Monday, June 12, 2023

HỢP TÁC NƯỚC LANCANG-MEKONG ĐI VÀO THỜI HOÀNG KIM MỚI GIỮA CÔNG NHẬN LỚN LAO TỪ SÁU QUỐC GIA

 (Lancang-Mekong water cooperation enters new golden era amid great acknowledgement from six countries)

Hu Yuwei – Bình Yên Đông lược dịch

Global Times – May 29, 2023

 

Các hoạt động Hàng tuần của Hội nghị Thủy lợi LMC 2023 được tổ chức Beijing hôm 26 tháng 5.

 

Các chánh trị gia và chuyên viên của 6 quốc gia Lancang-Mekong bày tỏ dự đoán của họ rằng Hợp tác Lancang-Mekong (LMC) sẽ đi vào một thời đại hoàng kim mới trong vòng 5 năm sắp tới giữa những thành quả đáng ca ngợi trong những năm gần đây ở các Hoạt động Thủy lợi Hàng tuần của LMC 2023 được tổ chức thành công ở Beijing (Bắc Kinh) hôm 26 tháng 5.

Là một cơ chế hợp tác tiểu khu vực mới đầu tiên, LMC đã tiếp tục phát triển ở mức tân tiến trong 7 năm qua từ khi được phát động, đang trở thành một “khuôn vàng” cho sự hợp tác khu vực.  Tất cả các quốc gia trong lưu vực đã chứng kiến lợi ích thật sự từ kế hoạch hợp tác, thề làm dễ dàng việc xây dựng một cộng đồng toàn cầu chia sẻ tương lai giữa các quốc gia Lancang-Mekong trong thời đại mới, qua sự hợp tác chặt chẽ hơn trong khi được tăng cường bởi sự tin cậy hỗ tương được cải thiện.

Đại diện từ các quốc gia duyên hà đưa ra những đề nghị tích cực đối với Kế hoạch Hành động 5 Năm của Hợp tác Nguồn Nước Lancang-Mekong (2023-2027) – một lãnh vực ưu tiên trong khuôn khổ LMC.

Họ đã yêu cầu những nỗ lực chung trong việc khuyến khích trao đổi kỹ thuật, nghiên cứu hỗn hợp, và các dự án thực dụng trực tiếp phục vụ cuộc sống của người dân trong những lãnh vực thích ứng với thay đổi khí hậu, quản lý tai họa lũ lụt và hạn hán, theo dõi tin tức nước, đặc điểm và tiêu chuẩn kỹ thuật, cũng như xây cất hạ tầng cơ sở liên quan đến nước, và các lãnh vực khác có quyền lợi chung cho 5 năm sắp tới.

Vùng Lancang-Mekong là 1 trong những vùng có tiềm năng phát triển lớn nhất ở Á Châu.  Lancang và Mekong khác tên, nhưng ám chỉ cùng một dòng sông – một hệ thống nước quan trọng chảy qua Trung Hoa và Đông Nam Á (ĐNA).  Nó được gọi là Lancang ở Trung Hoa, trong khi ở hạ lưu sau khi chảy ra khỏi tỉnh Yunnan (Vân Nam), nó được gọi là Mekong, chảy qua Myanmar, Lào, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam, với chiều dài 4.880 km trong khi bao trùm một diên tích 795.000 km2.

Nhờ tình đoàn kết và nỗ lực chung của 6 quốc gia, LMC đã trở thành một trong những cơ chế hợp tác hứa hẹn và năng động nhất trong tiểu khu vực.  Đại sứ Yu Hong từ Bộ Ngoại giao Trung Hoa ghi nhận tại hoạt động hôm Thứ Sáu.

Sáu quốc gia đồng ý cùng xây dựng một vùng thí điểm đẻ xây cất có phẩm chất cao của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) do Trung Hoa đề nghị, một vùng trước cho Sáng kiến Phát triển Toàn cầu (GDI) và một vùng thử nghiệm cho Sáng kiến An ninh Toàn cầu (GSI), để xây dựng một cộng đồng gần gũi hơn để chia sẻ tương lai cho các quốc gia dọc theo sông, Yu ghi nhận.

Hợp tác nguồn nước đóng một vai trò căn bản và then chốt trong việc ngăn ngừa và kiểm soát tai họa lũ lụt và hạn hán, lũ lụt, năng lượng, và an ninh cung cấp nước, bảo vệ sinh thái, phát triển khả chấp xã hội và kinh tế, và hạnh phúc của người dân trong khu vực Lancang-Mekong, một trong những khu vực hứa hẹn nhất trên thế giới, Jin Hai, tổng giám đốc của Trung tâm Trao đổi và Hợp tác kỹ thuật và Kinh tế Quốc tế ở Bộ Thủy lợi Trung Hoa, nói ở hoạt động.

Năm năm vừa qua đã chứng kiến sự hợp tác lớn lao rõ rệt qua kế hoạch của LMC.  Trước hết, tin tức chia sẻ giữa các quốc gia duyên hà đã được nới rộng thêm.  Diễn đàn chia sẻ dữ kiện đã vận hành trôi chảy, và thống kê thủy học hàng năm của sông đã được liên tục chia sẻ với hạ lưu.

