Sunday, November 5, 2023

LÀO TRÔNG CẬY VÀO TÁI TẠO KHI LẠM PHÁT ĐÁNH VÀO GIÁ NĂNG LƯỢNG

(Laos looks to renewables as inflation hits energy prices)

Ekaphone Phouthonesy – Bình Yên Đông lược dịch

Mekong Eye – 23 October 2023

 

Toulasith Doungchanthip, Phó Quản đốc của Công ty Dụng cụ, Dịch vụ và Lắp đặt Tấm Quang điện, kiểm tra một máy bơm nước thủy nông chạy bằng năng lượng mặt trời ở huyện Pakgnum, tỉnh Vientiane, Lào. [Ảnh: Vientiane Times]

 

Quốc gia được gọi là ‘bình điện của Á Châu’ đang quay sang mặt trời và những nguồn năng lượng tái tạo khác để cung cấp điện vừa túi tiền.

VIENTIANE, LAOS – Giá năng lượng gia tăng vì lạm phát đang xảy ra có lẽ sẽ thúc đẩy năng lượng mặt trời ở Lào.  Tuy nhiên, cần phải có hỗ trợ pháp lý để cho phép giá điện mặt trời cạnh tranh với thủy điện.

Toulasith Doungchanthip mở cổng trại và đi vào một tòa nhà bê tông giản dị nằm giữa ruộng lúa xanh tươi cách thủ đô Vientiane 50 km.  Rồi ông đẩy một cái ngắt điện ở bên trong để mở đèn lên.

“Đây là nơi chúng tôi kiểm soát nguồn điện,” Toulasith 35 tuổi, Phó Quản đốc của Công ty Dụng cụ, Dịch vụ và Lắp đặt Tấm Quang điện, nói trong lúc làm việc trong làng Natham huyện Pakgnum.

 

[Nguồn: Mapbox]

Một kỹ sự được huấn luyện, ông thành lập doanh nghiệp gia đình nầy trong năm 2020 sau khi biết về tiềm năng lớn lao của năng lượng điện mặt trời ở Lào.  Công ty của ông từ đó khuyến khích năng lượng mặt trời chưa dụng tới cho các cộng đồng ở xa xôi và các nông trại ngoài lưới điện, trong khi dạy nông dân điều hành các nông trại dựa trên năng lượng mặt trời.

“Một số lớn nông trại ở thôn quê vẫn chưa có điện để bơm nước cần thiết cho thủy nông.  Điều nầy tạo cho doanh nghiệp điện mặt trời một cơ hội để tăng trưởng,” ông nói.

Công ty của Toulasith là một trong các diễn viên được địa phương cầm đầu đã đặt một nỗ lực lớn vào việc tăng tốc sự chuyển đổi năng lượng của quốc gia.

Trong những năm gần đây, chánh phủ ở Lào đã nới rộng năng lượng mặt trời, gió, sinh khối, như một phần của chiến lược để đa dạng hóa nguồn năng lượng và bảo đảm an ninh năng lượng.

Tám nhà máy năng lượng mặt trời và 4 nhà máy điện sinh khối đang hoạt động, với công suất thiết trí 116 MW.  Nhưng những nhà máy nầy chỉ đóng góp khoảng 1% công suất tổng cộng của quốc gia.

Trong tổng số 11.661 MW của quốc gia, 83% là thủy điện và 16% là điện than.

“Chính phủ phải gia tăng việc chia sẻ của điện mặt trời và gió vì sự kiện là nguồn năng lượng chánh của Lào là thủy điện, chạy tốt trong mùa mưa,” một nhà làm chánh sách cao cấp của Bộ Năng lượng và Hầm mỏ nói vời điều kiện ẩn danh.

Nhu cầu năng lượng cao điểm của Lào hiện nay là 1.800 MW trong những tháng khô từ tháng 4 đến tháng 5.  Tuy nhiên, vì sự khan hiếm nước vào lúc nầy trong năm, các nhà máy thủy điện chỉ cung cấp 72% của cái cần thiết.

