Sunday, May 7, 2023

KHÔNG DÒNG CHÁNH: CÁC ĐỊNH NGHĨA CẠNH TRANH CỦA MEKONG

 (No mainstream: The Mekong’s competing definitions)

Benjamin Zawacki – Bình Yên Đông lược dịch

The Diplomat – April 12, 2023

 

Trong hình nầy, được chụp ngày 4 tháng 12 năm 2019, các thuyền đánh cá neo trong sông Mekong, đã trở thành xanh thay vì đục ngầu như thông lệ, trong tỉnh Nakhon Phanom. 

[Ảnh: Chessadaporn Buasai]

 

Ở bên trong và giữa các quốc gia, con sông lớn nhất Đông Nam Á làm tăng thêm những ý kiến cạnh tranh, và trong một số trường hợp gây xung đột

 

Tháng 9 vừa qua, trong lúc một Đối thoại Chánh sách Thái Lan-Australia do Asia Foundation và Đại học Quốc gia Australia tổ chức ở Canberra, tôi được nhắc về bài tập “phá băng” trong đó một người được hỏi việc đầu tiên họ nghĩ đến khi nghe một chữ hay một câu – trong trường hợp nầy là “Mekong” – và rồi giải thích cho những người khác tại sao.

Đối với một nhà ngoại giao làm việc về nguồn nước, Mekong rõ ràng có nghĩa là con sông có cùng tên.  Đối với người khác, làm việc để thu hẹp khoảng cách hạ tầng cơ sở giữa 5 quốc gia chia sẻ dòng sông – Cambodia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam – Mekong là một “tiểu vùng kinh tế.”  Và người thứ ba, tham khảo những sáng kiến cạnh tranh ở bên ngoài trong và chung quanh sông và tiểu khu vực, Mekong là một sân khấu năng động của những quyền lợi và ảnh hưởng địa chánh trị mâu thuẫn.

Nhân những khác biệt đó cho hai (Thái Lan và Australia).  Làm như thế một lần nữa để bao gồm 4 quốc gia hạ lưu Mekong khác, một lần nữa để tính đến Trung Hoa (là quốc gia đầu nguồn của sông), và một lần nữa để bao gồm các quốc gia ở bên ngoài khu vực có can thiệp vào “Mekong” qua các chánh sách, chương trình, hay hợp tác trong nhiều cách khác nhau.  Kết quả, ít nhất tiềm tàng, thì nhiều hơn những nhà ngoại giao tưởng mình nói cùng chủ đề.  Họ cũng có thể không hiểu nhau.  Đối với các quyền lợi đang bị đe dọa cho một chánh phủ chú trọng đến bất cứ một trong 3 ý nghĩa của Mekong – sông, tiểu khu vực, sân khấu – không những khác quyền lợi với 2 nghĩa khác mà còn thường mâu thuẫn với chúng.

 

Ba ý nghĩa

Bắt đầu với sông.  Đối với nhiều người ở bên ngoài các vòng chánh sách, Mekong là con sông đa dạng sinh học nhất (và dài thứ 10th) trên thế giới, là nơi cư trú của ít nhất 1.100 loại cá.  Chúng gồm có cá heo nước ngọt biểu tượng, cá tra dầu và cá đuối khổng lồ.  Nhưng tất cả 3 chủng loại nầy có nguy cơ tuyệt chủng, một triệu chứng của những thay đổi lớn hơn nhiều đang làm suy giảm một thời là “Mekong Hùng vĩ” thành một bộ phận sinh vật lý bệnh hoạn.  Một phần vì thay đổi khí hậu, lũ lụt và hạn hán đang xảy ra thường xuyên hơn và trái mùa, kể cả 3 năm liên tiếp của mực nước thấp kỷ lục ngay trong mùa mưa và năm khô nhất thứ 9th lịch sử trong năm 2021.

