Sunday, May 26, 2024

CÁC NGÂN HÀNG HẬU THUẪN CHO THỦY ĐIỆN MEKONG KHÔNG ĐIỀU TRA CẨN THẬN, PHÚC TRÌNH TIẾT LỘ

(Banks backing Mekong hydropower failing on due diligence, report reveals)

Carolyn Cowan – Bình Yên Đông lược dịch

Mongabay – 20 May 2024

 

Đập Xayaburi 1.285 MW chắn ngang dòng chánh Mekong ở Lào.  Các cộng đồng ở hạ lưu Thái Lan đã cáo buộc siue6 đập đã làm giảm số cá đánh được và những dao động mực nước trái mùa. [Ảnh: Water Alternatives]

 

·         Một phúc trình mới cho biết rằng các ngân hàng quan trọng hoạt động ở Đông Nam Á (ĐNA) không giải quyết những hậu quả nhân quyền và môi trường của đầu tư của họ vào những đập thủy điện đại qui mô dọc theo sông Mekong

·         Phúc trình của những nhóm theo dõi tài chánh khả chấp tiết lộ những thiếu sót kiểm soát ở mức quốc gia và khu vực mà nó nói là không quy trách nhiệm cho những ngân hàng đã đầu tư

·         Các cộng đồng ven sông và những nhóm quyền tập thể từ lâu đã thắc mắc tại sao những ngân hàng hoạt động trong các quốc gia Mekong tiếp tục tài trợ cho những dự án thủy điện gây thiệt hại môi trường trong các quốc gia láng giềng mặc cho những hậu quả và cái giá cao của những cộng đồng trong quốc gia của chính họ

·         Phúc trình kêu gọi các tổ chức tài chánh đi theo những chánh sách và lối thực hành ngân hàng khả chấp khi quyết định hỗ trợ cho các dự án

Những ngân hàng quan trọng hoạt động ở Thái Lan và Việt Nam không làm đủ để giải quyết những hậu quả nhân quyền và môi trường của đầu tư của họ trong các đập thủy điện dọc theo sông Mekong, theo một phúc trình mới.

Phúc trình của Fair Finance Asia (Tài chánh Công bằng Á Châu), một hệ thống của trên 90 tổ chức xã hội dân sự do Oxfam cầm đầu, và tổ chức nghiên cứu tính khả chấp Profundo ở Netherlands, xem xét kỹ lưỡng những chánh sách của 3 ngân hàng ở Thái Lan và 3 ngân hàng ở Việt Nam, kể cả khả năng của họ để giữ vững những cam kết về môi trường, xã hội và cai quản (ESG) mà họ đã công bố.

Những điều được tìm thấy tiết lộ những thiếu sót trong việc kiểm soát ở cấp quốc gia và khu vực đã không quy trách nhiệm cùa ngân hàng cho những quyết định đầu tư của họ.  Phúc trình cũng khám phá tình trạng thiếu thực hiện có ý nghĩa những tiêu chuẩn quốc tế về môi trường và nhân quyền giữa những nhà tài trợ thủy điện Mekong.

Với những thỏa thuận mua điện cần thiết để bật đén xanh cho các dự án thủy điện cuối cùng xoay quanh tính sẵn có của tài trợ lâu dài, phúc trình nói các ngân hàng và nhà đầu tư đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm rằng việc bảo vệ môi trường và xã hội được thực hiện bởi các công ty trong khi xây cất, điều hành và ngưng hoạt dộng của các nhà máy thủy điện.


Nước trong hồ Tonle Sap ở Cambodia, nơi cư trú của một trong những nền thủy sản nội địa lớn nhất trên thế giới, được thông thương từ Mekong và các phụ lưu trong mùa mưa. [Ảnh: Carolyn Cowan]

 

Các chuyên viên đang kêu gọi các ngân hàng và nhà đầu tư áp dụng những lối thực hành và chánh sách ngân hàng khả chấp hơn khi quyết định dự án nào để hỗ trợ.  Đặc biệt, họ kêu gọi các tổ chức tài chánh trong khu vực thực hành theo những tiêu chuẩn quốc tế.

“Dự án hạ tầng cơ sở thủy điện lớn được chứng minh là gây ra thiệt hại môi trường và xã hội rộng rãi,” Bernadetta Victorio, người cầm đầu chương trình Tài chánh Công bằng Á Châu, nói.  “Đã đén lúc các chánh phủ, các tổ chức tài chánh, và các bên liên hệ khác ưu tiên hóa những mô hình tào trợ xuyên biên giới và việc kiểm soát để khuyến khích việc phát triển thủy điện có trách nhiệm phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

Phúc trình là bằng chứng mới nhất đã nêu lên những thắc mắc tại sao các ngân hàng hoạt động trong các quốc gia Mekong tiếp tục tài trợ cho các dự án thủy điện gây thiệt hại môi trường trong các quốc gia láng giềng, mặc dù những hậu quả và cái giá cao cho các quốc gia ở hạ lưu, kể cả chính họ.

