Sunday, May 28, 2023

HĂNG HÁI ĐỂ LÀM VIỆC VỚI ĐƯỚC CỦA NÔNG DÂN NUÔI TÔM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐANG SUY YẾU

(Mekong Delta shrimp farmers’ enthusiasm for working with mangroves is waning)

Nhung Nguyen – Bình Yên Đông lược dịch

The Third Pole – May 12, 2023

 


Dành chỗ cho đước của nông dân nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam đã là một thắng lợi hoàn toàn cho việc nuôi thủy sản và môi trường, nhưng nông dân nói lợi ích kinh tế của mô hình đang chậm lại.

 

Dưới tàng của những cây đước, những con tôm tôm sú của Trần Văn Thạc vụt qua vùng nước trong của ao, ngấu nghiến bất cứ chất hữu cơ mà chúng gặp.  Trong nhiều năm, các ao ‘kết hợp tôm-đước’ như của Thạc trong tỉnh Cà Mau ở miền nam Việt Nam, trên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đã được ca ngợi để cung cấp sản phẩm hữu cơ và năng suất ổn định ít tốn kém, trong khi cho phép đước được bảo tồn.

Nhưng năm nay, thu hoạch từ ao tộm rộng 10 hectares của Thạc giảm.  Nông dân 49 tuổi đổ cho thời tiết khác thường gần đây, mà ông nói ông chưa từng trải qua trong 30 năm nuôi tôm.  Những trận mưa không mong đợi trong mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 đã làm loãng nước lợ tôm cần, và nhiệt độ lạnh hơn bất thường làm cho chúng khó sống còn.

“Chúng phải ngủ trong bùn trong nhiều tuần,” ông nói.  “[Chúng] không ăn bất cứ thứ gì trong lúc ngộp thở trong nước ngọt. Hầu hết chết trước khi trưởng thành.”

 

Các cây đước trồng trong các ao tôm trong xã Viên An, tỉnh Cà Mau, miền nam Việt Nam. 

Ảnh: Thanh Nguyen]

                                        

Phan Tiến Dzũng theo dõi ao tôm rộng 3 hectares bằng thuyền trong xã Viên An. 

[Ảnh: Thanh Nguyen]



Trang trại kết hợp tôm-đước trong xã Viên An ở ĐBSCL trong tháng 3 năm 2023.  Chánh sách bảo vệ rừng của Việt Nam đòi hỏi phải để tối thiểu 50% bao phủ đước – điều lệ cũng đòi hỏi bởi các công ty hải sản khả chấp. [Ảnh: Thanh Nguyen]

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP


Thạc đã ký kết vào một chương trình hữu cơ với một nhà sản xuất hải sản quan trọng, qua đó nông dân không được dùng phân bón, kháng sinh, và thuốc khuyến khích tăng trưởng hay các hóa chất khác cho nước.  “Tôm, cua, cá của chúng tôi và đước của chúng tôi dựa 100% vào thiên nhiên,” ông nói.  “Và khi nó thay đổi, nó làm xáo trộn mọi thứ và chúng tôi bó tay.”

Giàu đất bồi và ánh sáng mặt trời, tỉnh Cà Mau là nơi có rừng đước lớn nhất ở Việt Nam, với 69.000 hectares cây cối chống lại thay đổi khí hậu.  Cà Mau cũng là thủ đô tôm của quốc gia, với trên 278.000 hectares ao tôm.

Thay vì thay rừng để lấy chỗ cho ao tôm, canh tác tôm-đước kết hợp dành ít nhất ½ diện tích cho cây đước đỏ - đước nhiệt đới bản xứ.  Ngước lại, cây cung cấp chất dinh dưỡng, nơi sinh sản và nuôi dưỡng cho tôm, cua và cá.



Tháo nước ra khỏi ao từ sáng sớm, Trần Văn Thạc và cha ông thu goạch tôm vào buổi chiều ngày 22 tháng 3. [Ảnh: Thanh Nguyen]

 

Tôm sú của Thạc chỉ nuôi bằng vật liệu tự nhiên ở trong ao.  Tôm con được thả giữa tháng 11 và 12. [Ảnh: Thanh Nguyen]


Thạc thêm cua và cá vào ao để bảo đảm cân bằng trong sinh thái địa phương của chúng. 

