Sunday, May 7, 2023

CÙ LAO Ở CAMBODIA MONG ĐỢI VÀO DU LỊCH ĐỂ SỐNG CÒN

 (Cambodian island looks to ecotourism for survival)

Rachna Thim – Bình Yên Đông lược dịch

Mekong Eyes – 24 April 2023

 

Dân làng lái thuyền trên sông Mekong qua cù lao Samseb ở Cambodia, nơi du lịch đang bắt đầu nổi lên. [Ảnh: Rachna Thim]

 

Người bản xứ tìm cách mới để sinh sống trên một trong những cù lao lớn nhất trong sông Mekong ở Cambodia.

KRATIE, CAMBODIA – Người dân bản xứ nghèo khó trên một cù lao lớn trong sông Mekong đang nhìn vào du lịch như một cách để thoát nghèo – và 1 cách để cho con trẻ được giáo dục.

Với nhiều trẻ em của cù lao bỏ học vì nghèo khó gây ra bởi suy thoái môi trường, một số dân làng địa phương đã bận rộn thiết lập các tours du lịch trong vùng của họ với hy vọng cung cấp thêm cơ hội cho thế hệ trẻ.

Vào một buổi sáng có gió hiu hiu gần đây, Koy 14 tuổi ngồi trên mũi của một thuyền du lịch khi nó chạy dọc theo sông Mekong gần thị trấn của em trên Koh Samseb, một cù lao lớn với một địa điểm du lịch dựa vào cộng đồng trong tỉnh Kratie ở đông bắc Cambodia.

Nguồn: Mapbox

 

Là một người hướng dẫn du lịch tài tử, thiếu niên dân tộc Bunong có thể làm được 20.000 riels (khoảng 5 USD) trong một ngày tốt.  Em thường dành một số lương để giúp trẻ em trong làng uống nước sinh lực và nước ngọt.

Mặc dù Koy rất phấn khởi về công việc của em, cái rõ ràng thiếu trong đời sống của em là một thời biểu đến trường đều đặn.  Khi được hỏi tại sao em không đến trường, Koy nhún vai.

“Thỉnh thoảng trong năm, tôi đến trường, và thỉnh thoảng không đến.  Tôi thích làm việc như thế nầy hơn,” em nói.

Koy không phải là trẻ em duy nhất bỏ trường ở Koh Samseb, là nơi cư trú của nhiều cộng đồng bản xứ, gồm có hàng trăm gia đình Bunong và Kuy.

Cuộc sống của họ xoay quanh sông Mekong từ sáng đến tối.  Ít nhất 90% của cộng đồng sinh sống bằng nghề đánh cá.  Nhiều người cũng dựa vào các sản phẩm rừng để có thêm lợi tức.

Với nhiều thách thức môi trường – từ thay đổi khí hậu và các đập thủy điện đến đốn gỗ và đánh cá bất hợp pháp – người dân bản xứ không thể hoàn toàn dựa vào sông và rừng nữa, và có lẽ bị đẩy sâu vào nghèo khó.

Đây là một ảnh hưởng đo ván và lý do mà nhiều trẻ em sẽ bỏ học vì cha mẹ chúng không thể cán đáng cho việc giáo dục của chúng, hay chúng phải làm việc để nuôi gia đình, như Koy.

 

Cuộc sống của những cộng đồng trên Koh Samseb trong tỉnh Kratie, Cambodia dựa vào tài nguyên thiên nhiên trong sông Mekong và rừng, cung cấp cho họ thưc phẩm và lợi tức và cung cấp việc giao thông và chuyên chở trên mặt nước tiện lợi. [Ảnh: Rachna Thim]

 

Trẻ con bản xứ ở Cambodia đã đối mặt với những chướng ngại đặc biệt trong việc tiếp cận với giáo dục căn bản, tồi tệ thêm bởi việc đóng cửa trường và những thách thức kinh tế do đại dịch mang lại.

Hạ tầng cơ sở và phát triển cộng đồng cũng đóng góp một phần.  Trường trung học gần nhất với Koh Samseb cách xa trên 40 km, và không có chuyên chở công cộng.  Đến trường là một xa xí mà hầu hết trẻ con không thể cán đáng.

Có rất ít trẻ con học hết trường sơ cấp ở trong làng, có lẽ ít hơn 2%, Khut Sam Ol, 37 tuổi, người dân tộc Kuy và là trưởng cộng đồng của doanh nghiệp du lịch của Koh Samseb.

