xét sự cân bằng của thịnh vượng kinh tế và bảo tồn môi trường, bảo đảm hiệu quả khả chấp cho những thế hệ sắp đến,” ông nói thêm.

Những thảo luận ở diễn đàn phần lớn chú trọng đến sự tiến bộ tập thể của phát triển khả chấp và bảo vệ sông Mekong và tài nguyên của nó.

Boualapha, cũng là thành viên hội đồng MRC luân phiên của Lào, ghi nhận rằng nước ông công nhận vai trò của năng lượng trong hỗn hợp cũng như nhiều quốc gia khác.

“Là một thành viên của MRC, Lào sẵn sàng để hợp tác với các quốc gia thành viên đồng nghiệp và các bên liên hệ để vượt qua những thách thức nầy,” ông nói.

Ông bày tỏ cam kết của Lào trong sự minh bạch và cộng tác, ghi nhận rằng sự hiện diện của các nhà phát triển của các dự án thủy điện Lào ở diễn đàn làm nổi bật quyết tâm của họ để đối thoại cởi mở, chia sẻ tin tức và tạo sự tin cậy giữa tất cả các bên liên hệ.

“Tất cả chúng ta ở đây để chia sẻ và lắng nghe và hành động.  MRC, cùng với những đối tác phát triển và các tổ chức xã hội dân sự, có một vai trò quan trọng trong việc lèo lái việc phát triển và hợp tác khu vực,” ông giải thích.

Ông kêu gọi chú trọng đến tiềm năng cộng tác để gặt hái những cơ hội cung cấp bởi sông Mekong cho phúc lợi tập thể của thế hệ hiện nay và trong tương lai.

“Những thảo luận chúng ta nghe ở đây ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta kiên định với bản chất của hội đồng và chia sẻ tin tức với tính minh bạch và tin cậy.

“Điều nầy vang tiếng không những bên trong MRC mà còn bảo đảm khát vọng của mỗi cá nhân đầu tư vào việc phát triển sông Mekong,” Boualapha nói.

CEO của MRC Anoulak Kittikhoun ghi nhận rằng lưu vực Mekong đã thay đổi lớn lao để tốt hơn hay tệ hơn.  Ông nói một số tin vui Là tăng trưởng kinh tế và phát triển rất cao, với thành phần nước đóng góp rất nhiều qua thủy điện và thủy nông.  Ông cũng công nhận một số thách thức và thay đổi căn bản.

“Mekong không như Mekong 10 hay 20 năm trước, và chúng ta cần chấp nhận thực tế nầy.”

“Toi nghĩ nói chung, chúng ta biết rằng thay đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến lưu vực rất nhiều.  Thí dụ, trong 10 năm qua, có nhiều sự kiện hạn hán và nhiều năm hạn hán hơn 10 năm trước,  Đây là bằng chứng khoa học.  Nhưng chúng ta cũng biết rằng có nhiều trữ nước hơn trong lưu vực, cho các dự án thủy điện, v.v.”

“Điều nầy cũng ảnh hưởng đén dòng chảy tự nhiên [của sông].  Chúng ta cần kiểm soát nhiều hơn, nhưng không quá đáng.  Vùng rất rộng lớn,” ông nói khi trả lời một câu hỏi của một tham dự viên Cambodia.

 

MỘT DI SẢN CỦA SÁNG TẠO VÀ TÍNH KHẢ CHẤP TRONG KỸ THUẬT ĐẬP

(A legacy of innovation and sustainability in dam engineering)

Martin Wieland – Bình Yên Đông lược dịch

Water Power – May 29, 2024

 

Đập đá xay có lõi đất Rudbar Lorestan nằm trong một hẽm núi rất hẹp ở Iran, có nhiều đường nứt dưới nền đập, có thể hoạt động do động đất mạnh


Phản ánh trên nhiều dự án ông đã làm việc trong suốt sự nghiệp của ông, Martin Wieland nói rằng các đập là những dự án công chánh liên ngành và thách thức nhất trong đó công chánh vẫn đóng một vai trò chánh, và ông có thể mạnh dạn đề nghị những người mới vào nghề nên làm việc cho những dự án như thế

Khi tôi làm việc ở Phòng Thí nghiệm Thủy lực, Thủy học và Băng học của Swiss Federal Institute of Techonology (ETH) (Viện Kỹ thuật Liên bang Swiss) ở Zurich trong thập niên 1970s, IWP&DC là tạp chí quốc tế duy nhất về kỹ thuật đập và xây cất đập được đọc bởi các kỹ sư về đập, các nhà thầu và những ngành khác liên quan đến các dự án đập – người thường không nghiên cứu các bài viết được công bố trong các tạp chí học thuật và phúc trình hội thảo.

IPW&DC bao gồm những dự án đang diễn ra cũng như những phát triển mới trong thiết kế, xây cất, và điều hành đập.  Năm nay, tạp chí chào mừng kỷ niệm thứ 75th và vẫn là một nguồn tin có giá trị cho những chuyên viên làm việc trong kỹ nghệ đập.  Để bao gồm những phát triển mới, IPW&DC và những tạp chí đập quốc tế khác đóng một vai trò quan trọng trong việc khuyến khích an toàn đập và lối thực hành tốt trong kỹ thuật đập gồm có thiết kế, xây cất cũng như điều hành và bảo trì.  Cũng có những mục đích căn bản của ICOLD, sẽ chào mừng kỷ niệm thứ 100th trong năm 2028.

Đập Maigrauge ở Switzerland được xây vào năm 1872 và vẫn còn hoạt động, nó là đập bê tông xưa nhất ở Âu Châu.

 

Tính khả chấp

Ngày nay, nhiều điều được viết và nói về tính khả thi.  Ở các quốc gia Tây phương, tuổi trung bình của những đập lớn gần bằng tuổi của IWP&DC, ám chỉ rằng chúng an toàn, cung cấp lợi ích và vì thế khả chấp, ngược lại chúng đã bị phá bỏ từ lâu.  Những yếu tố chánh liên quan đến đập khả chấp là an toàn đập và một đời sống dài, là khả năng cốt lõi của các kỹ sư và nhà thầu đập.  Nhưng ngày nay, tính khả chấp chỉ chú trọng đến những khí cạnh phi kỹ thuật, là một sai lầm trong trường hợp xây cất công sự và nhà cửa.  Vào lúc đập được xây, không ai dùng từ ngữ tính khả chấp, vì được hiểu rằng đập sẽ ở đó rất lâu.  Quả thật, đời sống của những đập được thiết kế tốt, xây dựng tốt và bảo trì tốt có thể rất dài.  Thí dụ, đập Maigrauge ở Switzerland, đập bê tông đầu tiên ở Âu Châu, được xây vào năm 1872, vẩn còn hoạt động và hội đủ tất cả những tiêu chuẩn an toàn hiện nay.  Giả sử của nhiều người cho rằng đời sống của đập là 50 năm hoàn toàn sai.

Một vấn đề khác tôi muốn đề cập đến là sự cần thiết để huấn luyện chuyên viên, người có trách nhiệm cho các đập hiện nay vả người liên quan đến việc thiết kế và xây cất các đập mới.  Các đập mới sẽ được xây phần lớn ở Phi Châu, Á Châu và Nam Mỹ, nơi vẫn còn tiềm năng lớn cho những kiến trúc mới.

Các trung tâm huấn luyện khu vực nên được thiết lập, thí dụ, ở Ethiopa, Lào và vùng Himalayas.  Trong thập niên 1980s, tôi làm việc như một thành viên của ban giảng huấn ở Asian Institute of Technology (Viện Kỹ thuật Á Châu) ở Bangkok, Thái Lan, được thành lập như trường cao học công chánh của SEATO (South East Asia Treaty Organisation (Hiệp ước Liên phòng Đông Nam Á).  Vào lúc đó, mục đích của trường cao học đó là huấn luyện kỹ sư đập và thủy lợi cho việc xây cất dự án đập Pa Mong khổng lồ trên sông Mekong ở gần Vientiane, thủ đô của Lào.  Đập chưa bao giờ được xây vì Chiến tranh Việt Nam cùng lúc Mekong Committee (Ủy ban Mekong) được thành lập vài năm trước đó cũng thay đổi chú tâm vào những khía cạnh phi kỹ thuật của lưu vực sông Mekong.  Nay, thiếu kỹ sư đập địa phương trong hầu hết quốc gia trong khu vực nầy.

