Sunday, September 17, 2023

NƯỚC ĐỤC: VAI TRÒ CẦN THIẾT CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG TRONG VIỆC SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC

(Muddy Waters: The Essential Role of River Deltas for Food Production)

Jeff Opperman – Bình Yên Đông lược dịch

Forbes – September 5, 2023

 

Đồng bằng sông Ganges, Bangladesh. [Ảnh: NASA]

 

Nói đến chữ “đồng bằng,” và hầu hết mọi người sẽ nghĩ đến một hãng máy bay hay nhà trọ sinh viên trong phim trước khi họ nghĩ đến dạng đất bồi ở các cửa sông.

Nhưng, thật ra, trước hết bạn nên nghĩ đến dạng đất bồi, những nơi sông bồi lắng phù sa của chúng khi chúng gặp biển.  Thật vậy, các đồng bằng có lẽ là dạng đất bồi lắng ưa thích của bạn.

Tại sao?

Vâng, từ quan niệm lịch sử, có nhiều thứ quan trọng đã xuất hiện từ động lực thời hóa học cỗ đại của các đồng bằng nước chảy và phù sa bồi lắng.

Mặc dù các đồng bằng chỉ chiếm một phần của 1% mặt trái đất, chúng là nơi cư trú của trên 500 triệu người (khoảng 1 trong 12 người trên Trái đất).  Và chúng là những sức mạnh nông nghiệp to lớn, sản xuất khoảng 4% lương thực của thế giới từ phần tí hon đó của hành tinh.

Nhưng các đồng bằng đang đứng trước ngả ba đường.

Trong nhiều ngàn năm, chúng đã nới rộng và phát triển, phục vụ như một diễn đàn cho việc phát triển của nhân loại, từ thời văn minh cỗ cho đến an ninh lương thực hiện đại.

Nhưng ngày nay, các đồng bằng trên khắp thế giới đang chìm xuống và thu hẹp vì chúng ta đang vá víu những nguyên liệu và tiến trình then chốt mà, khi trộn lẫn với nhau, hình thành và duy trì các đồng bằng.  Những nguyên liệu nầy gồm có khối lượng của nước và các nguồn cung cấp phù sa; các tiến trình gồm có nối kết giữa sông, đồng lụt và đồng bằng để cho phép những nguyên liệu đó trộn lẫn nhau, tác động qua lại, và thúc đẩy việc biến đổi nước đục thành đất rắn.

Trong một loạt bài 3 phần, tôi sẽ xem xét các đồng bằng đang đứng trước ngả ba đường.  Trong phần thứ 1st, tôi sẽ mô tả những tiến trình tạo nên các đồng bằng và mối liên hệ lâu dài giữa các đồng bằng và việc sản xuất lương thực, từ Egypt cỗ đại cho đến ngày nay.  Phần thứ 2nd sẽ duyệt xét những rủi ro hiện nay đối với các đồng bằng và tại sao có nhiều đồng bằng trên khắp thế giới đang biến mất.  Phần thứ 3rd sẽ chú trọng đến Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), một trong những thí dụ hay nhất của sự phong phú nông nghiệp được mô tả trong phần thứ 1st và cũng là 1 trong những thí dụ cấp bách nhất của những đe dọa được mô tả trong phần thứ 2nd.  Phần nầy cũng thăm dò những giải pháp để duy trì hay phục hồi các đồng bằng (vì các đồng bằng được tạo nên bởi các sông và là mấu chốt cho nông nghiệp, những phần nầy cũng là sự tiếp tục của loạt bài rộng lớn hơn để thăm dò làm thế nào các sông là nền tảng của an ninh lương thực).

