Wednesday, June 12, 2024

DIỄN ĐÀN NƯỚC Ở BALI THẢO LUẬN VIỆC QUẢN LÝ MEKONG

(Bali water forum discusses managing the Mekong)

Paritta Wangkiat – Bình Yên Đông lược dịch

Mekong Eye – 27 May 2024

 

Các phái đoàn quốc gia tập trung ở Phiên họp Bộ trưởng trong lúc giải thích việc Chấp nhận Tuyên cáo của Bộ trưởng và Nhận xét Kết thúc như một phần của Diễn đàn Nước Thế giới lần thứ 10th ở Nusa Dua, Bali, Indonesia. [Ảnh: Walidi Septiawan]

 

Những thách thức vẫn còn khi những vấn đề xuyên biên giới dọc theo sông Mekong được nghiên cứu kỹ lưỡng ở Diễn đàn Nước Thế giới

BALI, INDONESIA – Tại Diễn đàn Nước Thế giới ở Bali tuần trước, khu vực Mekong được làm nổi bật như một mô hình của hợp tác nước xuyên biên giới thành công.  Tuy nhiên, các cộng đồng ở địa phương nhấn mạnh rằng thực hiện hợp tác có ý nghĩa trên tất cả mọi cấp vẫn là một thách thức đang diễn ra.

Anoulak Kittikhoun, CEO của văn phòng Ủy hội Sông Mekong (MRC), tham gia tích cực trong các thảo luận nhóm khác nhau của Diễn đàn Nước Thế giới lần thứ 10th để chia sẻ những bài học từ khu vực của ông.

“Mekong được xếp hạng là một sông lớn trên thế giới, vì thế nhiều bên có quan tâm từ khắp nơi trên thế giới chú ý đến cái chúng tôi đang làm trong Mekong và làm thế nào MRC hỗ trợ các quốc gia thành viên để hợp tác,” Anoulak nói ở diễn đàn.

“Chúng tôi chia sẻ những bài học trong nhiều nhóm khác nhau, không chỉ tử văn phòng MRC mà còn từ những đại diện quốc gia MRC, như sự tham gia của các bên liên hệ, kỹ thuật theo dõi sông, tiên đoán, hợp tác trong việc chia sẻ dữ kiện và thi hành những thủ tục.”

Được tổ chức mỗi 3 năm, Diễn đàn Nước Thế giới 2024 được cầm đầu bởi World Water Council (Hội đồng Nước Thế giới) và chánh phủ Indonesia, tập họp 50.000 tham dự viên từ trên 160 quốc gia.

Trong hơn 1 tuàn lễ, những buổi thảo luận nhóm có chủ đề và những buổi họp kín và mở về những thách thức và giải pháp nước được tổ chức ở nhiều cấp bởi các bộ trưởng, các viên chức chánh phủ, những người cho, giới học thuật và thành phần tư nhân, mặc dù sự hiện diện nhỏ của những nhóm xã hội dân sự và cộng đồng vì phí vào cửa cao.

Kỹ thuật và các giải pháp nước được trưng bày ở triển lãm với hạ tầng cơ sở màu xám, những kiến trúc kỹ thuật truyền thống như đập và kinh đào được trình bày rất nhiều, cùng với kỹ thuật khác như nông nghiệp thông minh, một cặp số để quản lý nước, và những hệ thống cảnh báo sớm.

 

Một phái đoàn trò chuyện với nhân viên khi thăm viếng một quầy trưng bày ở Diễn đàn Nước Thế giới thứ 10th ở Trung tâm Hội nghị Bali Nusa Dua ở Indonesia.