 

Đập vòng cung Deriner cao 249 m ở đông bắc Turkey

 XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

Saturday, June 22, 2024

Hệ lụy khó lường của việc Campuchia làm kênh đào Phù Nam bất chấp Hiệp định Mekong 1995

RFA

21/6/2024

 Stimson Center / Brian Eyler

Kênh đào Phù Nam (Funan Techo) trong tổng thể lưu vực sông Mekong


Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore tổ chức hội thảo “Kênh Phù Nam: Xác định lại khả năng kết nối, định hình lại chính trị” trong ngày 21/6/2024. Theo nhiều chuyên gia quốc tế tại hội thảo, là quốc gia ở hạ nguồn sông Mekong, việc Campuchia bỏ qua quy trình Tham vấn trước mà Hiệp định Mekong 1995 quy định sẽ gây ra nhiều tiền lệ nguy hiểm cho dòng sông này.

Hệ lụy của việc bỏ qua Hiệp định Mekong 1995

Thủ tướng Campuchia Hun Manet tuyên bố sẽ động thổ kênh đào Phù Nam (Funan Techo) vào ngày 5/8/2024. Chính phủ nước này cũng tuyên bố sẽ không thực hiện quy trình Tham vấn trước đối với Ủy hội Sông Mekong (MRC).

Phát biểu tại hội thảo, Tiến sỹ Brian Eyler, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Stimson Center, cho biết Campuchia vốn là quốc gia rất nhiệt huyết trong thúc đẩy Hiệp định Mekong 1995 và trong gần ba mươi năm qua, tích cực yêu cầu các bên liên quan tuân thủ Hiệp định này. Tuy vậy, với dự án kênh đào Phù Nam hiện nay, đất nước xứ chùa tháp lại cương quyết khước từ thực hiện quy trình Tham vấn trước mà Hiệp định Mekong 1995 yêu cầu.

Tiếp trả lời của Tiến sĩ Brian Eyler, RFA đặt câu hỏi rằng, điều này đặt ra một vấn đề là liệu hành động này của Campuchia có dẫn đến những tiền lệ không tốt trong tương lai? Đặc biệt là các quốc gia ở thượng nguồn Mekong vốn đã xây dựng rất nhiều dự án, trong đó có nhiều đập thủy điện. Liệu trong tương lai, tiếng nói của Campuchia còn có trọng lượng mạnh, nếu họ muốn các quốc gia thượng nguồn thực hiện các cam kết trong Hiệp định đó?

Trả lời câu hỏi này của RFA, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, Nghiên cứu cao cấp Viện ISEAS khẳng định rằng nếu Campuchia tạo ra tiền lệ này, rất rõ ràng đó sẽ là tiền lệ không tốt cho tương lai dòng sông Mekong, làm suy yếu cơ hội hợp tác của các quốc gia trong khu vực.

Trò chơi ngôn ngữ của Campuchia

Trong Thư thông báo gửi Ủy hội Sông Mekong (MRC) tháng 8 năm 2023, Campuchia đã mô tả dự án kênh đào Phù Nam là dự án lấy nước từ sông Bassac, chứ không phải là từ sông Mekong. Đồng thời, nội dung trong thư khẳng định sông Bassac là phụ lưu (tribunary), tức là dòng sông cung cấp nước cho dòng chính chứ không phải là dòng nhánh (distribunary), tức là dòng sông lấy nước từ Mekong.

Phát biểu tại hội thảo, Tiến sỹ Vannarith Chheang, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn của Chủ tịch Quốc hội Campuchia, cho rằng Campuchia hiểu sông Bassac là một  phụ lưu (tribunary) của sông Mekong. Theo định nghĩa thủy văn, đó là dòng chảy vào dòng sông chính, cung cấp nước cho dòng chính. Tuy vậy, Tiến sỹ Brian Eyler ở Stimson Center thì cho rằng cách hiểu này của Campuchia là sai. Bởi vì sông Bassac là một nhánh phân lưu, nghĩa là một dòng sông chảy ra từ dòng chính sông Mekong. Nói cách khác, nó lấy nước từ Mekong chứ không phải cung cấp nước cho nó.

Tại sao việc gọi tên dòng sông Bassac cho chính xác lại quan trọng, cũng là vấn đề cần được hiểu rõ như sau:

Điều 5 của Hiệp định Mekong 1995 khẳng định rằng các dự án sử dụng nước lấy từ dòng chính sông Mekong phải thực hiện Quy trình tham vấn trước của MRC. Quy trình tham vấn trước theo Hiệp định Mekong 1995 bao gồm quy trình đánh giá kỹ thuật do các chuyên gia thực hiện nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường của dự án.

Bằng cách khẳng định sông Bassac cung cấp nước cho sông Mekong chứ không phải lấy nước từ Mekong (trong Thư gửi MRC), Campuchia từ chối thực hiện Quy trình Tham vấn trước của Hiệp định Mekong 1995.

Tại hội thảo, chuyên gia độc lập về môi trường người Thái lan Apichai Sunchindah đặt câu hỏi vậy Campuchia và các bên liên quan nên xử lý thế nào vấn đề bản chất của sông Bassac cho hợp lý. Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp cho rằng nếu Việt Nam và Campuchia không thể thảo luận về bản chất của sông Bassac thì có thể đưa vấn đề ra Tòa Trọng tài Thường trực để nhờ Tòa đưa ra phán quyết: sông Bassac là dòng sông lấy nước từ sông Mekong hay là dòng sông cung cấp nước cho Mekong.

Tuy nhiên, TS. Brian Eyler khẳng định 100% nước của sông Bassac là được lấy từ sông Mekong. Do đó, nó là một nhánh của dòng chính Mekong, và Campuchia nếu thực hiện dự án kênh đào Phù Nam có nghĩa vụ thực hiện Quy trình Tham vấn trước. Ông giải thích thêm:

“Cựu Thủ tướng Hun Sen cho rằng kênh đào không ảnh hưởng đến dòng chảy của sông Mekong vì nó không nối trực tiếp với sông Mekong mà nối với sông Bassac. Nếu chúng ta nhìn lại bản đồ kênh đào, chúng ta thấy nó nối liền với sông Mekong rất rõ ràng.

Sông Bassac là một phần của dòng chính sông Mekong. Đây là một nhánh của dòng chính sông Mekong. Và nó phù hợp với hai phép phối kiểm. Tôi muốn quay lại với trích dẫn của Tiến sỹ Vannarith về định nghĩa của luật gia quốc tế về phụ lưu (tribunary). Ông nói rằng phụ lưu là dòng chảy tự nhiên có dòng chảy có tác động đáng kể đến dòng chính. Đó là bởi vì một nhánh sông góp nước vào dòng chính. Nó đưa nước vào dòng chính. Nó tác động đến dòng chính. Bassac không ảnh hưởng đến dòng chính. Nó không ảnh hưởng đến các dòng chảy khác mà mà mọi người đồng ý là dòng chính. Bởi vì bản thân nó là dòng chính. Nó lấy nước từ dòng chính. Nó là một phân lưu hoặc một nhánh của dòng chính theo định nghĩa địa chất.”

Kênh đào có giúp Campuchia thoát khỏi sự phụ thuộc vào sông Tiền của Việt Nam?

Lãnh đạo Campuchia nhiều lần khẳng định mục đích của dự án kênh đào Phù Nam là thoát khỏi sự phụ thuộc vào sông Tiền của Việt Nam.

