Sunday, June 2, 2024

China-Funded Canal Project Strains Cambodia-Vietnam Ties (English & VNese)

Phnom Penh claims that the Funan Techno Canal will give it greater economic autonomy, but Hanoi is concerned about the project’s environmental and security implications.

By Huynh Tam Sang

May 17, 2024

A fishing boat moves past floating houses in Cai Be, a town in the Mekong Delta in southern Vietnam.

Credit: Photo 65456456 © Luca Roggero | Dreamstime.com

Although not officially acknowledged, the Funan Techno Canal, a strategic infrastructure project designed to connect the Mekong River to the Cambodian coast, is causing friction between both Vietnamese and Cambodian authorities and academics in the lead-up to the anticipated ground-breaking later this year. Vietnamese newspapers and social media networks have been captivated by this contentious project. Some Vietnamese observers have even called for the halt of the project that they deem risky and opaque.

Concerns have also lingered among Vietnamese scholars and netizens regarding the canal’s potential environmental impacts, and, even more seriously, China’s possible military use of the canal. The China Road and Bridge Corporation, a major Chinese state-owned enterprise, will oversee this grand project under a build-operate-transfer scheme, intensifying speculations about the murky relationship between Phnom Penh and Beijing.

The Vietnamese government has repeatedly requested more information from Cambodia and consultations among Mekong stakeholders, including the Mekong River Commission, to mitigate the potential ecological impacts of the canal project on the Mekong River basin. In a meeting with Cambodian Deputy Prime Minister Neth Savoeun last week, Vietnamese Prime Minister Pham Minh Chinh articulated a desire to work closely with Cambodia and other Mekong nations to navigate the Mekong River toward harmonious interests and long-term prosperity.

Vietnam has “asked Cambodia to collaborate” on the project, stated Doan Khac Viet, deputy spokesperson of the Ministry of Foreign Affairs, during a press briefing last month. Le Thi Thu Hang, another Ministry spokesperson, subsequently took a softer line, noting that Vietnam was “highly interested” in the project and “respected the legitimate interests of Cambodia” in line with the 1995 Mekong Agreement. Hang also reiterated Vietnam’s support for Cambodia’s achievements and praised the “fine neighborliness, traditional friendship, comprehensive cooperation” that has characterized the bilateral relationship, presumably to allay Phnom Penh’s probable ire over Hanoi’s persistent expressions of concerns.

But Phnom Penh has been unwavering in its intention to move forward with the 180-kilometer canal. According to Cambodia’s Deputy Prime Minister Sun Chanthol, the project will create economic zones and bring benefits to the country in the areas of trade, tourism, urban planning, and construction, with very little negative impact. He added that the “canal will not be used for any foreign military, as it is against the Cambodian Constitution.” Cambodian newspapers communicated the government’s intent to build the canal by underlining the Cambodian authorities’ “unshakable commitment” to the project “despite objections from Vietnam and several outside parties.”

Cambodia has good grounds to maintain its resolve on its strategic project. With the Funan Techo Canal, the country hopes to reduce transportation costs instead of relying on the current route through Vietnamese ports, mitigate the cost of shipping containers from Phnom Penh to the sea, boost agricultural and aquacultural development, and create jobs for 10,000 Cambodian workers. Because of its small size, limited resources, and vulnerable location, Cambodia must find ways to increase its room for maneuver while seeking diplomatic backing and financial aid from regional powers, particularly China.

Central to Cambodia’s ambition and resolute stance is Prime Minister Hun Manet’s vision of increasing the country’s agency amid intensifying great power rivalry and strategic uncertainties. Last year, during his first overseas tour as prime minister, Hun Manet visited China, where he and Chinese President Xi Jinping vowed to reinforce their commitments towards “deepening China-Cambodia comprehensive strategic partnership of cooperation and achieving high-quality and sustainable common development.” Close personal and state-to-state ties have evolved into the lauded “unbreakable” “ironclad friendship” between the two countries. This is particularly true given that former Prime Minister Hun Sen, the father of Hun Manet, is widely known for his staunch support of Cambodia-China relations.

