Sunday, May 26, 2024

CỨU MEKONG: TRẬN CHIẾN GAY GO ĐỂ DUY TRÌ ĐỜI SỐNG DỌC THEO CON SÔNG DÀI NHẤT ĐÔNG NAM Á

(Saving the Mekong: The arduous battle to sustain life along South-East Asia’s longest river)

Tan Hui Yee and Lim Min Zhang

The Strait Times – 18 May 2024

 

Phân nửa trên của sông Lancang phần lớn chảy qua những thung lũng sâu và thưa dân.  Sông Mekong được gọi là Lancang ở Trung Hoa. [Ảnh: Lim Min Zhang]

 

THE MEKONG (The Strait Times/ANN): Nông dân trồng giá Orapin Waotikon mô tả đời sống dọc theo sông Mekong như “ném xúc xắc”.  Vào sáng sớm mỗi ngày, người đàn bà 56 tuổi đi ra bờ sông trong tỉnh Chiang Rai ở cực bắc của Thái Lan để tưới giá mà bà trồng trong các thùng chứa nằm trên cát.  Bà theo dõi mực nước sông qua các đài truyền thông xã hội, nhất là những đài của các hệ thống bảo tồn địa phương, chia sẻ tin tức gần tức thời trong huyện Chiang Khong của bà.

Và bà luôn luôn sẵn sàng để di chuyển hoa màu của bà đến nơi cao hơn.  Một vài năm trước, bà mất một số giá trị giá 2.000 baht (khoảng S$74) vì sông dâng lên thình lình trong mùa khô, làm ngập hoa màu của bà trong nhiều tiếng đồng hồ.

Những thay đổi đột ngột trong dòng nước không phải là hiện tượng tự nhiên, mà là sản phẩm của các đập thủy điện ở thượng lưu giữ và xả nước theo nhu cầu sản xuất điện.

“Anh có thể thấy từ đây rằng nước trong,” bà nói với The Strait Times vào một buổi sáng trong tháng 3 năm 2024 khi mặt trời tô lên sông một màu vàng nhạt.  “Điều nầy có nghĩa là nước sông Mekong không bình thường.  Nước của nó được trữ ở phía sau đập.”

Thay vào đó, nước sông phải đầy bùn đất.

Mekong, mạch máu chánh của Đông Nam Á (ĐNA), uốn khúc 4.900 km qua Trung Hoa, Myanmar, Lào, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam.  Lưu vực của nó được chấm bởi 190 đập thủy điện đang hoạt động dọc theo dòng chánh và các phụ lưu, kể cả ở Trung Hoa, nơi Mekong được gọi là Lancang.

Mặc dù Mekong hỗ trợ cho nền thủy sản nội địa lớn nhất trên thế giới, nó cũng đối mặt với nhiều đe dọa từ ô nhiễm đến hủy hoại đất ngập nước và đánh cá quá mức.  Trong những đe dọa nầy, là việc dựng lên các nhà máy thủy điện – được duy trì bởi nhu cầu năng lượng toàn cầu được sản xuất với mức phóng thích carbon thấp – mà các chuyên viên nói đã gây ra thiệt hại nhiều nhất.


Nông dân Thái Orapin Waotikon với giá mà bà trồng trong những thùng đặt dọc theo sông Mekong trong huyện Chiang Khong, tỉnh Chiang Rai, Thái Lan.  Cát từ sông cung cấp chất dinh dưỡng và độ ẩm tốtđể giá phát triển, và nông dân có thể rửa giá một cách tiện lợi trong nước sông. [Ảnh: Lim Yaohui]

 

Các đập ngăn chận cá di chuyển và phù sa để nuôi dưỡng đồng bằng ở hạ lưu, cướp đi sự lên xuống tự nhiên của sông.  Kết quả là, trứng trong tổ chim làm tổ trên bãi cát trong mùa hè có thể bị ngập thình lình.  Cá con thường được bảo vệ trong chiều sâu đục ngầu của sông có thể bị phơi bày thình lình trong chiều sâu cạn hơn cho người câu cá bất hợp pháp khi các đập giữ lại nhiều nước hơn.

