Wednesday, June 12, 2024

CÁC ĐẬP THỦY DIỆN MEKONG CÓ XANH THẬT SỰ?

  

(Are Mekong hydro dams truly green?)

Kongpob Areerat – Bình Yên Đông lược dịch

Mekong Eye – 3 June 2024

 

Đập Pak Mun hoạt động trên phụ lưu Mekong, sông Mun, trong tỉnh Ubon Ratchathani ở đông bắc Thái Lan.  Từ khi hoàn tất trong năm 1994, đập được nối với sự sụt giảm các loại cá trong sông, là một phụ lưu của sông Mekong.

[Ảnh: Visarut Sankham]

 

Sông Mekong trở nên một mục tiêu chánh của các đập thủy điện nhằm phục vụ cho cố gắng của chánh phủ để giảm phóng thích

Kế hoạch Năng lượng Quốc gia (NEP) của Thái Lan – một bản vẽ phác họa chiến lược năng lượng của nước nầy từ 2023 đến 2037, đã được ca ngợi vì những mục tiêu gia tăng sử dụng năng lượng tái tạo sạch ở Thái Lan.

Kế hoạch nói rằng vào năm 2050, ½ điện tiêu thụ phải là năng lượng tái tạo và sạch – quang điện, gió, sinh khối, điện nguyên tử nhỏ, và các đập thủy điện.

Cần phải lưu ý rằng một phần lớn năng lượng tái tạo đến từ các đập thủy điện, hầu hết được xây trên sông Mekong trong lãnh thổ của Lào PDR.

Cơ quan Phát Điện Thái Lan (EGAT) đã ký những thỏa thuận với Lào để mua 10.500 MW điện từ các đập thủy điện được xây ở Lào – gồm có 1.285 MW [12.850 MW?] từ các đập Xayaburi, Don Sahong, Luang Prabang, Pak Beng và Pak Lay.  Những kế hoạch nầy được đồng đầu tư bởi các nhà đầu tư Thái.

Về phần doanh nghiệp năng lượng, sông Mekong đã trở thành một điểm nóng của các nhà đầu tư để xây đập thủy điện và bán cho các chánh phủ đang cố gắng làm giảm phóng thích.  Thí dụ, Thái Lan đã đầu tư vào những đập quan trọng và bán điện cho EGAT.

Kỹ nghệ đập thủy điện có sự bắt buộc hợp đồng đặc thù.  Thí dụ, các đập thủy điện bán điện cho EGAT sẽ ký cái gọi là hợp đồng ‘Lấy hay Trả” – một hợp đồng bảo đảm giá cả để thu hút các nhà đầu tư đặt những số tiền lớn để xây những dự án hạ tầng cơ sở công cộng lớn.

Mặc dù Thái Lan đang có thặng dư điện 30%, EGAT phải mua tất cả năng lượng được sản xuất từ những kế hoạch nầy, kể cả điện không sử dụng.

Rồi EGAT chuyển giao chi phí mua năng lượng vào hóa đợn điện hàng tháng dưới hình thúc của “FT” (Thuế Nhiên liệu).  Điều đó giải thích tại sao các đập thủy điện là một đầu tư có lợi.

Mặc dù làm ra điện từ dòng nước có vẻ thân thiện, các nhà làm chánh sach phần lớn gạt ra ngoài lề những vấn đề chẳng hạn như những ảnh hưởng xã hội và môi trường.  Tranh luận như thế rất quan trọng vì thế giới đang đối mặt với những vấn đề môi trường cũng như cạnh tranh tài nguyên thiên nhiên.

Về mặt phóng thích carbon, khí methane từ các đập thủy điện thường bị bỏ quên.  Methane là một khí nhà kiếng.  Nó có thể ít được biết đến, nhưng nó mạnh hơn carbon dioxide (CO2) 80 lần.  Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), từ cuộc Cách mạng Kỹ nghệ, nó đã đóng góp khoảng 30% hâm nóng toàn cầu.

Một nghiên cứu học thuật “Hồ chứa CO2 và phóng thích CH4 và ảnh hưởng khí hậu của chúng trong thời kỳ 1900-2060”, được thực hiện bởi Sara Mercier-Blais, một phụ tá nghiên cứu ở Université du Québec à Montreal (UQAM), nói rằng 1 tỉ tấn CO2 tương đương vào khí quyển, phần lớn ở trong dạng methane từ các hồ chứa nước – một số là những hồ chứa nước sau đập lớn.

Methane được sản xuất trong phù sa nước ngọt qua việc phân hủy chất hữu cơ giàu carbon của vi khuẩn trong điều kiện yếm khí, thịnh hành trong môi trường như các đầm lầy nhiệt đới, vũng than bùn, và đất ngậm nước trong các hồ chứa cũng như đồng lúa và trại nuôi bò sữa.

Methane phóng thích từ các hồ chứa nước (thủy điện hay mục đích khác) chiếm 5,2% methane do con người phống thích trong năm 2020.

Mặc dù thế, Mercier-Blais cảnh báo rằng một số hồ chứa nước mới được mong đợi được xây trong khí hậu ấm hơn trong tương lai có tiềm năng phóng thích methane cao hơn, tùy theo vị trí.

Nhiều chánh phủ đã cố gắng để giảm phóng thích methane trên qui mô toàn cầu.  Vì thế, khoảng 150 quốc gia đã cam kết trong Global Methane Pledge (Lời hứa Methane Toàn cầu), nhằm làm giảm phóng thích methane từ hoạt động của con người 30% của mức 2020 vào năm 2030.

