Monday, June 12, 2023

LÀO TIẾN HÀNH ĐẬP MEKONG THỨ 7TH MẶC DÙ CÓ NHỮNG LO NGẠI VỀ ẢNH HƯỞNG

 (Laos to proceed with seventh Mekong dam despite impact concerns)

RFA Lao – Bình Yên Đông lược dịch

Benar News – 8 June 2023

 

Vị trí tương lai của đập Phou Ngoy ở Lào

 

Quyết tâm với tầm nhìn để trở thành “Bình điện của Đông Nam Á (ĐNA),” chánh phủ Lào đang tiến hành các kế hoạch để xây đập thứ 7th trong số 9 đập trên dòng chánh sông Mekong, mặc dù có những lo ngại rộng rãi rằng nó có thể gây thiệt hại xã hội và môi trường.

Đập Phou Ngoy 728 MW, được dự trù hoàn tất trong năm 2029, sẽ cùng với đập Xayaburi và Don Sahong đang hoạt động cũng như các đập Pak Beng, Pak Lay, Luang Prabang và Sanakham, trong các giai đoạn quy hoạch khác nhau.  Hai đập khác, Pak Chom và Ban Koum, sẽ theo sau.

Đập có trị giá 2,4 tỉ USD là một đầu tư hỗn hợp giữa Charoen Energy and Water Asia Co. của Thái Lan và chánh phủ Lào, và sẽ được xây cất qua sự hợp tác giữa Doosan Heavy Industries & Construction của Nam triều Tiên và Korea Western Power.

Điện do đập sản xuất hầu hết sẽ được bán cho Thái Lan, mặc dù nó cũng được dùng để cung cấp điện cho nhiều nơi ở hạ Lào.

Lào đã xây hàng chục đập thủy điện trên Mekong và các phụ lưu của nó qua tầm nhìn “Bình điện của ĐNA”, với các kế hoạch tối hậu để đạt được hy vọng xuất cảng điện họ sản xuất sang các quốc gia láng giềng trong khu vực.

Mặc dù chánh phủ Lào xem việc sản xuất điện như một cách để nâng cao nền kinh tế của quốc gia, các dự án đầy tranh cãi vì ảnh hưởng môi trường của chúng, dời cư dân làng mà không có bồi thường thích đáng, và các thỏa thuận tài chánh và nhu cầu điện đầy nghi vấn.

 

‘Dân làng không cần đập’

Các kế hoạch cho dự án hiện ở trong giai đoạn cuối của việc thảo luận giữa các nhà đầu tư và các thành phần liên hệ, sau đó họ sẽ nộp cho Ủy hội Sông Mekong (MRC) để đi qua tiến trình Thông báo Trước, Tham vấn và Thỏa thuận (PNPCA) dài 6 tháng.

MRC là một cơ quan liên chánh phủ làm việc cùng với các chánh phủ trong khu vực để quản lý tài nguyên của Mekong.

Trong khi chánh phủ chuẩn bị để tiến hành dự án, trên 7.000 cư dân của 86 làng trong tỉnh Champasak của Lào và cư dân của 6 làng trong tỉnh Ubon Ratchathani ở láng giếng Thái Lan cũng bị buộc phải dời cư vì việc xây cất không chắc chắn.

Nói chuyện với điều kiện ẩn danh, vì lo sợ bị trả thù, họ nói với RFA Lao rằng đề nghị hiện nay cho đập sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ và phá hủy hệ sinh thái Mekong mà gia đình của họ đã dựa vào trong nhiều thế hệ.

“Một đập ảnh hưởng đến mọi thứ, như đánh cá,” một cư dân ở Ubon Ratchathani nói.  “Khi đập xả nước, mực nước rất cao.  Nó bất thường.  Nó không phải là một hiện tượng.  Sự thật là, dân làng không cần đập, chấm hết.”

Cư dân nói đập sẽ đưa đến ngập lụt và đất chuồi dọc theo Mekong, làm gián đoạn đường giao thông, và gây hạn hán khi nước được trữ.

Một cư dân thứ 2nd ở Ubon Ratchathani tỏ ý thất vọng rằng dân làng sẽ bị ảnh hưởng bởi đập đã bị loại ra khỏi tiến trình lấy quyết định.

“Trước khi xây cất, các nhà phát triển đập và chánh phủ nên tham vấn với dân làng – họ không thể tiến hành và xây nó,” họ nói.  “Dân làng cần biết đập sẽ ảnh hưởng đến họ bao nhiêu vì cuộc sống của họ tùy thuộc vào sông Mekong.”

 

Một phác họa của đập Phou Ngoy ở Lào. [Ảnh: Charoen Energy nad Water Asia Co.]

 

‘Chúng tôi không thể làm gì để chống lại’

Một dân làng trong tỉnh Champasak ở Lào nới cư dân không muốn di chuyển, nhưng nếu họ phải, họ phải được tham gia vào việc thảo luận về bồi thường.

“Không có viên chức đến để nói với chúng tôi liệu chúng tôi sẽ phải di tản hay không,” ông nói.  “Chúng tôi đã sống trong làng nầy trong nhiều năm.  Chúng tôi có đời sống ổ định, nhưng nếu chúng tôi phải di chuyển chúng tôi không biết chúng tôi sẽ đi đâu.”

Một cư dân huyện Pakse của Champasak thương tiếc cái thiếu tài nguyên của dân làng ảnh hưởng bởi việc xây đập lu bù của chánh phủ.

“Dân làng không thể làm gì để ngưng việc xây đập ở Lào,” ông nói.  “Nếu chánh phủ muốn xây 1 đập, chúng tôi không thể làm gì để chống lại.”

Các nhà hoạt động nói rằng trên 1 triệu người sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp bởi đập Phou Ngoy do ảnh hưởng của nó đến môi trường, thủy vận, đánh cá, và dòng chảy.

Vào tháng 3, các nhà đầu tư Thái và Trung Hoa ký một thỏa thuận mua điện để lót đường cho việc xây cất đập Pak Lay, đập thứ 3rd được xây trên Mekong ở Lào.

Dự án ở huyện Pak Lay trong tỉnh Xayaburi ở thượng Lào – trì hoãn trong nhiều năm – có thể thấy công việc cho hạ tầng cơ sở căn bản như cầu và đường vào bắt đầu ngay lập tức, theo một viên chức từ Bộ Năng lượng và Hầm mỏ.

Việc xây cất trên kiến trúc chánh được dự trù bắt đầu vào đầu năm tới và đập được mong đợi hoạt động trong năm 2023.

No comments:

Post a Comment