Friday, November 11, 2016

Liên hệ giữa xói lở nhanh ở Đồng bằng sông Cửu Long và các hoạt động của con người



Edward J. Anthony 1 , Guillaume Brunier 1 , Manon Besset 1 , Marc Goichot 2 ,
Philippe Dussouillez 1 & Van Lap Nguyen 3


Trong khi dư luận quốc tế đang ngày càng quan tâm đến sự sống còn của các đồng bằng, thì Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), đồng bằng lớn thứ ba trên thế giới, với dân số đông đúc, được xem như vùng sản xuất lương thực quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á và là nơi tập trung đa dạng sinh học quy mô thế giới đang ngày càng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của con người và đang xuất hiện hiện tượng sụt lún và xói lở bờ biển. 

Ở thượng nguồn sông Mê Kông, đã có khá nhiều đập thủy điện được xây dựng và nhiều đập thủy điện khác đang nằm quy hoạch. Từ ảnh vệ tinh SPOT 5 có độ phân giải cao, chúng tôi đã định lượng được sự xói lở bờ biển và mất đất trên quy mô lớn trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến 2012, và sự ảnh hưởng đang diễn ra đối với hơn 50% của 600 km chiều dài bờ biển vốn đã và đang bị xâm thực mạnh mẽ. Hiện tượng xói lở xảy ra, mặc dù không có ghi nhận nào về sự thay đổi lưu lượng trên sông cũng như các điều kiện về sóng và gió trong thời gian nêu trên, được cho là có liên quan đến:
(1) Sự suy giảm đáng kể trầm tích lơ lửng từ sông Me Kongđến vùng ven bờ biển và sự suy giảm này có thể có mối liên hệ với việc các đập giữ lại trầm tích
(2) Hoạt động khai thác cát vì mục đích thương mại trên quy mô lớn trên sông và dọc các kênh rạch ở vùng đồng bằng, và 
(3) Lún đất do khai thác nước ngầm. Sự xói lở bờ biển đã là nguyên nhân gây ra sự di dân ở vùng ven biển. Đây chính là mối hiểm họa khác nữa đối với sự toàn vẹn của vùng đồng bằng rộng lớn này của châu Á, giờ đây còn được xem là đặc biệt dễ bị tổn thương do hiện tượng sụt lún gia tăng, nước biển dâng, và tình trạng này trong tương lai sẽ nghiêm trọng hơn do các đập thủy điện.













No comments:

Post a Comment