Sunday, May 19, 2024

ĐỢT NÓNG LEO THANG CHIẾN TRANH NƯỚC Ở BẮC THÁI LAN

(Heatwave escalates water war in Thailand’s North)

Kanophon Chanphloi – Bình Yên Dộng lược dịch

Mekong Eye – 6 May 2024

 

Một nhóm nông dân trồng lúa ở phân huyện Mae Sao, phía bắc tỉnh Chiang Mai, Thái Lan kiểm tra những ống nước ở thượng lưu rẽ nước từ một con suối đến các vườn quit.  Xung đột nước giữa những nhóm nông dân đã leo thang vì hiện tượng thời tiết El Niño, gây ra hạn hán kéo dài và tình trạng thiếu nước trên toàn quốc. [Ảnh: Visarut Sankham]


Các nông dân trồng lúa và quit cạnh tranh những nguồn nước hạn chế giữa hạn hán kéo dài tồi tệ thêm bởi hiện tượng thời tiết El Niño.

CHIANG MAI, THÁI LAN – Một đợt nóng không ngừng và một trận hạn hán kéo dài ảnh hưởng bởi hiện tượng thời tiết El Niño đã leo thang một tranh  chấp nước trong một cộng đồng ở bắc Thái Lan, với những dân dân trồng lúa và quit đang tranh giành những nguồn cung cấp nước ở địa phương giảm dần.

“Pai, nhìn vào đập kiểm soát hiện nay!  Một số đã lấy đi những bao cát,  và nước không rẽ vào ruộng của anh,” Somsak Kueankaew, một nông dân, hét đến bạn của ông.

Somsak và khoảng 170 nông dân trồng lúa ở phân huyện Mae Sao ở phía bắc Chiang Mai đã buộc phai thay phiên để canh chừng suối Mae Hang và Mae Sao, những nguồn trước quan trọng cung cấp cho gần 2.310 hectares ruộng lúa và vườn quit trong cộng đồng của họ.

 

Nguồn: Mapbox

 

Những hành động của họ xảy ra bởi việc sử dụng nước quá nhiều từ các suối và lúa và quit cả 2 là những hoa màu khát nước đòi hỏi thủy nông mạnh mẽ, nhất là trong mùa hè.

“Chúng tôi đã trải qua một đợt nóng như đốt đã gây ra tình trạng thiếu nước, đưa đến thêm việc trộm nước,” Somsak nói, cũng là thư ký của nhóm nông dân địa phương được thành lập để quản lý việc sử dụng nước trong phân huyện Mae Sao.

Cái họ canh chừng chống lại là việc lấy đi những bao cát được dùng để đưa nước từ những suối đến ruộng lúa cùa họ, với nước chảy đến nơi khác.  Thỉnh thoảng họ thấy đá được đặt trong thủy đạo để hướng dẫn nước đến vùng nông nghiệp nhất định.

“Ống ma”, hay những ống nước không được chấp nhận được dùng để chuyển nước, cũng hiện diện dọc theo những suối ở thượng lưu, mà không có chủ.  Trên 17 ống nước ma được khám phá trong năm nay – con số cao nhất chưa từng được ghi nhận.

 

Nông dân lấy đi những bao cát và miếng ván ngăn chận một con suối, một phương pháp được dùng để hướng dẫn nước vào vườn quit và châm ngòi một cuộc tranh giành nước với nông dân trồng lúa. [Ảnh: Visarut Sankham]

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

Nông dân trồng lúa Somsak Kueankaew là thư ký của Nhóm Sử dụng Nước Mae Sao, có trách nhiệm trông coi việc phân phối nước giữa các nông dân.  Ông đã là một nhà vận động lên tiếng cho việc phân phối nước công bằng trong phân huyện Mae Sao, tỉnh Chiang Mai, Thái Lan. [Ảnh: Visarut Sankham]

 

Điều nầy làm tăng việc tranh giành nước đã xóa đi một thỏa thuận trước đây giữa các nông dân trồng lúa và trồng quit, đồng ý trong năm 2005 về kích thước của ống được dùng để lấy nước và số nước chia sẻ - với 70% nước từ suối Mae Hang đến các nông trại lúa và 30% đến các vườn quit.

“Trong trường hợp bình thường,nước có sẵn trong suối đủ để cung cấp cho tất cả các nông trại ở Mae Sao,” Surachat Malasri từ Bộ Nông nghiệp nói.

