Tuesday, December 15, 2020

TẬN DỤNG ĐỊA CHÁNH TRỊ TRÊN MEKONG VỚI NGHI NGỜ VỀ ĐẬP VÀ HỨA HẸN HỢP TÁC

 (Geopolitics plays out on the Mekong with doubts on dams and promises of cooperation)

Editorial – Bình Yên Đông lược dịch

Asean Today – December 5, 2020

Sông Mekong ở Luang Prabang. [Ảnh: Skylar Lindsay]

Địa chánh trị của sông Mekong tiếp tục chuyển biến, với những thông báo then chốt của Trung Hoa, Thái lan và Ủy hội Sông Mekong.

Những tuần lễ gần đây cho thấy các phát triển mới trong mối căng thẳng đang diễn ra trong sông Mekong và nguồn nước của nó, khi lưu vực sông đối mặt với các khủng hoảng và nguồn nước của nó đóng vai trò to lớn hơn bao giờ trong địa chánh trị.

Thái Lan đã loan báo rằng họ đang tái cứu xét quyết định mua điện từ đập Sanakham được dự trù, một dự án thủy điện lớn trên dòng chánh của Mekong ở Lào.

Trung Hoa đã loan báo các kế hoạch mới để chia sẻ một số dữ kiện quanh năm ở thượng lưu Mekong, cũng được gọi là Lancang.  Hành động là một thiện chí – hay xã giao – tiếp theo sau nhiều năm bị chỉ trích bởi quyết định đơn phương đối với các vấn đề nước cũng như nghiên cứu buộc tội phơi bày các chánh sách quản lý nước gây tranh cãi.

Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)), một hợp tác đa phương then chốt giữa Lào, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam, cũng họp và công bố các kế hoạch mới để quản lý nguồn nước của Mekong, mặc dù vẫn còn phải chờ xem liệu các nghị trình mới có ý nghĩa gì cho các cộng đồng và hệ sinh thái đang chật vật trong lưu vực sông.

Mekong nằm trên bờ vực của khủng hoảng sinh thái từ nhiều năm nay, với các hệ quả quan trọng cho nguồn lương thực, cuộc sống và hầu hết mọi khía cạnh đời sống của 60 triệu người dựa vào sông.  Tonle Sap ở Cambodia, nền thủy sản nội địa lớn nhất trên thế giới, gần như sụp đổ phần lớn vì mực nước sông xuống thấp.  Năm nay, Mekong đã trở thành một vấn đề chánh sách ngoại giao nổi bật khi Hoa Kỳ tìm cách để hạn chế ảnh hưởng của Trung Hoa và việc sử dụng sức mạnh mềm hiếu chiến ở Đông Nam Á (ĐNA) của Beijing (Bắc Kinh).

Thái Lan cân nhắc bằng chứng của đập Mekong tốn kém

Cuối tháng 11, Văn phòng Quốc gia Thủy lợi Thái Lan nói họ sẽ thôi hỗ trợ đập Sanakham, sẽ được công ty quốc doanh Datang của Trung Hoa xây, vì thiếu tin tức về ảnh hưởng của dự án.

Somkiat Prajamwong, tổng thư ký của Văn phòng Quốc gia Thủy lợi, nói rằng Thái Lan “không đồng ý với dự án”.

Thái Lan – và công ty điện do nhà nước quản lý là Cơ quan Phát Điện Thái Lan (Electricity Generating Authority of Thailand (EGAT)) nói riêng – cho đến nay là đối tác chủ yếu của chánh phủ Lào trong kế hoạch biến quốc gia không có bờ biển thành “bình điện của ĐNA”.  Đập Sanakham ở Lào là đập lớn thứ 7th được dự trù cho Mekong, theo Đài Á Châu Tự do.

Đánh giá ảnh hưởng của dự án, được đệ trình lên MRC như một phần của tiến trình duyệt xét bắt buộc cho tất cả đập Mekong, dường như được chép từ đánh giá cho đập Pak Lay, được dự trù ở vị trí 50 km về phía thượng lưu.  Đánh giá đó cũng được nói là bản sao của nghiên cứu ảnh hưởng của đập Pak Beng, được dự trù ở vị trí trên Mekong cách đó 180 km.