[Ảnh: Thanh Nguyen]

 

Thông thường, trong vòng 3 đến 4 tháng, hệ thống cho tôm hữu cơ lành mạnh.  Những tôm nầy đem lại giá cao hơn tôm được nuôi truyền thống, đến 13 USD/kg, và có nhu cầu trong thị trường ngoại quốc như Liên hiệp Âu Châu.  Với 23.000 hectares của trang trại tôm-đước kết hợp, huyện Ngọc Hiển của Thạc là nơi hệ thống được sử dung nhiều nhất.

Trên giấy tờ, nó hoàn toàn thắng lợi: đước được cứu, và lợi tức của nông dân được nâng cao.  Mức mất đước do nuôi thủy sản ở ĐBSCL đã tụt giảm, từ 2.440 hectares/năm trong năm 1973-1990 xuống còn 1.499 hectares/năm trong năm 2010-2020.

Nhưng nhìn kỹ vào thành trì đước trong đồng bằng lớn thứ 3rd trên thế giới cho thấy một hình ảnh phức tạp hơn.  Mặc dù lợi ích của mô hình tôm-đước kết hợp, vẫn còn căng thảng giữa sự cần thiết của rừng và kỹ nghệ nuôi thủy sản – và điều nầy đang gia tăng bởi thay đổi khí hậu và ảnh hưởng của các đập ở thượng lưu.

‘Đước vẫn bị đánh giá thấp’

Hầu hết đất ở ĐBSCL hiện diện nhờ đước.  Rễ của chúng giữ phù sa khi sông Mekong đổ ra Biển Đông, và vì thế nhiều lớp bùn đất được bồi lắng trong nước lợ.  Đước cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút carbon, trên toàn cầu chúng chiếm khoảng 3% của tất cả carbon chứa bởi rừng nhiệt đới.

“Nó là một loại cây kỳ diệu có thể tiêu hóa nước mặn và không khí dơ và phát triển,” Võ Quốc Tuấn, một chuyên viên về đước của Dại học Cần Thơ, nói.  “Đước đã và đang bị đánh giá thấp, không chỉ bởi nông dân mà còn bởi quần chúng và… chánh phủ.”

Việt Nam đã mất đước hàng trăm năm, bắt đầu bằng việc làm thưa rừng của thực dân Pháp trong thế kỷ 19th.  Trong Chiến tranh Việt Nam, việc sử dụng hóa chất khai quang đã phá hủy trên 40% số đước còn lại ở miền nam Việt Nam.

Rồi, bắt đầu trong thập niên 1980s, chánh phủ, Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Á Châu khuyến khích biến đước thành ao tôm như một cách để giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế.  Ở nhiều nơi trong ĐBSCL, diện tích ao tôm gia tăng 20 lần từ năm 1980 đến 1993.

 

Nhà cửa nằm dọc theo bờ kinh ở ngoài bìa Công viên Quốc gia Mũi Cà Mau, một vùng được bảo vệ nơi các dự án trồng rừng đang tiến hành. [Ảnh: Thanh Nguyen]

 

Từ năm 2006 đến 2010, ĐNA mất đước nhiều hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới.

Theo dữ kiện của chánh phủ, tính đến năm 2020 Việt Nam chỉ còn khoảng 238.000 hectares.  Các nhà nghiên cứu phân tích hình vệ tinh thấy một hình ảnh ảm đạm hơn, chỉ còn 102.160 hectares.

Hình ảnh có thể chưa tồi tệ cho các nỗ lực, bắt đầu trong thập niên 1990s và gia tăng trong thập niên 2010s, để bảo vệ và phục hồi đước Việt Nam.  Đất được phân phối để trồng lại đước, và nhiều nơi như vùng cốt lõi của Công viên Quốc gia Mũi Cà Mau được bảo vệ chặt chẽ hơn.