Đối với một số người nghĩ Mekong chỉ là sông, nó cũng có nghĩa là lối sống – nối với lịch sử, văn hóa, và thần linh – và một cuộc sống, hồ Tonle Sap ở Cambodia, một hiện tượng của nhịp lũ tự nhiên của Mekong, chiếm ¼ số cá nước ngọt đánh được hàng năm trên thế giới và 70% số lượng chất đạm ăn vào hàng năm của quốc gia.  Việt Nam nằm trong vùng đồng bằng của sông, nơi cư trú của 17 triệu người (gần 17% dân số của quốc gia), tất cả họ dựa vào những mùa lũ và thủy nông để biện minh cho danh hiệu “chén cơm” của vùng.

Những quyền lợi rõ ràng được bảo vệ hay đi tới bởi bất cứ chánh phủ nào tham gia vào việc lo ngại cho sông Mekong: môi trường, sinh thái, thay đổi khí hậu, nguồn nước, ngừa lụt và an ninh lương thực của những người sống trong lưu vực của nó.

Chuyển qua Mekong như một “tiểu vùng kinh tế,” như những nhà làm chánh sách đã làm trong thập niên 1990s, khi kinh tế của Thái Lan tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới trước khi rơi xuống tự do và 4 quốc gia Mekong khác thoải mái từ bỏ những xung đột lâu dài và gia nhập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ĐNA) (Association of Southeast Asian Nations (ASEAN).  Trên ¼ thế kỷ kể từ đó, kinh tế tập thể của tiểu khu vực đã gia tăng đáng kể nhưng bất công giữa và bên trong 5 quốc gia của nó cũng tiếp tục không giảm sút.  Kinh tế của Thái Lan lớn thứ 25th trên thế giới và trên gấp đôi kinh tế của Việt Nam.  Trong tương phản rõ rệt, Cambodia, Lào, và Myanmar vẫn là 3 trong 46 quốc gia kém phát triển nhất trên thế giới (LDCs).  Trong nội bộ, 4 trong 5 được xếp trong ½ dưới của Xếp hạng Bất Bình đẳng Thế giới (World Inequality Ranking) năm 2022 của Tài chánh Toàn cầu (Global Finance), được công bố trong tháng 2.

Lịch sử sau Chiến tranh Thế giới II của tiểu vùng phần lớn giải thích những xếp lớp nầy đến cuối thế kỷ, khi chuyển dịch sang tăng trưởng kinh tế xảy ra.  Nhưng nó không làm thế trong thế kỷ 21st, vì chuyển biến đã dời chỗ gần như hoàn toàn sự chú trọng trước đây đến Mekong như một dòng sông.  Mậu dịch, đầu tư, du lịch, hạ tầng cơ sở, nối kết số, mãi lực của người tiêu thụ, các chuỗi cung cấp – tất cả là những từ ngữ then chốt của ngoại ngữ chung mới của khu vực.  Để cho chắc chắn, hàng triệu người đã được kéo ra khỏi nghèo khó và nhiều triệu phú đã xuất hiện, nhưng những khác biệt giữa và bên trong các nền kinh tế quốc gia đã được tăng cường bởi hàng triệu người khác bị buộc phải di chuyển.  Những công nhân di cư đã vượt biên giới từ Cambodia, Lào và Myanmar vào các láng giềng đang phát triển của họ, với lao động đã di chuyển đều đặn từ nông trại đến hãng xưỡng, từ nông thôn đến các thành phố thủ đô.

Đồng thời, tất cả ngoại trừ Lào nằm trong những xã hội già nhanh nhất thế giới hay đang tiến đến điểm tới hạn, khiến họ cần lao động trẻ kinh khủng.  Điều nầy đặc biệt đúng cho Myanmar và Cambodia, với người trong tuổi lao động đã tiếp tục ra đi đến các nền kinh tế của Thái Lan và Việt Nam lớn hơn nhiều, phụ trợ có hiệu quả lực lượng lao động ở đó bằng cái giá của quốc gia của họ.  Số tiền gởi chỉ bù trừ một phần tình trạng thiếu lao động ở nhà.  Lào thì trẻ một cách đặc thù, nhưng tương tự, dân số của nước nầy chỉ có 7 triệu và đã cho quá ít công nhân di dân để sửa sự thiếu cân bằng.  Và trong 5 quốc gia, nữa, động lực tương tự đã xảy ra, nơi các trung tâm đô thị đã kéo vào và được lợi từ các bàn tay ở tỉnh đến mức độ lớn hơn nhiều lương bổng ở thành phố đã nâng lên các làng mạc nơi họ bỏ đi.

