Saturday, September 17, 2016

PHÙ SA LƠ LỬNG (LymHa)



                                                                                                                               Lymha 9-2016


Nước lên đem đất phù sa vào làm cho ruộng đất tốt thêm, cá theo nước vào hồ, có hàng ức triệu con, để nhân dân chài lưới mà sinh nhai. Dân Cao Miên giàu về nghề đánh cá. Nước tràn  vào các khu rừng  gần hồ, mênh mông như biển, ngập cả cây cối.


Mùa ấy gọi là "mùa cá lên ngàn". Trong khi ấy thì không gì thú bằng một con thuyền đủng đỉnh dạo chơi trên mặt nước.
(Trích Quc văn Giáo khoa thư)

Giải nghĩa. - Đất phù sa = đất sông bồi lên.

Đoạn văn trên đây tôi được học cách đây hơn nữa thế kỷ, lúc đó còn nhỏ, chỉ biết các dòng nước không trong xanh như trong hình ở sách giáo khoa, vì lẽ sông Tiền, sông Hậu của quê hương tôi, màu nước lúc nào cũng đục, màu của bùn, đất, cát ..của phù sa chảy theo dòng nước… phù sa trôi dạt và bám thành những giồng đất vườn  quanh năm cho chúng tôi trái ngọt, những cánh dồng do phù sa bồi đắp cho chúng tôi những cánh đồng bát ngát lúa vàng óng ánh, những cành lúa nặng trĩu những hạt lúa no tròn, thơm lừng trong chén cơm hàng ngày của người nông dân cần cù chất phát của vùng  đất do phù sa bồi đắp mà Ông Cha đã dầy công dựng nên trong tiến trình mở nước về phương Nam:  Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Phù sa

Phù sa là các vật thể nhỏ và mịn, có nguồn gốc từ các loại đá vụn bở do thủy lưu (dòng chảy) di chuyển theo các dòng nước. Phù sa là vật liệu tạo nên các dạng địa hình bồi tích ở vùng hạ lưu sông (đồng bằng). Có thể phân loại phù sa theo ít nhất là hai cách khác nhau:
  • Theo hình thức vận chuyển gồm hai loại là phù sa đáyphù sa lơ lửng.
  • Theo vị trí bồi tích gồm có phù sa lòng sôngphù sa phi-lòng sông.
  • Phù sa phi-lòng sông lại có thể chia thành:
    • Phù sa bãi bồi
    • Phù sa hồ móng ngựa.
Suốt chiều dài dòng nước bất kể lớn hay nhỏ, thủy lưu đều có khả năng nhấc cuốn và nhả phù sa. Phù sa bị cuốn theo thủy lưu khi tốc độ dòng nước tương đối cao. Khi nước chậm lại thì phù sa thường lắng xuống đáy dòng. Dần dà lượng phù sa tụ lại lớn đủ để bồi lên một bình nguyên.

Trầm Tích, Bồi tích

Bồi tích, trầm tích phù sa, trầm tích sông (tiếng Latin gọi là alluvion. alluvion is the name for an accession of land washed up on the sea-shore or on a river-bank by the waters.)
là các trầm tích, được hình thành, di chuyển và lắng xuống từ các dòng nước thường xuyên và/hoặc tạm thời trong các thung lũng triền sông hay vùng châu thổ.

Bồi tích:
Tạo ra các lòng sông, suối, các bãi bồithềm sông của các thung lũng triền sông. Bồi tích đóng vai trò quan trọng trong kết cấu phần lớn các thành hệ trầm tích lục địa.
Các trầm tích sông được hình thành và di chuyển:
  • Trong thời gian có nước lũ hay nước lớn, khi mực nước của các con sông lên cao, nước tràn lên thung lũng triền sông ở cả hai bờ và đất sét, bùn cùng các hạt cát, sỏi nhỏ trầm lắng xuống trên toàn bộ bề mặt của bãi bồi;
  • Trong sự dịch chuyển của các đoạn sông uốn khúc và sự tạo thành trầm tích xảy ra sau đó vì các bãi bồi ven lòng sông bị dịch chuyển theo các đoạn uốn cong dọc bờ mé trong của nó.

