Monday, September 26, 2016

BÁO CÁO MỚI NHẤT CỦA UNICEF VỀ TÌNH HÌNH KHẨN CẤP THIẾU NƯỚC SẠCH VÀ XÂM NHẬP MẶN TẠI VIỆT NAM



NHÀ NƯỚC HÃY QUAN TÂM ĐẾN SỰ SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN Ở 52 TỈNH/THÀNH TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN

BÁO CÁO MỚI NHẤT CỦA UNICEF VỀ tình hình cần viện trợ nhân đạo tại Việt Nam như sau:
- 520.000 trẻ em bị ảnh hưởng trong số 2.000.000 người bị ảnh hưởng
- 600.000 cây trồng bị hư hỏng
- 1.750.000 người bị mất thu nhập
- 52 tỉnh (với 18 tỉnh bị ảnh hưởng nhiều nhất) bị ảnh hưởng.

Những điểm nổi bật của bản báo cáo: 

- Kể từ tháng 1/2016, hạn hán dữ dội và xâm nhập mặn đã gây ra ảnh hưởng nặng nề hơn 2 triệu người ở 18 tỉnh. 

- Nước đã đủ đáp ứng do lượng mưa theo mùa ở đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên. Tuy nhiên, nhu cầu về nước sạch và an toàn là cần thiết cho nhu cầu tiêu dùng của các hộ gia đình. Thiếu nước uống an toàn và điều kiện vệ sinh kém gây ra nguy cơ sức khỏe cho cộng đồng cao. Hiệu quả của tình trạng này đối với các hộ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng và vẫn cần những biện pháp thích hợp hơn và hỗ trợ đặc biệt về lọc nước, thúc đẩy việc giữ vệ sinh, hỗ trợ dinh dưỡng và phục hồi sinh kế. 

- Báo cáo Chính phủ ngày 7/7/2016 chỉ ra rằng tại 10 tỉnh mục tiêu nơi UNICEF đang làm việc, tổng số 202.472 hộ (911.124 phụ nữ, nam giới và trẻ em) vẫn đang bị ảnh hưởng những vấn đề về nước.

*** Nhân đây, cũng xin chuyển đến qúi vị bài viết sau được chuyển dịch từ vài nguồn tin đáng tin cậy về tầm quan trọng của dòng sông Cửu Long đối với nông nghiệp và cuộc sống của hàng triệu người Việt Nam. Đứng trước những tác hại nghiêm trọng của việc xây dựng thêm các đập nước dọc theo dòng Mekong và sự kiểm soát lớn của Trung Quốc trên dòng Mekong, ngành nông nghiệp (chiếm gần 20% GDP của nền kinh tế) và cuộc sống của hàng triệu người Việt Nam sẽ NGÀY CÀNG KHÓ KHĂN VÀ VẤT VẢ.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA MEKONG DELTA, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.

- Kéo dài từ thượng nguồn, cao hơn ba dặm trên mực nước biển tại tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc, đến đồng bằng ở Việt Nam, những con sông Mekong chạy hơn 4.300 km. Nó hỗ trợ cho dân địa phương hiệu quả nhất trên thế giới và đầu nguồn có sự đa dạng sinh học với những cảnh quan tuyệt đẹp. Tuy nhiên, những Quốc Gia Mekong, cựu thể là Trung Quốc, Lào và Campuchia, không xem các dòng sông như cái neo vững chắc cho một trong những hệ sinh thái lớn nhất thế giới, nhưng như những khẩu pháo của riêng họ.

The Diplomat – “TRUNG QUỐC & DÒNG MEKONG: CỬA XÃ LŨ CỦA QUYỀN LỰC” Professor Peter Navarro, University of California
– “TRUNG QUỐC & EL NINO ĐANG GIẾT CHẾT DÒNG SÔNG CỬU LONG”
- Theo The Diplomat: "Sáng kiến xây dựng các đập nước của Trung Quốc chỉ làm trầm trọng thêm nạn hạn hán tại Đông Nam Á. Hầu như tất cả các nguồn cung cấp nước ngọt tại khu vực Đông Nam Á bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng và Tân Cương của Trung Quốc. Năm 1949, Trung Quốc có khoảng 22 đập; ngày nay, ước tính có khoảng 90.000 con đập. Trung quốc hiện nắm giữ quyền sinh sát trên các dòng chảy của sông Cửu Long. Dòng Mekong là huyết mạch của Đông Nam Á. Nó còn nuôi sống các quốc gia, cung cấp vụ mùa bội thu lúa mỗi năm.

Theo AFP, ông Lê Anh Tuấn, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu tại Đại học Cần Thơ, cho biết LÊN ĐẾN 50% CỦA 2,2 TRIỆU HA ĐẤT CANH TÁC Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG ĐÃ BỊ TRÚNG MẶN VÌ HẠN HÁN. Hạn hán và El Nino chỉ làm trầm trọng thêm những nỗi âu lo nông nghiệp về sự kiểm soát của Trung Quốc đối với tài nguyên nước của châu Á.” 