Mặc dù hầu hết 13 đập đang hoạt động trên dòng chánh Mekong nằm ở Lào và Trung Hoa, hầu hết thủy điện chúng sản xuất cung cấp cho những thành phố và thị trấn ở xa.  Lào bán điện cho Thái Lan, Cambodia và Việt Nam.  Singapore bắt đầu nhập cảng điện từ Lào trong năm 2002, đang nhắm để nới rộng thỏa thuận khi nước nầy theo đuổi mục tiêu phóng thích 0 ròng vào năm 2050.

“Thách thức lớn nhất của sông Mekong thật sự là việc phát triển tích lũy của tất cả những dự án nầy,” Courtney Weatherby, phó giám đốc chương trình ĐNA của Trung tâm Stimson ở Hoa Kỳ, nói.

“Ảnh hưởng của 1 đập có thể được hiễu rõ và được tiên đoán và mô phỏng.  Nhưng cái khó khăn hơn là ảnh hưởng của một chuỗi 9 đập tiềm tàng trên dòng chánh và tất cả hàng trăm đập được xây trên các phụ lưu.”

Cho đến nay, Lào đã hoàn tất 2 trong số 9 đập thủy điện được dự trù trên dòng chánh Mekong nằm trong lãnh thổ của họ.

Kết quả là dòng chảy không thể đoán trước bị làm tồi tệ thêm bởi thay đổi khí hậu, gây ra những hiện tượng bất thường như hạn hán trong mùa mưa.  “Anh không thấy loại nhịp truyền thống mà anh từng có,” cô Weatherby nói.

 

Chia sẻ sông đòi hỏi việc sử dụng sức mạnh khéo léo

Bảo đảm việc sử dụng công bằng tài nguyên của Mekong là việc thi hành kinh tế và địa chánh trị khéo léo.  Trung Hoa và Lào giữ 90% dự trữ nước của sông Mekong trong các hồ chứa nước của họ.

Khu vực là một hậu trường đang gia tăng ngấm ngầm cho sự kình địch giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa.  Beijing (Bắc Kinh) chuộng nới rộng sự trợ giúp từ trên xuống cho các quốc gia hạ lưu Mekong để bành trướng ảnh hưởng của họ, trong khi Washington chú trọng đến “hạ tầng cơ sở mềm”, tăng cường các tổ chức công cộng và xã hội dân sự để nâng cao sức chịu đựng đối với ảnh hưởng của Trung Hoa, ghi nhận ISEAS – nhà nghiên cứu lão thành Hoàng Thị Hà của Yusof Ishak Institute.


Phân nửa trên của sông Lancang hầu hết chảy qua những thung lũng sâu và thưa dân cư.  Sông Mekong được gọi là Lancang ở Trung Hoa. [Ảnh: Lim Min Zhang]

 

Điều nầy nằm trên cùng của sự tranh đua của các quốc gia hạ lưu Mekong để uốn nắn hạ tầng cơ sở trong lưu vực cho ưu thế của họ.

Cambodia, cố gắng để giảm lệ thuộc vào các cảng của Việt Nam, dự trù xây một kinh đào thủy vận dài 180 km để nối một phần của Mekong với tỉnh ven biển Kep ở vịnh Thái Lan.  Mặc dù những nghiên cứu chi tiết hơn của cái Cambodia gọi là kinh Funan Techo chưa xuất hiện, các chuyên viên Việt Nam lo sợ nó có thể làm giảm nước cho trung tâm trồng lúa ở miền nam Việt Nam – cái mà Cambodia bác bỏ.

Xa hơn về phía thượng lưu, Trung Hoa bắt đầu làm đầy hồ chứa của đập Tuoba (Thác Ba) 1.400 MW khoảng 1 tháng 2, sau khi hoàn tất nhà máy thủy điện.

