Monday, June 17, 2024

VIỆC CHUYỂN TIẾP XANH CÓ THỂ CỨU SÔNG MEKONG?

 (Can a green transition save the Mekong River?)

Enno Hinz – Bình Yên Đông lược dịch

DW – May 30, 2024

 

Sông Mekong duy trì nông nghiệp, đánh cá, giao thông và thương mại – và hỗ trợ đời sống trong các làng nhỏ và thị trấn dọc theo bờ sông. [Ảnh: Sirachai Arunrugstichai]

 

Con sông dài nhất Đông Nam Á cung cấp mạch sống cho hàng triệu người, nhưng cuộc đua tài nguyên và năng lượng đã đặt tương lai của Mekong vào nơi nguy hiểm.  Các dự án khả chấp nay cung cấp hy vọng mới.

Sông Mekong bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng ở Trung Hoa và đổ ra Biển Đông qua Myanmar, Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam.

Tuy nhiên, các dự án hạ tầng cơ sở được thiết kế để đáp ứng nhu cầu năng lượng của những xã hội phát triển nhanh chóng ở Đông Nam Á (ĐNA) đang gia tăng trong Mekong.  Sự can thiệp đang được cảm nhận ở hạ lưu và đang đặt áp lực ngày càng tăng lên các hệ sinh thái của sông và nhiều cuộc sống.

Cambodia bắt đầu công việc cho kinh đào gây tranh cãi

Cambodia loan báo hôm Thứ Năm rằng họ sẽ bắt đầu công việc của kinh đào Funan Techo trong tháng 8.  Dự án trị giá 1,7 tỉ USD (€1.6 billion) sẽ nối thủ đô của Cambodia, Phnom Penh, với biển – châm ngòi cho những lo ngại ở Việt Nam về ảnh hưởng của nó đối với việc sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi cư trú của 17.4 triệu người.

Các nhà môi trường cũng lo ngại rằng kinh đào dài 180 km sẽ có tiềm năng làm giảm dòng chảy của Mekong, trong số những con sông có đa dạng sinh học nhất trên thế giới.

Chỉ trích khí hậu đang làm phức tạp vấn đề, với việc trì hoãn của mùa mưa và thêm nhiều đợt nóng làm khô đất phì nhiêu.

Nguồn cung cấp thực phẩm toàn cầu bị áp lực

Chu kỳ lũ lụt-hạn hán hàng năm của Mekong hỗ trợ việc di chuyển vô cùng quan trọng của cá và đa dạng sinh học nước ngọt.  Chiếm trên 15% số cá đánh được trong nội địa toàn cầu, sông nắm giữ nền thủy sản nội địa lớn nhất trên thế giới.

Ở một số nơi nhất định, tuy nhiên, số cá đã sụt giảm trên 87% trong 2 thập niên qua.

“Nó là vấn đề có nhiều mặt.” theo Courtney Weatherby, phó giám đốc chương trình ĐNA của Trung tâm Stimson, một tổ chức nghiên cứu dành cho việc tìm kiếm những giải pháp thực tiễn cho những vấn đề xuyên biên giới.

“Nhưng một số trong những thách thức nầy có thể được nối với việc xây đập miệt mài đã xảy ra trên khắp Mekong trong những thập niên gần đây.”

Thu hoạch sức mạnh của nước chảy để sản xuất điện là một trong những dạng xưa nhất của năng lượng tái tạo.  Đặc biệt ở ĐNA, các đập thủy điện đã trở thành một nguồn năng lượng sạch và đáng tin cậy – và thu nhập.

“Anh đối mặt với tiến thoái lưỡng nan khi thủy điện được xem là sạch và cần thiết.  Nhưng cùng lúc, nó có những ảnh hưởng môi trường phi carbon, có thể rất sâu xa,” Weatherby nói với DW.

 

Sông Mekong bị đe dọa bởi các đập, thay đổi khí hậu

Các dự án thủy điện ảnh hưởng nhịp tự nhiên của sông, theo Stimson.  Chúng thay đổi mực nước, ngăn chận những đường di chuyển của cá và ảnh hưởng đến nông nghiệp dựa vào khả năng tự nhiên của hệ thống sông để sản xuất phù sa, chất dinh dưỡng và mang nước qua hệ thống.