Thành phần và kết cấu của bồi tích biến đổi đáng kể theo kích thước và chế độ nước của dòng nước, địa hình của nguồn tích nước và các loại đá đã hình thành ra nó.
Trong bồi tích của các con sông đồng bằng là sự kết hợp có quy luật của:
  • Bồi tích lòng sông, được lắng xuống trong lòng bị dịch chuyển của dòng chảy (cát phân lớp xiên và sỏi);
  • Bồi tích bãi bồi, được tích lũy ở trên lòng sông trong thời gian nước lũ (chủ yếu là á cát /cát pha và á sét);
  • Bồi tích сổ, được trầm lắng xuống trong các lòng sông cổ (chủ yếu là á cát và á sét giàu chất hữu cơ).
Bồi tích của các con sông đồng bằng do đó có thành phần vật chất đồng nhất hơn, các trầm tích hạt mịn như sét, bùn, bột, cát chiếm ưu thế, thường gọi là phù sa hay sa bồi, sự phân lớp xiên thể hiện rõ. Bồi tích sông đồng bằng tạo thành nhiều cánh đồng màu mỡ.
Sự dịch chuyển bồi tích đóng vai trò chi phối trong các quy trình lòng sông

Trầm tích
Trầm tích được tạo nên trên các công trình chặn nước nhân tạo vì các công trình này giảm tốc độ dòng chảy của nước và dòng chảy không thể mang nhiều phù sa đi.
Trầm tích là các chất có thể được các dòng chảy chất lỏng vận chuyển đi và cuối cùng được tích tụ thành một lớp trên bề mặt hoặc đáy của một khu vực chứa nước như: biển, hồ, sông, suối,... Quá trình trầm tích là một quá trình tích tụ và hình thành các chất cặn lơ lửng để tạo nên các lớp trầm tích.
Các trầm tích cũng được gió và các tảng băng vận chuyển đi. Những khu sa mạc, hoang thổ là những ví dụ về trầm tích do gió tạo ra. Các vụ sụp đổ do trọng lực cũng tạo ra các trầm tích đá như ở các khu vực Karst topography (Carxto).
Ao, hồ, biển, sông là nơi tích lũy các lớp trầm tích theo thời gian. Các trầm tích đá có thể chứa hóa thạch. Các trầm tích cũng là nơi tạo ra các nhiên liệu hóa thạch như: than đá, khí thiên nhiên, dầu mỏ.

Các công trình nghiên cứu về việc khai thác trầm tích thuộc khu vực hạ nguồn sông Mekong:

Nghiên cứu mới nhất về việc khai thác cát tại hạ nguồn sông Mekong, Cửu long vào năm 2013 của nhóm nghiên cứu Jean-Paul Bravard, Marc Goichot et Stéphane Gaillot.
Geography of Sand and Gravel Mining in the Lower Mekong River
Nghiên cứu cho thấy những liên hệ của việc khai thác cát từ suốt ảnh hưởng đến việc xói mòn các bờ sông và biển của suốt đồng bằng sông Cửu Long, với những phương tiện khoa học nhóm nghiên cứu đã cho chúng ta thấy rõ một cách tường tận những vùng bị xói mòn do dòng sông không còn mang được phù sa kết thành bồi tích như quá trình vận hành nguyên thủy của thiên nhiên.

Báo cáo cho thấy:  Khai thác cát và sỏi quy mô lớn bắt đầu trong những năm 1990 dọc theo hạ lưu Mekong để cải tạo các vùng đất ngập nước và gia cố bờ sông, đặc biệt khu vực xung quanh Phnom Penh. Xói mòn đã trở nên nghiêm trọng ở châu thổ Mekong. Xói mòn quy mô lớn này có thể do các yếu tố khác nhau bao gồm các tác động của chuỗi đập thượng nguồn và các đập trên các phụ lưu, sự kiểm soát xói mòn đất nông nghiệp tốt hơn và trồng rừng được cải thiện, biến đổi khí hậu và tất nhiên là hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông.

Đánh giá này nhằm cung cấp định lượng ban đầu về khối lượng cát và sỏi khai thác từ ​​sông Mekong, xác định các vị trí và xu thế khai thác. Kết quả cho thấy việc khai thác cát đóng một vai trò quan trọng trong quĩ trầm tích sông Mekong và hoạt động này có thể là một trong những nguyên nhân gây xói lở bờ biển châu thổ.

Sông Mekong rất phức tạp về các dòng phù sa:

Các tài liệu khoa học và báo cáo của Ủy Hội Mekong chỉ ra rằng hầu hết vận chuyển trầm tích tại Pakse gồm bột và sét (150 đến 170 triệu tấn mỗi năm, trung bình trong 50 năm qua). Việc xây dựng các con đập thượng nguồn được hiểu là đã giảm khối lượng, nhưng không thay đổi thành phần dòng trầm tích. Một lượng lớn cát, sỏi tồn tại trong sông chính Mekong tại Bắc Lào và các doi cát cũng như cát từ đáy sông đã được khai thác. Một nghiên cứu thực hiện trong giai đoạn 2011-2013 cho WWF đã chứng minh rằng cát là một thành phần quan trọng của tổng vận chuyển phù sa. Cát vận chuyển lơ lửng trong nước lũ, nhưng đã không được quan trắc một cách hiệu quả do khó khăn trong việc lấy mẫu tổng hợp. Cát cũng vận chuyển xuống hạ lưu dưới dạng tải lượng đáy và ít được biết đến về tải lượng này. Công trình của Koehnken đã xác nhận sự hiện diện của cát dưới dạng lơ lửng trong nước lũ tại các trạm khác nhau của sông Mekong. Tuy nhiên, nếu cát có thể được coi là một thành phần trầm tích chính vận chuyển ra biển, lượng cát và sỏi nhỏ chính xác ra đến bờ biển vẫn chưa được biết. Việc quan trắc vận chuyển phù sa dựa trên các phương pháp cải tiến sẽ cho câu trả lời. Do đó, bước tiếp theo là định lượng một trong những yếu tố về qũi phù sa, tức là khối lượng phù sa khai thác.