Vì nhiều lý do khác nhau, cả 2 dự án vẫn nằm ngoài phạm vi của Ủy hội Sông Mekong (MRC), một tổ chức liên chánh phủ qua đó Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam cố gắng để quản lý tài nguyên của sông.  Các thành viên MRC phải thông báo lẫn nhau trước khi thực hiện các dự án có thể có ảnh hưởng đáng kể đối với dòng chánh, để chúng có thể được giảm nhẹ.’’

Cambodia, trong một ghi chú trong tháng 8 năm 2023 gởi đến MRC, có tựa đề dự án kinh đào một dự án trên phụ lưu thay vì một dự án ảnh hưởng đến dòng chánh.  Điều nầy giới hạn lượng xoi mói mà MRC có thể đặt lên dự án nầy.  Chủ tịch Thượng viện Hun Sen trong tháng 4 năm 2024 nhấn mạnh đến tư thế nầy, nói với cộng đồng doanh thương rằng Cambodia khong lùi bước hay thương thảo dự án nầy.

Trung Hoa và Myanmar, trong khi đó, không bị bó buộc bởi đòi hỏi thông báo với ủy hội vì họ chỉ là đối tác đối thoại của MRC.  Cả 2, tuy nhiên, là thành viên của Hợp tác Lancang- Mekong (LMC) gồm có 6 quốc gia, một sáng kiến phát triển rộng rãi hơn được Trung Hoa hậu thuẫn.  Mekong được gọi là Lancang ở Trung Hoa.  Qua LMC, Beijing đã tài trợ trên 80 triệu USD (109 triệu S$) cho các dự án phát triển trong các quốc gia hạ lưu.

Beijing đã cố gắng để mô tả các đập như biểu tượng của tính rộng rãi của họ.  Global Times, mợt cơ quan truyền thông được xem một cách rộng rãi như cái miệng của Đảng Cộng sản cầm quyền ở Trung Hoa, trong một bài báo trong tháng 12 năm 2023 so sánh các trạm thủy điện của Trung Hoa ở Yunnan với “những pháo đài của hy vọng được xây trên sông, cung cấp sự giúp đỡ rất cần cho các quốc gia ở hạ lưu khi họ thống khổ từ lũ lụt và hạn hán cực đoan.”

Nhưng một vài người mong mỏi Beijing tham gia vào MRC, vì điều đó sẽ đòi hỏi Trung Hoa mở những dự án trong tương lai trong Lancang để xem xét bên ngoài.

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP


Ngư dân Kong Kayankam, 69 tuổi, đã thấy số cá bắt được giảm vì các đập thủy điện.  Ở đây, ông thử vận may của mình trong khúc sông ở gần tỉnh Ubon Ratchathani.

[Ảnh: Lim Yaohui]

 

Các cộng đồng bảo vệ cá heo và cá đuối

Bất kể chánh trị siêu cường, các cộng đồng địa phương sống dọc theo Mekong rất quyết tâm để bảo vệ cái còn lại trong sông.

Các đập đã làm tồi tệ thiệt hại đã có vì đánh cá quá mức, trong một số trường hợp bằng cách làm dễ hơn cho những người đánh cá bất hợp pháp.

Trong tỉnh Stung Treng ở đông bắc Camboddia, cô Phoeu Sophy, trưởng cộng đồng thủy sản Chou Tamao. Làm việc với những thiện nguyện viên để tuần tra những vùng nước cấm ngư dân trong mùa đẻ trứng.’’

Được duy trì với một ngân sách eo hẹp và một hệ thống người cho tin cộng đồng, cô và những thiện nguyên viên khác cũng cố gắng để ngăn chận dân làng sử dụng những phương pháp đánh cá gây thiệt hại như cyanide hay thuốc nổ.  Nhưng những nhà điều hành đập làm cho công việc của họ chắn chắn khó khăn.

