Sunday, June 2, 2024

MEKONG VÀ SALWEEN SẼ TRẢ GIÁ CHO VIỆC CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG CỦA TRUNG HOA?

(Will the Mekong and Salween pay the price of China’s energy transition?)

Carolyn Cowan – Bình Yên Đông lược dịch

Mongabay – 22 May 2024

 

Nông dân trong các quốc gia ở hạ lưu dùng những hình thức nông nghiệp truyền thống dựa vào chất dinh dưỡng từ những chu kỳ lũ lụt tự nhiên của Mekong và Salween.

[Ảnh: Demetza Stokes]

 

·                    Nhiều đề nghị của một số phóng thích khí nhà kiếng lớn nhất trên thế giới để chuyển thành phần năng lượng của họ ra khỏi nhiên liệu hóa thạch và tiến tới năng lượng tái tạo nói chung được ca ngợi bởi cộng đồng khoa học là đi đúng hướng

·                    Tuy nhiên, mặc dù công nhận việc chuyển đổi năng lượng là cần thiết, các chuyên viên năng lượng lưu ý các nhà làm sách sách cũng cứu xét những hậu quả sinh thái và xã hội không có chủ ý của việc gia tăng hạ tầng cơ sở tái tạo, chẳng hạn như đập thủy điện đại qui mô và các nông trại gió và mặt trời.

·                    Một nghiên cứu mới cho thấy các kế hoạch của Trung Hoa để phi carbon hóa thành phần năng lượng của họ vào năm 2060 có thể có những ảnh hưởng không có chủ ý nhưng tai hại đối với đất canh tác ở địa phương và các lưu vực sông xuyên biên giới, đáng kể là Mekong và Salween

·                    Các tác giả nói rằng những chiến lược để giảm nhu cầu điện kết hợp với việc gia tăng đầu tư vào những kỹ thuật năng lượng mới xuất hiện có thể ngăn chận sự cần thiết bành trướng thêm thủy điện ở thượng lưu của những sông quan trọng nầy, vì thế giảm bớt những ảnh hưởng lớn lao và nhanh chóng ở hạ lưu.

Thành phần năng lượng là nguồn lớn nhất duy nhất của việc phóng thích khí nhà kiếng của con người, khuyến khích nhiều kế hoạch của thế giới để chuyển thành phần ra khỏi nhiên liệu hóa thạch và tiến đến năng lượng tái tạo.  Mặc dù những kế hoạch phi carbon hóa của một số của những quốc gia hàng đầu trên thế giới thường được hoan nghênh, các chuyên viên năng lượng nói những nhà lấy quyết định phải thận trọng trong khi thiết kế các chiến lược phi carbon hóa để cứu xét đầy đủ những hậu quả sinh thái và xã hội không có chủ ý của sự gia tăng nhanh chóng hạ tầng cơ sở tái tạo.

“Nếu chúng ta nghĩ đến bất cứ thay đổi kỹ thuật quan trong nào, chúng luôn luôn có cái giá và những hậu quả không có chủ ý,” Stefano Galelli, một phó giảng sư kỹ thuật môi trường của Đại học Cornell ở Hoa Kỳ, nói.  “Chúng ta nhận thức và giải quyết sớm chừng nào thí việc chuyển đổi năng lượng sẽ khả chấp và công bằng chửng đó.  Chúng ta phải làm đúng.”

Trong một nghiên cứu mới được công bố trên Communications Earth & Environment, Galelli và đồng nghiệp của ông từ Trung Hoa và Hoa Kỳ lượng định làm thế nào các kế hoạch của Trung Hoa để phi carbon hóa thành phần năng lượng của họ vào năm 2060 có thể có những ảnh hưởng không có chủ ý nhưng nghiêm trọng đối với đất canh tác địa phương và các lưu vực sông xuyên biên giới, đáng kể là Mekong và Salween.  Các nhà nghiên cứu cũng cứu xét làm thế nào những giải pháp thay thế và kỹ thuật mới có thể giúp tối thiểu hóa những ảnh hưởng tệ hại nhất.

