Sunday, February 25, 2024

CAMBODIA CÓ PHẢI LÀ MỘT SỨC MẠNH NÔNG NGHIỆP MỚI?

(Is Cambodia a new agricultural power?)

Genevieve Donnellon-May – Bình Yên Đông lược dịch

The Bangkok Post – 18 February 2024

 

Nông nghiệp ở Cambodia. [Ảnh: Southeastasiaglobe]

 

Hun Manet, thủ tướng mới của Cambodia và là con trai của thủ tướng trước là cựu tướng quân đội Hun Sen, vừa loan báo việc thực hiện một chánh sách chiến lược mới cho việc phát triển nông nghiệp ở địa phương.

Qua chánh sách mới, chánh phủ quốc gia nhắm làm cho Cambodia trở thành một của 10 quốc gia sản xuất nông nghiệp hàng đầu trên thế giới trong khi cũng góp phần vào những nỗ lực rộng lớn hơn để trở thành một nền kinh tế có thu nhập trên trung bình vào năm 2030 và một quốc gia có thu nhập cao vào năm 2050.

Đó chắc chắn là một mục tiêu đầy tham vọng cho một quốc gia có nội chiến, bất ổn chánh trị, bạo lực, và cô lập trong nhiều thập niên, khiến cho nước nầy là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới.

Trong những năm gần đây, an ninh lương thực đã trở thành một vấn đề trên hết của các lãnh đạo cao cấp của quốc gia.  Mặc dù quốc gia đã có tiến bộ đáng kể trong việc phát triển kinh tế-xã hội trong những năm gần đây, bất an lương thực vẫn là một vấn đề nghiêm trọng và tiếp diễn giữa nguồn cung cấp thực phẩm khu vực và toàn cầu và những dao động của giá cả.  Theo một phúc trình gần đây của Liên Hiệp Quốc, khoảng 2,5 triệu người Cambodia – khoảng 15% dân số - trải qua bất an lương thực nghiêm trọng.

Với 1 dân số khoảng 16,5 triệu người, gần 80% sống trong vùng nông thôn.  Nông nghiệp đóng một vai trò then chốt trong nền kinh tế của quốc gia.  Dân số của Cambodia dựa nặng nề vào nông nghiệp và thủy sản, sử dụng đến 49% lực lượng lao động của quốc gia và chiếm 22% của tổng sản lương (GDP) của quốc gia.  65% người Cambodia dựa vào nông nghiệp, thủy sản, và lâm nghiệp cho cuộc sống của họ.

Nông nghiệp phần lớn vẫn chiếm ưu thế bởi lúa (70%), hoa màu chánh và hàng hóa xuất cảng quan trọng của quốc gia.  Nó đươc theo sau bởi hoa màu phụ và kỹ nghệ (chẳng hạn như mía) (20%), cao su (7%), và hoa màu thường trưc (chẳng hạn như hột điều) (4%), khiến cho quốc gia dựa vào lúa.

Tuy nhiên, những thị trường hàng đầu của nó thay đổi, cho thấy quan tâm và lòng mong muốn để theo đuổi một chiến lược đa dạng.  Trong năm 2023, Cambodia xuất cảng gần 8,45 triệu tấn sản phẩm nông nghiệp (4,3 tỉ USD hay khoảng 155,2 tỉ baht) đến khoảng 75 quốc gia và khu vực, với Trung Hoa, Việt Nam và Thái Lan là những thị trường chánh.

Mặc dù nông nghiệp có thể là một động cơ mạnh của tăng trưởng kinh tế-xã hội và an ninh lương thực ở Cambodia, một số lo ngại phải được giải quyết trước tiên.

Sự gia tăng của những tai họa liên quan đến khí hậu (chẳng hạn như hạn hán nghiêm trọng) cũng nghiêm trọng đáng kể.  Cambodia cũng đối mặt với rủi ro tai họa cao từ lũ lụt và hạn hán một phần vì mức độ cao của sự tiếp xúc và tính dễ tổn thương và khả năng thích ứng thấp.  4,5 triệu hectares đất canh tác của Cambodia phần lớn được tưới bằng mưa, khiến cho nước nầy lệ thuộc vào thời tiết và mưa.  Vì thế, thành phần nông nghiệp đặc biệt dễ bị tổn thương với tai họa liên quan đến khí hậu, nhiệt độ gia tăng, thời tiết không thể tiên đoán ngày càng tăng, và chuyển biến lề lối mưa cùng với thiệt hại lớn lao do thủy điện trên khắp Lưu vực Mekong, có thể ảnh hưởng an ninh lương thực và sức khỏe của con người qua sự sụt giảm tính có sẵn của nước ngọt, sụt giảm trong sản xuất nông nghiệp và thủy sản, và gia tăng bệnh tật do nước mang lại.

Những gia đình ở nông thôn, nhất là những nông dân tiểu qui mô – chiếm đến 75% của 6,8 triệu nông dân của quốc gia, là những người dễ bị tổn thương nhất, vì họ lệ thuộc vào nông nghiệp cho cuộc sống.

Để giải quyết những vấn đề liên kết với nhau, chánh phủ và những nhà làm chánh sách có thể khuyến khích đa dạng hóa hoa màu để giảm lệ thuộc vào lúa, chẳng hạn như trồng nhiều loại hoa màu chống khí hậu và chịu đựng ít tiêu thụ nước cùng với dẫn thủy.

Những hệ thống cảnh báo sớm để tiên đoán thời tiết và theo dõi khí hậu cũng có thể được thực hiện để giúp nông dân có những biện pháp phòng ngừa hay điều chỉnh lối canh tác của họ một cách thích đáng.  Australia, có kinh nghiệm đáng kể trong vùng chẳng hạn như thay đổi việc thích ứng, có thể giúp.

