Wednesday, May 3, 2023

ĐÃ ĐẾN LÚC ĐỂ THAY ĐỔI QUAN NIỆM HẸP HÒI CỦA MEKONG

 (Time to change myopic view of the Mekong)


Lan Mercado and Marc Goichot

Asia Times – April 4, 2023

 

Một tàu chở hàng trên sông Mekong gần phụ lưu Pak Ou, Luang Prabang, Lào ngày 1 tháng 2 năm 2017. [Ảnh: Christian Terrissen]

 

Cứu đồng bằng đòi hỏi nhìn bên dưới mặt sông

Trong tuần nầy, mọi con mắt đều hướng về Mekong, con sông hùng vĩ là mạch máu của Đông Nam Á.

Khi các thủ tướng, các nhà ngoại giao, và các lãnh đạo doanh thương và tài chánh tụ họp ở Vientiane để tham dự Thượng đỉnh MRC lần thứ 4th, có sự cần thiết cấp bách để chuyển trọng tâm thảo luận từ nước đến dòng chảy ở dưới mặt nước.  Không làm thế sẽ đưa đến thêm thảo luận mà không cứu xét đe dọa lớn nhất đến tương lai của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL): sự sụt giảm lớn lao của cát chảy xuống hạ lưu sông.

Với một cao độ trung bình thấp hơn 1 m trên mặt biển, ĐBSCL là một trong những nơi dễ tổn thương nhất trên Trái đất đối với thay đổi khí hậu, nhưng việc mất mát cát đang tàn phá mạnh mẽ tính ổn định và sức chịu đựng của đồng bằng – gia tăng đe dọa của lũ lụt, hạn hán và giông tố tồi tệ chưa từng thấy cũng như mực nước biển dâng.

Nhưng sự giảm sút phù sa cũng đang gây ra thêm nhiều vấn đề hiện nay, góp phần vào sự tụt giảm lớn lao của mực nước ngầm và hút nước mặn xa hơn vào đất liền – gay rủi ro cho một trong những chén cơm trù phú nhất trên thế giới và cuộc sống của hàng triệu người.

Các đập thủy điện và khai thác cát không khả chấp chịu trách nhiệm cho chiều hướng thảm khốc nầy.  Cần phải đảo ngược những mất mát nầy và bảo đảm dòng phù sa đầy đủ trong sông.  Đây là cái bảo tồn đồng bằng, bổ sung đất một cách năng động với phù sa mới để giữ cho nó ở trên mực nước biển đang dâng lên và duy trì những dãy cát ở ngoài biển bảo vệ bờ biển và rừng đước tránh sống cồn dữ dội đang gia tăng.

Đồng bằng đã mất trên 2/3 lượng phù sa thiên nhiên của nó, và để cho tình hình tiếp tục sẽ làm cho nó chỉ còn dưới 3% vào năm 2040.  Nhưng đây chỉ là một phần của câu chuyện, chỉ cứu xét phù sa lơ lững trong nước, dễ theo dõi hơn.  Không có dữ kiện tin cậy về bao nhiêu cát được giữ lại trên đáy sông, có thể mất nhiều thập niên để đi hết chiều dài của sông.

Hiện nay chúng ta biết có bao nhiêu cát chảy 20 m bên dưới các lòng lạch ở đồng bằng, với việc hoàn tất “ngân sách cát” toàn đồng bằng đầu tiên trên thế giới.  Kết quả cho năm 2022, mặc dù cần được duyệt xét nhóm và xác nhận, đáng báo động.

Đáng kể nhất là nếu mức độ lấy cát hiện nay tiếp tục, số cát có thể khai thác trong Mekong sẽ cạn kiệt trong vòng 10 năm, hủy hoại việc phát triển dựa vào cát và sư hiện diện của chính đồng bằng.

Dụng cụ địa kỹ thuật mới nầy được điều hành bởi Cơ quan Quản lý Đê điều và Tai họa Quốc gia Việt nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, và được tài trợ bởi Sáng kiến Khí hậu Quốc tế của chánh phủ Đức, cung cấp một thí dụ tuyệt vời của cái có thể được thực hiện khi những bên liên hệ khác nhau cùng làm việc.