“Phi carbon hóa cần thiết, chúng ta phải thực hiện,” Galelli nói với Mongabay.  “Nhưng chúng ta phải nghĩ đến những trao đổi với môi trường hiện nay, thay vì sau nầy.  Phải hiểu cái có thể đến trong 4 năm tới có thể cho chúng ta một chỉ dấu của những đường lối ít có ảnh hưởng nhất và cho chúng ta cơ hội để đi đến thành công.”

 

Đập Jinghong (Cảnh Hồng) 1.750 MW được xây trên Lancang (sông Mekong ở Trung Hoa). [Ảnh: International Rivers]

 

Những thủy lộ vô cùng quan trọng

Là nền móng cho một trong những nền thủy sản nội địa lớn nhất trên thế giới và duy trì những hệ sinh thái đặc thù và các chủng loại nước ngọt không thể tìm thấy ở nơi khác trên hành tinh, sông Mekong hành trình từ Trung Hoa qua 5 quốc gia Đông Nam Á (ĐNA).  Tuy nhiên, việc phát triển thủy điện bùng nổ trong 2 thập niên qua trên khắp lưu vực sông đã thay đổi nhịp lũ theo mùa vô cùng quan trọng đã thúc đẩy thủy sản và năng suất nông nghiệp của khu vực.

Tính đến giữa tháng 5 năm 2024, có 745 đập trên dòng chánh và các phụ lưu trong lưu vực Mekong, theo Mekong Dam Monitor (MDM) (Theo dõi Đập Mekong) được điều hành bởi tâm Stimson ở Washington DC.  Trong số những đập nầy, 209 để sản xuất thủy điện, với những đập khác dùng cho thủy nông, cung cấp nước đô thị, và ngừa lụt. Đã bị bao quanh bởi những căng thẳng địa chánh trị do đập thúc đẩy, việc ngăn thêm đập đại qui mô trên thượng lưu Mekong ở Trung Hoa sẽ không tránh khỏi những vấn đề kết hợp dọc theo hệ thống sông đã chật vật.

Trong khi đó, việc ngăn đập khúc sông Salween ở Trung Hoa, một trong những hệ thống sông chảy tự do cuối cùng ở ĐNA, có thể gây nguy hiểm tương tự cho những tiến trình duy trì đời sống ở khúc sông hạ lưu chảy qua Myanmar.  Nông dân trong quốc gia bị xung đột xé nát dùng những hình thức nông nghiệp truyền thống dựa trên chu kỳ lũ lụt tự nhiên để mang phù sa xuống hạ lưu, bao phủ đất ven sông với chất dinh dưỡng để bón cho hoa màu của họ.  Các cộng đồng ở Myanmar đã thấy những ý định liên tục của nhà nước để ngăn đập Salween.

 

Salween uốn khúc qua núi đá vôi trong bang Karen của Myanmar qua thủ phủ Hpa-An trên đường đến vịnh Bengal, 

[Ảnh: Demelza Stokes]

 PLEASE CLICK "READ MORE" TO READ 


Những thay đổi căn bản của hạ tầng cơ sở năng lượng

Chú trọng đến China Southern Power Grid (CSPG) (Lưới Điện Nam Trung Hoa), lưới điện lớn thứ hai ở Trung Hoa nơi nhu cầu năng lượng hàng năm được tiên đoán trên gấp đôi vào năm 2060, các nhà nghiên cứu mô phỏng nhiều tình huống năng lượng khác nhau dùng những ước tính thủy điện có sẵn ở các vị trí đập hiên có và dự trù, và dữ kiện địa không gian (geospatial) để xác định những vị trí gió và mặt trời tiềm tàng.

Họ thấy rằng khoảng ¼ điện của SCPG cần được sản xuất bởi thủy điện để đáp ứng nhu cầu điện gia tăng và đúng với mục tiêu để phi carbon hóa hoàn toàn vào năm 2060.  Trong tình huống nầy, thủy diện sẽ sản xuất 172 GW đện, 32 GW trong số đó sẽ phải đến từ 20 đập mới.

Măc dù có một số công suất thủy điện mới được dành cho sông Pearl và Yangtze, gần 80% của việc bành trướng thủy điện sẽ nằm trong lưu vực sông Mekong và Salween, theo nghiên cứu.

