Sunday, July 30, 2023

LÀM THẾ NÀO MỘT CON CÁ KHỔNG LỒ CHIẾM KỶ LỤC CÓ THỂ GIÚP CỨU SÔNG NHÀ CỦA NÓ

(How a Record-Setting Giant Fish Could Help Save Its Home River)

Rachel Nuwer – Bình Yên Đông lược dịch

The New York Times – July 21, 2023

Một con cá đuối nước ngọt khổng lồ, được các nhà nghiến cứu dặt tên là Boramy, được thả trở lại sông Mekong ở Cambodia hồi năm ngoái. [Ảnh: Reuters]

 

Một con cá đuối nặng 661 pounds bị bắt trong Mekong được gắn thẻ và theo dõi.  Dữ kiện cho các nhà khoa học một cái nhìn vào bên trong của hệ sinh thái mong manh.

Các nhà nghiên cứu có thể đã giải đáp một bí mật lớn chung quanh một con cá rất lớn.

Trên khắp thế giới, cá nước ngọt đang lâm nguy.  Điều đó đặc biệt đúng cho các chủng loại lớn.  Nhưng một tình tiết gần đây làm cho các nhà khoa học ngạc nhiên.  Một con cá đuối khổng lồ được kéo ra khỏi sông Mekong bởi ngư dân ở Cambodia hồi năm ngoái.  Con cá, là một con mái, cân nặng 661 pounds, hay khoảng 300 kg, là kỷ lục cho các nước ngọt nặng nhất chưa bao giờ bị bắt.

Việc khám phá gây ngạc nhiên vì chủng loại, được biết như cá đuối nước ngọt khổng lồ, cũng như nhiều cá lớn khác của Mekong, được liệt kê như có nguy cơ tuyệt chủng.  Nhưng ở đây, là bằng chứng rằng những con cá khổng lồ, vẫn hiện hữu.

“Hãy tưởng tượng một thời kỳ khi dân số của cá voi sụt giảm rộng rãi – những con số đang sụt giảm mạnh mẽ, cá voi trở nên nhỏ hơn và hiếm thấy – và rồi, thình lình, Moby Dick xuất hiện,” Zeb Hogan, một nhà sinh học ở dưới nước ở Đại học Nevada, Reno, nói.  “Nó là một cú sốc và cũng mở cửa cho nhiều câu hỏi.”

Gần 1/3 cá nước ngọt trên thế giới bị đe dọa tuyệt chủng.  Từ năm 1970, 94% các chủng loại lớn hơn, những loại cân nặng trên 66 pounds, đã sụt giảm, các nhà nghiên cứu tìm thấy.

Ở Mekong, tất cả cá lớn khác đang trên bờ tuyệt chủng.  “Vì thế làm thế nào cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới tồn tại?” Tiến sĩ (TS) Hogan nói.  “Và chúng ta có thể học được gì từ chúng về việc cứu toàn thể hệ thống Mekong?”

Các nhà khoa học Cambodia đặt tên cho con cá đuối kỷ lục là Boramy, có nghĩa là “trăng tròn” trong tiếng Khmer, cảm hứng bởi hình tròn và giai đoạn âm lịch chiều hôm đó.  Trước khi thả nó, trong tháng 6 năm ngoái, các nhà nghiên cứu Mỹ đã gắn một máy truyền âm thanh vào đuôi của nó.  Cá đuối khổng lồ không hung hăng, nhưng nhóm phải cẩn thận.  Cái đuôi đó có gay độc có thể dài gần 1 foot và có thể đâm thấu xương.

Nhóm đã theo dõi việc di chuyển của Boramy từ đó như một phần của dự án Wonders of the Mekong (Kỳ quan của Mekong), nhằm mục dích duy trì giá trị kinh tế, sinh thái và văn hóa của hạ lưu Mekong, một khúc sông là trung tâm của cuộc sống của khoảng 50 triệu người.

Kết quả là, một trong những chìa khóa đối với thể chất mạnh mẽ của Boramy có thể là sự kiện nó có khuynh hướng ở gần nhà.

 

Một con cá heo Irrawaddy trong tháng 2.  Mekong bắt nguồn ở Trung Hoa và uốn khúc khoảng 2.700 miles qua Myanmar, Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam. [Ảnh: AFP]

 

Theo những điều được tìm thấy được công bố trong tháng 5 trên tạp chí Water, lãnh thổ của nó nhỏ đáng ngạc nhiên cho một con cá có kích thước như thế, bao gồm chỉ một vài miles trong khúc sông được biết có nhiều hố sâu, con số đếm chủng loại của nó cao và dân số của cá heo Irrawaddy có nguy cơ tuyệt chủng.

Vùng đang được cứu xét để được công nhận như một khu Di sản Thế giới UNESCO, sẽ đưa đến việc bảo vệ từ chánh phủ Cambodia.  Nhửng vài dự án thủy điện quan trọng, đòi hỏi nhũng đập khổng lồ, cũng được đề nghị.

Nói chung, Mekong đang bị đe dọa gia tăng bởi các đập, và cũng bởi đánh cá quá mức, khai thác cát, dân số và thay đổi khí hậu.

Khuynh hướng tầm ngắn của Boramy trái ngược hoàn toàn vối các chủng loại lớn khác trong sông, như cá tra dầu Mekong, có thể di chuyển 600 miles hay hơn để đẻ hay ăn.  Và, ưa thích của Boramy có một lãnh thổ nhỏ có thể áp dụng cho các cá đuối nước ngọt khổng lồ nói chung, theo một nghiên cứu khác của TS Hogan và các đồng nghiệp được công bố trong tháng 6.

Bằng cách dùng truyền, các nhà nghiên cứu theo dõi 22 con cá đuối nước ngọt khổng lồ trong một khúc sông Mekong ở Thái Lan và thấy rằng nhiều thú vật cũng giới hạn chúng trong những vùng tương đối nhỏ, trên phạm vi một vài miles.

“Chúng tôi khá ngạc nhiên bởi điều nầy, vì chúng tôi nghĩ chúng di chuyển chung quanh,” TS Chayanis Daochai, một bác sĩ thú y ở dưới nước của Đại học Chulalongkorn ở Bangkok và đồng tác giả của nghiên cứu được công bố trong tháng 6, nói.

Các nhà nghiên cứu ở Thái Lan cũng quan sát các con cá đuối khổng lồ trống và mái ở mọi lứa tuổi có khuynh hướng sống chung với nhau, một khám phá khác đi ngược với các siêu cá Mekong khác, thường dành nhiều thời gian sống trong những khúc sông riêng biệt.

Cùng nhau, những điều được tìm thấy nầy có thể giúp giải thích vì sao cá đuối nước ngọt khổng lồ chưa nguy hiểm như chủng loại Mekong lớn khác, TS Hogan nói.  Vì chúng không phải di chuyển đường dài như một phần của chu kỳ đời sống của chúng, chúng có thể thêm vào sự hiện hữu trong những nơi mà phẩm chất nước vẫn còn tốt và các cộng đồng địa phương cam kết để bảo tồn.

No comments:

Post a Comment