Monday, February 12, 2024

NGƯỜI H'MONG CHẬT VẬT CỨU HẠT GIỐNG BẢN XỨ

(H'mong struggle to save indigenous seeds)

Khang A Tùa and Alex Nguyễn – Bình Yên Đông lược dịch

Mekong Eye – 28 January 2024

 

Cúa bua (tiếng Việt Nam) hay quay npua (tiếng Hmong), một giống bắp bản xứ ở Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái

 

Sau nhiều thập niên theo đuổi những mục tiêu phát triển, người Hmong ở miền bắc Việt Nam đối mặt với cuộc chiến để bảo tồn bắp bản xứ đang biến mất.

YÊN BÁI & SƠN LA, VIỆT NAM – Vào một buổi sáng sớm mùa đông, Khang Chờ Dê của xã Chế Cu Nha trong tỉnh Yên Bái bị đánh thức bởi tiếng đập cửa ầm ầm.  Sào, người bà con của anh, cần một số hạt bắp đỏ, một hoa màu bản xứ được người H'mong sử dụng ở miền bắc Việt Nam để cúng thần linh để tránh xui xẻo.

Là con trai của shaman (người tiếp xúc với thần linh), Dê hiểu tầm quan trọng của bắp đỏ trong lối thực hành nghi lễ.  Anh nhanh chóng lấy một số hạt bắp ở bếp, gói chúng một cách tử tế và trao chúng cho người bà con của anh.

Trở lại giường, người nông dân 43 tuổi suy nghĩ về sự khan hiếm của hạt giống bắp cúa bua (tiếng Việt Nam) hay quay npua (tiếng Hmong) bản xứ ở Chế Cu Nha, nơi cư trú của tổ tiên gia đình anh.  Trong nhiều thế hệ, bắp bản xứ rất cần thiết cho truyền thống tinh thần và văn hóa của người H'mong, cũng như giúp tăng cường sự tự trị của họ trong việc canh tác nông nghiệp.

 


Nguồn: Mapbox

 

Nhưng dưới áp lực của các mục tiêu an ninh lương thực và giảm nghèo trong vài thập niên qua, gia đình của Dê thuộc vào một vài gia đình cuối cùng đã cứu những hạt giống nầy khỏi tuyệt chủng.

Trong huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, nơi có nhiều người H'mong sinh sống qua nhiều thế hệ, tìm kiếm bắp bản xứ có thể giống như tìm cây kim trong đống rơm.

“Hoa màu bản xứ từng được trồng ở đây được gọi là bắp đá mèo (tiếng Việt Nam),” Đặng Phi Hùng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Vân Hồ, nói.  “Năng suất của chúng thấp và cây dài rất dễ bị thiệt hại trong lúc giông bão, vì thế người dân thay thế chúng bằng những giống có năng suất cao hơn.”

Theo Hùng, bắp đá mèo đã trở nên tuyệt chủng ở Vân Hồ.  Tràng A Giàng, chủ tịch của Hiệp hội Nông dân của xã, từng là một nông dân trồng bắp, cũng xác nhận rằng giống bắp đã biến mất khoảng 2002 hay 2003.

 

Một trái bắp bản xứ không rõ giống treo trong bếp của người H'mong ở Vân Hồ, tỉnh Sơn La. [Ảnh: Alex Nguyễn]

 

Một cổ vật văn hóa và tinh thần

Sống trong rừng và núi đá cao không thể canh tác lúa, nhiều thế hệ của người H'mong đã lấy bắp làm thực phẩm chánh, một nguồn của cuộc sống, một vật liệu làm rượu vang chủ chốt và một thành phần tinh nguyên trong nghi lễ tôn giáo.

Ngày nay, người H'mong ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái không còn gồm bắp trong mỗi bữa ăn và thay vào đó để nuôi gà hay heo.  Gia súc và gia cầm ưa thích bắp bản xứ, nông dân trong ấp Chế Cu Nha nói.  Những giống bắp như thế cũng giữ cho thú vật được no một thời gian lâu hơn và nâng cao sự tăng trưởng.  Người H'mong thấy chúng là một loại thức ăn gia súc có kinh tế cao hơn bắp tạp chủng.