Nước đục làm nên đất mới

Những sông lớn, chẳng hạn như Mississippi, thường có màu nâu vì chúng không chỉ là dòng nước.  Chúng cũng là dòng chảy của phù sa – những lượng bùn và cát đục ngầu quá giang với nước đang di chuyển.  Những phù sa nấy là sản phẩm của sạt lở trên khắp lưu vực sông (tất cả đất cuối cùng đổ vào sông).  Tưởng tượng cát sạt lở từ khe trên sườn núi ở Montana hay bùn chuồi từ một cánh đồng ở Ohio trong cơn mưa giông: tất cả phù sa đó cuối cùng đổ vào Mississippi đục ngầu khi nó lướt qua New Orleans và đổ ra biển (nhưng, không phải tất cả, phần nhiều bị giữ lại ở phía sau các đập, nhưng đó là câu chuyện cho phần kế tiếp).

Khi các sông đến gần biển, độ dốc của chúng thường thường san phẳng, vận tốc của chúng giảm đến một điểm mà nước không còn năng lượng để mang phù sa quá giang nữa.  Những hạt cát và bùn rớt xuống và lắng đọng (xem ảnh mở đầu).  Theo thời gian, phù sa tích lũy để tạo nên một đồng bằng (cũng theo thời gian các sông có khuynh hướng di chuyển tới lui trên khắp vùng bồi lắng nầy, tạo nên một hình tam giác làm phát sinh cái tên cho đặc tính nầy, từ chữ Hy Lạp Δ).

Tiến trình nầy trên căn bản là một hành động tạo nên, có nghĩa là xây dựng đất mới.  Trong quyển sách của ông The Hungry Tide (Thủy triều Đói) (được đặt trong đồng bằng lớn nhất trên thế giới, của các sông Ganges và Brahmaputra), Amitav Ghosh mô tả tiến trình nầy như “sự bồi thường của các sông, những tặng vật qua đó chúng trả lại cho trái đất cái chúng đã lấy đi.”

Sự bồi thường một đồng bằng nầy giống như việc trả nợ của tên ăn cắp: cho thấy rằng, qua sạt lở, nước không ăn cắp đất, nhưng thật ra chỉ mượn nó.  Phù sa sạt lở từ những dãy núi ở Lào nhận được hành động thứ 2nd ở ĐBSCL của Việt Nam.

Và đất mới nầy thường lý tưởng cho nông nghiệp.  Vì mới, đất thường giàu chất dinh dưỡng và phì nhiêu.  Các đồng bằng cũng bằng phẳng và, rõ ràng, ở gần nước – cả nước mặt lẫn nước ngầm cạn.  Vì thế, các đồng bằng là nơi lý tưởng cho nông nghiệp ban đầu phát triển, điển hình bởi các nền văn minh đầu tiên đã phát triển trên các đồng bằng của sông Nile, Indus, Yellow và Yangtze.

Những lợi thế tương tự đã nuôi dưỡng nền nông nghiệp ban đầu và chống đỡ những dân số lớn vẫn còn tác dụng: ngày nay, các đồng bằng là nơi cư trú của ½ tỉ người và hỗ trợ một số vùng nông nghiệp có sản lượng nhiều nhất trên thế giới.

Thí dụ, đồng bằng của sông Mekong hỗ trợ một dân số 20 triệu người và gần ¼ tổng sản lượng quốc gia (GDP) của Việt Nam.  Đất canh tác của nó sản xuất trên ½ hoa màu cần thiết và gần 90% gạo xuất cảng – đáng kể đối với an ninh lương thực toàn cầu vì Việt Nam là quốc gia xuất cảng gạo lớn thứ 3rd trên thế giới.

Nhưng như được nêu ở trên, các đồng bằng – và tất cả sản lượng đó – đang ở trước ngả ba đường quan trọng.  Thay vì tăng trưởng đều đặn với việc bồi lắng của phù sa mới hàng năm, như chúng đã làm từ nhiều ngàn năm nay, nhiều đồng bằng đang chìm xuống và thu hẹp – kể cả những đồng bằng quan trọng một cách tuyệt đối chẳng hạn như Mekong.

Trong phần sau, tôi sẽ thăm dò những lý do cho những đe dọa đang lù lù hiện ra đối với các đồng bằng và việc sản xuất lương thực của chúng.

 

 

 

No comments:

Post a Comment