Thursday, September 1, 2016

Nhứt phá sơn lâm.. những con số biết nói.



"Nhứt phá sơn lâm, nhì đâm hà bá" là câu tục ngữ mà người xưa dùng để cảnh báo hai tội ác đưa đến quả báo nặng nề.
“Phá sơn lâm” là phá rừng, phá môi trường sống của sinh vật, biết bao nhiêu sinh mạng các loài, không còn rừng nữa, không còn nơi sinh sống, không còn thực phẩm, nguồn nước…tất yếu sẽ chết hàng loạt, chết hết,  coi là tội lỗi số một. “Phá sơn lâm” là sát sinh gián tiếp, là sát sinh hàng loạt, sát sinh ở quy mô lớn.
“Đâm hà bá”, đánh bắt cá,  nhưng còn sông, còn biển thì cá tôm còn có thể sinh sôi được, nhưng cái kiểu làm ô nhiễm sông biển đến nỗi không còn sinh vật nào sống được, vỏ tàu sắt còn bị ăn mòn, như trường hợp Vũng Áng cũng là “phá sơn lâm”, là diệt chủng và tận diệt.

Vài con số biết nói…
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Việt Nam, trong 4 năm (2007-2011) diện tích rừng ở 5 tỉnh Tây Nguyên đã bị mất gần 130.000ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên trên 107.000 ha, rừng trồng trên 22.000 ha.
Theo báo cáo năm 2005 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) thì Việt Nam là nước có tỷ lệ phá rừng nguyên sinh cao thứ 2 trên thế giới chỉ sau Nigieria.

Deforestation tables and charts for Viet Nam
Deforestation data for Viet Nam , 1990-2005. Viet Nam 's data is derived from the FAO.
Forest Cover (hectares): 12,931,000
Forest Cover (as % of total land area): 39.7
Other wooded land (hectares): 2,259,000
Other land with tree cover (hectares):
Total land area (hectares): 33,169,000




Chart: Primary forest cover in Viet Nam 1990-2005

Năm 1990 rừng việt Nam là 384.000 ha.
Năm 2005 rừng Việt nam còn 85.000 ha.
Chỉ trong vòng 15 năm, 99.000 ha rừng bị triệt hạ.

All data derived from the Forest Resources Assessment and the State of the World's Forests published by the U.N. Food and Agriculture Organization (F.A.O)

Theo thống kê của Bộ NN & PTNT Việt Nam , hiện có tổng diện tích rừng là 13.118.773 ha, trong đó rừng tự nhiên là 10.348.591 ha và rừng trồng là 2.770.182 ha. Trong số đó, hơn một nửa diện tích rừng tự nhiên của nước ta thuộc loại rừng nghèo hoặc tái sinh, trong khi rừng già và rừng tán kín chỉ chiếm trên 9%

Và cũng theo thống kê của Cục Kiểm lâm thì vào năm 2010 cả nước có 1.553,68 ha rừng bị chặt phá và 5.364,85 ha rừng bị cháy. Độ che phủ rừng ở khu vực miền trung bị suy giảm nghiêm trọng nhất. Độ che phủ của rừng cả nước thời điểm 2010 chưa tới 40%.
Nhờ gia tăng các phương án trồng rồng mà đến nay độ che phủ rừng đã cải thiện một chút, lên 41%.
Trong khi các dự án trồng hàng ngàn ha rừng mới, thì lại cũng có hàng ngàn ha rừng bị tàn phá, khiến cho các cánh rừng lâu năm không còn, thay vào đó là rừng mới, không thể thay thế cho loại rừng già lâu năm được.

Tác hại của nạn phá rừng đầu nguồn ở VN
Theo báo cáo mới nhất của Chương trình Lương thực Thế giới (FAO), VN là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thiên tai, đặc biệt là mưa bão và lũ lụt. Mưa bão xảy ra trên lãnh thổ VN ngày càng tăng cả về tần suất và sự nguy hại, đang trở thành mối đe dọa thực sự đối với cuộc sống của con người và sự phát triển của nền kinh tế.


Bên cạnh những nguyên nhân như đặc điểm địa lý, biến đổi khí hậu khiến tình trạng mưa lũ ở VN ngày càng trở nên khốc liệt, còn có nguyên nhân trực tiếp của con người. Nạn phá rừng đầu nguồn để khai thác gỗ, phát triển nông nghiệp, thủy điện… làm thảm thực vật trên lưu vực ngày càng giảm dẫn đến khả năng cản dòng chảy kém, lũ tập trung nhanh hơn.


Trung tuần tháng 10 vừa qua, trên địa bàn nhiều tỉnh miền Trung đã diễn ra mưa lụt nhiều ngày liên tiếp gây thiệt hại nặng nề về người và của. Đợt mưa lũ lần này được các ngành chức năng đánh giá là trăm năm mới có một và đưa ra kết luận, là do nạn chặt phá rừng đầu nguồn. Khi rừng đầu nguồn bị chặt phá, cường độ của lũ lụt đi nhanh, làm cho nước dâng cao rất nhanh. Cây rừng ngăn lũ lụt, thiên tai thất thường. Khi nước lũ dâng cao, cây rừng cản sức nước và rễ cây sẽ hút phần nào nước lũ. Có cây rừng, sức nước đỡ mạnh hơn, cây rừng chắn gió và làm suy yếu sức mạnh tại những vùng bão đi qua. 
Theo các nhà khoa học, việc nhiều diện tích rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ ở các tỉnh miền Trung bị san bằng nhường chỗ cho thủy điện đang làm mất khả năng điều tiết nước thượng nguồn khi mưa lớn, đây là một nguyên nhân chính khiến lũ lụt ngày thêm trầm trọng.