[Ảnh: Muhammad Adimaia]

 

Tổng thống Indonesia Joko Widodo chào đón CEO của Tesla và SpaceX Elon Musk trong lễ khai mạc Diễn đàn Nước Thế giới lần thứ 10th 2024 ở Bali, được tổ chức từ 18 đến 25 tháng 5. [Ảnh: Maulana Surya]

 

Mặc dù bị chỉ trích vì thúc đẩy của doanh nghiệp, với CEO của SpaceX Elon Musk đọc diễn văn khai mạc trong khi trên 110 thỏa thuận dự án nước được đồng ý hay thảo luận, diễn đàn đã thực hiện cam kết của mình để giải quyết nhiều vấn đề khí hậu và nước vô cùng quan trọng.

Trong số những vấn đề nầy là cai quản nước xuyên biên giới, được làm nổi bật trong nhiều buổi thảo luận nhóm được tham dự bởi các đại diện của MRC và các viên chức chánh phủ từ Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.

 XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

 

Hợp tác đang đi chậm ở phía sau

Bảo đảm hợp tác nước xuyên biên giới là một trong những Mục tiêu Phát triển Khả chấp được thực hiện vào năm 2030.

Việc hợp tác nầy có thể có dạng của một bộ phận hỗn hợp để quản lý những nguồn nước chung, liên lạc chánh thức và thường xuyên, và chia sẻ dữ kiện giữa các quốc gia duyên hà, cũng như thực hiện các kế hoạch quản lý chung hay phối hợp.

Ủy hội Kinh tế Âu Châu của Liên Hiệp Quốc (LHQ) báo cáo rằng, tính đến năm 2023, hợp tác nước xuyên biên giới toàn cầu vẫn còn đi chậm ở phía sau.

Chỉ có 43 trong số 120 quốc gia có những dàn xếp hoạt động cho 90% hay nhiều hơn cho nước của họ, khiến cho Thư ký của Hội nghị Nước Sonja Koeppel phải kêu gọi tăng tốc toàn cầu trong lãnh vực nầy trong phiên họp Bali.

Đối với Á Châu, 25 trong 30 quốc gia chia sẻ sông xuyên biên giới, hồ và tầng nước ngầm.  Chỉ có 6 quốc gia – gồm có Cambodia, Lào và Thái Lan – có những dàn xếp hoạt động.

Khu vực Mekong nổi bật trong vùng nầy vì nó đã hoàn tất việc ký kết Thỏa ước Mekong 1995 và đồng thiết lập Hợp tác Lancang-Mekong thỏa thuận với Trung Hoa trong năm 2016.

Cả 2 cơ chế đa phương giúp cộng tác và đối thoại giữa 6 quốc gia chia sẻ sông Mekong dài 4.900 km. được gọi là Lancang ở Trung Hoa.

Thỏa ước Mekong đi theo việc chấp thuận Hiệp ước Bảo vệ và Sử dụng Thủy lộ Xuyên biên giới và Hồ quốc tế của LHQ trong năm 1992, cũng được gọi là Hiệp ước Nước.

“Nó rất phức tạp và mất gần 10 năm để thảo luận [thỏa ước,]” Keomany Luanglith, Giám đốc Cai quản và Hợp tác của Lào, nói trong một sự kiện bên lề.

“Nếu chúng ta không có cơ chế hợp tác, chúng ta sẽ sớm đối mặt với khan hiếm nước.”

 

Sông Mekong tạo thành biên giới giữa Lào và Thái Lan và duy trì cuộc sống của hàng triệu người.  Thay đổi khí hậu, đô thị hóa và phát triển đã thay đổi dòng chảy của sông, đưa đến ngập lụt bất thường. [Ảnh: Arnun Chonmahatrakool]

 

Yumiko Yasuda, một chuyên viên hợp tác nước xuyên biên giới của Global Water Partnership (Hợp tác Nước Toàn cầu), nhấn mạnh trong một thảo luận nhóm rằng cần có nhiều đối thoại hơn để xác định làm thế nào để bắt đầu hợp tác mới ở Đông Nam Á ngoài Mekong.