“Nhưng nguồn nước đã trở nên không đủ trong mùa khô, nước không thể được trữ để dùng sau.  Nhiều nông dân mướn đất để canh tác, và họ không được phép của chủ đất để đào ao để trữ nước.  Họ phải dựa vào nước chảy từ các suối.”

Một tranh cãi kéo dài

Thái Lan và toàn thể Đông Nam Á đã trải qua những nhiệt độ rất cao trong mùa hè nầy –bắt đầu từ tháng 3 đền tháng 5 khi thời tiết nóng hơn và khô hơn những tháng khác.

Điều kiện trở nên tồi tệ bởi hiện tượng El Niño, đã gây ra một thời kỳ khô dài hơn bình thường.  Một số nghiên cứu khoa học cũng nối những đợt nóng dữ dội và hạn hán dài với thay đổi khí hậu.

Năm nay, chánh phủ Thái mong đợi mưa trung bình trên cả nước đến 24% thấp hơn bình thường, một cải thiên từ năm rồi khi mưa 40% thấp hơn.’’

Nhà khí tượng Thái Seree Supratid, giám đốc của Trung tâm Thay đổi Khí hậu và Tai họa ở Đại học Rangsit, vừa cảnh báo rằng Thái Lan có thể thấy những nhiệt độ đến 50 oC trong 60 năm tới nếu Thỏa ước Paris không được thực hiện.

Con số ngày khi nhiệt độ trên 40 oC cũng được mong đợi tăng từ 9 đến 75 mỗi năm.

 

Ruộng lúa ở phân huyện Mae Sao, tỉnh Chiang Mai, Thái Lan khô cạn vì trận hạn hán kéo dài. [Ảnh: Visarut Sankham]

 

Trong mùa khô, một số nông dân ở huyện Mae Ai trong tỉnh Chiang Mai đặt các bơm để bơm nước ngầm. [Ảnh: Visarut Sankham]

 

Các nông dân đặt các bao cát trong một con kinh để ngăn chận nước sẽ được dùng trong ruộng lúa của họ. [Ảnh: Visarut Sankham]

 

Ở Mae Sao, ảnh hưởng của thời tiết cực đoan liên quan đến khí hậu đã diễn dịch thành tranh chấp nước dữ dội giữa nông dân trồng lúa và trồng quít.

30 năm trước đây, những vườn quit bắt đầu lan tràn trong Mae Sai và thay thế những vườn trái vải.  Được thúc đẩy bởi giá quit đang lên, những người mới đến tràn vào vùng để trồng quit theo qui mô thương mại.

Một số vườn xâm lấn Công viên Quốc gia Doi Pha Hom Pok, một rừng đồi xanh tươi nơi các suối Mae Sao và Mae Hang bắt nguồn.

Chánh quyền địa phương sớm khám phá những ống nhựa màu xanh với nhiều kích thước được đặt ở thượng lưu để lấy nước tưới các vườn quit.  Những đập kiểm soát bất hợp pháp cũng được tìm thấy dọc theo suối, một lối thực hành liên quan đến việc đặt những bao cát hay đá để giữ nước được đưa đến các nông trại.

Điều nầy làm cho nông dân trồng lúa chống đối chủ vườn quit, và trèo lên đồi để phá hủy những ống.

Họ cũng đệ nạp những than phiền chống lại các nông trại trồng quit với chánh quyền địa phương và Ủy hội Nhân quyến Quốc gia trong năm 2005 – đưa đến một thỏa thuận về việc chia sẻ nước giữa 2 nhóm nông dân.

 

Bản đồ cho thấy vùng canh tác lúa (xanh lá cây đậm) và quít (màu cam) trong phân huyện Mae Sao, tỉnh Chiang Mai, Thái Lan.  Một số vùng trồng quit chồng lên Công viên Quốc gia Doi Pha Hom Pok (xanh lá cây nhạt). [Ảnh: Visarut Sankham]

 

Chánh quyền địa phương cũng phát động một vụ kiện chống lại 117 chủ vườn quít đã đặt ống ở thượng lưu suối.  Các nông dân trồng quit, mặt khác, kiện các nông dân trồng lúa làm thiệt hại những ống của họ.

Trong năm 2021, Tòa án Hành chánh phán quyết rằng chủ vườn quít phải tháo những đường ống.  Họ chống án, và vụ kiện tiếp tục.