- 10/5/2016 theo tổ chức IRIN, TRUNG QUỐC đã xây dựng 6 ĐẬP THỦY ĐIỆN ở phần phía trên của dòng Mekong; Lào và Campuchia ĐANG CÓ KẾ HOẠCH XÂY DỰNG 11 ĐẬP, cùng với hơn hàng chục đập khác trên các nhánh sông chính. Mặc dù nhu cầu năng lượng trong khu vực sông Mekong đang tăng cao, các đập thủy điện này sẽ không thể thỏa mãn nhu cầu đáp ứng năng lượng này. THAY VÀO ĐÓ, CÁC ĐẬP THỦY ĐIỆN ĐE DỌA TRỮ LƯỢNG CÁ, ĐẤT NÔNG NGHIỆP, VÀ CÓ THỂ ĐỂ LẠI HÀNG TRIỆU NGƯỜI NGHÈO, ĐÓI, VÀ BỊ DI DỜI. Trung Quốc và Lào sẽ gặt hái những lợi ích; Campuchia và Việt Nam SẼ PHẢI HỨNG CHỊU NHỮNG THIỆT HẠI. Tại Thái Lan, nông dân đang phải vật lộn với hạn hán và 21 người đã thiệt mạng trong một làn sóng hơi nóng, TRONG KHI KHOẢNG HAI TRIỆU NGƯỜI ĐANG THIẾU NƯỚC UỐNG TẠI VIỆT NAM. Theo Liên Hiệp quốc, độ thấp của dòng sông cũng đã cho phép nước mặn xâm nhập sâu hơn vào thượng nguồn trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam so với bình thường, và 10% CỦA NHỮNG CÁNH ĐỒNG LÚA CỦA ĐẤT NƯỚC NÀY ĐÃ BỊ PHÁ HỦY.”

- 16/8/2016 Báo Tuổi Trẻ viết: "Các nhà khoa học cảnh báo sông Tiền (dài 250km) và sông Hậu (dài 200km) ngày càng bị sâu thêm, thay vì được bồi lắng như trước đây. Trong khoảng 10 năm gần đây hai sông này sâu thêm từ 5-7m, MÀ NGUYÊN NHÂN GÂY RA LÀ DO VIỆC KHAI THÁC CÁT BỪA BÃI VÀ XÂY CÁC ĐẬP THỦY ĐIỆN TRÊN DÒNG CHÍNH MEKONG. Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện là trưởng nhóm chuyên gia VN thực hiện công trình Đánh giá môi trường chiến lược 11 đập thủy điện dòng chính Mekong năm 2010, các đập thủy điện ở Trung Quốc làm giảm 50% lượng phù sa mịn đến ĐBSCL. Trong khi các địa phương đang khai thác lòng sông vô tội vạ.”

- 15/8/2016 hãng tin ALJAZEERA: “Xây dựng thêm các đập nước dọc sông Cửu Long sẽ PHÁ HỦY KẾ SINH NHAI CỦA HÀNG TRIỆU NGƯỜI, theo một báo cáo của chính phủ Việt Nam. Việt Nam đã kêu gọi tạm hoãn mười năm xây dựng đập nước trên dòng chính, nhưng đã bị bỏ qua. Những người phản đối cho rằng có những điều vẫn chưa được minh bạch xung quanh các giao dịch và chính những người sống ở vùng đồng bằng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

- Giáo Sư, Peter Navarro, của University of California, phân tích: "Quốc gia có nguy cơ rủi ro cao nhất từ những đập thuỷ điện của Trung Quốc trên dòng sông Cửu Long KHÔNG PHẢI LÀ Campuchia, NHƯNG LÀ VIỆT NAM, trạm "dừng chân cuối cùng" của dòng Mekong trên dòng chảy tới biển Đông. Nếu có ai đó nghĩ rằng dòng Mekong hùng mạnh không thể bị khô đi trong một khoảng thời gian nhất định khi nó tiếp cận Việt Nam, thì hãy nhớ đến dòng sông một thời hùng mạnh, sông Hoàng Hà ở phía bắc Trung Quốc, hiện tại đã bị khô cạn hơn hai trăm ngày một năm.

Trong thời đại của El Niño, hồi chuông báo tử cho dòng Cửu Long đã bắt đầu phát lên âm thanh. Câu hỏi duy nhất là liệu Trung Quốc sẽ tiếp tục xây dựng các đập thủy điện đáng nguyền rủa làm ảnh hưởng đến các quốc gia thiếu nước, không chỉ của khu vực Đông Nam Á, nhưng còn có Ấn Độ và Bangladesh. El Niño hạn hán năm nay đã đặt một dấu chấm than đến cái chết từ từ của dòng sông Cửu Long, đang được quản trị bởi Trung Quốc, là đất nước luôn đói nước và điện. Vấn đề cốt lõi là việc xây dựng con đập khổng lồ của Trung Quốc đã đẩy một phần của dòng sông Cửu Long xuống mức thấp nhất trong gần một trăm năm.”

No comments:

Post a Comment