Nhưng thỏa thuận về những vấn đề xuyên biên giới cũng nên diễn dịch thành hành động ở cấp địa phương để bảo đảm nó được thực hiện thành công, cô đề nghị.

Những tiếng nói to hơn

Bảo vệ tính minh bạch và sự tham gia đầy đủ của nhiều bên liên hệ sau khi ký kết Thỏa ước Mekong vẫn là một tiến trình đang tếp diễn.

Các cộng đồng duyên hà từ lâu đã kêu gọi MRC giải quyết “có ý nghĩa” sự tham gia của quần chúng trong các quyết định phát triển.

Họ thường phản ánh khoảng trống qua tiến trình tham vấn quần chúng đã đưa đến việc xây cất các đập trên dòng chánh Mekong, đã thay đổi dòng nước và ảnh hưởng đến thủy sản và đời sống.

Trước khi xây đập, các quốc gia thành viên của MRC phải thực hiện các Thủ tục Thông báo, Tham vấn Trước và Thảo thuận, hay PNPCA – một tiến trình tham vấn nhiều bên liên hệ về những rủi ro và kế hoạch giảm nhẹ của dự án.

Những cuộc tham vấn được thực hiện cho các đập thương mại chẳng hạn như Xayaburi và Don Sahong, và những đập dự trù chẳng hạn như Pak Beng, Pak Lay và Luang Prabang.  Tất cả nằm trên dòng chánh Mekong ở Lào, quốc gia không có bờ biển với tham vọng trở thành “bình điện của Á Châu”.

Tham vấn cũng đang diễn ra cho đập Sanakham đầy tranh cãi nằm cách biên giới Thái-Lào khoảng 2 km về phía thượng lưu.  Dự án đã bị chống đối bởi các cộng dồng duyên hà Thái, lo ngại về ảnh hưởng môi trường xuyên biên giới.

“Tiến trình của MRC liên quan đến việc đối thoại giữa các cộng đồng quốc gia, chú trọng đến các bộ trưởng và viên chức chánh phủ, nhưng thiếu chỗ cho các cộng đồng địa phương,” Omboon Tipsuna, lãnh đạo của hệ thống cộng đồng trong 7 tỉnh ở đông bắc Thái Lan giáp ranh với sông Mekong, nói.

“Nó cung cấp một ít không gian cho những nhà lấy quyết định để nghe chúng tôi một cách trực tiếp.”

Bà tham dự diễn đàn bên liên hệ khu vực hàng năm của MRC ở Vientiane hồi năm ngoái khi được chọn làm đại diện cho cộng đồng chật vật để tham gia vào những buổi nói chuyện trong sự kiện, phần lớn do chướng ngại ngôn ngữ vì hầu hết các nhóm nói tiếng Anh.  Có những quầy trưng bày kỹ thuật đập, vời sự hiện diện nhỏ của kiến thức và sáng tạo của cộng đồng.

“Tôi cảm thấy như những người được lợi từ việc phát triển có tiếng nói to hơn chúng tôi trong việc đối thoại quản lý nước.  Toàn thể tiến trình cho phép họ lợi dụng sông Mekong,” Omboon nói, thêm rằng bà hy vọng MRC nên tìm cách để cải thiện việc tham gia của cộng đồng ở diễn đàn sắp tới vào ngày 12 tháng 6.

 

Cộng đồng duyên hà Thái Lan phát động một chiến dịch chống lại đập trên dòng chánh Mekong trong Nhày Chống Đập năm 2015. [Ảnh: Paritta Wangkiat]

 

Khoảng trống trong việc tham dự của quần chúng về Mekong được nối chặt chẽ với tự do chánh trị và báo chí thấp, cũng như tham nhũng cao trong khu vực Mekong.  Phúc trình 2022 được công bố bởi U4, một trung tâm tài nguyên chống tham nhũng, nhấn mạnh đế hạ tầng cơ sở nước như một vùng có thiên hướng tham nhũng.