Tuy nhiên, theo thống kê, phần lớn hàng xuất khẩu của Campuchia đi về phía Biển Đông để vận chuyển đến Đông Bắc Á và Bắc Mỹ (Mỹ, Canada, Nhật Bản, Trung Quốc)

Ngoài ra, năm 2022, theo số liệu được đăng tải trên truyền thông, Việt Nam đứng thứ bảy trong số các nước nhập khẩu từ Campuchia. Và trong năm tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai cho sản phẩm của Campuchia, chỉ sau Mỹ. Điều đó có nghĩa là tàu vận tải chở hàng hóa từ Phnom Penh chủ yếu là đi đến Bắc Mỹ, Bắc Á và Việt Nam. Do đó, con đường đi qua sông Tiền là ngắn nhất, còn đi qua kênh đào Phù Nam thì sẽ vào Vịnh Thái Lan, sau đó vòng qua Mũi Cà Mau đi lên Biển Đông. Quãng đường đi qua kênh đào Phù Nam do đó có thể dài gần gấp ba quãng đường đi qua sông Tiền.

Để làm rõ vấn đề này, RFA đặt câu hỏi với Tiến sỹ Vannarith Chheang, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn của Chủ tịch Quốc hội Campuchia, rằng xét về mặt chi phí, liệu các hãng tàu có sử dụng kênh Phù Nam để đi tới Đông Bắc Á, Bắc Mỹ và Việt Nam hay không. Tiến sỹ Vannarith cho biết theo một tính toán của Campuchia, chi phí vận tải từ Phnom Penh đi qua kênh đào Phù Nam, xuống Vịnh Thái Lan rồi vòng lên cảng Cái Mép ở Vũng Tàu của Việt Nam sẽ rẻ hơn là đi thẳng đến Cái Mép qua sông Tiền. Tuy nhiên, TS. Vannarith không giải thích cơ sở nào để quãng đường đi xa hơn gần gấp ba lần sẽ rẻ hơn quãng đường ngắn hơn.

Phát biểu tổng kết hội thảo, TS. Hoàng Thị Hà, nghiên cứu cao cấp tại Viện ISEAS, nói tất cả các học giả đều đồng ý rằng cần có thêm nhiều tranh luận, trao đổi giữa các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách của các bên liên quan, đặc biệt là của Việt Nam và Campuchia. Còn rất nhiều câu hỏi quan trọng xoay quanh dự án này. Các cuộc tranh luận cần dựa trên tinh thần khoa học, tinh thần luật pháp, vì những mối quan tâm chung đối với dòng sông Mekong, dòng sông mẹ của toàn khu vực.

SOURCE:

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-unpredictable-consequences-of-cambodia-building-the-funan-canal-despite-the-1995-mekong-agreement-06212024111713.html


Monday, June 17, 2024

RỪNG VIỆT NAM CÓ THỂ SỐNG CÒN VỚI SỰ LAN TRÀN CỦA CÁC ĐỒN ĐIỀN KEO VÀ BẠCH ĐÀN? (BÌNH LUẬN)

 [Can Vietnam’s forests survive the spread of acacia and eucalyptus plantations? (commentary)]

Buu Nguyen – Bình Yên Đông lược dịch

Mongabay – 4 June 2024

 


·                    Việc trồng những đồn điền độc canh cây keo và bạch đàn đại qui mô ở Việt Nam nêu lên những lo ngại về ảnh hưởng môi trường lâu dài đối với sức khỏe của đất và đa dạng sinh học

·                    Sự bành trướng mạnh mẽ nầy cũng đưa đến sự cạnh tranh đất khốc liệt, thường dời chỗ nhiều cộng đồng ở địa phương với tài nguyên hạn chế

·                    “Khuyến khích tinh thần hợp tác giữa các nông ty và nông dân rất càn thiết để bảo đảm kỹ nghệ lâm nghiệp của Việt Nam phát triển trong khi thúc đẩy cuộc sồng của cả 2 bên,” một nhện xét mới đây trên báo cho biết

·                    Bài dăng nầy là một bình luận, những quan điểm được trình bày là của tác giả, không nhất thiết của Mongabay

 

Việt Nam là một quốc gia có nhiều núi, với ¾ diện tích đất được bao phủ bởi đồi núi.  Tuy nhiên, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (MARD), rừng bao phủ chỉ có 42,02% tính đến tháng 6 năm 2022.  Ngoài ra, trên 2/3 rừng tự nhiên của Việt Nam được xem như suy thoái.  Nhóm Ngân hàng Thế giới tường trình rằng “2/3 rừng tự nhiên của Việt Nam có vẻ ở trong điều kiện xấu hay tái sinh, chỉ có 5% còn lại là rừng có tàn kín và tốt.”

Mặc dù rừng trồng lại chiếm khoảng 35% tông số diện tích rừng của Việt Nam (tính đến tháng 6 năm 2022 với 14.790.075 hectares), những rừng được thiết lập trong 15 năm qua phần lớn là những đồn điền cây nhỏ, được dùng cho kỹ nghệ gỗ vụn có giá trị thấp.  Phá rừng tự nhiên để khai thác tài nguyên và cho nông nghiệp đã gây ra một số hậu quả tiêu cực, gồm có làm giảm sự ổn định của sông và suối, kiểm soát thiên tai khó hơn, và sạt lở đất nghiêm trọng.  Những yếu tố nầy góp phần ảnh hưởng nguy hại đến kinh tế, môi trường và xã hội.

Rừng được trồng của Việt Nam: tăng trưởng và thách thức

Theo thống kê chánh thức của MARD, từ năm 2012 đến 2022, Việt Nam mất 289.762 hectares rừng tự nhiên.  Tuy nhiên, diện tích dành cho những đồn điền cây nhỏ của kỹ nghệ gỗ vụn đã gia tăng 1.217.793 hectares.  Sự bành trướng nhanh chóng nầy làm nổi bật tiềm năng của nỗ lực trồng rừng để gia tăng độ bao phủ rừng tổng quát, nhưng nó nêu lên những lo ngại về tính khả chấp lâu dài của lối thực hành nầy.  Mặc dù những đồn điền nầy đóng góp vào việc phát triển nông thôn, nhất là qua việc tạo công ăn việc làm, chúng thường gồm có những loại cây lớn nhanh có giá trị thấp cung cấp lợi ích sinh thái giới hạn so với rừng tự nhiên.

 

Những đồn điền rừng được khai quang xen kẻ với những khu trồng keo thương mại cạnh một hồ chứa nước trong tỉnh Thừa Thiên-Huế. [Ảnh: Michael Tatarski]

 

Kỹ nghệ lâm nghiệp Việt Nam đã thấy sự cạnh tranh khốc liệt trong việc trồng rừng giữa các công ty và gia đình trong thập niên qua.  Sự cạnh tranh nầy thỉnh thoảng đưa đến việc chạm trán giữa các cộng đồng và các liên minh có thế ,ực của các công ty và chánh phủ. Vì sự cô lập và thiếu tài nguyên pháp lý, ngưởi dân địa phương thường bị buộc phải bỏ đất hay bán với giá rất rẻ.

Mặc dù nông nghiệp là nguồn thu nhập chánh của người dân ở nông thôn, trồng hoa màu hay nuôi gia súc thường không thể giải quyết tình trạng nghèo khó của họ.  Điều nầy buộc họ phải quay sang rửng để có thêm thu nhập qua các hoạt động như đốn gỗ bất hợp pháp, làm than, và đốt rừng để có đất canh tác mới.  Tất cả những lối thực hành nầy đóng góp vào sự suy thoái của rừng hiện nay và làm giảm đáng kể độ bao phủ rừng nói chung.

Vào khoảng thập niên 1950s, một số loại cây bạch đàn được nhập cảng từ Australia, với một số rất thích hợp với đất đai và khí hậu của Việt Nam.  Mặc dù rừng bạch đàn rất phổ biến ở cao nguyên miền Trung từ trước năm 1975, việc phát triển mạnh mẽ loại cây nầy hay rửng được trồng chỉ xảy ra trong thập niên 1990s.

