Sunday, June 4, 2023

THỊ TRẤN DI SẢN CỦA LÀO CẦN BẢO TỒN

(Laos' heritage town needs preservation)

Tom Fawthrop – Bình Yên Đông lược dịch

Bangkok Post – 27 May 2023

 


Một vài địa điểm ở nơi khác ở Á Châu có thể sánh với sức quyến rũ và tầm quan trọng văn hóa của Luang Prabang, cố đô của vương quốc Lào nằm trên sông Mekong.  Với một di sản khoảng 800 năm, thị trấn và vùng chung quanh ven sông xanh tươi được ghi nhận như một Khu Di sản Thế giới UNESCO trong năm 1995.

Các nhà sư đọc kinh ở bên ngoài chùa sau khi cầu nguyện vào buổi chiều ở Luang Prabang.  Khu Di sản Văn hóa Thế giới UNESCO đối mặt với những ảnh hưởng từ việc phát triển kể cả một đập thủy điện lớn đang được xây cách thị trấn lịch sử 25 km về phía thượng lưu.

Kiến trúc nhiều lớp phong phú của Luang Prabang – các chùa Phật giáo, lâu đài, nhà gỗ, các biệt thự thời thực dân, các cửa hàng cỗ - đã tồn tại hàng thế kỷ, mặc dù nằm trong vùng dễ bị động đất.

Tại sao lúc đó, với khả năng bị động đất, một đập quan trọng được xây cất chỉ có 25 km về phía thượng lưu?  Một nghiên cứu của UNESCO thấy rằng Dự án Thủy Điện Luang Prabang 1.460 MW sẽ gây nguy hiểm cho người dân, nhà cửa và môi trường thiên nhiên trong trường hợp có động đất hay lũ lụt.  UNESCO thúc giục chánh quyền nên ngừng dự án.  Nhưng việc xây cất đập bắt đầu trong tháng 1 năm nay.

Việc tài trợ dự án tùy thuộc tối hậu vào Thái Lan. Cơ quan Phát Điện Thái Lan (EGAT), một công ty tiện ích quốc doanh, đã cam kết mua 95% số điện do đập cung cấp – đang được xây bởi các tổ hợp Thái, và tiền phải được trả ngay cả điện không được sử dụng.

Chưa quá trễ để tân chánh phủ Thái suy nghĩ lại.  Nó không chỉ giúp bảo vệ di sản mà còn đưa đến những kết quả thông minh hơn cho năng lượng.  Thực tế là Thái Lan đã có dự trữ điện thừa thãi, ở trên rất xa mức dự trữ tối ưu là 30%.  Chính EGAT cũng dự trù cắt dư thừa xuống 15%, là tiêu chuẩn quốc tế, để giảm chi phí.

Mặc dù là vô địch của năng lượng sạch – một giải pháp để đương đầu với thay đổi khí hậu, thủy điện, trong thực tế, không sạch mà cũng không xanh.  Nó sản xuất lượng phóng thích methane khổng lồ, một khí nhà kiếng mạnh, trong khi xây cất cũng như điều hành, do sự phân hủy của vật liêu cây cối bị ngập.  Những ngày nầy, điện sạch có nghĩa là mặt trời và gió.

Như nó xảy ra, diễn dàn của Đảng Đi Tới (Move Forward Party (MFP)) bao gồm một chánh sách để cải cách thành phần năng lượng.  Bất kỳ đảng nào sẽ cai quản, chế độ sản xuất điện của Thái Lan sẽ được hướng dẫn bởi một đánh giá cập nhật về nhu cầu, cung cấp, kỹ thuật và tính khả chấp.  Dự án nầy không thích hợp.

Nếu chánh phủ mới thu hồi hợp đồng của EGAT cho đập nầy, thì gần như hầu hết tài trợ của Thái cho việc xây cất đập sẽ cạn, theo Ian Baird, giảng sư ở Trung tâm Nghiên cứu Dông Nam Á (ĐNA) của Đại học Wisconsin ở Hoa Kỳ.  “Nếu Thái Lan không ký hợp đồng để mua điện từ đập Luang Prabang, hầu như chắc chắn đập sẽ không tiến hành,” ông nói với tôi.

