Monday, February 19, 2024

TRUNG HOA TĂNG CƯỜNG VIỆC NẮM GIỮ LÁNG GIỀNG ĐANG CHẬT VẬT

 (China Strengthens Hold on Struggling Neighbor)

Matthew Tostevin – Bình Yên Đông lược dịch

Newsweek – February 2024

 


Trạm dừng chân đầu tiên là tự chụp ảnh hoàng hôn sông Mekong.

 

Những du khách Trung Hoa được chở bằng xe bus thẳng từ trạm xe lửa tốc hành mới từ Kunming (Côn Minh) đến thành phố cổ Luang Prabang ở Lào.  Họ  bò lên khoảng 300 bậc ở núi Phousi để đến chùa Phật, kịp lúc để chụp ảnh khi mặt trời chìm xuống sông và các rặng đồi.  Rồi họ đi đến một trong những khách sạn lớn được nới rộng để đối phó với sự đổ vào của những nhóm du lịch từ khi đường sắt nối thị trấn đến Trung Hoa.

Sự dấy lên của du lịch Trung Hoa đến nước Lào nhiều núi non và không có bờ biển, một quốc gia Đông Nam Á (ĐNA) bị để lại sẹo bởi Mỹ ném bom trong thập niên 1970s, là một sự nâng lên cho nền kinh tế ở trong trạng thái rơi tự do, với nợ nần tăng vọt, một đồng tiền đổ nhào và sự sụp đổ trong dịch vụ công cộng.

Nhưng nó cũng nhắc nhở sự thống trị đang gia tăng của Lào bởi láng giềng khỗng lồ ở phía bắc trong sự cạnh tranh địa chánh trị mới nhất.  Quốc gia cộng sản đồng chí của Lào là nguồn của hầu hết tiền mượn để xây không những đường sắt, mà còn để bành trướng những kế hoạch thủy điện lớn lao, những đầu tư mà việc trả nợ tiềm tàng không đến đúng lúc để ngăn chận khủng hoảng kinh tế.

Luang Prabang ở phía bắc nay là một điểm thuận lợi cho ảnh hưởng không cân đối của những thay đổi mà những dự án nầy đã mang lại – từ cách mà những đập mới đang hủy hoại cuộc sống ven sông truyền thống đến những lo ngại của UNESCO về cái mà việc bành trướng thủy điện và sự gia tăng gây ấn tượng sâu sắc trong du lịch có thể có nghĩa cho tình trạng Di sản Thế giới thèm muốn của thị trấn.

“Người Trung Hoa đến và lấy tất cả tài nguyên từ đất, và chánh phủ được tất cả lợi ích trong khi chúng tôi không được gì cả,” Noi, một người ở trên thuyền mà đời sống đánh cá và nhặt rong sông đã đảo lộn bởi những thay đổi.

Như hầu hết những người khác, anh không muốn cho biết đầy đủ tên trong một quốc gia có 7 triệu dân được xếp hạng như một trong các quốc gia trấn áp quyền tự do dân sự nhất trên thế giới.

Mặc dù Lào là nơi có ít người đến, nó không bị cô lập bởi địa chánh trị.  Nó là quốc gia ăn bom nhiều nhất trong lịch sử sau khi Hoa Kỳ bỏ trên 2 triệu tấn bom – hàng chục lần nhiều hơn cái Israel đã ném trong chiến tranh Gaza gần đậy – để cố gắng cắt dứt những đường tiếp liệu cho du kích Việt Cộng.

Những đồ trang sức rẻ tiền làm bằng kim loại được tái chế từ bom là những vật kỷ niệm phổ biến ở chợ Luang Prabang.

Với vị trí dọc theo xương sống của lục địa ĐNA, Lào cũng là một phần cùa chiến trường ảnh hưởng mới hơn nữa.  Và không nghi ngờ rằng nó là một trong đó Trung Hoa có lưỡi dao lớn hơn Hoa Kỳ.

“Trong 10 năm qua, tràn ngập đầu tư, người và các dự án hạ tầng cơ sở, những món nợ của Trung Hoa đã thật sự áp đảo một quốc gia yếu trong lịch sử và thụ động trong khả năng để lấy chủ quyền và lấy quyết định tốt nhất cho người dân Lào,” Brain Eyler, giám đốc chương trình ĐNA ở Trung tâm Stimson ở Washington D.C., nói với Newsweek.