“Đêm qua, khi tôi tuần tra vùng, mực nước thình lình tụt xuống,” cô nói với The Strait Times trong một cuộc phỏng vấn trong tháng 2 năm 2024 về sông Tonle Srepok, một phụ lưu của Mekong.  “Người dân dùng cơ hội đó để thu hoạch cá mắc cạn.”

(Họ) đến để đánh cá bất hợp pháp trong vùng bảo tồn của chúng tôi.

Sự cảnh giác của cộng đồng đã giúp làm tăng kích thước và dân số của cá ở địa phương, nhưng những người thi hành như cô phải mang cái giá cá nhân.

“Họ nói, cô là phụ nữ duy nhất, đừng nên làm khôn,” cô nói.  “Thỉnh thoảng, họ đe dọa tôi.  Họ nói, ‘cô nên cẩn thận’.”  Bị ngư dân địa phương làm mất mặt, cô di chuyển trong 2 tiếng đồng hồ để đến làng khác nếu cô muốn mua cá.

Ở Koh Preah, một đảo trong thủy đạo rộng của Stung Treng nơi cá heo Irrawaddy có nguy cơ tuyệt chủng cao tụ tập, những người tuần tra cộng đồng tịch thu các lưới bén được đặt trong vùng nước chảy nhanh.  Những dấu hiệu làm lộ tẩy là những chai nước plastic nhấp nhô trên mặt nước nhưng không ra khỏi dòng nước.  Chúng được gắn vào lưới dài ở dưới nước, có thể chết người đối với những con cá heo có đầu phình lên một khi chúng mắc vào lưới.

Ở đây, việc thi hành chặt chẽ cũng mang lại kết quả.

Ông Pheng Boeum, phó cộng đồng thủy sản Koh Preah, cho The Strait Times thấy số lưới đánh cá ông tịch thu được trong khi ông tuần tra.

Ông nói ông từng tịch thu đến 6 km lưới trong một buổi tuần tra 2 năm trước, nhưng nó giảm xuống khoảng 2 km trong tháng 2 năm 2024.

“(Những ngư dân) hoảng sợ vì họ mất tiền khi lưới của họ bị tịch thu,” ông nói.  “Vì thế càng ngày họ càng quay qua canh tác, hay họ di chuyển đến những vùng khác để làm công việc xây cất.”

Điều nầy đã giúp ổn định dân số của cá heo sông đến khoảng 90 ở Cambodia.  Tính đến năm 2024, 8 cá heo con được thấy trong nước, mặc dù có 2 con chết.

Stung Treng là nơi mà con cá đuối nước ngọt nặng 300 kg được tìm thấy trong năm 2022 và sau đó được công nhận là cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới bởi Guiness World Records (Kỷ lục Thế giới Guiness).

Ngư dân đã bẫy được cá đuối dài 4 m có nguy cơ tuyệt chủng, ông Kom Sophol (bên dưới), nhớ lại buổi chiều ông nhìn thấy nó mắc vào lưỡi câu ông đặt khoảng 200 m từ bờ.

“Tôi rất phấn khởi và lo sợ cùng lúc vì nó quá lớn,” người đàn ông 41 tuổi nói với The Strait Times.

Nó có thể được xẻ thịt đề bán ở chợ cá địa phương với giá 5 USD/kg, nếu không cho nhiều năm vươn ra bởi những nhà bảo tồn có sẵn tiền.

Các thành viên của dự án Wonders of the Mekong (Những Kỳ quan của Mekong) do Hoa Kỳ tài trợ đã loan tin đến cư dân địa phương để báo động cho họ nếu tìm thấy cá có nguy cơ tuyệt chủng, quản đốc dự án Chea Seila nói.  Toán của cô hứa bồi thường cho ngư dân việc mất mát thu nhập tiềm tàng và chi phí để săn sóc cho con thú trước khi các nhà nghiên cứu xem xét và thả trở xuống nước.

Bằng cách nầy, ông Sophol được trả 600 USD để chăm sóc con cá đuối cho đến khi toán của cô Seila đến đó.