Still, Hun Manet’s diplomatic outreach has extended beyond China. In December of last year, Hun Manet and his Japanese counterpart Kishida Fumio agreed to deepen security ties and signed seven memoranda of understanding on investment, trade, and other issues. On Manet’s European tour in January, Cambodia and France upgraded their bilateral relationship to a strategic partnership, and leaders from both sides underscored the need to double down on bilateral investment and trade. But Cambodia’s recent strides in mending ties with the United States is the most significant accomplishment. Despite long-standing concerns about Cambodia’s poor record of human rights and corruption, Washington has been more open to expanding investments in the country in the hopes of fostering fruitful collaboration on conservation, education, health, and other socio-cultural fields.

Hun Manet’s successes on this front have contrasted starkly with his father’s administration. Hun Sen, who handed the reins of power to Hun Manet in August last year, had trouble getting closer to the U.S., due to entrenched American perceptions of Hun Sen’s authoritarian style and U.S. concerns about democratic backsliding, political oppression, media censorship, and concerns about the presence of the Chinese military at Cambodia’s Ream Naval Base. Though bilateral trade between the two nations increased steadily, and the U.S. was a significant export market for Cambodia, diplomatic ties stayed stagnant due to the profound mutual distrust between Hun Sen and the U.S. government.

Cambodia’s recent diplomatic initiatives, particularly its creeping rapprochement with Western partners, are indicators of the incumbent administration’s efforts to enhance its agency. Though China remains a crucial partner of Cambodia and it might take years to boost Phnom Penh’s profile in the eyes of Western powers, Cambodia under Hun Manet has sought to diversify its friendships beyond China-centric economic ties and reduce the kingdom’s over-reliance on any one country. For a small state like Cambodia, a good strategy lies in tangible efforts to maintain its strategic autonomy through omnidirectional engagement with great and middle powers. The adjustment of the foreign-policy posture by Hun Manet’s government portrays Cambodia’s desire to secure the strategic space conducive to its development.

As for the Funan Techno Canal, the Cambodian government has remained resolute in its resolve to proceed with the planned project, without delay or negotiation with Vietnam. The canal project presents an opportunity for Cambodia’s young leader to establish himself as a steadfast advocate for the country’s national interests and to shore up his authority. At his swearing-in ceremony in August 2023, Hun Manet pledged to speed up development and enhance Cambodians’ livelihoods. The canal project is expected to bolster Cambodia’s self-reliance, drive its economic and social progress, and help the country reach its goals of becoming an upper-middle-income country by 2030 and a high-income country by 2050.

More than 17.4 million Vietnamese call the Mekong Delta, the nation’s primary granary, home, and so Vietnam has every reason to be worried about the canal’s possible impacts. The success of the canal operation depends on the stakeholders’ ability to communicate constructively and use reasonable calculations and well-formulated measures in their planning. However, Vietnam’s persistent appeals have failed to make Cambodia think twice about the Funan Techo Canal. Hence, both Vietnamese officials and ecological experts should be prepared with expert-led strategies and practical solutions to better cope with the environmental and ecological impacts that may result from the project. Given the apparent deadlock between the two Southeast Asian nations over the canal issue, the adage “God helps those who help themselves” certainly applies in this case.

Once considered allies in the resistance war against the United States, Cambodia and Vietnam have framed their ties with the mantra “good neighborliness, traditional friendship, comprehensive cooperation, and long-term stability.” But Cambodia and Vietnam are now grappling with the harsh realities of pragmatic politics, which has put this traditional relationship under strain and situated them on opposite sides of the canal issue. With Cambodia backed by China, and unwilling to back down, it is unlikely that the two countries can find common ground on a project that is infused with nationalistic importance.

SOURCE:

https://thediplomat.com/2024/05/china-funded-canal-project-strains-cambodia-vietnam-ties/

 

DỰ ÁN KINH ĐÀO ĐƯỢC TRUNG HOA TÀI TRỢ GÂY CĂNG THẲNG CHO NHỮNG RÀNG BUỘC CAMBODIA-VIỆT NAM

(China-Funded Canal Project Strains Cambodia-Vietnam Ties)

Huynh Tam Sang- Bình Yên Đông lược dịch

The Diplomat – May 17, 2024

 

Một thuyền đánh cá đi qua những nhà nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long ở miền nam Việt Nam. [Ảnh: Luca Roggero]


Phnom Penh tuyên bố rằng kinh đào Funan Techo sẽ cho Cambodia quyền tự trị kinh tế lớn hơn, nhưng Hà Nội lo ngại về những hệ quả môi trường và an ninh của dự án.