Những quyền lợi then chốt cho bất cứ chánh phủ tham gia vào Mekong biết như một tiểu vùng kinh tế gồm có thuế khóa, vượt biên giới, các chuỗi cung cấp, quy định FDI, mức tiền lời, chi phí lao động, và chia sẻ thị trường.

Sau cùng, là việc lặp đi lặp lại mới nhất của Mekong như một sân khấu cạnh tranh địa chánh trị giữa, trước và trên hết, Hoa Kỳ và Trung Hoa; nhưng bằng cách đồng minh, ảnh hưởng, và chuyển quyền lợi, giữa hàng chục quốc gia khác.  Nổi bật gia tăng trong 1 thập niên, ý kiến cho Mekong như một thế giới vi mô của đối thủ siêu cường toàn cầu đã tham gia vào tiểu vùng kinh tế như những lăng kính qua đó các chánh phủ - một số sẵn lòng hơn số khác – tham gia vào Mekong.  Điều nầy cung cấp việc thay đổi câu mô tả Mekong như “lục địa ĐNA” giữa nhiều nhà làm chánh sách và các học giả, và công nhận rằng cái từng chỉ là một tuyên bố địa dư đã trở thành một lời nói bóng gió được thai nghén đối với địa chánh trị.

Trong những nét rộng, cạnh tranh là giữa tấm phủ an ninh được cung cấp bởi Hoa Kỳ từ thập niên 1990s và lưới an toàn kinh tế được hứa hẹn bởi Trung Hoa kể từ đầu thế kỷ; sức mạnh Mỹ đối lại với tính lân cận Trung Hoa.  Tuy nhiên, mở bàn cờ thì phức tạp hơn, với đồng minh Thái-Hoa Kỳ lâu dài được bù trừ bởi việc tái cân bằng của vương quốc đối với Trung Hoa; mạch sống của Beijing đến Lào u ám bởi sự kiểm soát trên ½ nợ ngoại quốc của quốc gia; và chánh sách ngoại giao thiên về Trung Hoa của Cambodia bị thách thức bởi sự thu hút của Hoa Kỳ đối với công dân của họ.  Việt Nam đã bày tỏ những lý do lịch sử để hoan nghênh – và xem thường – cả 2 siêu cường.

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

 

 

Một xà lan sông chở cát trên sông Tonle Sap ở Phnom Penh, Cambodia, 

hôm Thứ Hai ngày 7 tháng 10 năm 2019. [Ảnh: Heng Sinith]

 

Cũng không, như được cho biết trong Đối thoại Chánh sách Thái Lan-Australia nói trên, là Washington và Beijing là 2 quốc gia duy nhất tham dự trong trò chơi nầy.  Canberra, Tokyo, Seoul, New Delhi, và Brussels chỉ là 5 quốc gia kế tiếp – không nói gì đến 5 quốc gia Mekong ở hạ lưu, nói rằng cơ quan cá nhân hay tập thể đã bị sửng sốt và lay động như nhau bởi môi trường cạnh tranh gia tăng.  Những tính toán địa chánh trị của các quốc gia Mekong nầy đã gia tăng trong phạm vi và qui mô, nhưng mặt khác được thông báo bởi những ước tính dài trước hiện tại (và đang diễn ra) liên quan đến nước khác.  Mối liên hệ giữa Thái Lan và Việt Nam, và giữa mỗi quốc gia với Cambodia, vẫn bị thiệt hại từ thiếu tin cậy, trong khi sự ưa thích gần đây của Lào để mô tả họ như “nối đất” thay vì “kín đất” đặt một bộ mặt can đảm lên sự kiện là nó chia sẻ biên giới với (và chỉ với) mỗi quốc gia Mekong khác, kể cả Trung Hoa.