Nguồn nước cũng phải được quản lý tốt hơn.  Vì quốc gia trải qua việc khan hiếm nước theo mùa và đã hạn chế tiềm năng của những cơ sở để thu hoạch và dự trữ để cải thiện tính có sẵn của nước vì địa hình tương đối bằng phẳng, Cambodia có thể nhìn sang Australia nơi năng suất sử dụng nước được cải thiện trong thành phần nông nghiệp (chẳng hạn như các hệ thống dẫn tưới nhỏ giọt) đã giúp làm giảm những lo ngại áp lực nước.  Trong những thập niên vừa qua, năng suất sử dụng nước của những nhà trồng bông vải Australia đã cải thiện 40% do gia tăng năng suất và những hệ thống quản lý nước có hiệu quả hơn.

Ngoài việc cải thiện mức sản xuất và hạ tầng cơ sở sau thu hoạch, cũng như hạ tầng cơ sở giao thông và hậu cần để tăng cường chuỗi giá trị nông nghiệp -thực phẩm, tiếp xúc với tài chánh và kiến thức cũng nên được cải thiện cùng lúc với việc gia tăng tiếp cận với những nhập kiện nông nghiệp và máy móc để gia tăng năng suất lao động.

Cambodia thiếu kỹ thuật chế biến thêm cho việc sản suất những sản phẩm có giá trị cộng thêm (value-added) là một lo ngại khác.  Vì khả năng chế biến sản phẩm nông nghiệp hạn chế của Cambodia, đại đa số hàng hóa xuất cảng của quốc gia phần lớn là những sản phẩm không được chế biến.  Để đáp ứng, các nhà làm chánh sách có thể cải thiện khả năng biến chế những sản phẩm nông nghiệp của Cambodia qua hạ tầng cơ sở, tài chánh và nghiên cứu và phát triển (R&D) cho việc biến chế và phát triển sản phẩm.

Những cơ hội đầu tư ngoại quốc trực tiếp (FDI) trong thành phần nông nghiệp của Cambodia cũng không nên bỏ quên.  Thương mại hóa và phát triển các kỹ nghệ chế biến, thí dụ, có thể cung cấp những cơ hội như thế,  Một phiên họp giữa chủ tịch của doanh thương nông nghiệp Á Châu Wilmar International và thủ tướng Cambodia hồi đầu năm cho thấy quan tâm trong việc làm như thế.

Một số các quốc gia đang gia tăng trong khu vực cũng quan tâm trong việc hợp tác nông nghiệp và lương thực với Cambodia.  Ngoài Australia, một trong những đối tác chiến lược lâu dài và đối tác phát triển nông nghiệp quan trọng của quốc gia, đầu tư liên khu vực vẫn có thể có.  Vào tháng 9 năm rồi, một Biên bản Ghi nhớ (MOU) về hợp tác nông nghiệp và phát triển doanh nghiệp nhỏ được ký kết bởi các quốc gia Đông Nam Á (ĐNA) như một phần của những nỗ lực rộng lớn hơn của Hiệp hội các Quốc gia ĐNA (ASEAN) để tiến đến việc kết hợp kinh tế mạnh hơn.

Các quốc gia khác cũng quan tâm.  Thí dụ, Indonesia, đối tác mậu dịch lớn nhất của Cambodia [trong ASEAN], đang nhắm tiềm năng đầu tư vào chén cơm của Cambodia.  Trong tháng 11 năm 2023, chuyến chở gạo đầu tiên đã đến Indonesia.

Thái Lan, cũng là đối tác mậu dịch lớn thứ 2nd của Cambodia trong ASEAN, nhắm đạt đến 15 tỉ USD trong mậu dịch song phương, kể cả mậu dịch nông nghiệp, vào năm 2025.

Ở nơi khác, Nhật Bản dựa vào nhập cảng vẫn quan tâm đến xuất cảng nông nghiệp của Cambodia, trong khi Nam Triều Tiên đã loan báo họ sẽ tiếp tục thực hiện những dự án nông nghiệp hỗn hợp với Cambodia.

Đối tác mậu dịch lớn nhất của Cambodia, Trung Hoa, quan tâm trong việc đầu tư nông nghiệp và hợp tác an ninh lương thực với Cambodia, một quốc gia Sáng kiến Vành đai và Con đường.  Ngoài việc tham vào thỏa ước an ninh lương thực ASEAN-Trung Hoa, 2 quốc gia tìm sự hợp tác nông nghiệp song phương mạnh hơn, như những thỏa thuận gần đây để thiết lập một “Hành lang Cá và Gạo” và một “Hành lang Phát triển Kỹ nghệ” giữa Trung Hoa-Cambodia, cho thấy,

Ngoài Á Châu, Pháp và Israel đã bày tỏ quan tâm trong việc hợp tác nông nghiệp.

Chú tâm lớn nhất của Cambodia về sản xuất nông nghiệp địa phương và tham vọng to lớn để trở thành một trong những quốc gia sản xuất nông nghiệp lớn nhất trên thế giới đối mặt với nhiều thách thức ở trong nước.

Trong khi rõ ràng rằng chánh phủ và những nhà làm chánh sách sẽ đối mặt với một trận chiến khó khăn trong việc đối phó với những lo ngại nầy, các cơ hội cho việc hợp tác nông nghiệp và an ninh lương thực quốc tế, khu vực, liên khu vực và song phương vẫn còn.

No comments:

Post a Comment