Tuy nhiên, trong thập niên 2000s, khi đất rừng sụt giảm vì trồng vội vã, người dân bắt đầu chọn các loại cây keo cùng với cây bạch đàn.  Những cây keo nầy có lợi thế là dễ trồng, lớn nhanh, và sản xuất sinh khối đáng kể và có giá trị kinh tế.  Hơn nữa, cây keo thuộc họ cãi, giúp cải thiện phẩm chất đất bằng cách cung cấp nitrogen qua rễ cây có chứa vi trùng tạo ra nitrogen.  Điều nầy giúp ngăn ngừa sạt lở, bảo vệ rừng và làm giảm rủi ro đất chuồi.  Kết quả là, cây keo dần dần thay thế cây bạch đàn, làm cạn kiệt chất dinh dưỡng của đất, như loại cây đồn điền chiếm ưu thế.  Nhờ sự chuyển đổi nầy, nhiều gia đình trong vùng lâm nghiệp thống trị đã tin tưởng để chuyển từ đồng ruộng trên cao với hoa màu hàng năm để trồng cây keo hay các loại hoa màu nhiều năm.

Ông Nguyễn Hoàng, một chủ đồn điền cây ở cao nguyên, nói “Việc trồng rừng sản xuất tăng trưởng rất nhanh trong những năm gần đây.  Cây keo và bạch đàn là 2 chọn lựa phổ biến nhất của người trồng.  Cây keo đặc biệt thu hút vì gỗ có thể được bán với giá cao hơn sau khoảng 8 năm.  Ngoài ra, nó có thể được bán cho hãng gỗ vụn chỉ sau 4 năm.”

Lợi nhuận tiềm tàng cũng hấp dẫn.  Sau khi trồng và săn sóc khoảng 5 năm, lái buôn sẽ đến nông trại để trực tiếp mua cây.  Điều nầy có thể cho một lợi nhuận khoảng 1.970-2.750 USD mỗi hectare.  Dể cây thêm vài nam nữa, cho phép chúng đủ lớn để cưa làm gỗ, có thể làm tăng trị giá đến 5.900 USD/ha.

Tuy nhiên, không phải tất cà vùng nông thôn đều có dất rừng sản xuất rộng lớn.  Điều nầy trở thành một lo ngại đặc biệt trong những năm qua, khi nhiều công ty và tổ hợp đang tìm đất cho các dự án trồng rừng đại qui mô.

 

Nông dân đốt rừng được khai quang sau khi thu hoạch. [Ảnh: Buu Nguyen]

 

Cạnh tranh mạnh mẽ

Hoàng cũng chia sẻ kinh nghiệm của ông, “Làm việc trong kỹ nghệ lâm nghiệp cũng thật sự cho thu nhập cao.  Khi nào một gia đình có khoảng 3 hectares đất rừng, kết hợp với làm ruộng và nuôi gia súc, họ có thể sống thoãi mái.  Tuy nhiên, không phải ai cũng có đất rừng.  Trong vùng của tôi, có một số đất rừng đáng kể.  Nhưng khoảng năm 2008, khi các công ty như Trường Thành Xanh hay Tân Phước Thịnh đắ bắt đầu xin cho các dự án trồng rừng của họ, rõ ràng là một số người bị mất đất.  Tệ hại hơn, có nhiều trường hợp những công ty nầy lấn vào đất do người địa phương làm chủ.”

Các công ty sản xuất rừng, như Trường Thành Xanhm đã đầu tư nặng nề trong việc phát triển vùng rừng vật liệu thô trong 5 năm qua.  Lợi dụng tài nguyên vốn mạnh mẽ của họ, họ thường được đất qua sự phân phối của chánh phủ hay mua đất của người địa phương với giá thấp, ngay cả thỉnh thoảng lấn chiếm.  Ngoài ra, họ dễ dàng để có tài chánh từ các ngân hàng thương mại và được lợi từ các chương trình cho vay được làm dễ dàng bởi Ngân hàng Chánh sách Xã hội của Việt Nam.

Nhiếu yếu tố bất lợi cho cư dân địa phương, như giới hạn vốn và sự vắng mặt của Quyền Sử dụng Dất (LURC) khiến cho họ dễ bị tổn thương khi có tranh chấp với các công ty,  Ngoài ra, việc bảo đảm nợ cho các dự án lâm nghiệp rất khó khăn vì những đòi hỏi của ngân hàng dành ưu tiên cho các công ty hơn các gia đình.  Những điều nầy gồm có thiếu LURC, thế chân không đủ, và sự do dự nói chung của ngân hàng đối với việc cho vay dài hạn của các gia đình.  Việc tiếp cận hạn chế với tài trợ lâu dài không may làm nản lòng cư dân thu hoạch cây còn non để bán cho các hãng gỗ vụn, làm giảm đáng kể giá trị kinh tế tiềm tàng.

Các công ty thường lợi dụng những khe hở trong việc cộng tác với những viên chức tham nhũng để mướn đất rừng với giá rẻ, và ngoài ra, họ dùng lợi thế của họ để lấn chiếm hay làm áp lực các nông dân địa phương để bán các miếng rừng lân cận không có LURC với giá thấp.  Đối với nhiều cư dân, điều nầy diễn dịch thành nhiều thập niên làm việc và việc canh tác chấm dứt thình lình, khi ngày nào đó, Ủy ban Nhân dân Tỉnh thình lình giao đất của họ cho một công ty trồng rừng nhất định.  Đối mặt với những thách thức pháp lý vô hiệu quả, cư dân buộc phải chấp nhận giá đất nghèo nàn hay bị mất đáng kể.

 

Đồn điền bạch đàn. [Ảnh: Patrick Shepherd]

 

Các ngân hàng ưa chuộng cho các công ty vay tiền vì tình trạng pháp lý vững chắc và khả năng cung cấp thế chân.  Tuy nhiên, nhiều công ty trồng rừng điều hành với việc thiếu minh bạch đáng lo ngại, ngay cả dùng đến những chiến thuật như băng đảng trong việc đụng độ với những viên chức tham nhũng để đàn áp người địa phương.  Mọt khi họ được LURC hay sự chấp thuận dự án của Ủy ban Nhân dân Tỉnh, những công ty nầy lợi dụng những tài sản nầy để thế chấp để mượn nợ ngân hàng.  Sau khoảng 2-3 năm canh tác rừng, họ thường tìm cách để nhảy ra nhanh chóng bằng cách bán lại dự án hay bán cổ phần cho các công ty ngoại quốc.  Trong một số trường hợp tuyệt vời, các công ty kết thúc việc bàn rừng trước khi con dấu chấp thuận của Ủy ban Nhân dân Tỉnh khô mực.

Kỹ nghệ lâm nghiệp của Việt Nam, một đóng góp đáng kể cho kinh tế quốc gia, đang trải qua sự tăng trưởng nhanh chóng, Trong một thành quả mốc ngoặc năm 2023, thành phần lâm nghiệp của Việt Nam hoàn tất việc chuyển giao chưa từng có 10,3 triệu tấn trong việc giảm phóng thích carbon cho Carbon Partnership Fund in Forestry (Quỹ Hợp tác Carbon Lâm nghiệp) qua Ngân hàng Thế giới.  Sáng kiến tạo ra 51,1 triệu USD, và thành phần lâm nghiệp của Việt Nam đưa ra những mục tiêu đầy tham vọng cho năm 2024, nhằm mục đích duy trì mức bao phủ rừng quốc gia ổn định ở mức 42,02% trong khi hoàn thành mức tăng trưởng 5,0-5,5% trong trị giá sản xuất lâm nghiệp.  Ngoài ra, mục tiêu của thành phần là là tạo ra thu nhập 116 triệu USD qua dịch vụ môi trường rừng và đạt đến 17,5 tỉ USD trị giá xuất cảng các sản phẩm rừng.

