Wednesday, May 4, 2016

TONLE SAP BIỂN HỒ... HAY TỪ BIỂN THÀNH HỒ - Phần 4: Tonle Sap & Floating Village



Tonle Sap & Floating Village - Có điều gì để xem?

Năm tỉnh vòng quanh khu vực hồ Tonle Sap, hơn ba triệu dân sinh sống xung quanh bờ hồ và 90% trong số họ kiếm sống bằng nghề đánh bắt cá và làm nông. Như bạn có thể nhìn thấy trên bản đồ của Campuchia trải dài trên phần phía Tây Bắc của đất nước.
 
Tonle Sap là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á, kích thước của nó thay đổi tùy thuộc vào mùa mưa và mùa khô. 
Trong mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10, hồ được lấp đầy bởi nước chảy từ sông Cửu Long với 14 mét chiều sâu và mở rộng bề mặt của 10.000 Kilômét vuông. 
Trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 kích thước 3.000 km vuông với hai mét chiều sâu và nước chảy ra từ hồ với sông Mekong, trong và ngoài chảy là lần xuất hiện hiện tượng tự nhiên. Rừng ngập xung quanh bờ hồ là nơi trú ẩn tốt nhất và cũng rất quan trọng đối với tất cả các loại cá đẻ và trẻ sơ sinh sản. Hồ này cung cấp nhiều biodiversities, trên 300 loài cá nước ngọt, cũng như rắn, cá sấu, rùa, rùa và rái cá. Hơn 100 loại chim nước như cò, bồ nông, v...v...

Hồ cũng là một nguồn tài nguyên thương mại quan trọng, cung cấp hơn một nửa số cá tiêu thụ ở Campuchia. Hài hòa với các hệ sinh thái chuyên ngành, nghề của con người ở các cạnh của hồ là đặc biệt tương tự - làng nổi, cao chót vót ngôi nhà sàn, bẫy cá rất lớn và một nền kinh tế và cách sống hòa quyện vào nhau sâu sắc với các hồ, cá, động vật hoang dã và các chu kỳ của nước dâng cao và rút xuống

Hồ nằm khoảng 15 km về phía nam của thị trấn Siem Reap; bạn có thể làm cho cuộc hành trình của bạn từ Siem Reap đến Phnom Penh bằng tàu cao tốc đi qua hồ và dock ở làng Chong Khneas. Ngày nay Tonle Sap cạn nước, nên du lịch bằng thuyền từ Phnom Penh không còn hoạt động.

Chong Khneas là tên của ngôi làng nổi tiếng ở bờ hồ. Nó nằm ở phần phía Nam của thị trấn Siem Reap khoảng 15 Km và chỉ mất 30 phút đi xe đến bến thuyền, nơi luôn có những thuyền chờ khách. Chuyến đi thuyền qua làng nổi mất khoảng hai giờ. Bạn sẽ khám phá những khác nhau của người Khmer, hộ gia đình Hồi giáo và người Việt Nam nổi và những khu chợ nổi, thủy sản, trạm y tế, trường học, khóa học bóng rổ, chuồng lợn và boatloads khác của khách du lịch.
Ngày nay Chong Khneas là một ngôi làng khô nước…trong cái nắng gay gắt của tháng 4. Nhìn dòng nước đục ngầu và những con thuyền nằm dài bên bờ không, không ai khỏi ngậm ngùi. Những thông tin tìm thấy trên Online ngày nay không còn thực tế.

Những hình ảnh dưới đây được ghi lại vào tháng 4 năm 2016 by LymHa

 Ngôi trường này - hôm nay tháng 4 năm 2016, đường vào lớp nằm trên mái trường, ngôi trường được cất trên một “bè nổi” ngày nay, nước rút, trường “bè” cũng rút theo nước…



Tấm ảnh này cho thấy đường vào trường nằm ngay trên mái trường.
Đây là một ngôi trường điển hình của làng nổi, 
công trình do hợp tác hỗ trợ từ South Korea. 

Và đây là làng nổi trên Tonle Sap vào tháng 4 năm 2016




Người dân sinh sống tại ngôi làng nổi này…đang chờ một phép lạ.


Không biết ai mua những món hàng này…











Chong Kneas vào năm 2013 theo một trang giới thiệu du lịch.
Trời đã đứng bóng, nhìn những con thuyền nhỏ chạy trên một dòng nước đục ngầu với vài ba du khách, không còn thấy nước xanh, không còn thấy người dân quăng lưới, bỏ chài đánh bắt cá…những công trình phát triển làng nổi Chong Kneas đang nằm phơi mình dưới cái nắng nóng hơn thân nhiệt con người…Những công trình ước đoán của những “đại gia” lắm tiền nhiều của, nhưng không dự đoán được những biến đổi của thiên nhiên và của chính con người tạo ra, nào thủy điện, nào thủy lợi, nào dẫn thủy nhập điền…nào quặng mỏ, tất cả là sử dụng nước.
Tonle Sap –Biển Hồ tự tên gọi của nó đã nói lên một ý nghĩa như là một biển rộng mênh mông, biển nước ngọt giữa một cánh đồng bát ngát, để rồi mùa mưa trữ nước, nuôi tôm cá, các loài thủy sản sinh sôi nẩy nở cung cấp nguồn thực phẩm cho hàng triệu người dân sống chung quanh nó, và mùa khô đến…bắt đầu nó lại đưa nước xuống dưới nguồn và hợp lưu với Mekong để làm thành sông mẹ Cửu Long…xuôi về Nam để nuôi sống hàng triệu cư dân của Đồng bằng Sông Cửu Long  “dân Nam Kỳ Lục Tỉnh”…
Ngày nay nhìn Biển Hồ khô cạn như hồ nước nhỏ chênh vênh giữa những cánh đồng bao la bạt ngàn khô cằn, không ai có thể nghĩ rằng nó còn có khả năng tiếp sức với Sông Mekong làm thành một Cửu Long tràn đầy sức sống như bao đời mà con sông Mẹ Cửu Long đã bảo bọc những đứa con của miền Nam Việt Nam thân yêu của mình.
Rời làng nổi Chong Kneas, với một nỗi buồn nặng trĩu. Xa xa những đàn chim vẫn bay lượn, nhưng không còn nước xanh, sóng biếc để chao nghiêng cánh mỏng tìm mồi .…

Dòng chảy của Tonle Sap theo các mùa:
Vào tháng 6 và tháng 11, sông Tonle Sap đổi hướng. Trong tháng 6, với những cơn mưa gió mùa làm nước sông Mekong dâng lên, lượng nước dồi dào này được đẩy vào Tonle Sap và đưa vào đến phần thượng lưu của hồ (Vùng Battambang, Siem Reap) nước dâng cao ở những vùng đồng bằng thấp xung quanh. 
Đến cuối mùa, trong 11, áp lực được thuyên giảm và Tonle Sap đảo ngược quá trình và trở về với hướng dòng chảy dự kiến của nó. Từ đây nó bắt đầu hợp lưu với Mekong để làm thành Cửu Long. 
Từ Kampong Chhnang, cửa thoát nước ra từ Biển hồ, đến Battambang nơi cung cấp đầu nguồn vào Biển Hồ và đến đầu nguồn Biển Hồ “Siem Reap” với những dòng chảy yếu ớt một cách “êm đềm”, đuôi rồng không còn nước để vẫy vùng, đầu rồng đang bị chận, bị chặt vì tham vọng của những kẻ lắm tiền, nhiều thế lực độc tài, đang dần dần mang tới thảm họa cho toàn vùng.


Biển Hồ ngày xưa




    No comments:

    Post a Comment