Tòa Đại sứ Trung Hoa ở Lào không trả lời yêu cầu cho ý kiến của Newsweek, cũng như Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch.

Năm rồi, Thủ tường Trung Hoa Li Qiang (Lý Cường) nói Beijing (Bắc Kinh) đang tìm cách để đào sâu hợp tác và khuyến khích phát triển hỗn hợp với láng giềng ở phía nam, theo thông tấn xã quốc doanh Xinhua của Trung Hoa.

“Trung Hoa luôn luôn xem mối liên hệ với Lào trên quan điểm chiến lược,” Xinhua trích lời của Li.

Tầm quan trọng của Lào từ khía cạnh ngoại giao cao hơn trong năm nay khi nước nầy làm chủ tịch của Hiệp hội các Quốc gia ĐNA, một nhóm khu vực thảo luận những vấn đề chẳng hạn như những tuyên bố tranh chấp của Trung Hoa ở Biển Đông cho dù nó không có hành động đối phó với áp lực mạnh mẽ của Trung Hoa.

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

Vành đai và Con đường

Đầu tư của Trung Hoa ở Lào là một phần cùa Sáng kiến Vành đai và Con đường tiêu biểu của Chủ tịch Xi Jinping (Tập Cận Bình) đã ảnh hưởng mọi thứ, không chỉ trong các dự án thủy điện nhằm làm cho Lào thành “bình điện của ĐNA” và đường sắt trị giá 6 tỉ USD, vừa được khánh thành hồi cuối năm 2021.  Nhưng điều đó cũng giúp đưa đến khủng hoảng nợ nần.

Ngân hàng Thế giới đổ cho việc thiếu thốn ngoại tệ vì phải trả nợ cho đồng kip, đã giảm 20% trị giá trong năm qua, cũng như mức lạm phát trên 40% hồi đầu năm rồi và một sự sụt giảm trong sức mua sắm.

Chợ đêm trong thị trấn cổ phía bắc Luang Prabang, một điểm đến hàng đầu của người Trung Hoa và những du khách khác, hoan nghênh du khách ngày 30 tháng 12 năm 2023.  Việc nắm giữ láng giềng của Trung Hoa đang gia tăng khi Lào chìm trong khủng hoảng kinh tế một phần vì nợ của Trung Hoa. [Ảnh: Matthew Tostevin]

 

“Nhiều gia đình đang đối phó với sản xuất hay lục lọi thêm thực phẩm, làm giảm số họ ăn, và di cư sang Thái Lan để tìm việc có lương cao hơn,” Ngân hàng Thé giới cho biết hồi cuối năm qua, sau một khảo sát cho thấy ½ người dân chi tiêu ít hơn cho y tế và giáo dục.  “Khi việc chi tiêu công cộng trong những thành phần nầy cũng giảm. đầu tư tổng quát của Lào trong vốn con người đang giảm,” nó cảnh báo.

Khoảng ½ tiền trả nợ cho đến 2027 được trả cho Trung Hoa, Ngân hàng Thế giới nói.

“Rất quan trọng để lưu ý rằng Lào mang nợ không chỉ từ Trung Hoa, mà còn từ những tổ chức tài chánh quốc tế khác.  Những món nợ nầy đã đóng góp tích cực vào nền kinh tế và phát triển xã hội của Lào,” Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nới với đài phát thanh quốc doanh CGTN hồi năm ngoái.

Theo phòng thí nghiệm nghiên cứu AidData của Trường William and Mary, một đại học nghiên cứu công cộng ở Virginia, nợ công tích lũy của Lào từ Trung Hoa tương đương khoảng 10,4 tỉ USD – trên ½ GDP của nước nầy.  Nhưng nó cũng ghi nhận nhiều nguồn nợ “ẩn mặt”, chẳng hạn như những món nợ từ những kiến trúc trong đó đường sắt được tài trợ.  Kể chung những món nợ đó, và con số gần 17 tỉ USD, hay gần 90% GDP của Lào.

“Lào đơn giản không có đủ sức để chuyển nhượng hay phản đối nhà tín dụng bên ngoài lớn nhất của họ,” giám đốc điều hành của AidData, Bradley Parks, nói với Newsweek.