Ảnh hưởng của việc khai thác cát ở Mekong cũng được cảm nhận xa hơn về phía thượng lưu ở Cambodia, Lào và Thái Lan.  Vết cắt ở đáy sông do khai thác cát đang xói mòn bờ sông, làm giảm tính có sẵn của nước cho nông nghiệp và ảnh hưởng thủy sản thiên nhiên trù phú, thiên nhiên, và các chuỗi cung cấp điện tử và vải sợi quan trọng trên toàn cầu.

Những quốc gia nầy cũng cần có ngân sách cát và bảo đảm có đủ cát còn lại trong Mekong.  Nếu không, nỗ lực của Việt Nam sẽ không có kết quả.

 

Cần sự phối hợp

Vì vấn đề của toàn lưu vực, nên giải pháp cũng vậy, vì nó chỉ có thể đượng đầu qua sự phối hợp liên quốc gia và hành động tập thể.

Dòng chảy của cát qua Mekong từ nguồn đến biển và do đó một tài nguyên chung giữa các quốc gia duyên hà.  Điều nầy khiến nó là một vấn đề cai quản sông xuyên biên giới – và một vấn đề trọng tâm đối với nhiệm vụ của MRC như dòng chảy, cũng đòi hỏi thủ tục đặc biệt cho phù sa thô.

Thượng đỉnh MRC lần thứ 4th đã nhấn mạnh rằng có một căn bản pháp lý cho sự hợp tác giữa các quốc gia và rằng ủy hội là một diễn đàn đối thoại và giải pháp của vấn đề cũng như quy hoạch lưu vực tiên liệu chung.  Có nhiều bước theo hướng đúng cần được tiếp theo, và trong đó, đảo ngược ảnh hưởng tiêu cực của việc khai thác cát trên sông Mekong và đối với người dân trong các cộng đồng ven sông phải được ưu tiên.

Công tác theo sau thượng đỉnh phải trên đường đến tính khả chấp.  Cấp bách hơn, các lãnh đạo cần nhìn kỹ vào cát và định giá nó không như một vật liệu thô miễn phí cần thiết cho xây cất nhưng là một tài sản cung cấp lợi ích vô giá cho sông và bờ biển, các cộng đồng và thành phố, người dân và thiên nhiên.

Họ cần kiến thức và khí cụ để hỗ trợ việc lấy quyết định nơi cát cần nhất: trong viêc xây cất, trong các bãi rác hay trong sông.

Họ cần biết cái gì khác có thể được để đáp ứng nhu cầu: vật liệu thay thế, cát được chế tạo, tái chế và lấy cát từ những nguồn khác khả chấp hơn.

Điều nầy phải được cứu xét tất cả bên trong hình ảnh lớn hơn – rằng giữ cát trong Mekong có thể là chiến lược thích ứng khí hậu có hiệu quả kinh tế nhất, một cách tích cực tự nhiên để xây dựng sức chịu đựng.

Cái rõ như pha lê là tình trạng hiện nay phải không thịnh hành hay chúng ta sẽ nhìn ĐBSCL chìm xuống dưới những đợt sóng.  Đồng bằng cần bùn và cát cùng lúc.

Vì vai trò đặc biệt của cát không được hiểu và coi trọng, sức chịu đựng và sự sống còn lâu dài của Mekong đã bị hy sinh cho cái lợi ngắn hạn.  Chúng ta có thể ngưng khai thác cát không khả chấp và cho phép Mekong làm việc cho chúng ta.

Chúng ta cần vẽ một con đướng mới tiến đến phát triển khả chấp toàn bộ và chịu đựng, một con đường nơi các quyết định dựa trên giá trị của một Mekong lành mạnh và lơi ích đa dạng mà nó cung cấp cho người dân và thiên nhiên.

No comments:

Post a Comment