Tuy nhiên, để hoàn thành những mục tiêu nầy và bảo đảm một tương lai khả chấp cho kỹ nghệ, cộng tác giữa các công ty và nông dân vô cùng quan trọng, nhưng nông dân Việt Nam đã đối mặt với khó khăn kinh tế trong việc chạm trán với những chướng ngại đáng kể ngăn cản việc tham gia của họ trong thành phần đang tăng trưởng nầy.  Những thách thức như cạnh tranh kiểu băng đảng từ các công ty có ràng buộc với chánh phủ, khó khăn trong việc vay tiền ngân hàng cho những dự án lâm nghiệp dài hạn, và nhiều thủ tục phiền phức liên quan đến việc xin LURC, tất cả ra sức làm căng thẳng tình huống đã thách thức của họ.

Giải quyết những thách thức nầy và khuyến khích chạy nước rút giữa các công ty và nông dân rất cần thiết để bảo đảm rằng kỹ nghệ lâm nghiệp của Việt Nam phát triển trong khi khuyến khích cuộc sống của cả 2 bên.

 

VIỆC CHUYỂN TIẾP XANH CÓ THỂ CỨU SÔNG MEKONG?

 (Can a green transition save the Mekong River?)

Enno Hinz – Bình Yên Đông lược dịch

DW – May 30, 2024

 

Sông Mekong duy trì nông nghiệp, đánh cá, giao thông và thương mại – và hỗ trợ đời sống trong các làng nhỏ và thị trấn dọc theo bờ sông. [Ảnh: Sirachai Arunrugstichai]

 

Con sông dài nhất Đông Nam Á cung cấp mạch sống cho hàng triệu người, nhưng cuộc đua tài nguyên và năng lượng đã đặt tương lai của Mekong vào nơi nguy hiểm.  Các dự án khả chấp nay cung cấp hy vọng mới.

Sông Mekong bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng ở Trung Hoa và đổ ra Biển Đông qua Myanmar, Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam.

Tuy nhiên, các dự án hạ tầng cơ sở được thiết kế để đáp ứng nhu cầu năng lượng của những xã hội phát triển nhanh chóng ở Đông Nam Á (ĐNA) đang gia tăng trong Mekong.  Sự can thiệp đang được cảm nhận ở hạ lưu và đang đặt áp lực ngày càng tăng lên các hệ sinh thái của sông và nhiều cuộc sống.

Cambodia bắt đầu công việc cho kinh đào gây tranh cãi

Cambodia loan báo hôm Thứ Năm rằng họ sẽ bắt đầu công việc của kinh đào Funan Techo trong tháng 8.  Dự án trị giá 1,7 tỉ USD (€1.6 billion) sẽ nối thủ đô của Cambodia, Phnom Penh, với biển – châm ngòi cho những lo ngại ở Việt Nam về ảnh hưởng của nó đối với việc sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi cư trú của 17.4 triệu người.

Các nhà môi trường cũng lo ngại rằng kinh đào dài 180 km sẽ có tiềm năng làm giảm dòng chảy của Mekong, trong số những con sông có đa dạng sinh học nhất trên thế giới.

Chỉ trích khí hậu đang làm phức tạp vấn đề, với việc trì hoãn của mùa mưa và thêm nhiều đợt nóng làm khô đất phì nhiêu.

Nguồn cung cấp thực phẩm toàn cầu bị áp lực

Chu kỳ lũ lụt-hạn hán hàng năm của Mekong hỗ trợ việc di chuyển vô cùng quan trọng của cá và đa dạng sinh học nước ngọt.  Chiếm trên 15% số cá đánh được trong nội địa toàn cầu, sông nắm giữ nền thủy sản nội địa lớn nhất trên thế giới.

Ở một số nơi nhất định, tuy nhiên, số cá đã sụt giảm trên 87% trong 2 thập niên qua.

“Nó là vấn đề có nhiều mặt.” theo Courtney Weatherby, phó giám đốc chương trình ĐNA của Trung tâm Stimson, một tổ chức nghiên cứu dành cho việc tìm kiếm những giải pháp thực tiễn cho những vấn đề xuyên biên giới.

“Nhưng một số trong những thách thức nầy có thể được nối với việc xây đập miệt mài đã xảy ra trên khắp Mekong trong những thập niên gần đây.”

Thu hoạch sức mạnh của nước chảy để sản xuất điện là một trong những dạng xưa nhất của năng lượng tái tạo.  Đặc biệt ở ĐNA, các đập thủy điện đã trở thành một nguồn năng lượng sạch và đáng tin cậy – và thu nhập.

“Anh đối mặt với tiến thoái lưỡng nan khi thủy điện được xem là sạch và cần thiết.  Nhưng cùng lúc, nó có những ảnh hưởng môi trường phi carbon, có thể rất sâu xa,” Weatherby nói với DW.

 

Sông Mekong bị đe dọa bởi các đập, thay đổi khí hậu

Các dự án thủy điện ảnh hưởng nhịp tự nhiên của sông, theo Stimson.  Chúng thay đổi mực nước, ngăn chận những đường di chuyển của cá và ảnh hưởng đến nông nghiệp dựa vào khả năng tự nhiên của hệ thống sông để sản xuất phù sa, chất dinh dưỡng và mang nước qua hệ thống.

Cân bằng tài nguyên của Mekong với nhu cầu năng lượng

Với những giải pháp thay thế ít xáo trộn hiện có – chẳng hạn như điện gió và mặt trời – một số chuyên viên nói rằng hạ tầng cơ sở thủy điện cũng có thể là một phần của giải pháp.

Việc xây dựng những công viên gió đại qui mô và thiết lập những tấm quang điện nổi trên các hồ chứa đập Mekong đang được tiến hành ở Lào và Thái Lan.

Những dự án nầy có thể điều hành hỗn hợp với thủy điện, cung cấp tiềm năng cho đầu tư trong tương lai để từ từ chuyển từ các đập sang điện gió và mặt trời.

Theo Weatherby, ý tưởng của những đường lối thay thế nầy đối với thiết kế năng lượng là xem chúng “không phải là những dự án duy nhất, nhưng là một đóng góp hệ thống rộng lớn hơn” cho một tương lai sạch hơn.

Những giải pháp dựa trên thiên nhiên

Với những hệ sinh thái đa dạng hiện diện trong khu vực, gồm có đất ngập nước, đồng lụt và rừng, Ủy hội Sông Mekong (MRC) thấy tiềm năng lớn trong việc thực hiện các giải pháp dựa trên thiên nhiên.

Thay vì thuần hóa Mekong với bê tông và lòng lạch hóa những chướng ngại, sông phải phục hồi hành trình của chính mình qua việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

Thí dụ, rừng đước và đầm lầy có thể có tác dụng như những miếng xốp, thu hút nước và làm giảm ảnh hưởng của sóng biển lên bờ biển.

“Phục hồi và bảo vệ những nơi cư trú thiên nhiên nầy có thể giúp giảm nhẹ lũ lụt, cải thiện phẩm chất nước, và nâng cao đa dạng sinh học,” Văn phòng MRC nói với DW,

Nghị quyết 120 mới của Việt Nam, dành để chuyển sang chịu đựng khí hậu, cung cấp hy vọng.  Nó cho thấy rằng có quan tâm gia tăng ở cấp chánh sách trong việc xác nhận các giải pháp dựa vào thiên nhiên như những thay thế khả thi cho nhiều hạ tầng cơ sở hiện đại hơn.

Lắng nghe người địa phương

Mặc dù người dân sống dọc theo sông chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các dự án phát triển Mekong, MRC cũng xem họ thuộc hạng có kiến thức nhất và quan trọng nhất trong việc thúc đẩy những giải pháp thay thế và những dường lối trong khu vực.

Một thí dụ cụ thề của việc làm thế nào để các tổ chức cộng đồng có thể nói cho Mekong và thúc đẩy các chánh sách để đáp ứng với người dân địa phương là Nhóm Bảo tồn Chiang Khong (CKCG) ở bắc Thái Lan.

Trên Mekong chảy qua Lào.