Phúc trình xác định 3 ‘lãnh vực tham nhũng nước’ chẳng hạn như phát triển hạ tầng cơ sở (thủy điện, thủy nông và thích ứng thay đổi khí hậu), khai thác trực tiếp (khai thác cát và thủy sản), và tái định cư và tái định vùng đất dọc theo nơi tiếp giáp nước và đất.

Việc xây cất hạ tầng cơ sở là lề lối tham nhũng khu vực phổ biến nhất, theo phúc trình.

Tiến trình chia sẻ dữ kiện

Để cải thiện tính manh bạch và tin cậy, MRC đã có những nỗ lực de063 cải thiện tiến trình tham gia và khuyến khích chia sẻ dữ kiện nước – một trong những vấn đề mà ủy hội mang đến diễn đàn nước Bali.

Anoulak, người cầm đầu MRC, tuyên bố rằng các quốc gia thành viên đã đồng ý để chia sẽ dữ kiện đập với MRC và sẽ ký một thỏa thuận trong tháng tới.

“Các quốc gia thành viên đã chia sẻ nhiều dữ kiện.  Nhưng nếu chúng được sử dụng không đúng, chúng cũng có thể làm hao mòn tin cậy, rồi rurt1 lại dữ kiện.”

Việc chia sẻ dữ kiện với Trung Hoa là một việc đang tiến hành, ông nói thêm.  Hiện nay, Trung Hoa chia sẻ dữ kiện thủy học của 2 trạm – đập Jinghong và Ma’an, với dữ kiện được báo cáo tức thời, hàng ngày và có sẵn trên trang mạng của MRC.

MRC hy vọng rằng Trung Hoa sẽ chia sẻ dữ kiện điều hành đập, mà Anoulak tin rằng cuối cùng sẽ xảy ra.

 

Anoulak Kittikhoun, CEO của văn phòng MRC, ở Diễn đàn Nước Thế giới lần thứ 10th ở Bali, Indonesia. [Ảnh: Trang Bui]

 

Mặt khác, các đại diện Mekong đề cập đến nhiều thách thức nước khía hậu và áp lực nước ở diễn đàn nước gần đây.

Lào nêu lên những lo ngại về việc khan hiếm nước và hạn hán, vừa làm gián đoạn việc điều hành các đập thủy điện, làm giảm năng suất hoa màu và giới hạn việc tiếp xúc với nước sạch.

Cambodia nhấn mạnh đến ảnh hưởng của mực nước thay đổi trong sông Mekong đến dòng nước chảy vào hồ Tonle Sap mà hàng triệu người dựa vào.

Thái Lan tìm cách nâng cao hợp tác với Trung Hoa qua một phiên họp song phương nhằm để thảo luận một Biên bản Ghi nhớ (MoU) mới về quản lý nước.  Một trong các điều khoản là việc chuyển giao kiến thức của Trung Hoa về những giải pháp dựa vào thiên nhiên.

“Quản lý nguồn nước không thể thực hiện chỉ với hạ tầng cơ sở xanh và xám.  Chúng ta cần cả hai,” Kidtimonton, Tổng Thu ký của Văn phòng Quốc gia Thủy lợi và Văn phòng Ủy ban Mekong Quốc gia Thái, nói trong khi tham dự diễn đàn.

Hạ tầng cơ sở xanh gồm có những hệ thống thiên nhiên và bán thiên nhiên chẳng hạn như đất ngập nước, công viên và rừng có thể nâng cao tính có sẵn và phẩm chất của nước.

“Chúng ta phải thừa nhận rằng một số đầu tư đặc biệt vào hạ tầng cơ sở xám không thể hoạt động nữa vì thay đổi thủy học do thay đổi khí hậu gây ra.  Chúng ta cũng phải nhìn đến các giải pháp khả chấp hoạt động trong khí hậu thay đổi,” Surasri nói.

No comments:

Post a Comment