Đập Sanakham đã nhận sự chỉ trích rộng rãi của các chuyên viên môi trường và các nhóm xã hội dân sự, kể cả Hệ thống Cứu Mekong và Người dân Lưu vực Mekong Isaan (Save the Mekong and People’s Network of Isaan Mekong Basin).  Việc tái cứu xét của Thái Lan cho thấy rằng có thể có nhiều cơ hội để thay đổi lập trường của nước nầy đối với việc mua thủy điện.

Nhiều phê bình của việc xây đập điên cuồng cho thấy có nhiều giải pháp thay thế khả chấp hơn, ít ảnh hưởng và rẻ hơn thủy điện lớn.  Chỉ trong đầu năm 2019, Việt Nam đã thêm 4.400 MW công suất điện mặt trời mới, theo liên minh Cứu Mekong.

Sông Mekong. [Ảnh: Wikimedia Commons]

Kế hoạch đa phương mới cho hợp tác nguồn nước

Tại phiên họp thượng đỉnh mới nhất, MRC loan báo các kế hoạch và chiến lược mới sẽ chuyển trọng tâm của cơ quan từ chia sẻ kiến thức qua “hợp tác toàn diện trong việc phát triển và quản lý nguồn nước”, qua chiến lược quản lý môi trường đầu tiên cho Hạ lưu Mekong.

MRC cũng phát động các chương trình mới để quản lý phù sa toàn lưu vực và định giá các dịch vụ hệ sinh thái – lợi ích mà dân số được hưởng từ hệ sinh thái của sông.

Nhưng các cộng đồng dọc theo Mekong và những người ủng hộ môi trường nói các kế hoạch mới của MRC sẽ không làm gì để ngăn ngừa thảm họa sinh thái.

“Người dân ở Lào, Cambodia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam sống nhờ vào Hạ lưu Mekong không trông chờ MRC thực hiện thêm việc đánh giá,” Marc Goichot, người cầm đầu bộ phận Nước ngọt của WWF, phản ứng với các kế hoạch của Ủy hội.  “Họ cần hành động cấp bách để nâng cao tính lành mạnh của sông, là nền móng của xã hội và kinh tế của họ.”

Mặc dù những hứa hẹn của MRC có thể không đáp ứng với cái cần thiết, Phó Thủ tướng Thái Lan Prawit Wongsuwon tỏ dấu hiệu cho thấy lòng mong muốn của nước ông để quân bình sức mạnh của Trung Hoa trong các vấn đề nước Mekong.  “Bất cứ thảo luận nào phải được thực hiện dựa trên ‘Một Mekong Một Tinh thần’ để quân bình người dân, tăng trưởng kinh tế và môi trường.  Và chúng ta không bỏ sót một ai,” Prawit nói.

Ngập lụt ở Mekong. [Ảnh: Basile Morin]

Trung Hoa mở cửa để chia sẻ dữ kiện

Ngày 1 tháng 12, Trung Hoa loan báo việc phát động một diễn đàn chia sẻ tin tức mới cho dữ kiện thủy học – Diễn đàn Chia sẻ Tin tức Hợp tác Thủy lợi Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Water Resources Cooperation Information Sharing Platform).  Beijing (Bắc Kinh) nói diễn đàn sẽ chia sẻ dữ kiện thủy học quanh năm với 5 quốc gia Mekong ở hạ lưu, giúp cho việc tiên đoán mực nước cũng như hạn hán và lũ lụt.  Diễn đàn chia sẻ dữ kiện của 2 trạm theo dõi ở thượng lưu vực Mekong: một ở Yunjinghong và một trên phụ lưu ở Manan.