Trong năm 2020, sau gần 20 năm vận động, nhóm thành công trong việc ngăn chận các kỹ sư Trung Hoa phá nổ các ghềnh đá trong sông dọc theo biên giới Thái-Lào để cho phép các tàu chở hàng lớn của Trung Hoa đi xa thêm xuống hạ lưu.

Đó là lần đầu tiên chánh phủ Thái ngưng một dự án xuyên biên giới vì nguy hại môi trường tiềm tàng của nó.

“Chúng ta cần chấp nhận kiến thức truyền thống.  Điều nầy sẽ mang lại kết quả trong việc bảo tồn năng lượng, một quan điểm hệ thống, và một chánh sách tập trung vào sinh thái thay vì con người và những hành động khai thác,” Noparat Lamun của CKCG nói với DW.

Cùng với tổ chức Trường Mekong, Lamun và nhóm của ông rút kiến thức của địa phương và trao đổi với các nhà nghiên cứu.  Cộng đồng tăng không ngừng của họ đang huấn luyện người địa phương và những nhà môi trường trẻ làm cách nào để bảo vệ tốt nhất nguồn nước của họ và châm ngòi cho việc tham gia của cư dân trên khắp Mekong và xa hơn.

“Sông không lành mạnh hiện nay, nhưng cũng chưa chết.” Weathrby nói.

“Có quá nhiều năng lượng không những trong không gian thành phần tư nhân mà còn giữa giới trẻ trong những quốc gia nầy thật sự thúc đẩy cho việc chuyển đổi, và rằng nó phấn khởi và hứa hẹn.”

Wednesday, June 12, 2024

DIỄN ĐÀN NƯỚC Ở BALI THẢO LUẬN VIỆC QUẢN LÝ MEKONG

(Bali water forum discusses managing the Mekong)

Paritta Wangkiat – Bình Yên Đông lược dịch

Mekong Eye – 27 May 2024

 

Các phái đoàn quốc gia tập trung ở Phiên họp Bộ trưởng trong lúc giải thích việc Chấp nhận Tuyên cáo của Bộ trưởng và Nhận xét Kết thúc như một phần của Diễn đàn Nước Thế giới lần thứ 10th ở Nusa Dua, Bali, Indonesia. [Ảnh: Walidi Septiawan]

 

Những thách thức vẫn còn khi những vấn đề xuyên biên giới dọc theo sông Mekong được nghiên cứu kỹ lưỡng ở Diễn đàn Nước Thế giới

BALI, INDONESIA – Tại Diễn đàn Nước Thế giới ở Bali tuần trước, khu vực Mekong được làm nổi bật như một mô hình của hợp tác nước xuyên biên giới thành công.  Tuy nhiên, các cộng đồng ở địa phương nhấn mạnh rằng thực hiện hợp tác có ý nghĩa trên tất cả mọi cấp vẫn là một thách thức đang diễn ra.

Anoulak Kittikhoun, CEO của văn phòng Ủy hội Sông Mekong (MRC), tham gia tích cực trong các thảo luận nhóm khác nhau của Diễn đàn Nước Thế giới lần thứ 10th để chia sẻ những bài học từ khu vực của ông.

“Mekong được xếp hạng là một sông lớn trên thế giới, vì thế nhiều bên có quan tâm từ khắp nơi trên thế giới chú ý đến cái chúng tôi đang làm trong Mekong và làm thế nào MRC hỗ trợ các quốc gia thành viên để hợp tác,” Anoulak nói ở diễn đàn.

“Chúng tôi chia sẻ những bài học trong nhiều nhóm khác nhau, không chỉ tử văn phòng MRC mà còn từ những đại diện quốc gia MRC, như sự tham gia của các bên liên hệ, kỹ thuật theo dõi sông, tiên đoán, hợp tác trong việc chia sẻ dữ kiện và thi hành những thủ tục.”

Được tổ chức mỗi 3 năm, Diễn đàn Nước Thế giới 2024 được cầm đầu bởi World Water Council (Hội đồng Nước Thế giới) và chánh phủ Indonesia, tập họp 50.000 tham dự viên từ trên 160 quốc gia.

Trong hơn 1 tuàn lễ, những buổi thảo luận nhóm có chủ đề và những buổi họp kín và mở về những thách thức và giải pháp nước được tổ chức ở nhiều cấp bởi các bộ trưởng, các viên chức chánh phủ, những người cho, giới học thuật và thành phần tư nhân, mặc dù sự hiện diện nhỏ của những nhóm xã hội dân sự và cộng đồng vì phí vào cửa cao.

Kỹ thuật và các giải pháp nước được trưng bày ở triển lãm với hạ tầng cơ sở màu xám, những kiến trúc kỹ thuật truyền thống như đập và kinh đào được trình bày rất nhiều, cùng với kỹ thuật khác như nông nghiệp thông minh, một cặp số để quản lý nước, và những hệ thống cảnh báo sớm.

 

Một phái đoàn trò chuyện với nhân viên khi thăm viếng một quầy trưng bày ở Diễn đàn Nước Thế giới thứ 10th ở Trung tâm Hội nghị Bali Nusa Dua ở Indonesia.

[Ảnh: Muhammad Adimaia]

 

Tổng thống Indonesia Joko Widodo chào đón CEO của Tesla và SpaceX Elon Musk trong lễ khai mạc Diễn đàn Nước Thế giới lần thứ 10th 2024 ở Bali, được tổ chức từ 18 đến 25 tháng 5. [Ảnh: Maulana Surya]

 

Mặc dù bị chỉ trích vì thúc đẩy của doanh nghiệp, với CEO của SpaceX Elon Musk đọc diễn văn khai mạc trong khi trên 110 thỏa thuận dự án nước được đồng ý hay thảo luận, diễn đàn đã thực hiện cam kết của mình để giải quyết nhiều vấn đề khí hậu và nước vô cùng quan trọng.

Trong số những vấn đề nầy là cai quản nước xuyên biên giới, được làm nổi bật trong nhiều buổi thảo luận nhóm được tham dự bởi các đại diện của MRC và các viên chức chánh phủ từ Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.

 XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

CÁC ĐẬP THỦY DIỆN MEKONG CÓ XANH THẬT SỰ?

  

(Are Mekong hydro dams truly green?)

Kongpob Areerat – Bình Yên Đông lược dịch

Mekong Eye – 3 June 2024

 

Đập Pak Mun hoạt động trên phụ lưu Mekong, sông Mun, trong tỉnh Ubon Ratchathani ở đông bắc Thái Lan.  Từ khi hoàn tất trong năm 1994, đập được nối với sự sụt giảm các loại cá trong sông, là một phụ lưu của sông Mekong.

[Ảnh: Visarut Sankham]

 

Sông Mekong trở nên một mục tiêu chánh của các đập thủy điện nhằm phục vụ cho cố gắng của chánh phủ để giảm phóng thích

Kế hoạch Năng lượng Quốc gia (NEP) của Thái Lan – một bản vẽ phác họa chiến lược năng lượng của nước nầy từ 2023 đến 2037, đã được ca ngợi vì những mục tiêu gia tăng sử dụng năng lượng tái tạo sạch ở Thái Lan.

Kế hoạch nói rằng vào năm 2050, ½ điện tiêu thụ phải là năng lượng tái tạo và sạch – quang điện, gió, sinh khối, điện nguyên tử nhỏ, và các đập thủy điện.

Cần phải lưu ý rằng một phần lớn năng lượng tái tạo đến từ các đập thủy điện, hầu hết được xây trên sông Mekong trong lãnh thổ của Lào PDR.

Cơ quan Phát Điện Thái Lan (EGAT) đã ký những thỏa thuận với Lào để mua 10.500 MW điện từ các đập thủy điện được xây ở Lào – gồm có 1.285 MW [12.850 MW?] từ các đập Xayaburi, Don Sahong, Luang Prabang, Pak Beng và Pak Lay.  Những kế hoạch nầy được đồng đầu tư bởi các nhà đầu tư Thái.