“Bắp bản xứ ngọt hơn và thơm hơn, đó là lý do tại sao gia súc ưa thích nó.  Chúng luôn luôn ăn hết thức ăn.  Thịt của chúng cũng có nhiều nạc hơn thịt của gia súc nuôi bằng bắp tạp chủng,” nông dân Tráng A Sồng ở xã Vân Hồ nói với Mekong Eye.

Bắp bản xứ cũng đóng một vai trò cần thiết trong đời sống tinh thần của nhiều gia đình Hmong.  Họ tin rằng hạt bắp và hạt lúa có thể xua đuổi ma quỷ.

 

Những trái bắp đỏ được treo trước cửa nhà H'mong ở Chế Cu Nha để tránh điều xấu. [Ảnh: Khang A Tùa]

 

Những trái bắp đỏ được treo trước cửa nhà H'mong để giữ cho ma quỷ không đến gần.  Vào chiều cuối năm, người dân liệng bắp vào bốn góc nhà, tin rằng trái bắp thu hút điều may mắn và đuổi cái xấu.

Người H'mong cũng dùng bắp bản xứ để cúng kiến trong nghi lễ tôn giáo.  Ở một số nơi, nghi lễ gồm có bắp rang trong 3 mẻ - một để gia đình ăn và 2 mẻ kia để đặt trên bàn thờ.

Bắp bản xứ cũng được dùng trong lễ thờ cúng đặc biệt gọi là Pó Tơ (tiếng Việt Nam), Pob Twab (tiếng H'mong), được thực hiện để tìm kiếm vật bị thất lạc hay để tìm câu trả lời.  Các hạt bắp có màu được đặt vào cái sàng gạo, được đặt trên đất được cân bằng bởi một khúc gỗ.

Khi shaman hát những bài hát thần bí, bố trí nầy có tác dụng như một phương tiện để thần linh vào nhà H'mong và giải quyết những lo ngại của người dân.  Shaman đọc câu trả lời hoặc bằng cách nhìn vào hướng của khúc gỗ hay vỗ váo cái sàng.

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

 

Người H'mong ở Chế Cu Nha vần công để lặt bắp bản xứ. [Ảnh: Khang A Tùa]

 

Để có hạt bắp bản xứ cho những lễ nghi như thế, người dân H'mong ở Chế Cu Nha không trồng hoa màu nầy giúp những người thu hoạch và nhận hạt bắp để bù công.

“Mỗi năm, gia đình tôi đành một miếng đất để trồng bắp bản xứ để làm lễ,” Dông, một bà mẹ 26 tuổi, nói.  “Cha chồng của tôi là một shaman và là một trong những người cao niên của gia đình nới rộng, vì thế lệnh không nói ra của ông là chúng tôi trồng giống bắp nầy cho những nghi lễ quan trọng, không chỉ cho gia đình, mà còn cho láng giềng của chúng tôi.”

 

Tự trị và thích ứng

Trong nhiều lễ nghi của người H'mong, giống bắp sọc mà gia đình anh trồng trong khu rừng nguyên thủy của làng có màu trắng, đen và đỏ trên trái bắp.  “Chúng nẩy nở, kiêu hãnh với thân dài vững chắc, trái bắp to như bắp tay của phụ nữ, và hạt bắp đủ màu,” Dê nhớ lại.

Cây vững chắc và năng suất cao như thế, thường được giữ để làm giống sản xuất.

Phó Giảng sư (PGS) và Phó Giám đốc của Viện Nông nghiệp Việt Nam, Vũ Văn Viết, người thực hiện nghiên cứu về bắp bản xứ trong các tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn La từ năm 2000 đến 2015, nói những hoa màu như thế có những đặc tính chắc chắn để nẩy nở trong thời tiết khắc nghiệt.

“[Trái] bắp bản xứ cúi xuống khi chín,” Viết giải thích.  “Người H'mong thường để cho bắp chín ở ngoài đồng.  Sau khi thu hoạch, họ chở bắp đến kho của gia đình ở lều ngoài đồng.  Đặc tính nầy vô cùng quan trọng vì những trái bắp cúi xuống được bao phủ bởi vỏ của chúng, để tránh sự xâm nhập của sương và nước mưa, và bảo vệ chúng không bị nhiễm bọ.