“Cá đuối nước ngọt đã sống trong Mekong từ lâu, nhưng chúng ta không có nhiều tin tức về chúng.  Dân làng lo sợ việc thông báo cho các viên chức về việc bắt cá của họ trong trường hợp họ gặp rắc rối,” cô Seila nói.  “Trong quá khứ, họ sẽ giữ như 1 bí mật và chặt ra để bán, hay để ăn trong làng.”

Con cá đuối đạt kỷ lục cuối cùng được gắn thẻ và thả trở lại sông vào ngày 14 tháng 6 năm 2022 (bên đưới).  Ngày nay, nó là biểu tượng mạnh mẽ của đời sống hoang dã có thể bị mất vĩnh viễn nếu môi trường của Mekong suy thoái thêm.

Các đập cũng đang xóa nhanh chóng những nhịp đặc thù của mùa khô trong Mekong.

Ở gần huyện Chiang Khong ở bắc Thái Lan, gần Tam giác Vàng nơi biên giới của Thái Lan, Lào và Myanmar gặp nhau, nước sông rút xuống làm lộ ra những cồn cát rất quan trọng cho sự sống còn của chim dô nách (pratincoles).  Tổ của chim màu xám nầy ở trên cát có những trứng màu xám nâu được ngụy trang giữa những hòn sỏi nhẵn nhụi.

Ở xa về phía hạ lưu trong tỉnh Ubon Ratchathani, một nơi mà cư dân địa phương gọi là “9.000 Lổ” (bên dưới), những lổ sâu trên đáy sông được lộ ra với đầy cá con được bảo vệ bởi những nguy hiểm lớn hơn trong thùy đạo chánh.

Cả cá con lẫn trứng chim không có cơ hội chống lại những vụ xả nước thình lình của các đập thủy điện ở thượng lưu.

Dữ kiện trong trang mạng Mekong Dam Monitor (MDM) (Theo dõi Đập Mekong) của Trung tâm Stimson và Eyes on Earth cho thấy 55 hồ chứa nước lớn nhất trên sông đang giữ lại 26,29 km3 nước trong tháng 2 năm 2024 – đủ nước để làm đầy 10,5 triệu hồ bơi có kích thước Olympic.  46% được trữ bên trong lãnh thổ của Trung Hoa.

 

Sông Lancang như được thấy từ Xishuangbanna (Tây Song Bản Nạp), một khu tự trị ở tây nam Trung Hoa trong tỉnh Yunnan, chia sẻ biên giới với Myanmar và Lào.  Sông chảy về hạ lưu đến ĐNA. [Ảnh: Lim Min Zhang]

 

Các đập nhỗ tận gốc đời sống ở Trung Hoa

Mekong bắt đầu hành trình từ cao nguyên Qinghai-Tibet (Thanh Hải-Tây Tạng) ở Trung Hoa, nơi nó chảy qua những hẽm núi và thung lũng sâu và chung quanh nhiều làng mạc trong tỉnh Yunnan, nơi cư trú của dân số dân tộc thiểu số lớn nhất ở Trung Hoa.

Trung Hoa xem những đập trong vùng nầy vô cùng quan trọng cho những “mục tiêu carbon kép” của mình để đạt đến đỉnh của việc phóng thích carbon vào năm 2030 và trở nên trung tính carbon vào năm 2050.  Yunnan và tỉnh láng giềng Sichuan (Tứ Xuyên) cùng nhau chiếm 43% mức sản xuất thủy điện của quốc gia.

Vì các đập đã đóng góp vào việc chuyển tiếp xanh của Trung Hoa, dân làng sống cạnh Lancang trong nhiều thế hệ cũng được lợi từ việc phát triển kinh tế liên hệ, mặc dù nhiều làng vẫn hối tiếc với cái giá của tiến bộ.

Cô Shi Yunhuan, 38 tuổi, một di dân mới từ làng đánh cá Sandeng ở Nuozhadu – đập lớn nhất trong 12 đập trên dòng chánh Lancang.