Tại các khu vực đất thấp của Cambodia và Việt Nam, phổ biến việc san lấp mặt bằng, nâng cao đường giao thông và đê trên mực nước lũ. Tại Phnom Penh, các huyện gần sông Mekong cũng như các vùng trũng tự nhiên xung quanh đã được nâng lên trên mức nước lũ. Các hoạt động này sử dụng một khối lượng lớn cát khai thác trực tiếp từ lòng sông. Mạng lưới đường bộ ở vùng đồng bằng được mở rộng đáng kể và khả năng chống lũ trong thập kỷ qua đã sử dụng khối lượng cát rất lớn khai thác từ lòng sông.

Nhu cầu cát và sỏi từ nước ngoài cũng dẫn đến việc các doanh nghiệp qui mô khác nhau khai thác xuất khẩu. Diện tích của Singapore đã tăng 22% kể từ năm 1960, một phần là nhờ vào cát sông và cát biển nhập khẩu từ các nước khác nhau. Từ năm 2000, các quốc gia như Việt Nam, Indonesia và Malaysia đã cấm xuất khẩu cát sông và cát biển và nhu cầu này đang dịch chuyển sang các nước có khung thể chế yếu hơn, như Cambodia. Năm 2009, Cambodia cấm nạo vét sau khi tranh cãi quốc tế liên quan đến hoạt động nạo vét sông Tatai, ở tỉnh Koh Kong ở Tây Nam Cambodia. Tuy nhiên, nạo vét sông Tatai tiếp tục cung cấp cho Singapore với 6,4 triệu mét khối cát mỗi năm, bất chấp việc tăng chi phí khai thác cát ở đó.

Các cuộc khảo sát cho thấy tổng khối lượng 34.48 triệu m3 hoặc 55,2 triệu tấn (tỷ trọng 1,6 tấn trên mỗi mét khối cát khô) trầm tích được khai thác từ dòng chính Mekong ở Lào, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam trong 2011. Nếu tính riêng cát, chiếm 90% tổng khối lượng, thì lượng cát khai thác lên tới 31 triệu m3, tức là 49,6 triệu tấn trong năm 2011.

Địa lý các loại trầm tích cho thấy Cambodia khai thác lớn nhất trong năm 2011-2012 (60%). Việt Nam (22%) và Thái Lan (13%). Lào chỉ có 4%. Cần phải nhấn mạnh rằng kết quả này liên quan đến năm 2011 cho Lào, Thái Lan và Cambodia, và năm 2012 đối với Việt Nam.

Sự gia tăng trầm tích được các phương tiện khai thác cho biết trong đoạn nằm giữa Savannakhet và ranh giới giữa Cambodia và Việt Nam là đáng kể. Điều này có nghĩa là tài nguyên có trong thực tế tăng hay chỉ đơn giản là sự gia tăng hoạt động khai thác trong khu vực này?

Cần thiết đánh giá lại tải lượng trầm tích sông Mekong:

Khối lượng và trọng lượng khai thác thực tế (34,5 triệu m3, hay 55,2 triệu tấn) có thể cao hơn và vượt quá lưu lượng trầm tích hàng năm vì đáy sông đã bị thay đổi nghiêm trọng bởi sự khoét sâu. Lưu lượng trầm tích lơ lửng của sông Mekong thường được ước tính là 145-160 triệu tấn tại Kratie và chủ yếu gồm các “hạt mịn”, như bột và sét. Phần đóng góp cát lơ lửng trong tổng tải lượng là không rõ, nhưng được cho là bị giới hạn. 

Tác động của các đập của Trung Quốc đã được nhìn thấy như là một thành phần quan trọng trong sự biến đổi quĩ trầm tích. Thật vậy, chúng có thể ảnh hưởng đến sự vận chuyển các hạt lơ lửng mịn từ thượng nguồn mà không lắng đọng ở các vùng đất thấp của Cambodia. Tuy nhiên, chúng chưa ảnh hưởng đến sự vận chuyển cát vì vẫn có một lượng cát đáng kể di chuyển từ các dạng địa hình trong sông thuộc vùng núi cao của Lào. Tác động của các đập Lan Thương có lẽ là bị chậm lại liên quan đến cát thô và trung bình và một phần cát mịn.