Tuy là một hiện tượng xảy ra phổ biến ở hầu hết mọi nơi trên thế giới nhưng phá rừng lại được quan niệm theo nhiều cách khác nhau.
  • Phá rừng là quá trình chuyển đổi hay sự thay đổi của lớp phủ mặt đất từ rừng sang các trạng thái khác (Palo et al., 1987; Turner & Meyer, 1994).
  • Phá rừng là thuật ngữ mô tả sự thay đổi hoàn toàn trong sử dụng đất từ rừng sang nông nghiệp, bao gồm cả canh tác nương rẫy và chăn thả, hay sử dụng đô thị. Nó không bao gồm rừng đã bị khai thác (thậm chí chặt trắng) và để cho tự tái sinh (WRI, 1992:118).
  • Phá rừng mang nghĩa hủy hoại hay làm mất đi thảm cây. từ làm mất hoàn toàn hay vĩnh viễn thảm cây cho đến những thay đổi nhỏ trong thành phần sinh thái (Angelsen, 1995).
Tốc độ phá rừng nhiệt đới hàng năm giai đoạn 1981-1990 là 0,8% hay 15,4 triệu hecta/năm, trong đó châu Á có tỷ lệ mất rừng cao nhất (1,2%). Riêng đối với Việt Nam, trong vòng nửa thế kỷ từ 1943 đến 1993 có khoảng 5 triệu hecta rừng tự nhiên bị mất, nghĩa là tốc độ phá rừng hàng năm ở Việt Nam vào khoảng 100.000 hecta.

Các hồ chứa nước tại các đập thủy điện đang là một tai họa khi mùa khô đến, hồ chứa tại các đập thủy điện phải chứa đủ trữ lượng để vận hành các turbin phát điện, tùy vào công xuất của đập mà hồ chứa được xây dựng, rừng bị phá bỏ để xây dựng hồ chứa đồng nghĩa với làm mất đi khả năng điều tiết nước vào mùa mưa và đồng thời nước của dòng sông được giữ lại tại các hồ chứa góp phần cho việc thiếu nước ở hạ nguồn vào mùa khô.

Những con số biết nói:
Dung tích chứa của hồ chứa PleiKrông là 942 triệu m3 nước.
PleiKrông là hồ chứa đầu nguồn, bên cạnh việc cung cấp nước phục vụ việc phát điện cho Nhà máy Thủy điện PleiKrông còn có vai trò cung cấp nước cho 6 nhà máy thủy điện khác phía dưới hạ lưu của dòng Sê San.
Nhà máy thủy điện Ialy được điều tiết bởi hồ chứa Ialy có dung tích 779 triệu m3 kết hợp với 942 triệu m3 của hồ PleiKrông
Đập thủy  điện Sê San 3, trên sông Sê San, huyện Chưphảh, tỉnh Gia Lai, Việt Nam với dung tích chứa 38 triệu m3
Đập thủy điện Sê San 3A Diện tích lưu vực: 8084 Km². Dung tích toàn bộ hồ chứa: 80,6 triệu m³.
Dự án thuỷ điện Sesan 4 là bậc thang cuối cùng trên sông Srêpok.
Diện tích đất chiếm đất vĩnh viễn của dự án dự kiến là 556,72 ha, trong đó Huyện Buôn Đôn là 447,87 ha, huyện Cư Jút là 108,85 ha. Dung tích toàn bộ hồ chứa là 31 triệu m3, diện tích mặt hồ 375 ha. 



"Nguồn nước ở thượng nguồn Mekong...không hẳn là nguy cơ gây ra hạn hán cho Đồng Bằng Cửu Long..."
Hạn hán là một thời gian kéo dài nhiều tháng hay nhiều năm khi một khu vực trải qua sự thiếu nước. Thông thường, điều này xảy ra khi khu vực đó luôn nhận được lượng mưa dưới mức trung bình, làm giảm hàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất
Hạn hán có thể tác động đáng kể lên hệ sinh thái và nông nghiệp của vùng bị ảnh hưởng. Mặc dù hạn hán có thể kéo dài nhiều năm, nhưng một trận hạn hán dữ dội ngắn hạn cũng có thể gây ra thiệt hại đáng kể và gây tổn hại nền kinh tế địa phương.
Dữ kiện lưu lượng của Ủy hội sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) cho thấy các đập thủy điện trên dòng chánh Mekong ở Trung Hoa hay trên phụ lưu trong hạ lưu vực Mekong không phải là nguyên nhân duy nhất. Cũng không phải do hạn hán (hay thay đổi khí hậu) vì ĐBSCL hiện đang ở trong mùa khô.