 


Du khách ở Công viên Quốc gia Mũi Cà Mau, một vùng đất ngập nước được xem có tầm quan trọng quốc tế theo Quy ước Ramsar. [Ảnh: Thanh Nguyen]

 

“Những điều được tìm thấy của chúng tôi cho thấy việc biến đổi chưa xảy ra quá nhiều hiện nay,” nhà nghiên cứu Võ Quốc Tuấn nói.  “Nếu anh nhìn vào đước nội địa từ viễn thám, tổng số diện tích đang nới rộng – không nhanh như nó phải – nhưng vẫn là tin vui.”  Tuấn quy hầu hết việc cải thiện nầy cho các hệ thống tôm-đước kết hợp.

Mặc dù các nỗ lực của chánh phủ và các tổ chức quốc tế đã giảm diện tích rừng bị chuyển đổi, đước vẫn còn đang bị mất.  Mức nước biển dâng, sạt lở, ô nhiễm và việc điều hành các đập thủy điện ở thượng lưu tất cả đã làm cho đước thụt lùi vào đất liền.  Trong những thập niên vừa qua, mưa trong mùa mưa đã trở nên nặng hơn và thường xuyên hơn, nhưng nó lại giảm trong mùa khô.  Kết quả là, nước lợ nói chung của ĐBSCL cũng trở nên mặn hơn và ít có lợi cho mầm cây đước sống sót và tăng trưởng.

Trên đó, các nông dân càng ngày càng thắc mắc về lợi ích của nuôi tôm-đước kết hợp.

 

Những nhà bỏ hoang trong một ấp của huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.  Sạt lở bờ biển đang ảnh hưởng cả đước lẫn cuộc sống của người dân trong vung2 nầy. [Ảnh: Thanh Nguyen]


Hoài nghi về mô hình đước-tôm gia tăng

Phan Tiến Dzũng là một trong những nông dân đầu tiên để tham gia vào một sáng kiến khuyến khích sự đồng hiện hữu của nuôi tôm và đước.

Đến Cà Mau từ miên bắc Việt Nam giữa ‘cơn sốt tôm’ vào cuối thập niên 1980s, ông bắt đầu bằng cách chặt đước và đào ao trên 8 hectares đất.

“Đất rừng được chia cho người dân muốn sinh sống trên đó hay bán với giá rẻ,” người đàn ông 64 tuổi nhớ lại.  “Đối với tôm, anh chỉ đưa nước sông vào ao, đã đầy tôm con, và đợi 3 tháng để thu hoạch chúng.  Mọi thứ đều có nhiều và dễ kiếm vào lúc đó.”

Năng suất tôm cao trong những năm đầu đó giúp ông xây dựng một đời sống thoải mái và một căn nhà rộng rãi ở xã Viên An, trong vùng chung quanh Công viên Quốc gia Mũi Cà Mau được bảo vệ chặt chẽ.  Rồi, ông nói, “vào năm 1994, các viên chức lâm nghiệp đến làng và yêu cầu chúng tôi nhường ½ diện tích ao để trồng đước.

Các hệ thống tôm-đước hỗn hợp được khuyến khích như một ‘thắng lợi hoàn toàn’: đước sẽ giúp lọc nước, tạo nên một môi trường trong đó tôm có thể phát triển, và cung cấp thu nhập ổn định cho nông dân.  Nông dân cũng có thể đốn đước khi đã lớn để bán gỗ như một nguồn thu nhập thêm.

Đối vối tất cả những lợi ích được ca ngợi của chánh sách, “người dân không quá trìu mến,” Dzũng nói, nhưng “phải đi theo nếu chúng tôi muốn sinh sống ở đây.”

Dzũng nói rằng những cây đước rụng lá vào các ao của ông làm thay đổi điều kiện của chúng.  Lá đước chứa tannic acid, có thể thay đổi pH của nước.  Khi điều kiện của nước thay đổi vì lý do nầy hay sau khi mưa lớn, tôm chết, ông nói.  “Không giống như tất cả chúng trơ bụng cùng một lúc trong ao.  Chúng chỉ biến mất.”

 

Lê Văn Tân (ngồi), một lái buôn ở huyên Ngọc Hiển, cân thu hoạch của Thạc chiều ngày trước.  Thạc nhận được khoảng 570.000 đồng (25 USD) cho tôm sú hữu cơ của ông. 

[Ảnh: Thanh Nguyen]

 

Có sự dao động giá cả gần đậy trong thị trường tôm, Dzũng nói có nghĩa là “lái buôn trả cho chúng tôi [nông dân hữu cơ] thấp như những trang trại kỹ nghệ.”