Photo 1 - An extraction site (shovels and trucks) in a gravel bar downstream of Vientiane. 
People are collecting white stones (quartz) for decoration


Photo 6 - A Small pumping dredge, Basac channel, Vietnam

Tóm lược, trích dịch từ: Geography of Sand and Gravel Mining in the Lower Mekong River.
First Survey and Impact Assessment. EchoGéo 26  (2013) octobre 2013/décembre 2013.
Xem toàn văn bản báo cáo chi tiết tại nguyên tác nghiên cứu của: Jean-Paul Bravard, Marc Goichot et Stéphane Gaillot.

Đồng thời một báo cáo khoa học do nhóm nghiên cứu:
Scientific Reports 5, Article number: 14745 (2015)
http://www.nature.com/articles/srep14745
Công bố : 08-10-2015 có tựa đề:
Linking rapid erosion of the Mekong River delta to human activities

Liên hệ giữa xói lở nhanh ở đồng bằng Cửu Long và các hành động của con người
Trong bản nghiên cứu này, có những chứng minh liên hệ giữa xói lở một cách nhanh chóng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long do tác động của con người, một loại Nhân Tai thời đại do ngu dốt, thiển cận, ích kỷ vì tư lợi cho cá nhân phe nhóm đưa đến nghèo đói cho hàng triệu nông dân ngày đêm ngong ngóng chờ mùa nước nổi, nước lũ đem về phù sa bồi đấp những cánh đồng bát ngát đang khô cằn và nhiểm mặn. Với những “kế sách” chắp vá thiếu khoa học, và kết quả chẳng đặng đừng của nông dân đang phải phiêu bạt mưu sinh tìm sinh kế..

Vài đoạn tóm lược về bản nghiên cứu:

Trong khi dư luận quốc tế đang ngày càng quan tâm đến sự sống còn của các đồng bằng, thì Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), đồng bằng lớn thứ ba trên thế giới, với dân số đông đúc, được xem như vùng sản xuất lương thực quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á và là nơi tập trung đa dạng sinh học quy mô thế giới đang ngày càng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của con người và đang xuất hiện hiện tượng sụt lún và xói lở bờ biển. Ở thượng nguồn sông Mekong, đã có khá nhiều đập thủy điện được xây dựng và nhiều đập thủy điện khác đang nằm quy hoạch. Từ ảnh vệ tinh SPOT 5 có độ phân giải cao, chúng tôi đã định lượng được sự xói lở bờ biển và mất đất trên quy mô lớn trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến 2012, và sự ảnh hưởng đang diễn ra đối với hơn 50% của 600 km chiều dài bờ biển vốn đã và đang bị xâm thực mạnh mẽ. Hiện tượng xói lở xảy ra, mặc dù không có ghi nhận nào về sự thay đổi lưu lượng trên sông cũng như các điều kiện về sóng và gió trong thời gian nêu trên, được cho là có liên quan đến
(1) Sự suy giảm đáng kể trầm tích lơ lửng từ sông Mekong đến vùng ven bờ biển và sự suy giảm này có thể có mối liên hệ với việc các đập giữ lại trầm tích,
(2) Hoạt động khai thác cát vì mục đích thương mại trên quy mô lớn trên sông và dọc các kênh rạch ở vùng đồng bằng, và
(3) Lún đất do khai thác nước ngầm. Sự xói lở bờ biển đã là nguyên nhân gây ra sự di dân ở vùng ven biển.
Đây chính là mối hiểm họa khác nữa đối với sự toàn vẹn của vùng đồng bằng rộng lớn này của châu Á, giờ đây còn được xem là đặc biệt dễ bị tổn thương do hiện tượng sụt lún gia tăng, nước biển dâng, và tình trạng này trong tương lai sẽ nghiêm trọng hơn do các đập thủy điện.



Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam, đồng bằng lớn thứ 3 thế giới
a)     Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng lớn thứ 3 trên thế giới với diện tích 60.000 km2 và một hệ thống kênh rạch chằng chịt (nguồn: bản đồ nền của Hiệp hội địa lý quốc tế (National Geographic society)  và Viện nghiên  cứu  hệ  thống  môi  trường  (Esri), trên hệ tọa độ phẳng UTM múi chiếu 48N và WGS 84
Bản đồ thủy hệ và độ sâu lấy từ nguồn . Kênh rạch vẽ từ NatGeo_World_Map in ESRI ArcGIS 10.2 Desktop
         b)  Bản đồ gồm 5 trong 6 quốc gia thuộc lưu vực sông Mê Kông với hệ thống đập thủy điện hiện có .