Trong số các ngân hàng được đánh giá, Siam Commercial Bank (SCB) của Thái Lan được đánh giá là phù hợp gần nhất với một bộ 5 tiêu chuẩn dựa trên những tiêu chuẩn khả chấp quốc tế.  Là ngân hàng duy nhất với chánh sách thành phần về thủy điện và ngân hàng duy nhất ký tên vào Equator Principles (Nguyên tắc Xích đạo), SCB cam kết xác định, đánh giá và quản lý những rủi ro môi trường và xã hội, theo phúc trình.  Tuy nhiên, tất cả 6 ngân hàng được ghi nhận kém về những lãnh vực chẳng hạn như nhân quyền và quyền lao động, đánh giá ảnh hưởng cộng dồn của các dự án, và tiêu chuẫn chuỗi cung cấp.

Phúc trình cũng thấy rằng mặc dù các hiệp hội ngân hàng hoạt động ở Việt Nam khuyến khích đầu tư có trách nhiệm, ít nhất trên giấy tờ, các quốc gia chẳng hạn như Cambodia và Lào chưa phát triển những quy định hay hướng dẫn như thế.  Những hướng dẫn ngân hàng được công bố ở Thái Lan và Việt Nam, tuy nhiên, còn quá xa với thích đáng, phúc trình ghi nhận, chỉ là những khuôn khổ tự nguyện.

 

Trẻ con chơi đùa trong sông Sesan vài năm trước khi việc xây cất một đập quan trọng đã dời chỗ nhiều cộng đồng. [Ảnh: International Rivers]

 

Các quyết định quá dựa vào đầu tư

Các đập thủy điện đã là một chướng ngại khu vực trong lưu vực Mekong trong nhiều thập niên.  Hiện có trên 160 đập thủy điện dọc theo sông và các phụ lưu của nó, gồm có 13 đập chắn ngang sông.  Với thêm 9 dự án trên dòng chánh ở nhiều giai đoạn khác nhau ở Lào và Cambodia, phần lớn được thúc đẩy bởi triển vọng bán điện cho các quốc gia láng giềng như Malaysia và Singapore, nhịp độ xây đập tiếp tục không ngừng, mặc dù có nhiều rủi ro.

Việc xây đập không ngừng nghỉ đã thay đổi lớn lao nhịp lũ theo mùa của sông đã thúc đẩy thủy sản và năng suất nông nghiệp của khu vực, vời hệ quả cho đời sống và cuộc sống của hàng triệu cư dân của lưu vực.  Các đập cũng làm gián đoạn dòng phù sa và cắt đứt đường di chuyển của cá, gây nguy hiểm cho các hệ sinh thái và tính đặc thù của đời sống hoang dã nước ngọt của khu vực.  Theo phúc trình mới, ảnh hưởng của các đập đối với các cộng đồng và sinh thái có thể lên đến 145 tỉ USD vào năm 2040.

Những nhà hoạt động và những nhóm canh chừng từ lâu đã chỉ ra cơ cấu cai quản lỗi thời của lưu vực như là động cơ của quyết định kém dọc theo hệ thống sông.  Thỏa ước Mekong 1995 giữa 4 quốc gia hạ lưu Lào, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam và việc thành lập Ủy hội Sông Mekong (MRC) liên chánh phủ, thí dụ, thì không ràng buộc pháp lý và không cho phép bất cứ chánh phủ quốc gia nào có quyền phủ quyết dự án trên sông, ngay cả nó có vẻ gây nguy hại cho sông và tài nguyên của nó.

Kết quả là, các đập thường được xây trên căn bản từng dự án, với những quyết định chú trọng hơn đến tính sẵn có của tài trợ thay vì đánh giá một cách thành thật những ảnh hưởng cộng dồn của các đập hay liệu đập thật sự được đòi hỏi trước hết.

 

Trẻ em dân tộc thiểu số Bunong từ một làng ở đông bắc Cambodia chào mừng Ngày Hành động cho Sông Quốc tế trong tháng 3 năm 2015.  Vào năm 2018, làng của chúng bị ngập do đập Hạ Sesan 2. [Ảnh: International Rivers]

 

Các cộng đồng ven sông cuối cùng mang những hậu quả của các đập cũng đã chỉ trích việc thiếu ý kiến của xã hội dân sự cho những quyết định phát triển.  Việc tham gia đặc biệt khó trong những trường hợp nơi việc phát triển nằm trong các quốc gia láng giềng hay thượng lưu ở ngoài hệ thống cai quản mà các cộng đồng có thể tham gia.  Nhiều người nói họ cảm thấy bị bỏ trong bóng tối.