 Và không như tôm, sự tăng trưởng nhanh cho phép gia đình ông thu tiền mỗi 3 tháng, đước mất ít nhất 10 năm để đạt được đường kính lý tưởng 12 cm để thu hoạch làm gỗ - cộng thêm vào sự bi quan của ông về mô hình.

“Tôi biết lý do để cây ở đây, bảo vệ chúng tôi tráng giông tố và đủ thứ xáo trộn khí hậu,” người nông dân kỳ cựu nói.  “Nhưng người dân cần ăn, họ cần bữa ăn sắp tới của họ được bảo đảm.”

Nhận xét của ông phản ánh một nghiên cứu trong năm 2021 cho thấy rằng mặc dù các cộng đồng địa phương biết những lợi ích do đước mang lại, các hệ thống tôm-đước kết hợp vẫn còn lung lay về mặt ủng hộ của nông dân.

Trở lại phòng thí nghiệm của Võ Quốc Tuấn ở Đại học Cần Thơ, nhà nghiên cứu tóm tắt tình hình.  “Có rất ít [trang trại] vào lúc nầy thật sự đạt được 50% [độ bao phủ của đước],” ông nói.  “Nhìn lên, anh có thể thấy một vệt đước xanh đậm rất nhỏ.  Có nghĩa là nhiều trang trại tôm có một tỉ số cây chỉ từ 30-40%, thỉnh thoảng còn thấp hơn.

 

Nhà nghiên cứu Võ Quốc Tuấn giải thích cái viễn thám cho thấy về độ bao phủ đước trong ĐBSCL. [Ảnh: Thanh Nguyen]

 

Chuyên viên Hòa Lan về quản lý tài nguyên thiên nhiên Iris van Duren, người hợp tác với Tuấn để nghiên cứu nuôi tôm khả chấp ở ĐBSCL. [Ảnh: Thanh Nguyen]

 

Rừng đước trong Công viên Quốc gia Mũi Cà Mau nằm kế bên các trang trại sử dụng hệ thống tôm-đước kết hợp. [Ảnh: Thanh Nguyen]

 

Tỉ lệ của độ bao phủ thấp hơn nầy hứa hẹn năng suất cao hơn trong ngắn hạn, nhưng có nghĩa là giảm trong dịch vụ hệ sinh thái mà cây cối cung cấp, trong lâu dài làm giảm sản lượng của trang trại.

Cần tiền và sự tham gia của cộng đồng

Việt Nam, nằm trong số những quốc gia dễ tổn thương nhất với thời tiết cực đoan trên thế giới, đã cam kết trong Thỏa ước Paris về thay đổi khí hậu để phục hồi và nới rộng đước của minh.  Tuy nhiên, sự Đóng góp của Quốc gia từ năm 2022 – cam kết khí hậu quốc gia trong thỏa ước – ghi nhận rằng Việt Nam chỉ thực hiện khoảng 30% mục tiêu phải đạt được trong năm 2020 để bảo vệ, phục hồi và trồng đước và rừng ven biển.

“Nó là con đường gồ ghề, nhưng luôn luôn có hy vọng,” Iris van Duren nói.  van Duren là chuyên viên Hòa Lan về sinh thái đất ngập nước làm việc cùng với Võ Quốc Tuấn để nâng cao sự hiểu biết về tầm quan trọng của đước và hệ thống canh tác kết hợp đối với ĐBSCL.

Mặc dù Việt Nam không thể tự làm gì nhiều để chận đứng sạt lở bờ biển, với ảnh hưởng của các đập và khai thác cát ở thượng lưu trên Mekong, van Duren nói nuôi thủy sản tôm-đước kết hợp có thể được cải thiện.

 

Một nhà khách hình con tôm mới trên bờ biển của Công viên Quốc gia Cà Mau, hình chụp trong tháng 3 năm 2023.  Có tiềm năng cho nuôi thủy sản khả chấp để tăng trưởng cùng với du lịch dựa trên cộng đồng ở ĐBSCL. [Ảnh: Thanh Nguyen]

 

Trước hết, van Duren chỉ ra, nông dân sẽ đốn đước nếu họ có lợi nhuận.  Nghiên cứu cho thấy rằng thay vì những người kiểm soát có hành động trừng phạt, cung cấp cho nông dân tiền thưởng để chăm sóc cây đước trên đất của họ có thể là một đường lối thành công hơn.