Về phần doanh nghiệp năng lượng, sông Mekong đã trở thành một điểm nóng của các nhà đầu tư để xây đập thủy điện và bán cho các chánh phủ đang cố gắng làm giảm phóng thích.  Thí dụ, Thái Lan đã đầu tư vào những đập quan trọng và bán điện cho EGAT.

Kỹ nghệ đập thủy điện có sự bắt buộc hợp đồng đặc thù.  Thí dụ, các đập thủy điện bán điện cho EGAT sẽ ký cái gọi là hợp đồng ‘Lấy hay Trả” – một hợp đồng bảo đảm giá cả để thu hút các nhà đầu tư đặt những số tiền lớn để xây những dự án hạ tầng cơ sở công cộng lớn.

Mặc dù Thái Lan đang có thặng dư điện 30%, EGAT phải mua tất cả năng lượng được sản xuất từ những kế hoạch nầy, kể cả điện không sử dụng.

Rồi EGAT chuyển giao chi phí mua năng lượng vào hóa đợn điện hàng tháng dưới hình thúc của “FT” (Thuế Nhiên liệu).  Điều đó giải thích tại sao các đập thủy điện là một đầu tư có lợi.

Mặc dù làm ra điện từ dòng nước có vẻ thân thiện, các nhà làm chánh sach phần lớn gạt ra ngoài lề những vấn đề chẳng hạn như những ảnh hưởng xã hội và môi trường.  Tranh luận như thế rất quan trọng vì thế giới đang đối mặt với những vấn đề môi trường cũng như cạnh tranh tài nguyên thiên nhiên.

Về mặt phóng thích carbon, khí methane từ các đập thủy điện thường bị bỏ quên.  Methane là một khí nhà kiếng.  Nó có thể ít được biết đến, nhưng nó mạnh hơn carbon dioxide (CO2) 80 lần.  Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), từ cuộc Cách mạng Kỹ nghệ, nó đã đóng góp khoảng 30% hâm nóng toàn cầu.

Một nghiên cứu học thuật “Hồ chứa CO2 và phóng thích CH4 và ảnh hưởng khí hậu của chúng trong thời kỳ 1900-2060”, được thực hiện bởi Sara Mercier-Blais, một phụ tá nghiên cứu ở Université du Québec à Montreal (UQAM), nói rằng 1 tỉ tấn CO2 tương đương vào khí quyển, phần lớn ở trong dạng methane từ các hồ chứa nước – một số là những hồ chứa nước sau đập lớn.

Methane được sản xuất trong phù sa nước ngọt qua việc phân hủy chất hữu cơ giàu carbon của vi khuẩn trong điều kiện yếm khí, thịnh hành trong môi trường như các đầm lầy nhiệt đới, vũng than bùn, và đất ngậm nước trong các hồ chứa cũng như đồng lúa và trại nuôi bò sữa.

Methane phóng thích từ các hồ chứa nước (thủy điện hay mục đích khác) chiếm 5,2% methane do con người phống thích trong năm 2020.

Mặc dù thế, Mercier-Blais cảnh báo rằng một số hồ chứa nước mới được mong đợi được xây trong khí hậu ấm hơn trong tương lai có tiềm năng phóng thích methane cao hơn, tùy theo vị trí.

Nhiều chánh phủ đã cố gắng để giảm phóng thích methane trên qui mô toàn cầu.  Vì thế, khoảng 150 quốc gia đã cam kết trong Global Methane Pledge (Lời hứa Methane Toàn cầu), nhằm làm giảm phóng thích methane từ hoạt động của con người 30% của mức 2020 vào năm 2030.

Cần phải nói rằng phái đoàn của chánh phủ Thái cũng tham dự COP ở Glasgow đã không tham gia vào Lời hứa Methane Toàn cầu.

Các kế hoạch đập thủy điện lớn, chẳng hạn như đập lớn nhất trên thế giới, đập Tam Hiệp (Three Gorges) ở Trung Hoa, đã bị chỉ trích vì ảnh hưởng xã hội và môi trường mà nó gây ra.  Hàng ngàn cộng đồng bị nhổ bật gốc cho việc xây cất đập Tam Hiêp.

Gần hơn trong tâm trí của chúng ta là đập Pak Mun được xây 3 thập niên trước trên sông Mun trong tỉnh Ubon Ratchathani.

Được xây và điều hành bởi EGAT, những lợi ích của đập thủy điện 136 MW bị lu mờ bởi ảnh hưởng sinh thái và xã hội kéo dài mà nó gây ra.

Mặc dù đập thủy điện sản xuất một số điện nhỏ chỉ trong mùa mưa khi nước trong sông Mun đủ nhiều để chạy turbine, các cộng đồng phải dời chỗ ở.  Nền thủy sản tự do ở địa phương được thay thế bởi những trại nuôi cá thương mại sau khi kiến trúc đập được xây.

Các đập được xây trên các sông xuyên biên giới rất quan trọng như Mekong cũng đối mặt với những chỉ trích tương tự.

Ủy hội Sông Mekong (MRC) đã cảnh báo rằng các đập được dự trù trên dòng chánh có thể làm mất 1 triệu tấn một năm số cá Mekong đánh được.

MRC cũng tiên đoán rằng dòng chảy của phù sa và chất dinh dưỡng đến Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam (ĐBSCL) có thể giảm gần 100%, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế canh tác của Việt Nam dựa vào phù sa sông giàu chất dinh dưỡng được mang xuống hạ lưu.

ĐBSCL sản xuất khoảng 50% số lúa của Việt Nam và chiếm khoảng 30% GDP của quốc gia.

Các dự án thủy điện của Trung Hoa ở thượng lưu và những dự án hiên nay trên các phụ lưu Mekong ở Lào đã thay đổi nhịp lũ hàng năm của Mekong.

Trong tháng 4, Vientiane trải qua vài giờ bị cúp điện sau khi nước Mekong khô cạn.  Thay đổi thình lình trong mực nước được liên kết với việc giữ nước của các đập ở thượng lưu để sản xuất điện.

Ở hạ lưu, sự thay đổi mực nước trong sông Mekong, đã ảnh hưởng đến sự nới rộng hàng năm của hồ Tonle Sap và làm giảm lớn lao số cá đánh được trong hồ Tonle Sap ở Cambodia.  Thay đổi trong dòng chảy cũng làm tăng sạt lở bờ sông.

Đánh giá Ảnh hưởng Xã hội được thực hiện trong năm 2010 cho dự án Xayaburi, với tham vấn của MRC, cho thấy rằng khoảng 4.000 gia đình sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp.

Tuy nhiên, NGO môi trường quốc tế International Rivers (Sông ngòi Quốc tế) đã thách thức rằng ảnh hưởng thật sự có thể lớn hơn nhiều, ảnh hưởng đến 200.000 người.

Câu hỏi là làm thế nào các quốc gia Mekong hay các cộng đồng đo đạc ảnh hưởng thật sự của các dự án đập.

Bất cứ dự án được đề nghị trên hạ lưu Mekong phải được đưa đến bàn thảo luận giữa các chánh phủ của 4 quốc gia – Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam – đã ký kết Thỏa ước Mekong trong năm 1995 và thành lập MRC.  Họ không thể phủ quyết các dự án mà chỉ nêu lên những lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực xuyên biên giới.

Hãy nhìn nghiên cứu ảnh hưởng môi trường cho đập Pak Lay.  Trong diễn đàn khu vực đầu tiên về các dự án đập được tổ chức ở Vientiane trong tháng 9 năm 2018, Save the Mekong (Cứu Mekong) – một liên minh các tổ chức xã hội dân sự trong khu vực Mekong – cho diễn đàn thấy rằng ít nhất 90% của chương Điều kiện Xã hội Căn bản của phúc trình đập Pak Lay được chép lại từ phúc trình của đập Pak Beng đang xây cất.

Lối thực hành nầy khiến cho phúc trình không thích hợp để cứu xét dự án.