“Cuối cùng, các nhà phát triển chỉ nghĩ về ngân sách, lợi nhuận và doanh nghiệp.  Họ không nghĩ đến người dân hay môi trường, chỉ tiền doanh nghiệp,” một nhà hoạt động môi trường ở Thái Lan nói với Mongabay trong năm 2023.

Hơn thế, phụ nữ đặc biệt bị đánh mạnh bởi những hậu quả của việc dời chỗ và tái định cư của cộng đồng vì đập, theo phúc trình.  Công việc ở trong nước và chăm sóc không được trả tiền, nghèo khó và những vấn đề sức khỏe liên quan đến áp lực thường được giải quyết sơ sài trong các đánh giá ảnh hưởng của nhà tài trợ hay nhà phát triển, và phụ nữ thường gặp rắc rối đánh giá các cơ chế bồi thường.

 

Một phụ lưu chảy vào dòng chánh sông Mekong ở Luang Prabang, một khu Di sản Thế giới UNESCO ở gần nơi xây 1 siêu đập ở Lào. [Ảnh: Carolyn Cowan]

 

Phù hợp với những tiêu chuẩn quốc tế

Với vai trò trung tâm của những quyết định đầu tư trong số phận của các dự án thủy điện Mekong, và rôi đến, ảnh hưởng của chúng đối với sự toàn vẹn của toàn thể hệ thống sông, việc kiểm soát đầu tư phải được tăng cường để phù hợp với những tiêu chuẩn môi trường và nhân quyền, phúc trình nói.

Nó kêu gọi các ngân hàng phát triển và tiết lộ những chánh sách rõ ràng về nhân quyền và môi trường phù hợp với những nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc, cải thiện những tiến trình đánh giá rủi ro bằng cách cứu xét giới tính và những nhóm ngoài lề lịch sử, hỗ trợ những nỗ lực để cải thiện không dân dân sự ở Á Châu, và phát triển và thực hiện những biện pháp để tìm cách giúp các cộng đồng và doanh nghiệp bị ảnh hưởng.  Nó cũng kêu gọi các nhà làm chánh sách quốc gia và thành viên của Hiệp hội các Quốc gia ĐNA (ASEAN) đặt những yêu cầu đánh giá ảnh hưởng môi trường chặt chẽ hơn cho các dự án thủy điện và để ưu tiên hóa việc đánh giá những ảnh hưởng xuyên biên giới và cộng dồn ở cấp lưu vực.

Tài trợ thủy điện xuyên biên giới cũng sẽ có một ảnh hưởng lớn lao đối với khả năng của khu vực Mekong để chuyển thành phần năng lượng của nó ra khỏi nhiên liệu hóa thạch để đạt được những mục tiêu phi carbon hóa của quốc gia, phúc trình nói.  Với điều nầy trong trí, phúc trình đề nghị rằng các nhà kiểm soát tài chánh khuyến khích các ngân hàng thương mại và các quản đốc tài sản phát triển các chánh sách cho thành phần thủy điện và các ngân hàng trung ương thiết lập thêm các diễn đàn đối thoại bao gồm hơn để làm dễ dàng việc phối hợp xuyên biên giới.

Các nhà đầu tư phải cứu xét các quyền và hạnh phúc của các cộng đồng và hệ sinh thái để bảo đảm việc chuyển tiếp năng lượng hợp lý và công bằng, Victorio nói.  “Tài trợ thủy điện khả chấp không chỉ sản xuất điện, mà còn tạo nên một di sản lâu dài cho việc quản lý tài nguyên có trách nhiệm cho những thế hệ tương lai.”

Juliette Laplane, nhà nghiên cứu chánh sách lão thành ở Profundo, nói các ngân hàng cũng đóng một vai trò trong việc xóa đi một số nguy hại đã ảnh hưởng đến hệ thống sông và các cộng đồng mà nó chống đỡ.  Giữ vững tính minh bạch, nhiệm vụ và trách nhiệm phù hợp với những tiêu chuẩn quốc tế sẽ là chìa khóa cho tiến trình nầy.  “Điều nầy gồm có việc sử dụng trách nhiệm của họ để giúp sửa chữa khi họ có mối liên hệ doanh thương với các công ty liên quan đến vi phạm nhân quyền.”

No comments:

Post a Comment