Các tổ
chức phi chính phủ Campuchia (NGO) hoạt động hô khẩu hiệu trong một cuộc biểu
tình chống lại kế hoạch xây dựng
đập Don Sahong, trên
một chiếc thuyền du lịch dọc sông Tonle Sap, tại Phnom Penh, Cambodia, 11 tháng 9,
2014.
Các nhà hoạt động sử dụng một chiếc
thuyền du lịch để vận động phản đối của họ đối với việc xây dựng các con đập lớn.
(AP Photo / Heng Sinith)
Đập thủy điện với công xuất dự kiến 260 MW có tên là Don Sahong Dam. Nằm trong khu vực Siphandone (Khone Falls) ở miền nam Lào, khoảng chừng hai cây số ở thượng nguồn biên giới Lào-Campuchia. Con đập sẽ chặn dòng chảy chính của sông Mekong quanh năm, đe dọa sinh kế quan trọng và thủy sản thương mại trong lưu vực sông Mekong.
Don Sahong Dam: Nút chặn cuối của nguồn
nước Mekong xuôi về nam. Những tài liệu ghi nhận được từ 2 năm nay cho biết những
nguy hại về việc xây dựng đập thủy điện có tên Don Sahong cho thấy mối quan tâm
khắp nơi trên thế giới cũng như dân chúng tại quê nhà. Tuy nhiên những quan
tâm đó cũng không ngăn chận được những nhà cầm quyền độc tài và những tập đoàn
tài phiệt quốc tế.
Những quan tâm đó được tóm lược như dưới đây:
Viet Ecology Foundation
Dự án xây đập thủy điện Don Sahong (Nam Lào) và ảnh hưởng
môi trường
Công trình thủy điện Don Sahong đe dọa sự phát triển bền
vững trên lưu vực sông Mê Kông
Công trình thủy điện Don Sahong là một trong 12 công
trình thủy điện dòng chính sông Mêkông đã được quy hoạch và là một trong 10
công trình thủy điện trên dòng chính sông Mêkông, có công suất thiết kế 260 MW,
đầu nước 17m, gồm 4 tổ máy kiểu tua-bin trục ngang; sản lượng điện 2.000
GWh/năm; xây dựng kiểu đập dâng với chiều dài đập là 720m và diện tích bề mặt
hồ chứa là 290 ha. Đây là công trình thứ hai Lào sẽ tiến hành xây dựng sau công
trình thủy điện Xayaburi.
Viện Khoa Học Thủy Lợi Viêt Nam
Việt Nam nên "đền" để Lào ngừng xây thủy điện
trên dòng chính?
"Việt Nam hiện đang tham gia xây dựng nhiều thủy
điện trên dòng nhánh Mekong ở Lào. Việc tăng cường hỗ trợ và viện trợ Lào nghiên
cứu và xây dựng các thủy điện khác trên dòng nhánh có thể được xem như giải
pháp “đền bù” hoặc giải pháp “cùng có lợi”".
Đây là một trong những đề xuất của nhóm các nhà khoa học
thuộc Mạng lưới Sông Ngòi Việt Nam sau thông tin Lào đang khởi động những công
trình khu vực xây dựng đập Xayabouri đăng tải trên báo chí Việt Nam ngày 18/4.
Laos Department of Energy Business:
‘poweringprogress.org’ is a website hosted by
Department of Energy Business (DEB), which is under the
mantle of the Ministry of Energy and Mines. It was originally
established to share information on the Lao Government’s hydro power
development plan, which is an integral part of
country's for export of electricity to the neighboring countries. The website
has subsequently included all information on the Lao
Power sector. Department of Energy Business
is a Lao governmental agency that took over the role of
Department of Energy. Energy promotional development since 2006. Information on
Lao power sector and DEB is provided in Background.
Xem tài liệu PDF file
• Area of 236,800 sq km and
Population of 6.2 million.