Các sông Yangtze và Mekong “đã mang những hậu quả của việc phát triển đập, vì thế người ta có thể thấy trước rằng việc xây cất các đập mới có thể làm tồi tệ thêm nhiều vấn đề, chẳng hạn như chia cắt hệ thống sông, thay đổi động năng của phù sa và chất dinh dưỡng, ngăn chận đường di chuyển của chủng loại ở dưới nước, hay thay đổi thủy học,” nghiên cứu nói.

 

Sông Mekong chảy qua điểm gặp nhau giữa bắc Thái Lan, Lào và Myanmar, được gọi là ‘Tam giác Vàng’. 

[Ảnh: Carolyn Cowan]

 

Ngoài những lo ngại cho những hậu quả của thủy điện ở hạ lưu, các chuyên viên đã nêu lên những câu hỏi liệu thủy điện đại qui mô là một đường lối vững chắc để đi đến phi carbon hóa.  Những ảnh hưởng của thay đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến tính khả chấp lâu dài của thủy điện, thí dụ.  Trong lưu vực Mekong, dữ kiện mô phỏng khí hậu khu vực đã khiến cho các chuyên viên thắc mắc về khả năng đứng vững của thủy điện do tính có sẵn của nước theo mùa không thể đoán trước ở thượng lưu vực liên kết với lề lối khí hậu thay đổi.  Cũng thế, các nghiên cứu đã cho thấy rằng các đập thủy điện có thể là nơi phóng thích khí nhà kiếng quan trọng, nêu lên những câu hỏi liệu thủy điện có thể được tin là điện xanh được cứu xét.

Toán cũng tính toán rằng phi carbon hóa vào năm 2060 đòi hỏi chuyển khoảng 40.000 km2 (15.400 mi2) đất hoa màu cho các dự án gió và mặt trời.  Một phần đáng kể của đất mà các nhà nghiên cứu xác định như có sẵn cho việc bành trướng như thế được tập trung trong 1 tỉnh, Guangxi (Quảng Tây).  “Đây có thể là một gánh nặng cho tỉnh,” nghiên cứu nói, “và các cộng đồng địa phương phải mang cái giá tài chánh, xã hội và sinh thái đáng kể.”

 

Các ghềnh sông ở hạ Lào là những vùng di chuyển quan trọng của cá, nhưng bị ảnh hưởng bởi dòng chảy thay đổi của sông Mekong. 

[Ảnh: International Rivers]

 

Quy hoạch bỏ qua những ảnh hưởng của đập

Mathias Kondolf, giảng sư quy hoạch môi trường ở Đại học Califonia Berkeley, nói quy hoạch năng lượng thường bỏ qua những ảnh hưởng rất có thật của các đập thủy điện trong khu vực Mekong.  Ông nói những phân tích như nghiên cứu CSPG vô cùng quan trọng để giúp các nhà quy hoạch ưu tiên hóa việc đặt các đập và những tái tạo khác và giai đoạn xây cất.

“Trong nhiều trường hợp, chúng ta có thể phát triển một hồ sơ của đập để cung cấp những mức có thể so sánh của việc sản xuất năng lượng, nhưng với ảnh hưởng môi trường thấp nhiều hơn để cho các nhà phát triển đề nghị những vị trí dựa chặt chẽ vào những tiêu chuẩn chẳng hạn như bồi hoàn kinh tế ngắn hạn, gấn với các lưới điện, v.v.” Kondolf nói với Mongabay trong một email.

Ngoài việc quy hoạch các đập mới tốt hơn, cũng có thể làm giảm ảnh hưởng của các đập hiện có dọc theo Mekong.  Một nghiên cứu năm 2022 của vài tác giả tương tự, thí dụ, cho thấy rằng việc phối hợp điều hành của tất cả các đập thủy điện trong lưu vự, bằng cách thực hiện từng giai đoạn việc xả nước và giữ nước, có thể duy trì việc cung cấp điện trong khi cải thiện phẩm chất của nhịp lũ vô cùng quan trọng của sông.

 

Điện mặt trời được tiên đoán là thành phần then chốt của việc phi carbon hóa Lưới Điện Nam Trung Hoa. 