Lưu lượng trung bình của sông Mê Kông tại Kratie, Cambodia là 14.500m 3 /s .
Chế độ thủy văn hàng năm theo mùa, với một mùa lũ gió mùa Tây Nam (từ tháng 5 đến tháng 10), khi đó trầm tích sông được vận chuyển theo 2 nhánh chính là Bassac (sông Hậu) và sông Mekong (sông Tiền) vào đồng bằng và vùng ven biển qua một số cửa sông (hình 1a).
Các ước tính về tải trầm tích lơ lửng trung bình hàng năm của sông Mekong đều không thật chính xác. Tùy thuộc vào các phép đo và phương pháp tính toán, lượng trầm tích được ước tính khoảng 50-160 Mt (triệu tấn). Khoảng ước lượng rộng này cũng ảnh hưởng đến việc ước tính lượng trầm tích bị giữ lại trước các đập thủy điện hiện có, được định lượng từ mức tương đối đáng kể đến mức không đáng kể.

 Lượng trầm tích qua mặt cắt Kratie đã được ước tính vào khoảng 3 triệu tấn/năm .
Lượng trầm tích bồi đắp cho Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam được ước tính thay đổi từ 1% vào năm lũ nhỏ đến 6% vào năm lũ lớn, tương ứng với lượng trầm tích do sông tải đến đo tại Kratie Ước tính tương tự cho vùng đồng bằng thuộc Cambodia là 19% đến 23%. Vào mùa nước lớn gió mùa Tây Nam, lượng bùn cát vận chuyển đến biển ước đạt 48-60% tổng lượng bùn cát tại mặt cắt Kratie .

 Theo dữ liệu ảnh vệ tinh MERIS trong 10 năm (2003-2012), nồng độ chất lơ lửng (suspended particulate matter, SPM) trung bình vào tháng 10 cho thấy vào mùa nước lớn, phần lớn lượng trầm tích này đọng lại ở vùng ven bờ gần các cửa sông, trong khi đó mùa nước kiệt (số liệu trung bình tháng 1) đặc trưng bởi sự vận chuyển trầm tích dọc bờ xuống phía Tây Nam (hình 2c).

Giai đoạn 2003-2012, hơn 50% chiều dài đường bờ 600km của Đồng bằng sông Cửu Long có hiện tượng xói lở với sự biến đổi đường bờ đáng chú ý. Mặc dù xói lở ở đoạn bờ Vịnh Thái Lan năng lượng thấp ít nghiêm trọng hơn nhưng hiện tượng này cũng đã xảy ra với trên 60% chiều dài 200km của đoạn bờ này. Sự biến động đường bờ đã dẫn đến việc mất một khối lượng lớn đất đồng bằng dọc theo bờ phía Biển Đông và phía Vịnh Thái Lan và đây là vấn đề đang nhận được mối quan tâm ở Việt Nam. Giai đoạn 2003- 2012, đồng bằng ven biển sông Mekong đã bị mất hơn 5 km 2 đất là hậu quả của việc biển tiến mạnh mẽ. Trong đó riêng giai đoạn 2007-2012, vùng đồng bằng này mất đi một diện tích tương đương với 1.5 sân bóng đá mỗi ngày. Con số này là đáng kể cho một vùng đồng bằng vẫn được biết đến là có xu thế biển tiến mạnh mẽ.


Hình 2. Lấn biển, lưu lượng, động lực trầm tích trước mặt đồng bằng và thủy động lực vùng đồng bằng sông Mê Kông

          a) Tổng diện tích đất lấn biển qua 3000 năm (Được sự cho phép của nhà xuất bản Elsevier; bản đồ nền của National Geographic và Esri)
Nguồn:
Thủy hệ và đẳng sâu trên bản đồ nền lấy từ tài liệu:
           b) Lưu lượng hàng tháng tại Kratie (xem hình 1b) lấy từ số liệu trong tài liệu.
           c) Vật chất lơ lửng (Suspended particulate matter – SPM) ở vùng đới bờ phía ngoài Đồng bằng sông Cửu Long được giải đoán nhờ máy phân tích phổ tạo ảnh có độ phân giải trung bình (MERIS) trên nền ảnh vệ tinh Envisat (được sự cho phép của Elsevier).
Nồng độ vật chất lơ lửng thu được từ 2.000 ảnh MERIS trong khoảng thời gian từ 2003 đến 2012, trùng với những năm có ảnh vệ tinh SPOT dùng để theo dõi sự biến động đường bờ. Các tác giả đã sử dụng ảnh MERIS làm tham số đầu vào, sử dụng các thuật toán khác nhau đã được kiểm tra bằng số liệu đo đạc trong nước biển ven bờ và nước biển ngoài khơi vùng Đồng bằng sông Cửu Long tháng 3 năm 2012 để chuyển đổi phổ phản xạ viễn thám, Rrs, thành SPM hoặc bbp (hệ số tán xạ ngược của vật chất lơ lửng – backscattering coefficient of suspended particulate matter). 