• GDP per Capita of USD 1,088 and
has been growing at an average rate of 8% per annum;
• Mountainous area with major
tributaries of the Mekong River covering 35% of total Mekong River basin.
• Relatively high annual
rainfall.
• Hydropower potential: 23,000 MW
and only around 11% has been used.
• Per Capita Electricity
Consumption of 430 KWh/a but has been growing at an average rate of ~10% in the
last 10 years.
• Installed Capacity was 200
MW in 1996, increased to 2,550 MW in 2011 (all from hydro) and forecast to
reach 12,500 MW in 2020.
• ~85% of electric power generation
is exported; Power sector’s contribution to GDP is projected to increase to
~16% in 2020.
Power Projects
Published: Tuesday, 09 June 2015
01:37
The Government of the Lao PDR
has to date signed MOUs or is undertaking research studies on more
than 70 hydropowerprojects.Of these15 are either operational or under
construction.
Laos has also signed an MOU
to provide 7,000MW of energy after 2015 to Thailand, and 3,000MW of electricity
from now until 2020 to Vietnam. The representatives of the energy sectors
in Laos and Cambodia have signed a purchase agreement for the supply of about
5MW by the end of 2009. However, to date there is no MOU to officially
certify the terms of the sale.
The government intends to use
the profits from hydropower sales to fight poverty in the country.
(Theo tài liệu của
International River Org.)
International
Rivers
Đập
thủy điện Don Sahong đánh cược với an ninh lương thực và sinh kế của người dân
lưu vực sông Mekong.
Energy
Sector Assessment, Strategy and Road Map
Lao
People’s Democratic Republic
2013
Update
Và nhà văn Tưởng
Năng Tiến trong một bài báo vào tháng 3 năm 2016 có viết:
Dấu
Tay Trung Quốc Hay Vết Bẩn Trung Hoa
Có thể nói mà không sợ sai lầm Don Sahong sẽ là một con đập Made in China.
Nhìn dòng sông
Mekong đang bị chận, chặt ra từng khúc, những công trình thủy điện ở thượng nguồn
và ngay cả những dòng sông hợp lưu từ Tây nguyên Việt Nam, với những công trình
thủy điện và khai thác quặng nhôm (beauxit), do chính nhà cầm quyền Việt Nam và
Đảng Cộng Sản Việt Nam bất chấp những lời kêu gọi “ đừng khai thác” của các nhà
khoa học chuyên ngành, những nhà trí thức, người dân trong vùng . Không ai
không khỏi khẳng định rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam và cái nhà cầm quyền hiện nay
vì quyền lợi riêng tư mà bất chấp đến những tiếng kêu gào thống thiết của người
dân.
Theo như bài viết
của Tiến sĩ Mai Thanh Truyết: “Environmental & Social
Impacts of Bauxite Exploitation in the Central Highlands of Vietnam”
… Các
dự án Nhân Cơ, được dự kiến sẽ tạo ra 600.000 tấn nhôm mỗi năm, đòi hỏi
4 triệu mét khối nước và điều này là một cái gì đó mà không thể được
cung cấp trong một khoảng thời gian ngắn.
Tóm lại, việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên của Việt Nam là một dự án
IMPOSSIBLE do nguồn lực không đủ nước và nhu cầu của một lượng lớn điện năng.
Đồng thời trong
một bài báo được Viện Khoa Học Thủy Lợi Việt Nam phổ biến
Phát triển
thủy điện ồ ạt tại Tây Nguyên: Dân thiệt trăm đường
Chính nhà cầm
quyền Việt Nam đang cùng toa rập với các nước lân bang và ngay cả kẻ thù phương
bắc là Trung Cộng manh tâm xử dụng nguồn nước của chính mình để trục lợi
cho một tập đoàn thống trị độc tài là Đảng Cộng sản Việt Nam, không cần biết đến
người dân của đồng bằng sông Cửu Long đang ngày đêm rên siết vì ruộng đồng nhiễm
mặn, vì thiếu nước từ nguồn Mekong và Tonle Sap đổ về để làm nên mùa nước nổi hàng năm, đem về phù sa, đem về nguồn
thủy sản , nguồn sống cho hơn 17 triệu
dân Miền Lục Tỉnh. Rồi đây lịch sử sẽ
phán xét hành động buôn dân, bán nước này của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
(Đồng bằng sông Cửu Long
có 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương Tổng diện tích các tỉnh thuộc Đồng
bằng sông Cửu Long là 40.548,2 km² và tổng dân số của các tỉnh trong vùng là
17.330.900 người).