Cô bán hủ tiếu vào buổi sáng với giá 10 dồng quan (1,9 S$) một tô và trồng tỏi trong 1 vùng mới dựng lên ở gần đập (bên dưới).

Nó là một cơ hội kinh tế không có trước đây đối với cô Shi, người dân tộc thiểu số Lahu, và đã sống xa 2 km ở trên núi nhưng đã di chuyển đến đó 4 năm trước vì công việc tái phát triển đập.

“Khi tôi sống xa ở trên núi, anh chỉ có thể làm việc trên đất của anh,” cô nói.  “Nhưng nay người dân có năng khiếu buôn bán có thể mở nhà trọ hay quán ăn.”  Những phục vụ nầy phần lớn dành cho du khách ở trong nước, chẳng hạn như những ngưởi đến đây để câu cá giải trí, cô nói.

Một dân làng tái định cư khác, bà Luo Xiuzhen thuộc dân tộc thiểu số Yi, di chuyển từ đất tổ tiên của bà gần 1 thập niên trước, sau khi nước dâng đã nuốt nhà cũ của bà.  Ở nhà, công việc thường ngày của bà là đốt lửa, giả gạo, chẻ củi và nấu ăn.

“Mỗi lần tôi nghĩ đến (nhà cũ của tôi), tim của tôi hoàn toàn ở đó.  Rồi nhà và đất của tôi, nơi tôi đã sống, cùng với nhau.  Nay, đất của chúng tôi ở dưới nước,” bà nói từ căn nhà xi măng 2 tầng được trang hoàng một cách đơn giản trong làng Sandeng.  Bà sống ở đó với chồng, kế toán viên về hưu Li Fayun (bên dưới, với bà Luo).

Bà dùng tiền bồi thường tái định cư của chánh phủ để mua 8 mu (5.333 m2) ruộng lúa mà gia đình bà tự canh tác.  “Con trai của tôi không đồng ý mua đất, nhưng tôi nói với nó rằng những thế hệ tương lai của chúng tôi cần sống nhờ đất đai.  Vì thế nay chúng tôi có thừa  để ăn.”

Một nghiên cứu năm 2016 của Hiệp hội Văn hóa Bếp lửa bất vụ lợi ở thành phố Pu’er, Yunnan gây chú ý đến những vấn đề môi trường trong Yunnan và khuyến khích văn hóa dân gian thấy rằng trên 46.000 người trong vùng hồ chứa Nuozhadu đã tái định cư.

Sáng lập viên của hiệp hội, cô Luo Miduo, nói, “Chúng ta không nên nói rằng các đập là sai, vì nếu quốc gia thật sự cần chúng thì chúng ta không có sự lựa chọn.  Nhưng cần có thì giờ để phản ánh về cách để giảm những nguy hại cho môi trường và đa dạng sinh học.”

Trong buổi phỏng vấn với cựu cư dân vùng sông, cô Luo nói nhiều người thương tiếc những gián đoạn của cuộc sống đồng quê trước đây, và mô tả đời sống hiện nay của họ như “bị chôn vùi ở dưới đập”.

“Nhiều tiếng nói đó có thể bày tỏ cái sông muốn nói – nó không thể làm thế.”

Sự thương mến quá khứ tương tự có thể thấy trong cư dân của làng Cizhong ở bắc Yunnan, được biết là nơi những nhà truyền giáo Pháp đén trong năm 1862 để thiết lập cái sau đó biến thành một cộng đồng Thiên chùa giáo La mã phát triển.

Họ di chuyển đến đây từ làng Yanmen lân cận, bị ngập một phần vì mực nước sông dâng lên từ đập Wunonglong (Ô Mộng Long) ở gần đó được xây trong năm 2017.  Họ được chánh phủ bồi thường để tái định cư.

Những thay đổi cuộc sống của các cộng đồng địa phương tiếp tục mau lẹ, ngay cả những chuyên viên tranh luận trong các nghiên cứu về sự đóng góp chính xác của việc xây đập đối với những thay đổi đa dạng sinh học.