Đập Luang Prabang, cũng đang được xây cất, chỉ cách thành phố Luang Prang 25 km về phía thượng lưu – một khu Di sản Thế giới của UNESCO và là cố đô của Lào,  Điều nầy gây lo ngại đặc biệt.  Những nhà phê bình cũng cảnh báo về ảnh hưởng của động dất vì đập nằm [ở gần đường nứt địa chất].

Một quyết định về dự án năng lượng đang thách thức, nhất là khi các yếu tố môi trường chẳng hạn như giảm phóng thích và ảnh hưởng sinh thái và xã hội.  Sau rốt, chánh sách năng lượng là một vấn đề phức tạp.  Các nhà làm chánh sách không thể lấy một quyết định trao đổi đơn giản dựa trên sự đứng vững tài chánh.

Chúng ta phải liên tục hỏi các nhà làm chánh sách của chúng ta và tự hỏi: Sự chọn lựa nầy có thật sự tốt cho môi trường? Có sự lựa chọn tốt hơn mà không đòi hỏi chúng ta phải đánh đổi giữa năng lượng và ảnh hưởng sinh thái và xã hội?

 

Sunday, June 2, 2024

MEKONG VÀ SALWEEN SẼ TRẢ GIÁ CHO VIỆC CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG CỦA TRUNG HOA?

(Will the Mekong and Salween pay the price of China’s energy transition?)

Carolyn Cowan – Bình Yên Đông lược dịch

Mongabay – 22 May 2024

 

Nông dân trong các quốc gia ở hạ lưu dùng những hình thức nông nghiệp truyền thống dựa vào chất dinh dưỡng từ những chu kỳ lũ lụt tự nhiên của Mekong và Salween.

[Ảnh: Demetza Stokes]

 

·                    Nhiều đề nghị của một số phóng thích khí nhà kiếng lớn nhất trên thế giới để chuyển thành phần năng lượng của họ ra khỏi nhiên liệu hóa thạch và tiến tới năng lượng tái tạo nói chung được ca ngợi bởi cộng đồng khoa học là đi đúng hướng

·                    Tuy nhiên, mặc dù công nhận việc chuyển đổi năng lượng là cần thiết, các chuyên viên năng lượng lưu ý các nhà làm sách sách cũng cứu xét những hậu quả sinh thái và xã hội không có chủ ý của việc gia tăng hạ tầng cơ sở tái tạo, chẳng hạn như đập thủy điện đại qui mô và các nông trại gió và mặt trời.

·                    Một nghiên cứu mới cho thấy các kế hoạch của Trung Hoa để phi carbon hóa thành phần năng lượng của họ vào năm 2060 có thể có những ảnh hưởng không có chủ ý nhưng tai hại đối với đất canh tác ở địa phương và các lưu vực sông xuyên biên giới, đáng kể là Mekong và Salween

·                    Các tác giả nói rằng những chiến lược để giảm nhu cầu điện kết hợp với việc gia tăng đầu tư vào những kỹ thuật năng lượng mới xuất hiện có thể ngăn chận sự cần thiết bành trướng thêm thủy điện ở thượng lưu của những sông quan trọng nầy, vì thế giảm bớt những ảnh hưởng lớn lao và nhanh chóng ở hạ lưu.

Thành phần năng lượng là nguồn lớn nhất duy nhất của việc phóng thích khí nhà kiếng của con người, khuyến khích nhiều kế hoạch của thế giới để chuyển thành phần ra khỏi nhiên liệu hóa thạch và tiến đến năng lượng tái tạo.  Mặc dù những kế hoạch phi carbon hóa của một số của những quốc gia hàng đầu trên thế giới thường được hoan nghênh, các chuyên viên năng lượng nói những nhà lấy quyết định phải thận trọng trong khi thiết kế các chiến lược phi carbon hóa để cứu xét đầy đủ những hậu quả sinh thái và xã hội không có chủ ý của sự gia tăng nhanh chóng hạ tầng cơ sở tái tạo.

“Nếu chúng ta nghĩ đến bất cứ thay đổi kỹ thuật quan trong nào, chúng luôn luôn có cái giá và những hậu quả không có chủ ý,” Stefano Galelli, một phó giảng sư kỹ thuật môi trường của Đại học Cornell ở Hoa Kỳ, nói.  “Chúng ta nhận thức và giải quyết sớm chừng nào thí việc chuyển đổi năng lượng sẽ khả chấp và công bằng chửng đó.  Chúng ta phải làm đúng.”

Trong một nghiên cứu mới được công bố trên Communications Earth & Environment, Galelli và đồng nghiệp của ông từ Trung Hoa và Hoa Kỳ lượng định làm thế nào các kế hoạch của Trung Hoa để phi carbon hóa thành phần năng lượng của họ vào năm 2060 có thể có những ảnh hưởng không có chủ ý nhưng nghiêm trọng đối với đất canh tác địa phương và các lưu vực sông xuyên biên giới, đáng kể là Mekong và Salween.  Các nhà nghiên cứu cũng cứu xét làm thế nào những giải pháp thay thế và kỹ thuật mới có thể giúp tối thiểu hóa những ảnh hưởng tệ hại nhất.

“Phi carbon hóa cần thiết, chúng ta phải thực hiện,” Galelli nói với Mongabay.  “Nhưng chúng ta phải nghĩ đến những trao đổi với môi trường hiện nay, thay vì sau nầy.  Phải hiểu cái có thể đến trong 4 năm tới có thể cho chúng ta một chỉ dấu của những đường lối ít có ảnh hưởng nhất và cho chúng ta cơ hội để đi đến thành công.”

 

Đập Jinghong (Cảnh Hồng) 1.750 MW được xây trên Lancang (sông Mekong ở Trung Hoa). [Ảnh: International Rivers]

 

Những thủy lộ vô cùng quan trọng

Là nền móng cho một trong những nền thủy sản nội địa lớn nhất trên thế giới và duy trì những hệ sinh thái đặc thù và các chủng loại nước ngọt không thể tìm thấy ở nơi khác trên hành tinh, sông Mekong hành trình từ Trung Hoa qua 5 quốc gia Đông Nam Á (ĐNA).  Tuy nhiên, việc phát triển thủy điện bùng nổ trong 2 thập niên qua trên khắp lưu vực sông đã thay đổi nhịp lũ theo mùa vô cùng quan trọng đã thúc đẩy thủy sản và năng suất nông nghiệp của khu vực.

Tính đến giữa tháng 5 năm 2024, có 745 đập trên dòng chánh và các phụ lưu trong lưu vực Mekong, theo Mekong Dam Monitor (MDM) (Theo dõi Đập Mekong) được điều hành bởi tâm Stimson ở Washington DC.  Trong số những đập nầy, 209 để sản xuất thủy điện, với những đập khác dùng cho thủy nông, cung cấp nước đô thị, và ngừa lụt. Đã bị bao quanh bởi những căng thẳng địa chánh trị do đập thúc đẩy, việc ngăn thêm đập đại qui mô trên thượng lưu Mekong ở Trung Hoa sẽ không tránh khỏi những vấn đề kết hợp dọc theo hệ thống sông đã chật vật.

Trong khi đó, việc ngăn đập khúc sông Salween ở Trung Hoa, một trong những hệ thống sông chảy tự do cuối cùng ở ĐNA, có thể gây nguy hiểm tương tự cho những tiến trình duy trì đời sống ở khúc sông hạ lưu chảy qua Myanmar.  Nông dân trong quốc gia bị xung đột xé nát dùng những hình thức nông nghiệp truyền thống dựa trên chu kỳ lũ lụt tự nhiên để mang phù sa xuống hạ lưu, bao phủ đất ven sông với chất dinh dưỡng để bón cho hoa màu của họ.  Các cộng đồng ở Myanmar đã thấy những ý định liên tục của nhà nước để ngăn đập Salween.

 

Salween uốn khúc qua núi đá vôi trong bang Karen của Myanmar qua thủ phủ Hpa-An trên đường đến vịnh Bengal, 

[Ảnh: Demelza Stokes]

 PLEASE CLICK "READ MORE" TO READ