Mặc dù không công nhận chánh thức, kinh Funan Techo, một dự án hạ tầng cơ sở chiến lược được thiết kế để nối sông Mekong với bờ biển Cambodia, đang gây căng thẳng giữa chánh quyền và giới học thuật của Việt Nam và Cambodia trước khi được khởi công dự trù vào cuối năm nay.  Báo chí và hệ thống truyền thông xã hội của Việt Nam đã bị thu hút bởi dự án hay cãi nhau nầy.  Một số quan sát viên Việt Nam đã kêu gọi ngưng dự án mà họ cho là rủi ro và mờ ám.

Nhiều lo ngại cũng kéo dài trong nhiều học giả và công dân mạng Việt Nam về những ảnh hưởng môi trường tiềm tàng của kinh, và nghiêm trọng hơn, khả năng sử dụng quân sự của Trung Hoa.  Tổ hợp Vành đai và Con đường của Trung Hoa, một doanh nghiệp quốc doanh quan trọng của Trung Hoa, sẽ giám sát dự án lớn lao nầy dưới dạng xây-điều hành-chyển giao (BOT), tăng cường những suy đoán về mối liên hệ tối tăm giữa Phnom Penh và Beijing (Bắc Kinh).

Chánh phủ Việt Nam đã liên tục yêu cầu thêm tin tức từ phía Cambodia và tham vấn giữa các bên liên hệ Mekong, kể cả Ủy hội Sông Mekong (MRC), để giảm nhẹ những ảnh hưởng sinh thái tiềm tàng của dự án kinh đào đối với lưu vực sông Mekong.  Trong một phiên họp với Phó Thủ tướng Cambodia Neth Savoeun hồi tuần trước, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã nói rõ sự mong muốn để cộng tác chặt chẽ với Cambodia và các quốc gia Mekong khác để đưa sông Mekong đến những quyền lợi hài hòa và thịnh vượng lâu dài.

Việt Nam đã “yêu cầu Cambodia cộng tác” về dự án, Đoàn Khắc Việt, phụ tá phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao, cho biết trong một cuộc họp báo trong tháng trước.  Lê Thị Thu Hằng, một phát ngôn viên Ngoại giao khác, sau đó đã dịu giọng hơn, lưu ý rằng Việt Nam “rất quan tâm” đến dự án và “tôn trọng quyền lợi tối hậu của Cambodia” phù hợp với Thỏa ước Mekong 1995.  Hằng cũng nhắc lại sự ủng hộ của Việt Nam đối với những thành tích của Cambodia và ca ngợi “tình láng giềng, tình hữu nghị truyền thống, và việc hợp tác toàn diện cao quý” là đặc tính của mối liên hệ song phương, đoán chừng để làm dịu đi sự giận dữ có thể có của Phnom Penh đối với những bày tỏ lo ngại kéo dài của Hà Nội.

Nhưng Phnom Penh đã không nao núng trong ý định của mình để tiến hành kinh đào dài 180 km.  Theo Phó Thủ tướng Cambodia Sun Chanthol, dự án sẽ tạo nên những vùng kinh tế và mang lợi ích cho quốc gia trong các lãnh vực mậu dịch, du lịch, quy hoạch đô thị, và xây cất, với rất ít ảnh hưởng tiêu cực.  Ông nói thêm rằng “kinh sẽ không được dùng cho bất cứ quân đội ngoại quốc nào, vì nó đi ngược lại Hiến pháp Cambodia.”  Báo chí Cambodia thông tin ý định đào kinh của chánh phủ bằng cách nhấn mạnh đến “cam kết khong lay chuyển” của chánh quyền Cambodia đối với dự án “mặc dù có những chống đối từ Việt Nam và một vài phía bên ngoài.”