Beijing đã nổi giận với những chỉ trích rằng họ đang giữ các quốc gia ở hạ lưu làm con tin qua các siêu kiến trúc nầy.  Thí dụ, một nghiên cứu của công ty nghiên cứu Eyes on Earth có trụ sở ở Hoa Kỳ, cung cấp dữ kiện môi trường cho các thân chủ thành phần công tư, cho thấy rằng trận hạn hán gay gắt trong các quốc gia hạ lưu Mekong trong năm 2019 tồi tệ vì các đập của Trung Hoa hạn chế dòng chảy.

Giảng sư thủy lực (GS) Tian Fuqiang của Đại học Tsinghua (Thanh Hoa), một chuyên viên về vấn đề Lancang/Mekong, bác bỏ như những cáo buộc “không đứng vững” của những nhà môi trường và những nhóm bất vụ lợi rằng các đập của Trung Hoa gây tồi tệ hạn hán theo mùa, nhắm đến những nghiên cứu cho thấy các đập trên sông Lancang giúp kiểm soát lũ lụt và có ảnh hưởng bổ sung trong mùa khô.

Ông nói cần có thêm bằng chứng khoa học để chỉ ra những đe dọa thật sự đối với đa dạng sinh học của Mekong.  Những yếu tố gồm có thay đổi khí hậu, xây cất hồ chứa nước, thủy nông nông nghiệp và thay đổi cách sử dụng đất, ông nói.  Không phải tất cả là do việc điều hành thủy điện.

Ngoài ra, Trung Hoa có những biện pháp chặt chẽ cho việc xây cất các nhà máy thủy điện để tối thiểu hóa những ảnh hưởng nguy hại, GS Tian nói.  Thí dụ, những nỗ lự đáng kể đã được thực hiện để bảo vệ cá, gồm có việc thiết lập những trạm nuôi cá và xây cất nơi cư trú thay thế.’’

Nhưng cô Luo tin rằng không có phương pháp bảo tồn, tuy có hiệu quả, có thể phù hợp với sự cân bằng sinh thái tự nhiên trong việc bảo vệ sông.  Trong buổi phỏng vấn của cô, “tôn trọng và sùng kính thiên nhiên quan trọng nhiều hơn bất cứ thí nghiệm kỹ thuật cao nào”.

 

Nông dân ở huyện Chiang Khong, Thái Lan sử dụng bờ sông phì nhiêu của sông Mekong để trồng hoa màu như bắp cải trong mùa khô.  Nhựng việc xả nước không thể đoán trước từ các trạm thủy điện đe dọa những hoa màu nầy. [Ảnh: Lim Yaohui]

 

Các quốc gia nói họ có chủ quyền đối với tài nguyên Mekong

Nước là một chủ đề nhạy cảm và liên kết chặt chẽ với quyền lãnh thổ.

Hiện nay Trung Hoa chia sẽ phần lớn dữ kiện thủy học chẳng hạn như lượng mưa với MRC.  Mặc dù họ hứa để chuyển “tin tức cấp bách về bất cứ mực nước và lưu lượng lên xuống bất thường”, việc điều hành đập của họ hầu hết được giữ bí mật.

“Mọi người nhận thức rằng chủ quyền là một câu hỏi then chốt ở đây,” cô Weatherbay nói.  “Nó không những nhạy cảm đối với Trung Hoa.  Nó cũng nhạy cảm đối với nhiều quốc gia trong khu vực.  Nó thật sự là một thách thức xuyên biên giới.”

Cô thú nhận rằng các đập của Trung Hoa bị xoi mói vì chúng lớn hơn và tương đối ít hơn, và vì thế dễ theo dõi hơn.  Nhưng cố nói thêm: “Mặc dù Trung Hoa không chỉ là một phần thách thức ở đây, nó tuyệt đối là một phần của giải pháp.”