Đối với những chánh phủ nầy và các chánh phủ khác, Mekong như một sân khấu cạnh tranh địa chánh trị ám chỉ độ lớn nhất của quyền lợi: chủ quyền, an ninh quốc gia, tình hình kinh tế, cai quản, ngay cả cá tính văn hóa.

 

Hai phụ lưu

Đóng góp vào định nghĩa mù mờ là kết luận không đồng nhất (hay loại bỏ) của Myanmar và Trung Hoa trong tài liệu tham khảo đối với Mekong.  Không khó để thấy tại sao.

Về địa dư, Myanmar rõ ràng thuộc 5 quốc gia “hạ lưu” qua đó sông Mekong chảy về phía nam chảy qua, nhưng nó chỉ có 3% diện tích lưu vực.  Được xem như toàn thể biên giới của Myanmar với Lào, phần sông tí hon rất dễ bị bỏ quên trên bản đồ.  Hơn nữa, Myanmar không phải là thành viên của Ủy hội Sông Mekong (MRC), lâu nhất của khoảng 13 khuôn khổ đa quốc gia qua đó “Mekong” được quản lý và tham gia, nhưng chỉ giữ tình trạng quan sát viên.  Những thách thức kinh tế của Myanmar đã chiếm sự tham gia lớn hơn trong Mekong như một tiểu vùng kinh tế nhưng cũng đặt những giới hạn lên quốc gia.  Nó ở trong khí quyển địa chánh trị mà Myanmar đã đề cao nổi bật nhất trong 15 năm qua, được thay đổi nhưng không hủy bỏ bởi cuộc đảo chánh năm 2021.

Trường hợp của Trung Hoa để bao gồm trong tiểu vùng Mekong thì mạnh hơn nhưng cũng đục bởi địa dư.  Mặc dù 21% lưu vực sông nằm ở Trung Hoa so sánh một cách thuận lợi với 3 trong 4 quốc gia còn lại (với 20, 23, và 25%, theo thứ tự), tình trạng của Trung Hoa như quốc gia hoàn toàn ở thượng lưu duy nhất đã có tác dụng như một đối trọng nặng hơn.  Nó không được mô tả như một quốc gia Mekong “ở hạ lưu”.

Sự khác biệt quan trọng nầy càng rõ hơn khi cứu xét Việt Nam, có 8% diện tích lưu vực nhỏ tương tự và là quốc gia hoàn toàn ở hạ lưu [Mekong có những phụ lưu ở Việt Nam, thượng lưu của Cambodia].  Đồng bằng được ca tụng của Mekong, ở phía nam của thành phố Hồ Chí Minh, phản chiếu nguồn của nó ở cao nguyên Tây Tạng biểu tượng và đại diện, trong độ mặn ngày càng tăng, ảnh hưởng cuối cùng của băng tan ở cao nguyên.  Nhưng những song song nầy giữa 2 quốc gia khó được xem: như “thấp nhất” của 5 quốc gia ở hạ lưu, Việt Nam ở cốt lõi (thay vì rìa không chắc chắn) của “Mekong”.  Hơn nữa, nam Trung Hoa hầu hết chưa từng được xem là một phần của lục địa ĐNA – một sự tách biệt được củng cố bởi tên khác được Trung Hoa đặt cho phần sông trong lãnh thổ của họ, Lancang.  Sông Lancang có ý nghĩa của “sự nối kết” ở đâu cũng có, không phải sự kết nhập.  Thêm vào sự kiện là, như Myanmar, Trung Hoa chỉ giữ tình trạng quan sát viên trong MRC, và sự loại trừ từ Mekong như một dòng sông có vẻ được định đoạt.