Cân bằng tài nguyên của Mekong với nhu cầu năng lượng

Với những giải pháp thay thế ít xáo trộn hiện có – chẳng hạn như điện gió và mặt trời – một số chuyên viên nói rằng hạ tầng cơ sở thủy điện cũng có thể là một phần của giải pháp.

Việc xây dựng những công viên gió đại qui mô và thiết lập những tấm quang điện nổi trên các hồ chứa đập Mekong đang được tiến hành ở Lào và Thái Lan.

Những dự án nầy có thể điều hành hỗn hợp với thủy điện, cung cấp tiềm năng cho đầu tư trong tương lai để từ từ chuyển từ các đập sang điện gió và mặt trời.

Theo Weatherby, ý tưởng của những đường lối thay thế nầy đối với thiết kế năng lượng là xem chúng “không phải là những dự án duy nhất, nhưng là một đóng góp hệ thống rộng lớn hơn” cho một tương lai sạch hơn.

Những giải pháp dựa trên thiên nhiên

Với những hệ sinh thái đa dạng hiện diện trong khu vực, gồm có đất ngập nước, đồng lụt và rừng, Ủy hội Sông Mekong (MRC) thấy tiềm năng lớn trong việc thực hiện các giải pháp dựa trên thiên nhiên.

Thay vì thuần hóa Mekong với bê tông và lòng lạch hóa những chướng ngại, sông phải phục hồi hành trình của chính mình qua việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

Thí dụ, rừng đước và đầm lầy có thể có tác dụng như những miếng xốp, thu hút nước và làm giảm ảnh hưởng của sóng biển lên bờ biển.

“Phục hồi và bảo vệ những nơi cư trú thiên nhiên nầy có thể giúp giảm nhẹ lũ lụt, cải thiện phẩm chất nước, và nâng cao đa dạng sinh học,” Văn phòng MRC nói với DW,

Nghị quyết 120 mới của Việt Nam, dành để chuyển sang chịu đựng khí hậu, cung cấp hy vọng.  Nó cho thấy rằng có quan tâm gia tăng ở cấp chánh sách trong việc xác nhận các giải pháp dựa vào thiên nhiên như những thay thế khả thi cho nhiều hạ tầng cơ sở hiện đại hơn.

Lắng nghe người địa phương

Mặc dù người dân sống dọc theo sông chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các dự án phát triển Mekong, MRC cũng xem họ thuộc hạng có kiến thức nhất và quan trọng nhất trong việc thúc đẩy những giải pháp thay thế và những dường lối trong khu vực.

Một thí dụ cụ thề của việc làm thế nào để các tổ chức cộng đồng có thể nói cho Mekong và thúc đẩy các chánh sách để đáp ứng với người dân địa phương là Nhóm Bảo tồn Chiang Khong (CKCG) ở bắc Thái Lan.

Trên Mekong chảy qua Lào.

Trong năm 2020, sau gần 20 năm vận động, nhóm thành công trong việc ngăn chận các kỹ sư Trung Hoa phá nổ các ghềnh đá trong sông dọc theo biên giới Thái-Lào để cho phép các tàu chở hàng lớn của Trung Hoa đi xa thêm xuống hạ lưu.

Đó là lần đầu tiên chánh phủ Thái ngưng một dự án xuyên biên giới vì nguy hại môi trường tiềm tàng của nó.

“Chúng ta cần chấp nhận kiến thức truyền thống.  Điều nầy sẽ mang lại kết quả trong việc bảo tồn năng lượng, một quan điểm hệ thống, và một chánh sách tập trung vào sinh thái thay vì con người và những hành động khai thác,” Noparat Lamun của CKCG nói với DW.

Cùng với tổ chức Trường Mekong, Lamun và nhóm của ông rút kiến thức của địa phương và trao đổi với các nhà nghiên cứu.  Cộng đồng tăng không ngừng của họ đang huấn luyện người địa phương và những nhà môi trường trẻ làm cách nào để bảo vệ tốt nhất nguồn nước của họ và châm ngòi cho việc tham gia của cư dân trên khắp Mekong và xa hơn.

“Sông không lành mạnh hiện nay, nhưng cũng chưa chết.” Weathrby nói.

“Có quá nhiều năng lượng không những trong không gian thành phần tư nhân mà còn giữa giới trẻ trong những quốc gia nầy thật sự thúc đẩy cho việc chuyển đổi, và rằng nó phấn khởi và hứa hẹn.”

No comments:

Post a Comment