“Ngược lại, bắp tạp chủng dễ bị sương và nước mưa xâm nhập hơn, do đó, dễ bị nhiễm bọ.  Đó là tại sao nhiều người Hmong tin rằng bắp tạp chủng không có hạt, [trong thực tế] chúng đơn giản bị nhiễm bọ,” Viết nói.

Trồng bắp bản xứ cũng đòi hỏi những kỹ thuật nông nghiệp sáng tạo đã tưởng thưởng người H'mong với tính khả chấp sinh thái và tự trị kinh tế lớn hơn.

Trong việc thách thức địa hình như các hang đá, người Hmong mang đất lên các hang để trồng bắp ở đó.  Để tránh sạt lở đất trong những cánh đồng có dốc cao hơn, họ thường chất đá để làm vách đá.

 

Một cánh đồng bắp bản xứ. [Ảnh: Khang A Tùa]

 

Những cánh đồng bắp bản xứ thường xen lẫn với rau cải, bí, đậu, khoai và dưa leo.  Lối thực hành nầy gia tăng hiệu năng sử dụng đất, nâng cao nguồn cung cấp thực phẩm và làm giàu đất.  Trong lúc đó, bắp tạp chủng được xem là đơn canh, vì thế làm cho nông dân lệ thuộc vào thị trường bên ngoài để có những nguồn thực phẩm khác.

Lý Thị Phèng, một nông dân ở Chế Cu Nha, ghi nhận: “Những giống bắp truyền thống được canh tác nầy phải cần nỗ lực đáng kể để bảo tồn chúng, trong khi những người canh tác các giống bắp mới chi tiền cho hạt giống và mất tự trị của họ.

“Trước năm 1980, người Hmong thành thạo các kỹ thuật để truyền giống.  Mọi người đều tích cực tìm những giống tốt nhất để bảo tồn.  Hậu quả là, các giống bắp thường được đặt tên của người trồng đầu tiên hay nơi gốc của chúng,” Dê nói.

 

Bắp bản xứ đang biến mất

Pàng, một nông dân ở Chế Cu Nha, nhớ lại khi giống bắp tạp chủng mới được phân phối khoảng 20 năm trước bởi các viên chức xã.  Chúng được gọi là “bắp kiểu mẫu” hay “lúa kiểu mẫu”.

Những người đồng ý trồng những giống mới nầy nhận được phân bón miễn phí.  Sự thu hút của năng suất cao hơn, giảm thời gian canh tác và phân bón bổ sung khiến cho nhiều người chấp nhận những giống bắp mới.  Hậu quả là, các giống bắp bản xứ dần dần bị mất.

Cho đến nay, gia đình của Pàng đã mất các giống bắp bản xứ, cũng như những giống lúa và nếp của họ.

Gia dình của Khang A Mang nằm trong những gia đình chấp nhận bắp tạp chủng.  Mang công nhận năng suất thu hút của các giống bắp mới, nhưng nói nó không thể thay thế bắp bản xứ trong văn hóa tinh thần.  Gia đình anh chọn trồng cả hai.

Nhưng vì mất phẩm chất do thụ phấn chéo và càng ngày càng có ít đồng bắp độc lập dành riêng cho bắp bản xứ thuần giống, và phẩm chất của bắp bản xứ đang giảm dần.

 

Những trái bắp trắng xuất hiện trên bắp bản xứ vì thụ phấn chéo. [Ảnh: Khang A Tùa]

 

Ngày nay, người Hmong treo cả 2 giống bắp bản xứ và tạp chủng trước nhà của họ. 

[Ảnh: Khang A Tùa]

 

Mặc dù bắp tạp chủng góp phần không thể chối cãi vào việc chấm dứt nạn đói và giảm nghèo, một mục tiêu chánh thức của chánh phủ Việt Nam, trong suốt việc chuyển tiếp từ đầu thập niên 2000s cho đến nay, người H'mong đã phải trao đổi năng suất với sự độc lập thêm về nguồn cung cấp ở bên ngoài, gồm có hạt giống, phân bón, thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu.