Trung Hoa đã chia sẻ dữ kiện tương tự từ năm 2003, nhưng chỉ từ tháng 6 đến tháng 10 trong mùa lũ.  Beijing thay đổi sang chia sẻ dữ kiện quanh năm như một biến chuyển quan trọng trong sự hợp tác của họ.

“Các bộ trưởng nước của 6 quốc gia thành viên có thể sử dụng toàn thể trang mạng để tăng tốc việc thiết lập một diễn đàn chia sẻ tin tức, cũng như để thực hiện ngay việc chia sẻ dữ kiện tổng quát, tin tức, kiến thức, kinh nghiệm và kỹ thuật trong lãnh vực thủy lợi,” E Jingping, bộ trưởng thủy lợi Trung Hoa, cho biết trong lễ phát động diễn đàn.

Tiếp theo sau những hứa hẹn sơ khởi của Trung Hoa để cải thiện việc chia sẻ tin tức hồi đầu năm nay, MRC đã yêu cầu Beijing sử dụng các cơ chế hiện hữu để hợp tác.  MRC đã có một diễn đàn chia sẻ dữ kiện được cai quản bởi Thỏa ước Mekong 1995.

Các hành động gần đây của Trung Hoa về các vấn đề nước Mekong xảy ra sau khi một nghiên cứu được công bố trong tháng 4 cho thấy 11 đập của Trung Hoa ở thượng lưu Mekong đã giữ lại gần hết dòng chảy của sông trong trận hạn hán kỷ lục năm 2019.  Các cộng đồng và hệ sinh thái ở hạ lưu Lào, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam đã chật vật với mực nước thấp kỷ lục, ảnh hưởng nguồn lương thực và cuộc sống của người dân địa phương.  Bộ Ngoại giao ở Beijing bác bỏ nghiên cứu, gọi cáo buộc cho rằng các đập của Trung Hoa gây ra hạn hán là “vô lý.”

Beijing cũng tố cáo việc can thiệp của Washington vào các vấn đề cai quản nước Mekong.

“Ví lý do chánh trị, một số quốc gia ngoài khu vực đã liên tiếp sử dụng vấn đề thủy lợi Mekong để loan tin đồn và khuấy rối, gây bất hòa giữa các bên và phá hoại việc hợp tác trong phân vùng,” Thứ trưởng Ngoại giao Trung Hoa Luo Zhaohui nói sau khi phát động sáng kiến mới.  “Phân vùng Mekong là một phần của việc phát triển chung, không phải là sản phẩm của địa chánh trị.  Trung Hoa sẽ cộng tác với các quốc gia Mekong để nâng cao sự tín nhiệm hỗ tương chiến lược, theo đuổi hợp tác có lợi cho mọi người và cùng nhau xây dựng và bảo vệ mái nhà chung của chúng ta.”

Washington gần đây đã loan báo rằng Sáng kiến Hạ lưu Mekong (Lower Mekong Initiative (LMI)), được phát động năm 2009, nay sẽ được thay thế bằng Hợp tác Mekong-Hoa Kỳ (Mekong-US Partnership (MUSP)) được tài trợ nhiều hơn.  Hợp tác sẽ khuyến khích “ổn định, hòa bình, thịnh vượng, và phát triển khả chấp phân vùng Mekong,” và bao gồm dự án dữ kiện, Sáng kiến Dữ kiện Nước Mekong (Mekong Water Data Initiative (MWDI)).

Đối với những nhu cầu của các cộng đồng Mekong, nhiều quan sát viên nói tương lai của sông tùy thuộc vào việc liệu các lãnh đạo trong khu vực sẽ lắng nghe bằng chứng khoa học và tiếng nói của các chuyên viên địa phương.

“Kết luận hiển nhiên là mô hình hiện nay để chia sẻ tài nguyên của sông Mekong thì rất xa với khả chấp,” Goichot của WWF viết, “và hành động cấp bách rất cần để hình thành một đường hướng mới cho sông, sẽ làm nền tảng cho việc phát triển khả chấp của khu vực thay vì làm hao mòn nó.”

.

No comments:

Post a Comment