Hình 3. Đồ thị biểu diễn tốc độ biến đổi đường bờ (m/năm, sai số ± 0.5 m/năm) và diện tích vùng bờ (km 2 /năm, sai số ± 0.005km 2 /năm) vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2003-2011/2012 phân tích từ ảnh vệ tinh có độ phân giải cao SPOT 5 . 






Sự sụt giảm liên tục gần đây của mật độ trầm tích lơ lửng ở ngoài khơi vùng đồng bằng được cho chủ yếu do sự giữ lại trầm tích của đập, và cũng xác nhận cho các kết luận của một nghiên cứu, lượng trầm tích đáng kể bị giữ lại bởi các đập trên toàn lưu vực sông Mê Kông. Mặc dù có một sự đồng thuận, tuy nhiên, về tác động tiêu cực của các đập hiện có và các đập dự kiến xây dựng đến lượng trầm tích sông Mê Kông bồi đắp cho vùng đồng bằng , do ước tính không thật chính xác về tải trầm tích trên sông Mê Kông cho vùng đồng bằng của nó, do đó dẫn đến ước lượng không chắc chắn về lượng trầm tích bị giữ lại phía sau các đập, nên cũng không thể chỉ ra mối liên hệ giữa sự xói lở hiện nay ở đồng bằng và sự tồn tại của các đập thủy điện hiện hữu.

Tuy nhiên, các đập thủy điện lại không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến sự suy giảm lượng trầm tích cung cấp cho vùng bờ. Việc khai thác cát quy mô lớn ở lòng sông Mekong, cũng dẫn đến việc giảm đáng kể nguồn cung cấp trầm tích đáy đến vùng bờ, và điều này cần được xem như là một mối quan ngại lớn đến sự ổn định của đường bờ đồng bằng, đặc biệt ở đoạn bờ cửa sông đồng bằng Mekong (DDM), nơi có nhiều trầm tích lắng đọng lại nhất.
Trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2012, hàng năm, lượng trầm tích bị khai thác vào khoảng 27 triệu m 3 (khoảng 57 Mt), trong đó 86% là cát . Tốc độ khai thác này cao hơn khoảng 20 lần so với lượng bùn cát ước tính sông Mekong tải hàng năm đo đạc tại trạm tại Kratie .


So sánh sự thay đổi độ sâu đáy trong 10 năm (1998-2008) của 2 phụ lưu là sông Bassac (sông Hậu) và sông Mỹ Tho cho thấy lượng bùn cát đáy mất đi khoảng 200 triệu m3. Những tổn thất về trầm tích đáy này xảy ra dọc theo phần lớn các nhánh của hai phụ lưu nêu trên, nguyên nhân được nhận định là do khai thác cát đáy quy mô lớn. Hoạt động khai thác khoáng sản này đã tạo ra nhiều lạch sâu và hố sâu trong lòng sông, nhiều chỗ sâu tới 15m, sâu hơn cao trình đáy của các nhánh sông tự nhiên tại Cambodia , đặc biệt là ở Việt Nam đã có lạch sâu nhất tới 45m được tạo ra trong khoảng thời gian từ năm 1998 đến năm 2008 . Các hố và lạch sâu được tạo ra trong quá trình khai thác cát quy mô lớn lại trở thành các bẫy trầm tích trong quá trình di chuyển xuống hạ lưu vào mùa nước lớn. Đây rất có thể là nguyên nhân làm giảm lượng trầm tích bồi đắp cho đoạn bờ cửa sông đồng bằng (hình 6).


Khai thác cát cũng có thể làm tăng xâm nhập mặn ở các kênh nội đồng vào mùa khô, cũng chính là quá trình thủy triều vận chuyển trầm tích ngược dòng. Sự vận chuyển trầm tích ngược dòng từ vùng cửa sông chiếm ưu thế vùng hạ lưu sông Mekong vào mùa khô, khi lưu lượng nước sông thấp, nước mặn đã xâm nhập sâu tới 40km. Lòng sông sâu hơn cũng tạo điều kiện cho xâm nhập mặn mạnh mẽ hơn và trầm tích bẫy lại nhiều hơn tại biên mặn trên tại vùng cửa sông hình phễu.