Cần phải nói rằng phái đoàn của chánh phủ Thái cũng tham dự COP ở Glasgow đã không tham gia vào Lời hứa Methane Toàn cầu.

Các kế hoạch đập thủy điện lớn, chẳng hạn như đập lớn nhất trên thế giới, đập Tam Hiệp (Three Gorges) ở Trung Hoa, đã bị chỉ trích vì ảnh hưởng xã hội và môi trường mà nó gây ra.  Hàng ngàn cộng đồng bị nhổ bật gốc cho việc xây cất đập Tam Hiêp.

Gần hơn trong tâm trí của chúng ta là đập Pak Mun được xây 3 thập niên trước trên sông Mun trong tỉnh Ubon Ratchathani.

Được xây và điều hành bởi EGAT, những lợi ích của đập thủy điện 136 MW bị lu mờ bởi ảnh hưởng sinh thái và xã hội kéo dài mà nó gây ra.

Mặc dù đập thủy điện sản xuất một số điện nhỏ chỉ trong mùa mưa khi nước trong sông Mun đủ nhiều để chạy turbine, các cộng đồng phải dời chỗ ở.  Nền thủy sản tự do ở địa phương được thay thế bởi những trại nuôi cá thương mại sau khi kiến trúc đập được xây.

Các đập được xây trên các sông xuyên biên giới rất quan trọng như Mekong cũng đối mặt với những chỉ trích tương tự.

Ủy hội Sông Mekong (MRC) đã cảnh báo rằng các đập được dự trù trên dòng chánh có thể làm mất 1 triệu tấn một năm số cá Mekong đánh được.

MRC cũng tiên đoán rằng dòng chảy của phù sa và chất dinh dưỡng đến Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam (ĐBSCL) có thể giảm gần 100%, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế canh tác của Việt Nam dựa vào phù sa sông giàu chất dinh dưỡng được mang xuống hạ lưu.

ĐBSCL sản xuất khoảng 50% số lúa của Việt Nam và chiếm khoảng 30% GDP của quốc gia.

Các dự án thủy điện của Trung Hoa ở thượng lưu và những dự án hiên nay trên các phụ lưu Mekong ở Lào đã thay đổi nhịp lũ hàng năm của Mekong.

Trong tháng 4, Vientiane trải qua vài giờ bị cúp điện sau khi nước Mekong khô cạn.  Thay đổi thình lình trong mực nước được liên kết với việc giữ nước của các đập ở thượng lưu để sản xuất điện.

Ở hạ lưu, sự thay đổi mực nước trong sông Mekong, đã ảnh hưởng đến sự nới rộng hàng năm của hồ Tonle Sap và làm giảm lớn lao số cá đánh được trong hồ Tonle Sap ở Cambodia.  Thay đổi trong dòng chảy cũng làm tăng sạt lở bờ sông.

Đánh giá Ảnh hưởng Xã hội được thực hiện trong năm 2010 cho dự án Xayaburi, với tham vấn của MRC, cho thấy rằng khoảng 4.000 gia đình sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp.

Tuy nhiên, NGO môi trường quốc tế International Rivers (Sông ngòi Quốc tế) đã thách thức rằng ảnh hưởng thật sự có thể lớn hơn nhiều, ảnh hưởng đến 200.000 người.

Câu hỏi là làm thế nào các quốc gia Mekong hay các cộng đồng đo đạc ảnh hưởng thật sự của các dự án đập.

Bất cứ dự án được đề nghị trên hạ lưu Mekong phải được đưa đến bàn thảo luận giữa các chánh phủ của 4 quốc gia – Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam – đã ký kết Thỏa ước Mekong trong năm 1995 và thành lập MRC.  Họ không thể phủ quyết các dự án mà chỉ nêu lên những lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực xuyên biên giới.

Hãy nhìn nghiên cứu ảnh hưởng môi trường cho đập Pak Lay.  Trong diễn đàn khu vực đầu tiên về các dự án đập được tổ chức ở Vientiane trong tháng 9 năm 2018, Save the Mekong (Cứu Mekong) – một liên minh các tổ chức xã hội dân sự trong khu vực Mekong – cho diễn đàn thấy rằng ít nhất 90% của chương Điều kiện Xã hội Căn bản của phúc trình đập Pak Lay được chép lại từ phúc trình của đập Pak Beng đang xây cất.

Lối thực hành nầy khiến cho phúc trình không thích hợp để cứu xét dự án.

Đập Luang Prabang, cũng đang được xây cất, chỉ cách thành phố Luang Prang 25 km về phía thượng lưu – một khu Di sản Thế giới của UNESCO và là cố đô của Lào,  Điều nầy gây lo ngại đặc biệt.  Những nhà phê bình cũng cảnh báo về ảnh hưởng của động dất vì đập nằm [ở gần đường nứt địa chất].

Một quyết định về dự án năng lượng đang thách thức, nhất là khi các yếu tố môi trường chẳng hạn như giảm phóng thích và ảnh hưởng sinh thái và xã hội.  Sau rốt, chánh sách năng lượng là một vấn đề phức tạp.  Các nhà làm chánh sách không thể lấy một quyết định trao đổi đơn giản dựa trên sự đứng vững tài chánh.

Chúng ta phải liên tục hỏi các nhà làm chánh sách của chúng ta và tự hỏi: Sự chọn lựa nầy có thật sự tốt cho môi trường? Có sự lựa chọn tốt hơn mà không đòi hỏi chúng ta phải đánh đổi giữa năng lượng và ảnh hưởng sinh thái và xã hội?

 

No comments:

Post a Comment