Thứ nhì, khả năng để kiểm soát lũ lụt và hạn hán nghiêm trọng đã được nâng cao phần lớn qua các nỗ lực hợp tác giữa các quốc gia thành viên, với việc kiểm soát khoa học của Trung Hoa ở các trạm thủy điện ở thượng lưu của mình.

Hơn nữa, Trung Hoa đã cung cấp trên 1.000 trao đổi và huấn luyện cho nhân sự từ các quốc gia Mekong và tài trợ hoàn toàn cho 152 tài năng bảo tồn nước trẻ từ các quốc gia Mekong để du học ở Trung Hoa.  Một số dự án nghiên cứu hỗn hợp cũng được thực hiện để đối phó với rủi ro và thách thức trong lưu vực.

Benjamin Sukanjanajtee, Bộ trưởng và Phó Phái đoàn của Tòa Đại sứ Hoàng gia Thái nhắc lại rằng Thái Lan sẵn sàng và quyết tâm để làm việc chặt chẽ với Trung Hoa và các quốc gia Mekong để tiến hành thêm việc hợp tác nguồn nước qua LMC cho lợi ích của tiểu khu vực và người dân của nó.

“Chúng tôi cảm ơn tất cả các quốc gia thành viên của LMC đã dóng góp và làm việc tích cực, nhất là Trung Hoa đã cung cấp hỗ trợ tài chánh cho trên 600 dự án phát triển trên khắp tiểu khu vực Mekong qua Quỹ LMC,” bộ trưởng nói, thêm rằng Thái Lan cố gắng để tạo sự tin cậy, tự tin, và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các bên liên hệ để tránh chánh trị hóa vấn đề.

Tính đến tháng 3, 59 dự án ở Thái Lan đã được chấp thuận, nhận trên 16 triệu USD từ quỹ hỗ trợ.  Quỹ đã khuyến khích một số lớn dự án “nhỏ nhưng tốt đẹp” có phẩm chất cao có lợi cho cuộc sống của người dân.

Global Times được biết từ Trung tâm Hợp tác Nguồn Nước Lancang-Mekong, một diễn đàn cốt lõi của LMC, rằng khoảng ½ số dự án hay các hoạt động được thực hiện dưới kế hoạch LMC được nối trực tiếp với cuộc sống của người dân.

Với hỗ trợ từ Quỹ Đặc biệt LMC, một số cơ sở cung cấp nước, nhà máy lọc nước, và các cấu trúc trữ nước đã được xây dựng bởi các quốc gia thành viên để giải quyết các vấn đề thiếu nước uống và phẩm chất kém.  Những dự án nầy đã nâng cao lớn lao mức an ninh nước và điều kiện sống của người dân địa phương kể cả đàn bà và trẻ em.

“Cambodia cảm ơn cam kết mạnh mẽ của Trung Hoa và tham gia tích cực trong việc khuyến khích duy trì động năng của khuôn khổ LMC cho đến ngày nay,” Khek Caimealy, Đại sứ của Cambodia ở Trung Hoa, nói ở hoạt động hôm Thứ Sáu.  Bà đề nghị rằng LMC đã “trợ giúp các quốc gia Lancang-Mekong trong việc phát triển kinh tế-xã hội khả chấp và hỗ trợ thịnh vượng khu vực để đạt được thêm kết quả trông thấy.”

Tương tự, Zin Mar Htwe, Bộ trưởng Cố vấn của Tòa Đại sứ Myanmar nói rằng hợp tác nguồn nước giữa 6 quốc gia thành viên đã được thực hiện một cách tham vấn bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, và lợi ích chung.  “Mô hình nầy đã nâng cao sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau trong lãnh vực nguồn nước giữa 6 quốc gia thành viên và được xem là cần thiết để giải quyết những thách thức toàn lưu vực và hình thành cơ hội để phát triển,” đặc sứ nói hôm Thứ Sáu.

Phạm Thanh Hà, Cố vấn Chánh trị của Tòa Đại sứ Việt Nam ở Trung Hoa, hứa ở hoạt động rằng quốc gia của ông mong muốn làm việc gần gũi với các quốc gia LMC khác trong mọi hoạt động qua Kế hoạch Hành động Vàng 5 Năm sắp tới để thực hiện tầm nhìn của lãnh đạo các quốc gia thành viên.

Hiện nay, kinh tề của tiểu khu vực đã bành trướng lớn lao và tiểu khu vực đang trải qua việc đô thị hóa nhanh chóng.  Nước và tài nguyên thiên nhiên đang có nhu cầu gia tăng và thường cạnh tranh, các chuyên viên nói trong phiên họp.  Họ kêu gọi có thêm hạ tầng cơ sở nước để bảo đảm phát triển kinh tế xã hội khả chấp trong khi giảm nhẹ ảnh hưởng đối với môi trường.

Họ đề nghị rằng 6 quốc gia thành viên nên tích cực thực hiện trao đổi và các dự án hỗn hợp để làm dễ dàng việc phát triển xanh, cân bằng và khả chấp trong khu vực.

No comments:

Post a Comment