Để biết, khuôn khổ Hợp tác Lancang-Mekong (LMC) của Beijing được thiết lập trong năm 2015 để đào sâu những nối kết của Trung Hoa với Mekong như là một tiểu vùng kinh tế.  Cái tên chia hai của nó và chú trọng duy nhất cũng tiếp tục để tối thiểu hóa quyền lợi và việc bao gồm của Trung Hoa trong sông.  Mặc dù Trung Hoa chiếm “lớn nhất” trong Tiểu vùng Mekong và vùng Phụ cân (Greater Mekong Subregion (GMS) vủa Ngân hàng Phát triển Á Châu kể từ khi nó được thành lập trong năm 1992, LMC xứng với sự tăng trưởng kinh tế sáng ngời trong chốc lát của mình trong 19 năm can thiệp.  Nó cũng nói lên sự kiện là dân số của tỉnh Yunnan (Vân Nam) của Trung Hoa, mà Lancang chảy qua, đúng chính xác 1/6 tổng số dân số của tất cả 6 quốc gia Mekong – đó là, bằng với bất cứ quốc gia nào trong số các quốc gia đó.

Nhưng, địa dư là chủ đề để tái diễn dịch và các chánh sách có thể thay đổi: Vào giữa năm 2017, LMC bành trướng với việc thiết lập Trung tâm Nước, sau đó ký một MOU với MRC.  Vẫn bắt rễ trong kinh tế, những hành động nầy cũng đánh dấu quyền lợi mới, ở Beijing và các thủ đô hạ lưu Mekong, trong việc làm lu mờ các biên giới của sông Lancang và Mekong.

Phù hợp với điều nầy, Trung Hoa đã trở thành đồng nghĩa với Mekong như một sân khấu cạnh tranh địa chánh trị, để sự cạnh tranh như thế bắt đầu như kết quả của – và phản ứng của Hoa Kỳ đối với – sự trỗi dậy kinh tế của Trung Hoa và tham gia ảnh hưởng trong tiểu khu vực.  Điều nầy được minh chứng trong việc thành lập LMC và, hơn thế, trong sự đặt để của nó bởi Beijing dưới đề mục của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).  Ra vẻ là một kế hoạch thuần kinh tế, BRI đã bị chỉ trích như là để bành trướng địa chánh trị cũng như về nối kết cho chính mình.  Đáp ứng minh bạch của Hoa Kỳ trong năm 2020 là để phục hồi, tái đóng gói, và tái xác định mục đích một Sáng kiến Hạ lưu Mekong (LMI) suy tàn đã được thành lập trước LMC (và BRI) thành Hợp tác Mekong-Hoa Kỳ (MUSP).

 

Một dòng sông chảy qua nó

Những khác biệt giữa và trong số các khái niệm của Mekong cung cấp sự chuyên môn hóa cần thiết mà tôi gặp phải trong 3 nhà ngoại giao ở Canberra.  Chỉ đến đỉnh của kim tự tháp tam giác nó có thể được mong đợi rằng quyền lợi được khuyền khích trên mỗi cạnh được ưu tiên hóa và hòa giải đúng.  Nhưng nếu các quyền lợi không tuân theo sự hòa giải, vì chúng ngược với nhau triệt để hay chỉ đơn thuần trong một thế giới thay đổi để tuân thủ bởi nhịp điệu và chu kỳ của việc quy hoạch chánh sách?  Hay, ít rõ ràng hơn, bởi được đề cập khác nhau bên trong bộ máy làm chánh sách rộng lớn của mỗi chánh phủ hay giữa vài chánh phủ làm việc với nhau?  Xem xét một trong 3 ý nghĩa của Mekong liên quan đến 3 nghĩa kia, cho thấy rằng các quyền lợi then chốt bị đe dọa thay đổi từ gần như hoàn toàn độc quyền hỗ tương đến tăng cường hỗ tương tổng quát.

Sông Mekong và tiểu vùng kinh tế Mekong trên căn bản mâu thuẫn với nhau.  Nếu bằng sắc thái nhẹ nhất của nguyên tắc, các quyền lợi đại diện bởi mỗi bên không xung đột cố hữu, ¼ thế kỷ đã chứng minh rằng chúng làm thế trong thực tế.  Mệnh lệnh của tăng trưởng kinh tế không ngừng, nhanh chóng và tối đa hầu như luôn luôn đụng độ với mâu thuẫn môi trường cần để bảo tồn, gìn giữ, và hạn chế.  Thật vậy, bao bọc trong cái thu nhỏ của sự phân đôi toàn cầu tương tự, giao điểm của sông và tiểu vùng kinh tế của nó đã đến để có một tình huống tổng cộng gần 0.