Hai vấn đề cuối cùng, không liên quan đến xói lở và các hoạt động của con người ở vùng đồng bằng đông dân cư này là
1)     tác động của việc phá hủy rừng ngập mặn trên quy mô lớn và
2)  tác động liên kết giữa sụt lún nhanh chóng và các kênh rạch lên sự lưu giữ và cung cấp bùn đến vùng bờ biển .
    3) Hệ thống rừng ngập mặn dọc đoạn bờ bùn Biển Đông và Vịnh Thái Lan được phân vào loại ―rừng ngập mặn ven bờ‖ phân bố ở một dải hẹp ven biển.
Xói lở bờ biển ở vùng đồng bằng thiếu trầm tích sẽ tăng lên, tạo ra sự thay đổi địa mạo quy mô lớn đi kèm với mất diện tích đất và tài nguyên tại vùng đồng bằng lớn thứ ba trên thế giới này.
Hiểu được mối liên hệ giữa sự xói lở ở Đồng bằng sông Cửu Long và nguồn cung cấp trầm tích sụt giảm do các đập thủy điện, khai thác cát trên sông, sụt lún, và các tác động của việc thay đổi lượng phù trầm tích đang suy giảm giữa vùng đồng bằng và bờ biển, chúng ta thấy việc làm cấp thiết hiện giờ là hiểu rõ hơn về khả năng dễ bị tổn thương của vùng đồng bằng rộng lớn này. Sự hiểu biết này, được củng cố bằng các phương pháp đo dòng trầm tích đáng tin cậy, là cần thiết để tìm kiếm giải pháp để giảm thiểu tính dễ tổn thương của Đồng bằng sông Cửu Long.

Đọc toàn văn bản báo cáo nghiên cứu :

Trầm tích trên các nguồn phu lưu của sông Mekong trên lãnh thổ Viêt Nam

"Ở lưu vực sông Mekong, có hai nguồn trầm tích chính: đó là lưu vực sông Lan Thương và vùng ‘3S’ gồm 3 dòng nhánh của sông Mekong là Sekong, Sesan, Srepok. Hai nguồn trầm tích này đạt 70% lượng trầm tích tìm thấy ở sông Mekong. Số liệu về trầm tích ước tính khoảng 150 đến 170 triệu tấn/năm (Source: CEWAREC.ORG)"
http://mekong-cuulong.blogspot.com/2016/03/chuong-3-vi-tri-ia-ly-dong-song-mekong.html

Sông Sê San có một số đập đã được xây dựng, trong đó nổi tiếng bắt đầu với đập Yali 720 MW xây từ năm1996. Tính tới năm 2003, trong lưu vực đã có ít nhất 238 “công trình thủy lực” bao gồm: khoảng 175 đập dâng và 60 hồ chứa có quy mô nhỏ và vừa 186 . Mười năm sau, con số này đã tăng lên, mặc dù không có con số cập nhật đối với các công trình nhỏ. Kể cả Yali, hiện có 8 nhà máy thủy điện quy mô lớn trong lưu vực, một nhà máy đang được xây dựng, và 5 dự án đang trong các giai đoạn khác nhau của quy hoạch 187 . Tuy hiện chưa có đập thủy điện lớn nào ở Cambodia, nhưng dự án Hạ Sê San/Srêpôk 2 hiện đang được xây dựng và sẽ bổ sung công suất 400 MW cho Cambodia khi hoàn thành vào năm 2017.
 

Trên sông Srepok cũng có một số lượng lớn đập thủy điện và nhiều trong số đó mới được xây dựng trong những năm gần đây. Tính đến cuối năm 2014 đã có 7 đập thủy điện công suất trên 10 MW, 1 đập đang xây dựng và 6 đập đang trong các giai đoạn quy hoạch khác nhau .
Ngoài ra, một số lượng lớn chưa xác định các đập thủy nông đã được xây dựng trong lưu vực Srepok. Đến nay, nhiều công trình hạ tầng đã được thực hiện ở Việt Nam, nơi có độ dốc lớn hơn phần hạ lưu ở Cambodia. Dự án đập Hạ Sê San/ Srepok 2 sẽ là dự án lớn đầu tiên được xây dựng trên phần Cambodia trong lưu vực, và sẽ bổ sung 400 MW khi hoàn thành. Số lượng đập trong lưu vực Srepok đưa lưu vực có chỉ số thủy điện cao trong lưu vực Mekong. Nghiên cứu của Cochrane và cộng sự, (2010) phát hiện ra là chỉ với các đập hiện có, chế độ dòng chảy đã bị thay đổi, với lưu lượng tăng gấp đôi trong mùa khô và làm thay đổi 8% dòng chảy (mùa khô) trên dòng chính sông Mekong tại Stung Treng.