Tiếp tục xuôi về
phương nam theo dòng nước của Mekong, chúng tôi đến Phnom Penh.
Đây Nam Vang…Phnom Penh
Đây là nhánh
Tonle Sap trước Hoàng Cung Cambodia. Mực
nước xuống thật thấp - đây là hậu quả của năm khô hạn, nước từ Tonle Sap cạn kiệt
thì dòng nước từ Tonle Sap đổ xuôi nam không còn bao nhiêu để hợp lưu cùng với Mekong
làm thành một Cửu Long “dòng sông Mẹ” cho cư dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ngay
chính nơi này, điểm hợp lưu của 2 dòng Tonle Sap và Mekong cũng cạn kiệt…..thì
đồng bằng Cửu Long sao không khỏi khô cạn.
Mực nước đo được
trong tuần qua tại hai địa điển Tân Châu và Hồng Ngự vẫn nằm dưới mực nước thấp
nhất.
(Tiếp theo phần 6)
Và Phom Penh
đang xây dựng một thành phố mới…
Thành phố Phnom Penh
mới được xây dựng nối tiếp theo thành phố cũ về hướng Nam
Những công trình
hỗ trợ cho việc xây dựng thành phố mới đầu nguồn Cửu Long,
nơi hợp lưu của
Tonle Sap và Mekong
Thành phố Phnom Penh
mới
Xà lan hút cát
dưới lòng sông để cung cấp cho việc xây dựng thành phố mới.
Tất cả các quốc
gia ở thượng nguồn đều có những kế hoạch giữ nguồn nước cho chính quốc gia
mình.
Đây là một điểm
cần lưu ý, dòng nước đã thấp, việc lấy cát cũng giống như việc nạo vét lòng
sông, lòng sông sâu thêm và dòng nước xuôi nam càng ít đi.
Ngày 6 tháng 5
năm 2016, theo tin tức của đài BBC, Thái Lan đang có kế hoạch nạo vét lòng sông
Loei.
Dự án vét sông phòng hạn hán ở Thái Lan
Ngày 6 tháng 5, 2016. BBC News.
Chính phủ Thái Lan dự định
xây dựng 24 đường hầm ở đáy sông Loei tại một tỉnh ở Đông Bắc Thái Lan, để nước
theo "trọng lực" chảy vào Loei, dẫn tới các sông Chi, sông Mun, trữ ở
đấy, đề phòng hạn hán nghiêm trọng sau này có thể xảy ra ở nhiều tỉnh miền Đông
Bắc Thái Lan như đã xảy ra năm nay.
Dự án Kong - Loei - Chi - Mun
được mô tả sẽ nạo vét đáy sông Loei sâu thêm 5m. Theo dự án này, cửa sông Loei,
quãng đổ từ dòng chính sông Mekong vào, sẽ được cơi nới rộng thêm 250m, chứa
nước sông Mekong đổ vào.
Nói với BBC Tiếng Việt từ Cần
Thơ, Tiến sĩ Dương Văn Ni, một chuyên gia về nguồn nước, tại Đại học Cần Thơ
cho biết những dự án thủy điện và cả đảo dòng sông Mekong ở thượng nguồn là
"Cái chết từ từ của Đồng bằng Sông Cửu Long".
(Tiếp theo phần 6)
No comments:
Post a Comment