Ngoài những căn bản rắc rối, tuy nhiên, tình huống hiện nay là kết quả của những chọn lựa chánh sách được thực hiện liên tiếp bới các quốc gia Mekong và cũng thường được hỗ trợ từ bên ngoài, để tăng trưởng kinh tế của họ trực tiếp bằng cái giá của sông.  Nạo vét và phá nổ cho các tàu hàng lớn hơn, khai thác cát cho bê tông của hạ tầng cơ sở, đánh cá quá mức để gia tăng chia sẻ thị trường, và gây ô nhiễm sông để bành trướng kỹ nghệ - tất cả đã ngược lại những tuyên bố uyễn chuyễn đến các kết quả “thắng-thắng”.  Chúng cũng có ảnh hưởng tai hại đến hàng triệu người sống trong lưu vực sông.

Ít khi những chánh sách được giải thích rõ ràng như thế, nhưng là nguyên nhân và ảnh hưởng của việc phân phối tài nguyên bên trong các chánh phủ.  Ít khi một bộ chú trọng đến môi trường, nước, hay nông nghiệp như cái đáng chú ý chánh trị và được tài trợ tốt như các bộ thương mại, năng lượng, giao thông, kỹ nghệ, hay ngoại giao.  Thỉnh thoảng những quyền lợi không lên đến cấp bộ hay quan trọng hơn và có nhiều vũ khí hơn bởi các hội đồng đầu tư, các ngân hàng xuất nhập cảng, và các bộ phận cố vấn.  Tình trạng nầy tồi tệ thêm bởi sự song song của nó bên ngoài chánh phủ, nơi các NGOs môi trường, các nhà hoạt động khí hậu, các tổ chức xã hội dân sự địa phương, và ngay cả những nhà khoa học có nhiều uy tín cũng không sánh được với thành phần tư nhân đa quốc gia giàu có, các tổ hợp, các liên đoàn mậu dịch, các phòng thương mại, và các ngân hàng tư nhân.

Có một ít khác biệt giữa 13 khuôn khổ đa phương qua đó “Mekong” được quản lý và tham gia.  Mãi cho đến việc thành lập của LMI trong năm 2011 của Washington, MRC là khuôn khổ duy nhất dành một phần cho việc quản lý nguồn nước – một trận hạn hán 16 năm trong đó thêm 9 khuôn khổ được dựng lên, không có khuôn khổ nào chú trọng đến sông.  Ngày nay, MRC vẫn là khuôn khổ duy nhất trong số 13 khuôn khổ hoàn toàn dành riêng cho sông Mekong, được tham gia bời sự chú trọng một phần của LMC của Trung Hoa và MUSP của Hoa Kỳ.

Trong sự thú nhận ngầm của động cơ cá nhân, và cho uy tín của họ, các chánh phủ đã bắt đầu có những bước để sửa lại sự mất cân bằng nầy, ở trong nước lẫn hợp tác.  Những bước nầy gồm có sự sát nhập “lẻ” những việc bảo vệ môi trường và xã hội vào các dự án kinh tế trực tiếp bao hàm sông, chẳng hạn như nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng, hướng dẫn, và áp dụng những cách tốt nhất.  Những bước khác là “sỉ” trong dạng các chánh sách và dự án, ngay cả kinh tế chánh trị mới, được thiết kế để làm sống lại sinh khí của sông hay đơn thuần không đụng đến.  Nơi nào có tiềm năng lợi ích, thành phần tư nhân đã thay nhau cầm đầu và đi theo con đường nầy: những tiếng nói từ lưu vực đã có một âm vang lớn hơn.