Cambodia có nền tảng tốt để duy trì việc giải quyết dự án chiến lược của mình.  Với kinh Funan Techo, quốc gia hy vọng sẽ giảm chi phí vận chuyển thay vì lệ thuộc vào con đường hiện nay qua các cảng của Việt Nam, giảm nhẹ chi phí chở các thùng hàng từ Phnom Penh đến biển, nâng cao việc phát triển nông nghiệp và canh tác ở dưới nước, và tạo công ăn việc làm cho 10.000 công nhân Cambodia.  Vì kích thước nhỏ, tài nguyên hạn chế, và vị trí dễ tổn thương của mình, Cambodia phải tìm cách để gia tăng không gian xoay sở trong khi tìm hậu thuẫn ngoại giao và trợ giúp tài chánh từ những cường quốc khu vực, nhất là Trung Hoa

Trọng tâm của tham vọng và thái độ cương quyết của Cambodia là tầm nhìn của Thủ tướng Hun Manet trong việc gia tăng sức mạnh của quốc gia giữa sự kình địch và những bấp bênh chiến lược mạnh hơn của siêu cường.  Năm ngoái, trong chuyến công du đầu tiên trong chức vụ thủ tướng, Hun Manet thăm viếng Trung Hoa, nơi ông và Chủ tịch Xi Jinping (Tập Cận Bình) thề tăng cường cam kết để “đào sâu đối tác chiến lược toàn diện Trung Hoa-Cambodia để hợp tác và thực hiện phát triển chung phẩm chất cao và khả chấp.”  Những ràng buộc cá nhân và nhà nước-nhà nước chặt chẽ đã tiến hóa thành “tình hữu nghị cứng rắn” “không thể bẻ gãy” được ca ngợi của 2 quốc gia.  Điều nầy đặc biệt đúng vì cựu Thủ tướng Hun Sen, cha của Hun Manet, được biết rộng rãi vì sự ủng hộ chắc chắn mối liên hệ Cambodia-Trung Hoa của ông.

Nhưng, với xa ngoại giao của Hun Manet đã vượt ra ngoài Trung Hoa.  Trong tháng 12 năm rồi, Hun Manet và đối tác Nhật Bản Kishida Fumio đồng ý đào sâu những ràng buộc an ninh và ký 7 biên bản ghi nhớ về đầu tư, mậu dịch và những lãnh vực khác.  Trong chuyến đi Âu Châu của Manet trong tháng 1, Cambodia và Pháp nâng cấp mối liên hệ song phương đến đối tác chiến lược, và các lãnh đạo của 2 phía nhấn mạnh đến sự cần thiết để tăng cường cam kết về đầu tư và mậu dịch song phương.  Nhưng những nỗ lực gần đây của Cambodia để cải thiện những ràng buộc với Hoa Kỳ là một thành tựu đáng kể.  Mặc dù có những lo ngại lâu đời về thành tích về nhân quyền và tham nhũng kém, Washington đã rộng mở hơn để nới rộng dầu tư vào quốc gia với hy vọng khuyến khích sự cộng tác có hiệu quả về bảo tồn, giáo dục, y tế, và những lãnh vực văn hóa-xã hội khác.

Thành công của Hun Manet về mặt nầy ngược lại rõ rệt với nội các của cha ông.  Hun Sen, người đã giao quyền cho Hun Manet trong tháng 8 năm ngoái, có vấn đề trong việc đến gần hơn với Hoa Kỳ, vì nhận thức cố thủ của Mỹ về kiểu toàn trị của Hun Sen và những lo ngại của Hoa Kỳ về sự tụt lùi dân chủ, đàn áp chánh trị, kiểm duyệt truyền thông, và những lo ngại về sự hiện điện của quân đội Trung Hoa ở Căn cứ Hải quân Ream của Cambodia.  Mặc dù mậu dịch song phương giữa 2 quốc gia gia tăng đều đặn, và Hoa Kỳ là một thị trường xuất cảng đáng kể của Cambodia, những ràng buộc ngoại giao vẫn đứng im vì sự bất tin cậy hỗ tương sâu đậm giữa Hun Sen và chánh phủ Hoa Kỳ.