 

Suy tàn trong nghèo khó

Khoảng 80 triệu trong số 200 triệu người trong khu vực Mekong được xếp hạng nghèo và ở trong vùng xa xôi.  Một số cộng đồng nghèo nhất gồm có người bản xứ với cuộc sống dựa vào tài nguyên thiên nhiên.

“Hàng chục triệu người dựa vào tài nguyên thiên nhiên của Mekong, hầu hết là đánh cá và sản xuất nông nghiệp.  Nhưng tính phong phú của Mekong bị đe dọa quét sạch bởi các đập ở thượng lưu, lựa chọn cách sử dụng đất kém, kiểm soát kém những lối khai thác như đánh cá và khai thác cát, và khí hậu bất nhất,” Brian Eyler, giám đốc chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson, nói.

“Lề lối sinh sống then chốt cho người dân sống gần rừng ngập nước đặc biệt rủi ro bởi những ảnh hưởng nầy.  Nếu phong phú đánh cá bị quét sạch, làng mạc của họ sẽ trống và người dân ở đó có lẽ sẽ đi đến những vùng đô thị lớn hơn để tìm việc.  Những người khác sẽ suy tàn trong nghèo khó.”

Nghèo khó đang tăng nầy cũng ảnh hưởng mức an toàn và sự tin cậy giữa các thành viên của cộng đồng.

Sam Ol đến từ Koh Samseb và là cha của 2 đứa con gái thiếu niên, phải bỏ học vì đi đến trường không cón an toàn nữa.  Ông đã hỏi chánh quyền nhiều lần để xây một trường trung học trong làng của ông, nhưng chưa bao giờ nhận được câu trả lời.

“Khi học sinh bỏ học, một số sẽ dùng ma túy hay có hoạt động bất hợp pháp,” ông nói.  “Điều đó rất xấu cho tương lai của chúng, và nó gây tai hại lớn cho sự ổn định của làng.”

Sam Ol ghi nhận rằng thêm nhiều trẻ em đã bỏ học khi năm trôi qua.  Một số, nhất là con trai, có lẽ trở lại kinh tế đen chẳng hạn như đốn gỗ và đánh cá bất hợp pháp, cuối cùng tạo nên một chu kỳ nghèo khó xấu xa cho nhiều cộng đồng dựa vào tài nguyên thiên nhiên.

Một phúc trình của UNESCO được công bố trong năm 2021 chỉ ra rằng mặc dù con gái thường gặp nhiều thách thức trong việc tiếp cận giáo dục có phẩm chất và chiếm đa số trẻ con không đi học ở cấp sơ học, con trai có khuynh hướng đối mặt với nhiều thách thức hơn ở các giai đoạn giáo dục sau.

 XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

 

Khut Sam Ol, một người dân tộc Kuy 37 tuổi và là doanh nhân du lịch trên Koh Samseb, chờ đón du khác ở nơi dừng chân của tour bằng thuyền.  Ông tin rằng trong tiềm năng của du lịch để nâng cao kinh tế của làng ông và cung cấp việc làm cho thế hệ trẻ.

[Ảnh: Rachna Thim]

 

Nghéo khó và cần việc làm là động cơ quan trọng ở phía sau việc bỏ học.  Trong một số bối cảnh, xã hội mong đợi con trai là những người trụ cột trong tương lai, khiến cho chúng chịu áp lực hay thiếu khích lệ để theo đuổi giáo dục.

 

Nó không luôn luôn êm ái

Sam Ol thường săn trộm động vật hoang dã để sống cho đến khi ông rời thị trấn nhà vào năm 2004.  Ông quyết định bắt đầu làm lại khi ông quay trở lại 5 năm trước đây và nay quyết tâm biến Koh Samseb thành một địa điểm du lịch sinh thái.

“Ý tưởng là chúng tôi có thể tạo thêm việc làm cho người địa phương ở đây và chúng tôi có thể bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nữa,” Sam Ol nói, thêm rằng lợi ích kinh tế từ du lịch cho phép con trẻ tiếp xúc tốt hơn với giáo dục và hạ tầng cơ sở có phẩm chất.

Tiềm năng của Koh Samseb như một nơi đến du lịch rất khó để bỏ qua.

Làng nằm ở nơi chánh yếu trong Nơi cư trú Đời sống hoang dã Sambo, là thiên đường của các loại chim sông với trên 218 loại được ghi nhận, gồm có 50 loại đất ngập nước và nhiều loại chim có nguy cơ tuyệt chủng.  Vùng cũng may mắn với một lưu vực nước rộng lớn được tô điểm bằng những bãi cát trắng, chưa có người ở.