 

Sông Mekong ở Pakbeng, Lào. [Ảnh: Sebastian Strangio]

 

Tuy nhiên, ngay cả khi để qua một bên những số tiền tương đối vừa phải trong những bước nầy và sự quyến rũ đến quảng cáo dối trá (greenwashing) – một số hành động không “khả chấp” rõ ràng – sự kiện chắc chắn là, đối với sông Mekong, cuộc đua đã chấm dứt.  Sau khi che khuất sông khoảng 25 năm trước, khái niệm “Mekong” như một tiểu vùng kinh tế chỉ tạo nên sự chú ý đặc biệt gia tăng.  Việc trở lại cuộc đua gần đây cùa sông vẫn thấy nó di chuyển quá chậm và quá xa ở phía sau để bắt kịp trước mức đến.  Ngoại trừ những tốc độ tương ứng của chúng được đảo ngược nhanh chóng, ý nghĩa nguyên thủy và được đặt tên của Mekong sẽ chỉ thích hợp trong quá khứ.

 

Địa kinh tế

Mekong như một tiểu vùng kinh tế liên quan đến sân khấu cạnh tranh địa chánh trị là một phân tích đơn giản hơn.  Đó là vì làm thuận tiện cho tăng trưởng kinh tế đã là đo lường chánh làm thế nào những quốc gia thực hiện tốt so với các quốc gia khác trong khu vực.  Đó là, tính đến nay khi các quốc gia hạ lưu Mekong đã quan tâm đến việc tăng trưởng kinh tế của họ trên hết, và cho đến nay tăng trưởng đó đã đến vì lợi ích của một chánh phủ (Mekong hay bên ngoài) nhiều hơn vì lợi ích của những chánh phủ khác, chánh phủ đó đã ghi được một thắng lợi.  Vì thế, hai ý nghĩa nầy của Mekong thường tăng cường lẫn nhau.

Điều nầy được phản ánh trong sự phân phối chánh sách và vốn tài chánh được mô tả ở trên.  Ở trong nước, căn bản và phong cảnh địa chánh trị chiếm sự chú ý đặc biệt của các bộ ngoại giao trong việc thương thảo, cũng như cho sự bao gồm của các bộ quốc phòng, các hội đồng an ninh quốc gia, và các cơ quan tình báo và biên giới.  Ảnh hưởng của thành phần tư nhân được thực hiện phần lớn bởi và qua truyền thông.

Một cách đa phương, tăng trưởng kinh tế (thường có đặc tính như phát triển và được định nghĩa rộng) là ưu tiên hàng đầu hay trước nhất giữa mỗi khuôn khổ Mekong ngoại trừ MRC.  Điều nầy là trường hợp đáng kể nhất trong tất cả 5 khuôn khổ được thành lập bởi các quốc gia không phải Mekong: Trung Hoa [là quốc gia Mekong], Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, và Nam Triều Tiên.  Khó phân tích hơn, nó cũng áp dụng cho Chiến lược Hợp tác Kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS), được thành lập bởi Thái Lan và những người mà “E” được hùn vốn nặng hơn “ACM” của 3 sông; và đối với những khuôn khổ không có Thái Lan: CLMV (Cambodia, Lào, Myanmar, Việt Nam) và CLV (Tam giác Phát triển Cambodia, Lào, Việt Nam).

Hai tình huống thỉnh thoảng ngăn cản mối liên hệ “địa kinh tế” biểu tượng nầy.  Một là khi một chánh phủ - hầu hết thường là Hoa Kỳ hay Trung Hoa, nhưng không luôn luôn – giải thích hay khuyến khích những sáng kiến kinh tế của mình trong tiểu vùng bằng những từ ngữ địa chánh trị công khai, thường bằng việc ám chỉ một quốc gia đối thủ.  Các quốc gia Mekong ít khi hoan nghênh thông điệp như thế được kèm theo tiền được hứa hẹn và đã hoãn hay từ chối các sáng kiến.