Có căn bản pháp lý vững chắc để hủy bỏ một thỏa thuận như thế không?  Một hợp đồng công khai có thể được đảo ngược một cách chánh đáng nếu tình hình mới xuất hiện hay thiếu những bước hợp lý, theo các chuyên viên pháp lý.  Rủi ro của dự án nầy được lượng định thích hợp và khách quan bởi nhà phát triển và chánh phủ trước đây?

Rất khó để hòa giải sự chấp thuận hợp đồng với những đánh giá như phúc trình Nhiệm vụ Theo dõi Đặc biệt Lào của UNESCO, hồi năm ngoái thúc giục mạnh mẽ rằng việc xây cất nên được ngưng lại.  Ủy hội Sông Mekong (MRC) xếp loại dự án như một “Đập Vô cùng Rủi ro” trong những lượng định kỹ thuật trong năm 2019 và 2020.

Đập cách một đường nứt chỉ có 8,6 km.  Một trận động đất có cường độ 6,4 xảy ra gần tỉnh Xayaburi trong năm 2019.  Thời tiết cực đoan cũng là 1 rủi ro cho các đập, như được thấy trong năm 2018 khi mưa to làm vỡ Dự án Thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy trong tỉnh Champassak.  Lũ lụt đã quét sạch các làng mạc, khiến cho 14.440 người không có nhà và 71 người chết.

Tiềm năng của tai họa tạo rủi ro không chỉ cho Lào và người dân của họ mà còn cho cam kết và thanh danh quốc tế của Thái Lan.  Là một quốc gia ký kết vào Quy ước Di sản Thế giới 1972 của Liên Hiệp Quốc, Thái Lan đã hứa để không làm hại các khu di sản của các quốc gia khác, như được quy định trong Điều 6.3.  Cũng ở đây, những ưu tiên chánh trị mới có thể được áp dụng, chẳng hạn như lời thề của MFP  để phục hồi vai trò lãnh đạo truyền thống của quốc gia ở ĐNA, gần đây bị xói mòn quá nhiều.

Tiến sĩ Punya Churasiri, một nhà động đất học hàng đầu của Thái và cựu giảng sư địa chất của Đại học Chulalongkorn ở Bangkok, cảnh báo rằng đường nứt ở gần đập một ngày nào đó có thể gây ra động đất có thể cao đến 7,0 trên địa chấn kế Richter.  “Thòi tiết cực đoan cũng có thể tạo ra đất chuồi dọc theo bờ sông.  Vị trí nầy quá nguy hiểm cho 1 đập khổng lồ,” ông với với tôi.

Ngoài rủi ro cho di sản được xât cất của Luang Prabang là đe dọa đến di sản thiên nhiên của sông và môi trường của nó, là một phần của phẩm chất của thị trấn như một khu UNESCO ôm lấy sự đồng hiện hữu hài hòa của thiên nhiên và văn hóa.  Khúc sông nầy là nơi cư trú của những loại cây và thú hiếm, gồm có cá tra dầu Mekong, một trong các loại cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Ngay cả khi không có động đất, đập sẽ thay đổi tận gốc khung cảnh sông tự nhiên và làm gián đoạn dòng chảy tự do của sông, biến nó thành một hồ chứa nước.  Một số bờ sông đã bị sạt lở vì nước dội của đập Xayaburi do Thái xây, hoàn tất trong tháng 10 năm 2019.

“Đập [mới] sẽ trở nên lỗi thời trong một vài thập niên hay ngắn hơn, trong khi hàng thế kỷ của lịch sử và sinh thái của Luang Prabang, rất quan trọng đối với các thế hệ tương lai của người Lào và thế giới, sẽ bị thiệt hại hay mất vĩnh viễn,” Minga Yang, nguyên giám đốc Á Châu của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO, vừa nói với tôi.

Thái Lan nên đặt an toàn trước hết và giúp bảo vệ tài nguyên văn hóa và sinh thái của láng giềng Á Châu của mình.  Hãy để cho người dân Lào và thế giới tiếp tục hưởng thụ di sản được làm mới nầy ngày hôm nay, và nhiều thập niên sắp tới.

No comments:

Post a Comment