Liệu Lào đã rơi vào một loại “bẫy nợ” mà những nhà phê bình Tây phương cáo buộc Beijing xếp đặt để gia tăng đòn bẫy đối với các quốc gia yếu hơn, Trung Hoa đã bảo lãnh Lào ra bằng cách cung cấp những dạng giảm nợ khác. mà Ngân hàng Thế giới ước tính có trị giá hàng trăm triệu USD, cũng như thêm tiền mượn khẩn cấp.  Điều đó cũng tăng thêm thế lực của họ.  Trong năm 2020, thí dụ, một tổ hợp quốc doanh Trung Hoa mua một cổ phần quan trọng trong lưới điện quốc gia.

 

Một xe lửa cao tốc Trung Hoa hoạt động gần Luang Prabang ở thượng Lào ngày 4 tháng 1 năm 2024.  Việc nắm giữ láng giềng của Trung Hoa gia tăng giữa khủng hoảng nợ nần một phần do việc vay nợ cho đường sắt, trong số các dự án khác. [Ảnh: Matthew Tostevin]

 

Câu hỏi lâu dài cho Lào là khi nào đầu tư tài trợ bên ngoài được trả hết, Parks nói không rõ liệu đường sắt có thể tạo đủ thu nhập để giúp trả nợ cho ngân hàng Eximbank của Trung Hoa, trích dẫn các nghiên cứu đã nêu những câu hỏi khi nào nó sẽ sinh lợi.

Eyler nói một số cá nhân trong chánh phủ đã có lợi từ các đập thủy điện, nhưng hình ảnh của toàn thể quốc gia thì ít chắn chắn.

Trên sông Mekong, người địa phương nói các đập đang giết lối sống của họ.

Ngay phía trên Luang Prabang, nhiều thế hệ gia đình của M’Mone đã có lợi từ việc biến rong sông theo mùa thành thức ăn vặt ngon miệng.  Được rửa nhiều lần – trong một máy giặt được cải biến – rong được ép thành những miếng để làm khô với mè, tỏi và cà chua.  Được chiên trong dấu nóng, mùi vị rất giống như bất cứ rong biển đắt tiền của Nhật Bản.

Nhưng từ khi công việc bắt đầu trên đập Luang Prabang, xa hơn về phía thượng lưu, đất cũ lắng xuống biến mất, ông nói.

“Chúng tôi phải đi 1½ tiếng đồng hồ về phía thượng lưu để lấy nó.” M’Mone nói với Newsweek.  Giá cả tăng lên; nguồn cung cấp đi xuống. Và với một đập nữa được dự trù ở Pak Beng bởi các công ty của Trung Hoa và Thái Lan ở phía trên của Mekong, có nhiều câu hỏi là cuộc sống của ông sẽ kéo dài bao lâu.

Một chiến thuyền di chuyển trên sông Mekong ở Lào ngày 1 tháng 1 năm 2024.  Người dân trên sông nói cuộc sống của họ bị thiệt hại bởi các đập thủy điện, cũng giúp nhận chìm quốc gia vào khủng hoảng nợ nần. [Ảnh: Matthew Tostevin]

 

Nước đục

Công ty Điện Luang Prabang, có cổ phần lớn nhất là công ty Thái CKPower, nói nó tìm sự cân bằng giữa doanh thương và bảo vệ môi trường.  Nhưng khi nước dấy lên chung quanh vị trí xây đập Luang Prabang nhu một thùng nước đục, Noi nói dòng nước đã thay đổi vĩnh viễn và cá đã biến mất.

“Toàn thể làng, và mọi người ở đây, đều chống nó, nhưng chánh phủ không để ý,” ông nói.

Hạ lưu của Luang Prabang, bài học là những cảm nghĩ đó cũng cũng không thay đổi.  Người dân tái định cư 1 thập niên trước cho đập Xayaburi nay đang hoạt động, bán gần hết số điện của nó sang Thái Lan.  Làng mạc ở đó được dời lên sườn đồi nhưng được giữ tên: Talan.

“Nay người dân phải vào rừng và đốt rừng để làm nông trại mới,” một cư dân nói.  “Chúng tôi nhớ sông mỗi ngày – sáng hay đêm.  Chúng tôi từng kiếm một số lợi ích.  Nhưng nay rất khó.”