Tình huống khác có tác dụng như một sự chuyển tiếp đến động lực cuối cùng giữa 2 ý nghĩa của “Mekong,” sông Mekong liên quan đến Mekong như một sân khấu cạnh tranh địa chánh trị, theo sau hợp lý các ý nghĩa khác.  Được gọi là, nếu quyền lợi của sông và tiểu vùng kinh tế (hầu hết) bị loại trừ hỗ tương, nhưng quyền lợi kinh tế và địa chánh trị (hầu hết) tăng cường hỗ tương, thì liệu sông và sân khấu đối chọi hay đồng hiện hữu giải thích liệu hoạt động địa kinh tế đang xảy ra với cái giá của sông.  Chừng nào mà hoạt động đó tránh xa sông và lưu vực của nó, quyền lợi của sông và quyền lợi của địa chánh trị không xung đột: chúng có thể cách nhau hàng dặm một cách trái nghĩa.  Nhưng ở nơi nào hoạt động như thế gây thiệt hại cho sông, tài nguyên của nó, và/hay người dân dựa vào chúng, sông Mekong và Mekong như sân khấu cạnh tranh địa chánh trị cũng loại trừ hỗ tương.

Đáng chú ý, mặc dù các chánh phủ Mekong và bên ngoài đều đồng lõa trong cái chết của sông để được địa kinh tế, những bước sửa chữa gần đây đã thỉnh thoảng thắng, như trong năm 2020 khi Thái Lan đảo ngược quyết định cho phép Trung Hoa phá nổ một phần của sông để cho các tàu lớn hơn đi lại.  Trung Hoa chấp nhận mà không chống đối.  Mặc dù địa chánh trị cũng có vai trò trong cả 2 việc phá nổ được đề nghị và hủy bỏ, 2 quốc gia trích tiếng nói địa phương như cứu xét then chốt ở phía sau hành động.

 

Ngăn đập các định nghĩa

Bằng cách kết luận, không có nơi nào mà 3 ý nghĩa của Mekong hội tụ có kết quản nhiều hơn ở nhiều đập đang được xây trên sông.  Thủy điện từng (và đúng) được ca ngợi như một thay thế sạch của than đá, và đập như 1 cách để tạo nên các hồ chứa nước thân thiện với thủy nông.  Qua thành phần công và tư, Trung Hoa đã xây cất hay tài trợ nhiều đập nhất, theo sau là Thái Lan và Việt Nam, và tiêu thụ phần lớn điện của chúng.  Lào vẫn có tham vọng trở thành “bình điện của ĐNA,” và duyệt xét của MRC chỉ bao gồm dòng chánh.  Nhưng, dịch vụ đập đối với Mekong như một tiểu vùng kinh tế đã đến từ lâu với cái giá của sông Mekong và người dân của lưu vực dưới dạng của dời chỗ tập thể khỏi đất đai trù phú và nhạy cảm văn hóa, cũng như những xáo trộn đối với dòng chảy và phù sa, việc di chuyển và sinh sản của cá, và khả năng của người dân để đi lại và vận chuyển hàng hóa.

Vì điều nầy (Hoa Kỳ) và mặc dù họ (Trung Hoa), các đập đã có tầm quan trọng địa chánh trị gần đây.  Hoa Kỳ đã tố cáo Beijing vận dụng ích kỹ khối lượng và dòng chảy của sông Mekong; Trung Hoa đã chống lại rằng nước được trữ trong mùa mưa và xả trong mùa khô đã làm lợi cho nông nghiệp ở hạ lưu.  Các quốc gia Mekong thận trọng hơn trong việc chỉ trích của họ đối với cường quốc toàn cầu và lẫn nhau.  Liệu Hoa Kỳ đánh giá luận điệu của mình, và hành động của Trung Hoa, như tạo nên một sự tiến tới địa chánh trị hay sự thụt lùi được giả sử như một mục tiêu di động.

Ba nhà ngoại giao Thái và Australia mà tôi nói chuyện với ở Canberra đã bị thách thức bởi những chọn lựa mà họ đối mặt và những hậu quả chống đối thường xuyên của chúng.  Nhưng họ phải chọn lựa, đối với các ý nghĩa của Mekong không cho phép một sự cân bằng quyền lợi cạnh tranh trong tương lai, nhưng chỉ là một dạng của mất cân bằng.  Chúng không cho phép đối xử bằng nhau, nhưng được đặt theo thứ tự ưu tiên.

No comments:

Post a Comment