Khoảng trống nầy buộc quốc gia phải tái nhập cảng khoảng 500 MW để đáp ứng với nhu cầu, viên chức nói.

Một dự án điện mặt trời ngoài lưới điện, bên trái, trên một nông trại trong tỉnh Vientiane ở Lào, được phát động bởi Công ty Dụng cụ, Dich vụ và Lắp đặt Tấm Quang điện, để giúp nông dân cải thiện thủy nông và tiếp cận với điện. [Ảnh: Vientiane Times]

 

Mặt khác, lạm phát đang xảy ra đã xuất hiện như một yếu tố thúc đẩy Lào suy nghĩ lại kế hoạch năng lượng của mình.

Từ năm 2020, đồng kip đã tụt dốc khoảng 100% trị giá so với USD.  Nó rơi từ 9.300 kip/USD trong năm 2020 đến 19.000 kip, và từ 300 kip/baht của Thái đến trên 600 kip gần đây, theo Ngân hàng của Lao PDR.

Giá cả trong nước gia tăng đã áp lực công ty nhà nước Électricité du Laos (EDL) – làm chủ và điều hành các hệ thống phát và dẫn điện của quốc gia – cứu xét tăng giá điện vì công ty phải nhập cảng điện bằng USD và bán điện bằng kip ở giá được ấn định trước.

Mặc dù Lào là quốc gia xuất cảng điện quan trọng trong vùng Mekong – nó được gọi là “bình điện của Á Châu” – quốc gia bị mất ổn định năng lượng vì hầu hết nhà mày điện do doanh nghiệp quốc tế làm chủ.  Điện sản xuất được phần lớn để xuất cảng.

Điều nầy khiến cho chánh phủ Lào gia tăng việc chia sẻ của các nguồn không phải thủy điện – gồm có mặt trời, gió và sinh khối – đến 30% của tổng số nguồn cung cấp của quốc gia vào năm 2025.

Nhiều sự án điện tái tạo được dự trù hay đang được xây cất mặc dù kế hoạch chuyển tiếp năng lượng vẫn còn xa để đạt đến mục tiêu.

Một trong những kế hoạch đó là trang trại gió trên bờ 600 MW ở phía nam tỉnh Sekong và Attapeu.  Nó được dự trù hoạt động trong năm 2025 và sẽ trở thành một trong những nhà máy điện gió trên bờ lớn nhất Đông Nam Á.

Để đẩy nhanh việc sử dụng năng lượng mặt trời, EDL đang cung cấp một mức đặc biệt cho điện mặt trời được sản xuất từ một dự án thí nghiệm.  Giá là 0,08 USD/kWh, cao hơn giá của thủy điện, thay đổi từ 0,05 đến 0,06 USD/kWh.

Quốc gia sẽ cần phải phát triển luật pháp để hỗ trợ việc thực hiện giá được đánh thuế trên toàn quốc để làm cho năng lượng gió và mặt trời hấp dẫn hơn và cạnh tranh với thủy điện giá thấp.

“Khi làm một so sánh, điện mặt trời vẫn mắc hơn các loại điện khác ở Lào,
 Toulasith nói.

Ông tin rằng nếu giá cả của điện trên lưới ở Lào tiếp tục gia tăng, nhiều người sẽ quay sang điện mặt trời, đã xảy ra và nhiều người tiêu thụ hơn đang thiết lập điện mạt trời trên nóc nhà của họ.

Nhu cầu nầy sẽ tạo nên một cơ hội cho kỹ nghệ mặt trời để bành trướng nhanh chóng, kết quả là thúc đẩy một chánh sách mới đối với mức được đánh thuế khiến cho giá điện mặt trời giảm.

“Nó sẽ là một thay đổi toàn bộ và sau cùng cho năng lượng Lào,” Toulasith nói.

No comments:

Post a Comment