Đồ biểu trên đây cho thấy mực nước đo được từ ngày 15 tháng 8 và dự báo đến ngày 21 tháng 8 cho thấy:
Ngày 15 tháng 8:
Tại Luang Prabang 13.40 mét.
Tại Vientiane 7.73 mét
Tại Pakse 6.95 mét
Prek Kdam ( Tonle Sap) 4.41 mét
Và mực nước khi vào Việt nam đo được:
Tại Tân Châu 1.53 mét
Tại Châu Đốc 1.37 mét

Cũng theo báo cáo của Ủy Hội Mekong từ May 1 - July 23, 2016

Mực nước tại Prek Kdam ( Tonle Sap) luôn luôn cao hơn 1 mét thì mực nước tại Tân Châu và Châu Đốc luôn luôn nằm dưới 1 mét, có lúc như ngày 21 tháng 6, mực nước thấp âm 3 tấc. 
(trừ 0.3 mét). Khoảng cách từ Prek Kdam tới Châu Đốc là khoảng 146 Km.

 “Thủ phạm” chính là việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong của Lào, Thái Lan, và Cambodia; lên đến 2.991 m3/sec tức 49% lưu lượng sông Mekong tại Kratié. Đó là chưa kể lượng nước do Cambodia sử dụng cho các dự án thủy nông ở hạ lưu Kratié.
Và hiện nay việc khai thác cát ở lòng sông để xây dựng các công trình phát triển đô thị tại Cambodia là một vấn nạn quan trọng cho việc ngăn cản dòng nước về tới Đồng Bằng Sông Cửu Long, lòng sông vét sâu lấy cát xây dựng, đồng nghĩa với nước chứa được nhiều hơn.

Khai thác cát trên dòng Mekong. Trước Hoàng Cung Cambodia tháng 3 năm 2016.

Xây dựng thành phố mới Nam Vang.

Ảnh hưởng của các đập thủy điện trên sông nhánh (phụ lưu) của sông Mekong đối với tình trạng thủy học của ĐBSCL có thể được lượng định bằng cách so sánh dữ kiện đo đạc tại trạm Kratié ở Cambodia Trạm nầy là cửa ngỏ của châu thổ sông Mekong.
Theo dữ kiện đo đạc được công bố trên website của MRC [11], lưu lượng trung bình trong 2 tháng đầu năm 1999 tại Kratié là 2.919 m3/sec. Vào thời điểm nầy, chỉ có đập trên các sông nhánh ở Thái Lan và các đập Nam Ngum 1 (1971), Theun-Hinboun (1998), và Houay Ho (1999) ở Lào. Lưu lượng trung bình trong 2 tháng đầu năm 2016 tại Kratié là 2.942 m3/sec sau khi một số đập quan trọng được hoàn tất như Nam Theun 2 (2010) và Nam Ngum 2 (2011) ở Lào; Lam Ta Khong (2002) ở Thái Lan; và Yali Falls (2001) và Plei Krong (2008) ở Việt Nam .
Dữ kiện lưu lượng tại trạm Kratié, Cambodia cho thấy các đập thủy điện trên phụ lưu Mekong ở Lào, Thái Lan và Việt Nam đã gia tăng lưu lượng của sông Mekong ở hạ lưu, ít nhất là trong hai tháng đầu năm của mùa khô. Mức gia tăng lưu lượng tại Kratié không cao bằng mức gia tăng tại Chiang Saen vì nước sông Mekong được dùng cho các dự án thủy nông dọc theo sông Mekong.
Kết quả của một cuộc nghiên cứu trong năm 2013 cho biết các đập thủy điện hiện nay trên phụ lưu sông Mekong có thể làm cho lưu lượng trung bình trong mùa khô của sông Mekong tại Kratié tăng 406 m3/sec. Như vậy, các đập trên phụ lưu ở hạ lưu vực Mekong cũng không phải là nguyên nhân của hạn hán và xâm nhập nước mặn ở ĐBSCL.
 
Xem:
Tình trạng thiếu nước ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Tình hình thủy văn sông Mekong 14 ~ 28/3/2016

Biều đồ mực nước tại các điểm quan trắc Prek Kdam, Tan Châu và Châu Đốc 
từ tháng 11 năm 2015 cho tới tháng 5 năm 2016.

Nhứt phá sơn lâm, nhì đâm hà bá  là những tội ác mà người xưa từng nhắc nhở đến một thảm họa do chính con người gây ra, ngày nay nhà cầm quyền Việt Nam vì những mối lợi riêng tư đã ra tay phá rừng, chặn dòng nước mang đến những tai ương mà người dân đang gánh chịu. Những tác động không lường trước được do các kế hoạch xây dựng phản khoa học,  thiếu nghiên cứu đã làm cho hàng triệu dân cư vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long ngày càng đang khốn khổ vì khô hạn và nhiểm mặn. Như người xưa nói: quả báo sẽ đến với những người chủ trương phá sơn lâm, đâm hà bá.

Lymha
Tháng 8/2016















No comments:

Post a Comment