Nông dân H'mong không phải là người duy nhất lo lằng về việc mất tự trị.  Giới chức chánh quyền địa phương ở xã Chế Cu Nha trong huyện Mù Cang Chải, người yêu cầu được dấu tên, cũng lo ngại rằng giống bắp tạp chủng đang từ từ phá hủy tự túc và tự trị kinh tế của người Hmong, trong khi tạo rủi ro tích lũy nợ nần đáng kể cho nhập kiện nông nghiệp.

Trong khi đó, canh tác lâu dài bắp tạp chủng với việc sử dụng liên tục phân bón, thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu góp phần lớn lao vào sự suy thoái phẩm chất đất.  Ở Vân Hồ, Sơn La, việc sử dụng lâu dài phân bón hóa học đã làm cho đất không ở được với bắp bản xứ,” Tràng A Chu, một người cao niên ở ấp Hua Tát, nói.

 

Những nỗ lực còn lại

Người dân H'mong ở Vân Hồ ngày nay đã chấp nhận thiếu bắp bản xứ trong các nghi lễ tinh thần.  Những món ăn truyền thống dủng hạt bắp bản xứ cũng từ từ được thay thế bởi gạo và các loại thực phẩm khác.  Một món như thế, mèn mèn, dần dần rời xa trí nhớ của một đứa trẻ H'mong vì nó chỉ được ăn một vài lần một năm.

Ngay cả Dê, người biết rõ vai trò không thể thay thế của bắp bản xứ trong lối thực hành tinh thần H'mong, thừa nhận rằng hạt giống bản xứ là một thách thức lớn vì thụ phấn chéo và sự thịnh hành của hạt giống tạp chủng.

Nhiều người H'mong ở Chế Cu Nha tin rằng những giống bắp bản xứ còn lại cuối cùng sẽ biến mất, ngoại trừ bắp cúa bua/quay npua.  “Nếu chúng tôi mất giống bắp đó, chúng tôi sẽ mất một phần lớn của lịch sử H'mong,” Khang Nhà Trang, một shaman 64 tuổi ở Chế Cu Nha, ghi nhận.

Theo PGS Vũ Văn Viết, bắp bản xứ chiếm khoảng 35% của tất cả loại bắp ở miền bắc Việt Nam.  Bên cạnh những nổ lực của người Hmong, hạt giống bản xứ cũng được bảo tồn bởi một vài viện và trung tâm nghiên cứu.

 

Để dành hạt giống bắp đỏ. [Ảnh: Alex Nguyễn]

 

Ở Viện Nghiên cứu Phát triển Hoa màu, những hạt giống được thu thập từ những nhóm H'mong ở Điện Biên, Sơn La và Lai Châu, được phơi khô, đóng chai và phân loại để dự trữ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Tuy nhiên, những hạt giống nầy mất sức sống sau một thời gian dự trữ nhất định và chu kỳ phải được lặp lại.  Người H'mong sẽ đóng một vai trò trong việc bảo tồn bằng những lối thực hành truyền thống trong việc để dành hạt giống.

Sống còn Văn hóa, một tổ chức khuyến khích quyền của những nhóm thiểu số bản xứ, từng ghi nhận: “Bắp bản xứ là hiện thân của linh hồn của tổ tiên và có thể huy động toàn thể các cộng đồng để bảo vệ lãnh thổ, lối sống và những hệ thống kiến thức bản xứ của họ.  Cứu bắp bản xứ là một cách khả chấp để thích ứng với thay đổi khí hậu và bảo đảm phúc lợi của nhữn thế hệ tương lai.”

“Bắp bản xứ có dinh dưỡng thấp và cần ít phân bón.  Bạn chỉ đơn giản gieo hạt và không cần chú ý nhiều, nó vẫn sản xuất,” PGS Vũ Văn Viết nói.

“Sự cần thiết dinh dưỡng của nó phần lớn có thể đáp ứng bởi canh tác tự nhiên.  Trong tương lai, người dân Hmong phải trở lại với hoa màu bản xứ của họ,” ông nói thêm.

 

.

No comments:

Post a Comment