Thúc cùi chỏ vào Trung Hoa để chia sẻ thêm tin tức về việc điều hành đập là một bài tập xây dựng lòng tin cậy nhiều thập niên, nhưng có những dấu hiệu của tiến bộ trong tháng 10 năm 2023, MRC và Trung tâm Hợp tác Nguồn Nước Lancang-Mekong được Trung Hoa hậu thuẫn công bố kết quả của một nghiên cứu hỗn hợp đề nghị chia sẻ “dữ kiện tức thời về mức dự trữ và điều hành thủy điện” cũng như điều kiện dòng chảy liên hệ đến thời tiết trên dòng chánh Mekong và các phụ lưu.

Mặc dù trung tâm hợp tác không đáp ứng yêu cầu được phỏng vấn, CEO của văn phòng MRC ở Lào Anoulak Kittihoun nói với The Strait Times rằng giai đoạn 2 của nghiên cứu hỗn hợp nầy đang diễn ra và sẽ đánh giá những chiều hướng trong tương lai và phát triển những biện pháp thích ứng như thêm khả năng trữ nước và phối hợp tốt hơn việc phát triển hạ tầng cơ sở.

“Chúng tôi tiên liệu rằng những điều được tìm thấy từ nghiên cứu nầy sẽ đóng góp đáng kể vào việc hình thành những chiến lược thích ứng cho lưu vực, bảo đảm quản lý khả chấp và sử dụng công bằng nguồn nước của tất cả các bên liên hệ,” ông nói.

“Mặc dù theo dõi và giảm nhẹ ảnh hưởng quan trọng, chúng không đủ để bảo đảm tính khả chấp lâu dài của Mekong.”

Vì thế, MRC đang phát triển một kế hoạch cho toàn thể lưu vực Mekong bao gồm những dự án đầu tư hỗn hợp để giải quyết an ninh nước, thực phẩm, năng lượng và môi trường cần thiết một cách kết hợp.

Những giải pháp sẽ đến từ thế hệ sắp tới.

Các tổ chức cộng đồng địa phương làm việc với nhau để lưu ý quần chúng về tình trạng bấp bênh của Mekong.  Một vài tổ chức nổi bật như Trường Mekong, một viện nhỏ ở Chiang Khong nơi người trẻ học hỏi về những tài sản của thủy đạo và cộng tác để vận động cho việc bảo vệ sông.

Ở đây, trong một dãy nhà có bóng mát trên bờ sông, học sinh từ các huyện lân cận học cách thử phẩm chất nước.  Chúng tìm cách để cứu chim dô nách mà trứng của chúng đang bị ngập nước.

Trong một lớp học ngày 4 tháng 3, những bé gái từ Trường Anuban Chiang Khong (bên dưới) thử mùi vị của rong sông được gọi là kai, một đặc sản địa phương phát triển trong nước cạn và trong nhưng có thể chết đi sau khi lưu lượng thình lình từ các đập.

Trường Mekong được thành lập bởi ông Niwat Roykaev (bên dưới), một giáo viên về hưu và một nhà bảo tồn đã vận động không ngừng buộc chánh phủ Thái bải bỏ một dự án do Trung Hoa cầm đầu để phá nổ các ghềnh đá ở thượng lưu Mekong để cho các tàu chở hàng của Trung Hoa có thể đi xuống hạ lưu.  Nếu việc phá nổ được tiến hành, nó sẽ tàn phá sinh thái địa phương.

Ông Niwat, được cộng đồng biên giới gọi là “Thầy giáo Tee”, suy nghĩ cẩn thận về chiến thắng của ông trong năm 2020.

“Chúng ta phải ngưng dự án ngay bây giờ, nhưng họ có thể luôn luôn bắt đầu trở lại,” ông nói với The Strait Times.

“Những vấn đề của sông Mekong thì to lớn và phức tạp.  Chúng cũng rất khó khăn và lớn lao mà tôi chắc là chúng không thể được giải quyết trong đời tôi.

“Để bảo đảm cho Mekong sống còn, chúng ta phải tin vào thế hệ tương lai, họ sẽ đại diện cho tương lai.”

No comments:

Post a Comment