(Deltas Blues: Threats to River Deltas and their Food Production)
Jeff Opperman – Bình Yên Đông lược dịch
Forbes – September 5, 2023
Ngập lụt ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam trong năm 2017. [Ảnh: Getty Images]
Đây là phần thứ 2nd trong
loạt bài về các đồng bằng sông và việc sản xuất lương thực. Trong phần 1st, tôi chú trọng về
việc làm thế nào các sông tạo nên các đồng bằng và làm thế nào các đồng bằng
thường cung cấp những điều kiện lý tưởng cho nông nghiệp. Nói chung, các đồng bằng sản xuất 4% lương
thực của thế giới chỉ với 0,5% đất.
Nhưng ngày nay, các đồng bằng đang đứng trước ngả ba
đường. Vào đầu thế kỷ 20th,
hầu hết các đồng bằng đã nới rộng nhiều ngàn năm. Nhưng trong một chớp mắt địa chất, nhiều đồng
bằng lớn nhất trên thế giới đã bắt đầu chìm xuống và thu hẹp.
Sự suy thoái đồng bằng nầy có nhiều nguyên nhân. Dĩ nhiên, mực nước biển dăng dâng lên – và
chỉ điều đó không thôi đã đóng góp vào sạt lở và ngập úng ở nhiều nơi trong các
đồng bằng. Nhưng ngoài mực nước biển
dâng, các đồng bằng đang lún xuống. Bơm
nước ngầm và sự nén chặt của mặt đồng bằng có thể làm cho cao độ của các đồng
bằng hạ thấp xuống. Nhưng động cơ căn
bản nhất của sự suy thoái của đồng bằng chính là việc mất mát phù sa trong các
sông chảy vào đồng bằng.
Các đồng bằng luôn luôn hiện hữu trong sự cân bằng tế nhị
giữa đất và nước, một vũ điệu động lực giữa sông, phù sa, và biển. Sự bồi lắng của phù sa, được mô tả trong phần
1st, xây nên các đồng bằng và nới rộng chúng ra biển, trong khi
giông bão, sạt lở và nén chặt làm cho các đồng bằng xuống cấp. Nếu sông tiếp tục chuyển giao đủ phù sa, đồng
bằng của nó có thể duy trì hay nới rộng cao độ và phạm vi.
Nhưng ở nhiều nơi trên thế giới, các sông không tiếp tục
chuyển giao đủ phù sa. Phù sa bị giữ lại
trong các hồ chứa ở phía sau đập là lý do chánh cho việc mất phù sa.
Giống như sông chậm lại và để rơi phù sa khi nó chảy ra biển,
sông cũng sẽ chậm lại và để rơi phù sa khi nó chảy vào hồ chứa ở phía sau
đập. Trong những hồ chứa lớn, chỉ có phù
sa có kích thước nhỏ nhất có thể đi qua, trong khi hầu hết phù sa bị giữ lại
trong hồ chứa.
Hồ chứa nước của đập thủy
điện Hạ Sesan II (Cambodia) giữ lại phù sa của sông Srepok khi nó chảy vào hồ
chứa. Các sông Sesan và Srepok là những
nguồn phù sa quan trọng cho ĐBSCL ở hạ lưu, nhưng nay hồ chứa giữ lại hầu hết
phù sa của chúng.
[Ảnh: NASA]
Với 50.000 đập quan trọng trên thế giới, người dân đã trở
thành một sức mạnh địa chất đáng kể trên toàn cầu ảnh hưởng đến sự di chuyển
của phù sa. Các hồ chứa nước giữ lại
khoảng ¼ lương phù sa hàng năm trên toàn cầu – phù sa thay vì đến các đồng bằng
và biển – và, cộng dồn, trên 100 triệu tấn phù sa đã bị giữ lại ở phía sau đập.
Trong môt bài viết rất chính xác và trực tiếp được dặt tên
cho một bài viết khoa học “Các đồng bằng đang chìm vì các hoạt động của con
người,” một nhóm nghiên cứu đã xác định một số đồng bằng được xem như “nguy
hiểm lớn hơn” và hầu hết là những đồng bằng nằm ở hạ lưu của các đập quan trọng
giữ lại gần hết tất cả phù sa của sông.
Thí dụ, bồi lắng phù sa hàng năm của Đồng bằng Colorado đã giảm 100% và
lượng phù sa chảy vào Đồng bằng sông Nile đã sụt giảm 98%. Trong khi đó, Đồng bằng sông Nile là nơi cư trú
của ½ dân số của Egypt và là đất canh tác quan trọng nhất của quốc gia.