Người dân Talan được bồi thường, nhưng họ nói số tiền sớm cạn.

“Làm thế nào để bồi thường cho mất mát của thiên nhiên hay hệ sinh thái?” Pai Detees, giám đốc vận động khu vực cho Chương trình ĐNA của NGO International Rivers (Sông ngòi Quốc tế), nói.  “Chúng ta cần thay đổi cách chúng ta nhìn vào thủy điện Mekong như sản xuất điện, nhưng nó thật sự là một hệ thống hỗ trợ đời sống,” cô nói với Newsweek.

 


Một phụ nữ từ 1 làng ở Lào đã dời ư để xây đập thủy điện.  Nhiều dân làng than phiền rằng các đập đã thay đổi cách sống của họ vĩnh viễn. [Ảnh: Matthew Tostevin]

 

Ảnh hưởng của đập cũng là 1 lo ngại cho UNESCO, tổ chức khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc, là cơ quan bảo vệ những khu di sản thế giới trên toàn cầu.  Các đập thay đổi dòng chảy và gây nguy hiểm trong khi xây cất.  Rồi có rủi ro ngập lụt nếu nước được xả khẩn cấp khi cần.

Cuối năm ngoái, UNESCO yêu cầu chánh quyền Lào giải thích cái họ đang làm để bảo vệ Luang Prabang chống lại rủi ro của các dự án thủy điện, cũng như để tăng cường bảo vệ những địa điểm du lịch để đối phó với con số du khách gia tăng, mà sự hiện diện của họ nêu lên câu hỏi về khả năng hấp thu của chúng – kể cả điểm tự chụp ảnh trên đỉnh núi Phousi.

“Có quá nhiều người Trung Hoa ở đây hiện nay,” Wu Di, một du khách từ tỉnh Shandong (Sơn Đông) ven biển ở Trung Hoa, nói với Newsweek.  “Chúng tôi thích nó ở đây.  Nó quá đẹp.”  Một số người ở Luang Prabang chắn chắn được lợi từ du lịch.

Ghi tên ở Trại Voi Luang Prabang đã tăng gấp ba.  Mặc dù những điểm thu hút voi mới đã được xây cất để thích nghi với số du khách từ nơi khác không còn muốn cởi voi – một lối thực hành được xem như độc ác – một số nhóm từ Trung Hoa ít day dứt về việc đua dưa trên lưng của con vật khi họ được khuyến khích bằng các quản tượng đong đưa các móc nhọn.  Có đến 20 nhóm một ngày, mỗi nhóm có 50 du khách, đến để cởi voi.

Khách sạn Vang Thong được đổi tên và trang bị điện tử nay dưới sự điều hành của người Trung Hoa và đã thấy việc ghi danh tăng 50% của các nhóm du lịch Trung Hoa, người quản đốc nói.

Mặc dù một số người than phiền rằng người Trung Hoa chỉ ở khách sạn của chính họ và chi tiêu một ít ở Lào, những người khác nói rằng họ mang lợi ích cho thị trấn.  Những hướng dẫn viên du lịch nói tiếng Trung Hoa nói họ có thể kiếm gấp đôi những người nói tiếng Anh vì đơn giản có nhiều du khách hơn.

Đường sắt cũng không mang du khách không thôi.  Nó cũng mang dưa hấu, chuối, mía và rau cải để xuất cảng sang tỉnh Yunnan ở tây nam Trung Hoa.

Một hướng dẫn viên du lịch ở Luang Prabang than phiền rằng người dân Lào chỉ được một phần nhỏ trong việc phát triển doanh hương mới do những nhà đầu tư Trung Hoa làm chủ.  Nhưng ông nói thêm rằng con gái của ông nay đang học tiếng Mandarin để chuẩn bị cho tương lai.

 

Một nhóm người Trung Hoa viếng thăm thị trấn Luang Prabang ở thượng Lào ngày 31 tháng 1 năm 2023.  Ảnh hưởng của Trung Hoa đối với nước láng giềng đang gia tăng khi nước nầy chịu đựng khủng hoảng kinh tế một phần do nợ nần với Trung Hoa. [Ảnh: Matthew Tostevin]

No comments:

Post a Comment