Đập thủy điện hạ nguồn Sesan 2, Lower Sesan 2 Dam và  3 dòng sông huyết mạch tại Tây Nguyên
Trầm tích phù sa của sông Mekong có vai trò huyết mạch đối với các hệ sinh thái của vùng đồng bằng, đây là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản, và duy trì các vùng đất ngập nước ven biển.
Việc giảm trầm tích trong nước sông do xây dựng các đập nước, các công trình giao thông đường thủy và các công trình kiểm soát lũ đã gây ra hiện tượng lún sụt hoặc nhấn chìm đất bề mặt, làm tăng mức độ dễ bị tổn thương của các vùng châu thổ dưới tác động của mực nước biển dâng cao. Việc trầm tích bị ngăn lại ở thượng nguồn trước khi chúng có thể di chuyển đến các vùng đồng bằng châu thổ có thể gây ra các hậu quả không lường trước được như mất đất, xói mòn bờ biển và các đô thị ở vùng thấp càng dễ bị lũ lụt đe dọa hơn.

Tê nạn phá rừng, trong 23 năm qua, Tây Nguyên mất hơn 1 triệu ha rừng do chuyển sang trồng cao su, làm thủy điện, nạn phá rừng theo như bài báo của tờ Lao Động ngày 5 tháng 9 vừa qua, cho thấy những nhìn nhận của tập đoàn cầm quyền hiện nay, chỉ biết khai thác những tài nguyên thiên nhiên sẵn có, bất chấp tai họa giáng xuống cho người dân dù đang sinh sống ở Tây Nguyên và dẫn đến hệ lụy tận Đồng Bằng Sông Cửu Long.


20 năm, mất cả triệu hecta rừng
Những cơn mưa đầu mùa chưa đem đến lợi ích, thì người đã phải gánh chịu những trận lũ tràn ngập ruộng vườn, như mới đây vụ việc vỡ ống dẫn nước của đập thủy điện Sông Bung 2, từ đó cho thấy, lợi ích của tập đoàn cầm quyền là trên hết…


Vỡ cống Đập thủy điện Sông Bung  2: Đổ thừa thiên tai!
Bao nhiêu con đập đã từng vỡ đê hồ chứa, bao nhiêu tai họa giáng xuống cho người dân, một loại tai họa do con người làm ra. Do đám người ngu dốt, không màng đến đồng bào ruột thịt chỉ biết đến vinh thân phì da, bóc lột dân lành…tạo bất ổn, sinh linh đồ thán trên toàn cõi đất nước.


Các vụ vỡ đê và đập thủy điện ở Việt Nam
Đây là tội ác nhân loại và những người chủ trương, thực hiện những loại nhân tai này phải ra trước toà án  quốc tế , những nguồn thu nhập được do nhũng âm mưu này phải được đền trả bù đắp cho những mất mát cho đồng bào nạn nhân.


Tội ác nhân loại
Tòa Hình sự Quốc tế - ICC hôm qua lên tiếng cho biết sẽ tăng cường tập trung vào những vụ việc hủy hoại môi trường và cướp đất xem như đó có thể là những tội ác chống lại con người.
Đây được cho là chính sách mới của ICC.
Giám đốc Điều hành của tổ chức bảo vệ môi trường Global Witness, bà Gillian Caldwell, lên tiếng hoan nghênh quyết định được các công tố viên của ICC đưa ra. Và cũng theo bà Gillian Caldwell thì các nhà chính trị và giới chủ nhân các công ty tòng phạm trong những vụ cướp đất đai, phá rừng nhiệt đới hoặc làm nhiễm độc nguồn nước có thể sẽ bị đưa ra tòa ở La Haye như những kẻ tội phạm hay những nhà độc tài khác.
Tòa Hình sự Quốc tế - ICC có trụ sở đặt tại La Haye, Hòa Lan và từ năm 2002 bắt đầu hoạt động xét xử những tội ác nặng nề nhất trên thế giới.


Bản tin của RFA ngày 16 tháng 9 năm 2016
ICC prosecutors put new focus on ecological harm, land grabs

15th September 2016,
Prosecutors at the International Criminal Court Thursday said they would boost their focus on environmental destruction and illegal land grabs as possible crimes against humanity, in what may prove a warning to big business.
In a new ICC internal policy, chief prosecutor Fatou Bensouda said her office would "give particular consideration" to crimes committed by or resulting in "the destruction of the environment, the illegal exploitation of natural resources or the illegal dispossession of land".


Tài liệu đọc thêm liên quan đến Phù Sa, Trầm Tích và Bồi Tích:
-         Trầm tích và quản lý trầm tích lưu vực sông Mekong và Đồng Bằng sông Cửu Long của Việt Nam
-         Sand and Gravel mining in Mekong river - Results of the 2011 WWF survey
-         Suspended Sediment Load Monitoring Along the Mekong River from Satellite Images
-         Linking rapid erosion of the Mekong River delta to human activities


Lymha tháng 9 -2016



No comments:

Post a Comment