Việc giữ lại phù sa trong các hồ chứa có thể giảm số lượng
cát mới được đưa tới một đồng bằng mỗi năm, na ná như sụt giảm trong việc bỏ
thu nhập mới vào trương mực ngân hàng của bạn.
Về tài chánh, mất thu nhập là một vấn đề. Nhưng nó tồi tệ hơn nếu có vài thứ đang làm
giảm tiết kiệm của bạn cùng một lúc.
Marc Goichot của WWF dùng phép ẩn dụ tài chánh đó để xem xét
vai trò của khai thác cát trong ĐBSCL, lưu ý rằng “quá nhiều cát đang được lấy
đi hơn số được bổ sung.”
Tôi sẽ chú trọng đến Mekong trong phần kế tiếp, nhưng ảnh
hưởng của việc khai thác cát ở Mekong làm nổi bật một thách thức toàn cầu.
Mỗi năm, khoảng 50 tỉ tấn cát và sạn được khai thác, phần lớn
được dùng để xây cất và cải tạo đất. Để
đặt con số đó vào hình ảnh, nó khoảng 25 lần lớn hơn số kim loại được khai thác
nặng nhất, quặng sắt. Điều đó làm cho
việc khai thác cát sạn (aggregate), một danh từ thập thể để chỉ cát và sạn, kỹ
nghệ khai mỏ lớn nhất trên Trái đất (xem hoạt họa trong hình dưới đây).
So sánh tổng số vật liệu
được khai thác hàng năm. Khối lượng hàng
năm của cát và sạn vào khoảng 20 lần lớn hơn kim loại được khai thác nhiều
nhất, quặng sắt (dữ kiện cho kim loại của USGS). [Ảnh: Opperman]
Mặc dù phạm vi khai thác lớn lao, một vài người biết về khai
thác cát và cái nó có thể làm cho các sông và đồng bằng. Đối với đồng bằng, khai thác cát quá mức tiêu
biểu cho việc đóng trương mực tiết kiệm phù sa của nó.
Khai thác cát lấy cát từ đáy sông, bờ sông, và đồng lụt của
những dòng sông bên trong các đồng bằng hay ở thượng lưu của chúng. Điều nầy láy đi phù sa có thể được “tái huy
động” trong lũ lụt và trải trên khắp đồng bằng.
Nó cũng tùy thuộc vào lòng lạch, đưa đến xâm nhập của nước mặn và sạt lở
bờ sông, tăng tốc việc sạt lở của đồng bằng.
Khai thác cát trên bờ sông
Mekong ở Lào. [Ảnh: Getty Images]
Hãy nghĩ đến những tác động qua lại phức tạp giữa một đồng
bằng sông và biển như một hộp diêm quẹt ở giữa chúng. Việc giữ lại quá mức phù sa ở phía sau đập ở
thượng lưu na ná như yêu cầu đồng bằng chiến đấu với một tay bị cột ở sau
lưng. Nay cộng với khai thác cát không
khả chấp, và võ sĩ đồng bằng phải cột tay còn lại ở sau lưng.
Ồ, và biển đang dâng lên vì thay đổi khí hậu, vì thế võ sĩ
đồng bằng không có tay đang đối mặt với võ sĩ biển sử dụng steroids.
Vì sự mất mát phù sa nầy – kết hợp với sự nén chặt và bơm
nước ngầm và dầu khí ở dưới mặt đồng bằng – các đồng bằng đông dân cư trên khắp
thế giới đang trải qua ngập lụt gia tăng, với 85% các đồng bằng quan trọng trải
qua ngập lụt nghiêm trọng trong nhiều thập niên vừa qua. Phạm vi ngập lụt có thể gia tăng 50% với
những tiên đoán hiện nay của mực nước biển dâng và tiếp tục mất phù sa.
Hơn nữa, một số đồng bằng, chẳng hạn như đồng bằng sông
Mekong, nay đang sạt lở nhanh chóng và có thể nằm dưới nước hầu hết vào cuối
thế kỷ. Những mất mát đất đồng bằng như
thế sẽ di dời hàng chục triệu người.
Trong phần kế tiếp, tôi sẽ chú trọng đến ĐBSCL cũng như những
giải pháp rộng lớn hơn để chống lại những rủi ro đang dâng lên nầy đối với các
đồng bằng trên khắp thế giới.
No comments:
Post a Comment