Những sáng kiến ngoại giao gần đây của Cambodia, nhất là việc tiến gần chậm chạp với các đối tác Tây phương, là những chỉ dấu của những nỗ lực của nội các đương nhiệm để nâng cao sức mạnh của quốc gia.  Mặc dù Trung Hoa vẫn là một đối tác vô cùng quan trọng của Cambodia và có thể mất nhiều năm để nâng cao hình ảnh của Cambodia trong mắt của các cường quốc Tây phương, Cambodia dưới quyền của Hun Manet đã tìm cách để đa dạng hóa tình hữu nghị ra ngoài những ràng buộc kinh tế tập trung vào Trung Hoa và giảm sự quá lệ thuộc của vương quốc vào bất cứ một quốc gia nào.  Đối với một quốc gia nhỏ như Cambodia, một chiến lược tốt nằm trong những nỗ lực xác thực để duy trì tự trị chiến lược qua việc tham gia trong mọi chiều hướng với các cường quốc lớn và trung bình.  Việc điều chỉnh cử chỉ chánh sách ngoại giao của chánh phủ Hun Manet mô tả sinh động lòng mong muốn của Cambodia để bảo đảm không gian chiến lược có lợi cho việc phát triển.

Đối với kinh đào Funan Techo, chánh phủ Cambodia vẫn quyết tâm trong việc tiến hành dự án đã được dự trù mà không có trì hoãn hay thương thảo với Việt Nam.  Dự án kinh đào tạo một cơ hội cho lãnh đạo trẻ của Cambodia để tự thiết lập mình như một người vận động trước sau như một cho quyền lợi của quốc gia và để nâng cao thẩm quyền của ông.  Trong buổi lễ nhậm chức trong tháng 8 năm 2023, Hun Manet hứa đẩy mạnh phát triển và nâng cao cuộc sống của người Cambodia.  Dự án kinh đào được mong đợi sẽ giúp cho Cambodia tự tin, thúc đẩy nền kinh tế và tiến bộ xã hội, và giúp cho quốc gia đạt được những mục tiêu để trở thành một quốc gia có thu nhập trên trung bình vào năm 2030 và một quốc gia có thu nhập cao vào năm 2050.

Trên 17,4 triệu người Việt Nam ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vựa lúa chánh của Việt Nam, và vì thế Việt Nam có đủ lý do để lo ngại về những ảnh hưởng có thể có của kinh đáo.  Sự thành công của việc điều hành kinh tùy thuộc vào khả năng của các bên liên hệ để liên lạc xây dựng và dùng những tính toán hợp lý và những biện pháp được trình bày chính xác trong việc quy hoạch của họ.  Tuy nhiên, những yêu cầu kéo dài của Việt Nam không làm cho Cambodia cứu xét kỷ lưỡng về kinh đào Funan Techo.  Vì thế, cả các giới chức và chuyên viên sinh thái của Việt Nam nên chuẩn bị với những chiến lược và giải pháp thực tiễn do chuyên viên cầm đầu để đối phó tốt hơn với những ảnh hưởng sinh thái và môi trường mà dự án có thể mang lại.  Với sự bế tắc rõ ràng giữa 2 quốc gia Đông Nam Á đối với vấn đề kinh đào, châm ngôn “Trời giúp những ai tự giúp mình” chắn chắn áp dụng cho trường hợp nầy. [Lời người dịch: Việt Nam nên bắt đầu ngay một chương trình thu thập dữ kiện về sinh thái, môi trường, và thủy học của sông Mekong trong lãnh thổ Việt Nam và kéo dài một thời gian sau khi kinh đào được vận hành để có đủ bằng chứng, nếu có, để chứng minh ảnh hưởng của kinh đào đối với ĐBSCL.]

Từng được xem là đồng minh trong cuộc chiến chống lại Hoa Kỳ, Cambodia và Việt Nam đã đóng khuôn sự ràng buộc của họ với khẩu hiệu “láng giềng tốt, tình hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn điện, và ổn định dâu dài.”  Nhưng Cambodia và Việt Nam nay đang đấu đá với nhau với những thực tế ác nghiệt của chính trị thực dụng, đã đặt mối liên hệ truyền thống nầy trong sự căng thẳng và đặt mình về phía đối nghịch trong vấn đề kinh đào.  Với Cambodia được Trung Hoa hậu thuẫn, và không muốn thụt lùi, có lẽ 2 quốc gia không thể tìm được ý kiến chung về một dự án được rót vào với tầm quan trọng quốc gia.

 

No comments:

Post a Comment