[Ảnh: mrganso]

 

Ngăn chận sự cần thiết có thêm đập

Những mô hình của các nhà nghiên cứu cho thấy, tuy nhiên, rằng những đướng lối khác để tránh những ảnh hưởng sông xuyên biên giới tồi tệ nhất của việc phi carbon hóa CSPG có thật.  Các chiến lược để làm giảm như cầu điện kết hợp với việc gia tăng đầu tư vào những kỹ thuật năng lượng mới xuất hiện có thể ngăn chận sự cần thiết của việc bành trướng thêm thủy điện ở thượng lưu của những sông chủ chốt, họ nói, do đó làm giảm ảnh hưởng lan truyền xuống hạ lưu.

Trọng tâm của tính khả thi của tình huống thay thế nầy là những kỹ thuật mới phát sinh, chẳng hạn như thu hút và trữ carbon than đá (CCS), bằng cách cải tiến các nhà máy điện than để thu hoạch và dự trữ carbon mà chúng phóng thích.  Nhưng CCS than đá vẫn còn xa trước khi có thể được sử dụng ở qui mô và năng suất cần thiết để bù cho sự mất mát của thủy điện, và những câu hỏi vẫn còn liệu nó có thể được phát triển bên trong thời hạn được đòi hỏi.

“Có những thách thức khác nhau có thể ngăn chận việc áp dụng rộng rãi của kỹ thuật CCS, chẳng hạn như sự bấp bênh trong giá cả trong tương lai, rủi ro của kỹ thuật non nớt, những lo ngại môi trường, và những hạn chế chánh sách tiềm tàng.  Đầu tư và nghiên cứu trong CCS do đó rất cần,” nghiên cứu nói.

Ngoài CCS than, có những kỹ thuật năng lượng hứa hẹn có thể mở rộng những lựa chọn để phi carbon hóa, không chỉ ở Trung Hoa mà còn trên khắp thế giới, Galelli nói.  Ông trích quang nông (agrivoltaics) (nơi các tấm quang điện chia sẻ đất với hoa màu). Những bình điện có hiệu quả hơn, và hướng tia sáng mặt trời vào các vùng nước chẳng hạn như hồ chứa nước thủy điện, như những giải pháp có tiềm năng cao.  Đặc biệt, mặt trời sẽ có đặc tính ưu thế trong bất cứ tình huống phi carbon hóa của CSPG, Galelli nói thêm, do đó đang tìm cách để tối thiểu hóa những yêu cầu sử dụng đất sẽ là chìa khóa.

Cuối cùng, tuy nhiên, phi carbon hóa sẽ luôn luôn thách thức ngoại trừ nhu cầu điện có thể được giảm.  “Chúng tôi luôn luôn nghĩ rằng chúng tôi phải phi carbon hóa để đáp ứng với nhu cầu.  Nhưng nhu cầu luôn thay đổi,” Galelli nói.  “Có nhiều thứ có thể làm, từ giáo dục người dân đến tiếp tục phát triển những kỹ thuật mới cho phép điện được trữ tốt hơn.”

Galelli nói ông hy vọng phân tích sẽ giúp cho Trung Hoa xác định những con đường công bằng và hợp lý môi trường để tiến đến phi carbon hóa.  “Nhưng không may, chúng ta thật sự không thể giải đáp tất cả những đánh đổi môi trường – đó chỉ là trong bản chất của việc xây dựng hạ tầng cơ sở.  Nhưng cố gắng để tối thiểu hóa chúng và làm việc với tất cả mọi phía liên hệ, đò là những điều chúng ta có thể làm.

CHÚ THÍCH

Jin, X., Chowdhury, A. K., Liu, B., Cheng, C., & Galelli, S. (2024). China Southern Power Grid’s decarbonization likely to impact cropland and transboundary rivers. Communications Earth & Environment, 5(1). doi:10.1038/s43247-024-01363-1

Galelli, S., Dang, T. D., Ng, J. Y., Chowdhury, A. K., & Arias, M. E. (2022). Opportunities to curb hydrological alterations via dam re-operation in the Mekong. Nature Sustainability, 5(12), 1058-1069. doi:10.1038/s41893-022-00971-z

Deemer, B. R., Harrison, J. A., Li, S., Beaulieu, J. J., DelSontro, T., Barros, N., … Vonk, J. A. (2016). Greenhouse gas emissions from reservoir water surfaces: A new global synthesis. BioScience, 66(11), 949-964. doi:10.1093/biosci/biw117

No comments:

Post a Comment