Điều nầy tạo nên giá trị xa xôi lớn hơn cho du khách cao cấp hơn, muốn trả tiền cho đặc ân được ở trong khung cảnh thu hút thẫm mỹ và không ồn ào trong vùng được bảo vệ.

 

Không ảnh của khu cắm trại trên Koh Samseb. [Ảnh: NFTP]

 

Nhưng hành trình đến biến chuyển nầy không êm ái.

Sam Ol và nhóm của ông đã đối mặt với chống đối từ nhiều người bản xứ nghi ngờ về du lịch sinh thái, thay vào đó thích bám với cuộc sống đánh cá và sản phẩm rừng truyền thống của họ.

Mức mù chữ cao giữa các thành viên cộng đồng địa phương cũng là một thách thức.  Vì họ không thể đọc, họ không thể hấp thu hoàn toàn kiến thức mới được huấn luyện liên quan đến doanh nghiệp du lịch.  Chỉ có 16 trong số 200 gia đình trong làng tham gia vào du lịch.

Bất nhất của du khách là một yếu tố khác làm cho người địa phương do dự về việc tham gia vào kỹ nghệ du lịch.  Nó trở nên thách thức hơn khi Koh Samseb phải cạnh tranh với những điểm đến phổ biến trong quốc gia, cũng như du hành ngoại quốc.

“Mặc dù có nhiều tiềm năng để khám phá du lịch Cambodia, nó không thể là nguồn lợi tức chánh cho cuộc sống của gia đình,” Srey Moch, một giảng viên về du lịch khả chấp ở đại học lớn nhất của Vương quốc, nói.

“Một cách khác để nhìn nó là làm thế nào chúng tôi hỗ trợ người trong các doanh nghiệp nhỏ và trung bình có thể ổn định kinh tế của họ tốt hơn.  Rồi, du lịch có thể đến như nguồn lợi tức phụ thêm của họ.”

 

Tiềm năng nhân tạo

Kỹ nghệ du lịch là một đóng góp then chốt trong sự tăng trưởng kinh tế của Cambodia, với Angkor Wat là điểm đến nổi bật.

Phúc trình năm 2020 của Ngân hàng Thế giới đề nghị rằng sự chậm lại gần đây của du lịch, cùng với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, cho thấy sự cần thiết để đa dạng hóa sản phẩm du lịch, gồm có phát triển thêm du lịch dựa trên thiên nhiên để tạo ra việc làm và cung cấp kích thích cho cuộc sống xây dựng bên trong kinh tế nông thôn.

 

Một bãi cát trắng xuất hiện từ sông Mekong trong mùa khô, đánh dấu mùa du lịch đến trên Koh Samseb. [Ảnh: Rachna Thim]

 

Thida, một di dân 42 tuổi, là một người địa phương nhìn thấy tiềm năng của Koh Samseb, mặc dù nó là một nơi xa xôi.

Bà định cư trong làng với chồng bà 5 năm trước để canh tác trên bờ sông, để 4 đứa con lại với cha mẹ của bà ở tỉnh Kampong Cham để chúng có thể theo học trường thường xuyên và có đời sống bình thường.

Bà trở thành người phụ nữ duy nhất tham gia vào doanh nghiệp du lịch của cộng đồng, phụ trách nấu ăn và quản lý quán trọ duy nhất trên Koh Samseb.

“Nếu mùa tốt, tôi có thể kiếm được một số lợi tức phụ đáng kể cho gia đình.  Tuy nhiên, chúng tôi chỉ có thể điều hành [quán trọ của chúng tôi] một mùa trong năm [mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 1].  Tôi chưa thể dựa vào nó hoàn toàn được,” bà nói.  “Chúng tôi vẫn còn nhiều việc để làm [để thiết lập du lịch ở đây.]”

Nhưng Thida, cũng như Sam Ol, vẫn hy vọng rằng họ có thể đẩy mạnh du lịch để làng phát triển.

“Chúng tôi biết rằng chúng tôi không thể dựa vào sông Mekong vĩnh viễn,” Sam Ol nói.  “Tài nguyên nhiên nhiên nầy không thể ở đó mọi lúc.  Chúng ta cũng phải phát triển tiềm năng nhân tạo nữa.”

 

No comments:

Post a Comment