Một ‘giải pháp tạm thời’

Mặc dù tranh chấp tiếp tục, các nông dân trồng lúa và trồng quit cần phải làm việc với nhau để doanh nghiệp của họ sống còn trong đợt nóng và hạn hán đang tiếp diễn, người địa phương nói.

Họ đạt đến một thỏa thuận mới trong tháng 3, trong đó họ sẽ luân phiên sử dụng nước trong suối Mae Hang – một thỏa thuận được xem như “một giải pháp tạm thời”.  Các nông dân trồng lúa có thể sử dụng tất cả nước được rẽ tử suối trong 5 ngày, trong khi các nông dân trồng quít có thể dùng nước trong 3 ngày.

Chủ của một số vườn quit cũng đồng ý đào ao bên trong vườn của họ để trữ nước, vì thế họ có nước khi những nông dân trồng lúa đến phiên dùng nước từ suối.

“Khi nào mực nước trong ao của chúng tôi thấp hơn, cây quit sẽ đáp ứng nhanh chóng.  Lá của chúng sẽ khô và uốn cong.

Tôi đã thây nhiều vườn cây đang bỏ hoang.  Một số chủ vườn không thể mang chi phí duy trì và thời tiết nóng gia tăng, khiến họ để cho cây chết.”

 

Những cây quit trồng trên một ngọn đồi trong phân huyện Mae Sao.  Cây đòi hỏi một nguồn cung cấp nước liên tục trong suốt chu kỳ sản xuất. [Ảnh: Visarut Sankham]

 

Trồng những cây quit cần nước trong suốt mùa sản xuất, có thể kéo dài từ 7 đến 10 tháng.

Một nông dân làm chủ một vườn quit rộng 32 hectares ở Mae Sao giải thích rằng một cây quit cần khoảng 900 l nước mỗi ngày.  Bà trồng 600 cây mỗi hectare, có nghĩa là cần 540.000 l nước.  Điều đó có nghĩa là 17,3 triệu l nước mỗi ngày cho toàn thể vườn, hay tương đương với 7 hồ bơi có kích thước Olympic.

Lúa trái mùa đòi hỏi 9 triệu l mỗi hectare mỗi mùa kéo dài khoảng 90 ngày, theo Bộ Nông nghiệp.  Điều nầy có nghĩa là cần 100.000 l mỗi ngày.

Mặc dù Nha Thủy nông đã khuyên khích nông dân trồng lúa trồng các hoa màu thay thế để giảm việc dùng nước trong mùa khô, nhiều nông dân trồng lúa ở Mae Sao tiếp tục lúa trái mùa vì nó là nguồn thu nhập chánh của họ.

“Chúng tôi phải trả tiền học cho con trẻ của chúng tôi, hóa đơn nhà và nợ. chúng tôi không thể đơn giản ngừng làm điều nầy,” nông dân trồng lúa Somsak nói.

 

Somchai Suwan, giám đốc điều hành của Tổ chức Hành chánh Phân huyện Mae Sao ở Chiang Mai, nhìn vào bản đồ sử dụng đất của vùng hành chánh của ông. [Ảnh: Visarut Sankham]

 

Trong một nỗ lực để chấm dứt chiến tranh nước, Tổ chức Hành chánh Phân huyện Mae Sao (SAO) đã đề nghị việc xây cất “Hồ chứa nước Mae Sao”, với hy vọng cung cấp đủ nước cho mọi phía.

Tuy nhiên, vị trí của dự án chồng lên vùng lưu vực có giá trị trong rừng đòi hỏi một nghiên cứu khả thi kỹ lưỡng.  Việc đánh giá ảnh hưởng môi trường vẫn đang tiếp diễn và được mong đợi hoàn tất trong tháng 10.

“Nếu hồ chứa nước được hoàn tất, cả nông dân trồng lúa lẫn quit sẽ dự phần trong việc thiết lập một ủy ban để quản lý nước,” Somchai Suwan, giám đốc điều hành của Mae Sao SAO, nói.

Ông ươc tính rằng nó sẽ cần ít nhất 8 năm để làm cho hồ chứa nước thành hiện thực.  Cho đến lúc đó, nông dân có thể cần chịu đựng thêm hạn hán và tranh chấp nước.

No comments:

Post a Comment