“Giấy chứng nhận cho tôm được sản xuất một cách khả chấp thật sự có thể là một khởi đầu tốt,” van Duren nói.  Một vấn đề mà những kế hoạch giấy chứng nhận phải nhảy vào là đi đến các ao để lượng định độ bao phủ đước thì đắt tiền, mất nhiều công sức và có thể đưa đến tranh cãi với nông dân.

Tuấn và van Duren đang làm việc về một hệ thống thay vì dùng kỹ thuật viễn thám và không ảnh.  Đây có thể được dùng bởi các công ty và các dự án giấy chứng nhận để đánh giá chính xác trang trại nào ở Việt Nam có đủ tiêu chuẩn.

Trên hết, tuy nhiên, Tuấn và nhóm của ông mong đợi dữ kiện do họ thu thập để cung cấp cho các nhà làm chánh sách “tin tức tin cậy và thường xuyên”, cho phép có quyết định chính xác hơn khi chọn lựa địa điểm và phân phối tài trợ cho các dự án phục hồi đước.

“Anh có thể báo động họ, thí dụ, nếu vùng bảo tồn thật sự được dùng cho mục đích khác, hay nơi nào cần xây đê để bảo vệ người dân vẫn sống ở đó, và nơi nào để [các địa điểm] cho thiên nhiên làm công việc của nó,” van Duren nói.

 

Những con cò đậu trên hàng rào gỗ, được dựng lên để bảo vệ những cây đước nhỏ được trồng trong vùng đất bồi ven biển ở Công viên Quốc gia Mũi Cà Mau. [Ảnh: Thanh Nguyen]

 

Thị trường tín dụng rừng carbon đang lớn có thể giúp thúc đẩy việc nầy.  Là người đi đầu của chương trình REDD+ của Liên Hiệp Quốc và là quốc gia đầu tiên ở Á Châu khởi động một kế hoạch toàn quốc để trả cho dịch vụ môi trường rừng, Việt Nam nay đang phát triển một thị trường carbon ở trong nước, được dự trù hoạt động vào năm 2028.

Tuấn nói rằng “vẫn còn đường dài để đi” cho đến khi những chánh sách như thê và lợi ích của chúng nhỏ giọt từ chánh phủ trung ương xuống ĐBSCL – “như khoảng cách đến mặt trăng”.  Nhưng để đạt được zero ròng vào năm 2050, như Việt Nam đã hứa để làm, ông nói điều nầy phải xảy ra.

 

Trái đước mọc thẳng xuống đất từ cây, đâm xuống bùn khi chúng rơi xuống. 

[Ảnh: Thanh Nguyen]

Mặc dù họ có cảm nhận lẫn lộn về đước trong trang trại của họ, cả Dzũng và Thạc biết rằng mũi phía nam của ĐBSCL cần cây để sống còn. Trong tất cả điều nầy, một nguyên liệu vô cùng quan trọng của các cộng đồng địa phương để thành công bị thiếu là tiếng nói và kinh nghiệm 

“Nhưng nhiều thứ cần được cải thiện ở chung quanh đây,” Dzũng nói, đề nghị các viên chức có thể lắng nghe những lo ngại của nông dân nhiều hơn về nghèo khó và an ninh lương thực, và cùng làm việc với họ thường hơn.

Trong khi đó, Thạc lo ngại nhiều hơn về ảnh hưởng của môi trường thay đổi đối với cuộc sống của ông.  “Tôi nghe nói đước giúp cho thế giới đương đầu với thay đổi khí hậu, nhưng chúng tôi là những người trồng trọt ở đây đã phải nếm ảnh hưởng của nó,” ông nói.  “Chúng tôi đã làm công việc của chúng tôi là trồng cây – và có thể trồng nhiều hơn nếu họ trả cho chúng tôi giá cao, nhưng chỉ có một mình chúng tôi thì không đủ.”

 

No comments:

Post a Comment