(Why Thailand should step in to halt the Luang Prabang dam project)
Tom Fawthrop – Bình Yên Đông lược dịch
South China Morning Post – 15 July 2021
Một dân làng địa phương chèo thuyền ở vị trí tương lai của đập Luang Prabang trên sông Mekong, ở ngoại ô của tỉnh Luang Prabang, Lào, ngày 5 tháng 2 năm ngoái. [Ảnh: Reuters]
* Thái Lan không cần điện từ đập của Lào và, để tôn trọng các cam kết với UNESCO, có thể giúp để rút khỏi dự án của nhà phát triển Thái
* Là một khu Di sản Văn hóa, Luang Prabang là tài sản văn hóa của thế giới và đáng được bảo vệ, ngay cả khi chánh phủ của nó không bảo vệ
Cố đô Luang Prabang, nằm giữa núi non ở thượng Lào, là một trong những khu Di sản Văn hóa Thế giới được bảo tồn cẩn thận và gây ấn tượng nhất của UNESCO. Nhưng nó không tránh khỏi tham vọng xây đập của chánh phủ Lào, đã chấp thuận các kế hoạch của công ty Thái CH Karnchang để xây 1 đập thủy điện chỉ cách hòn ngọc văn hóa 25 km về phía thượng lưu.
Các chùa Phật, biệt thự thực dân Pháp, các cửa hàng bán đồ mỹ nghệ và các con đường lót đá với hàng cây hai bên nằm giữa sông Mekong và Nam Khan. Những lo ngại dâng cao của UNESCO về Luang Prabang được ghi vào nghị trình của hội nghị hàng năm thứ 44th của Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO, sẽ được tổ chức ở Fuzhou (Phúc Châu), Trung Hoa từ ngày 16 đến 31 tháng 7.
Nếu dự án đập Thái-Lào nầy tiến hành, nó sẽ vi phạm thỏa ước năm 1995 giữa UNESCO và chánh phủ Lào để bảo vệ, nâng cao và phát triển thị trấn Luang Prabang. Các chuyên viên của UNESCO cảnh báo rằng một đập lớn ở thượng lưu sẽ hủy hoại tính xác thực của Luang Prabang bằng cách biến khung cảnh sông tự nhiên dễ thương thành bờ hồ nhân tạo. Thủy sản, cuộc sống và các cộng đồng địa phương sẽ bị ảnh hưởng.
Đây chính là tình huống ác mộng mà thỏa ước Di sản Thế giới có nhiệm vụ để tránh.
Ưu tiên xây thêm đập của chánh phủ khiến cho lãnh đạo cộng sản bỏ qua bổn phận pháp lý của họ để bảo vệ di sản của quốc gia. Dưới áp lực của UNESCO, chánh phủ cuối cùng đã đồng ý thực hiện một đánh giá ảnh hưởng di sản hồi tháng 3 – sau khi việc xây cất sơ bộ đã bắt đầu ở chung quanh vị trí đập.
Nhiều người dân địa phương lo ngại về việc mất du khách nếu đập được xây, nhưng đối với nhiều người khác, nỗi lo sợ lớn hơn là cái có thể xảy ra trong trường hợp có động đất.
Được được dự trù trong vùng có động đất ở thượng Lào được xem là một dự án có rủi ro cao bởi các chuyê viên của Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)). Vỡ đập vì động đất có thể có ảnh hưởng thê thảm cho toàn thị trấn. Vụ vỡ đập Xe-Pian Xe-Namnoy năm 2018 gây tàn phá rộng lớn.
Chánh phủ Lào có thể chống lại áp lực ngày càng tăng để hủy bỏ dự án đập, nhưng Thái Lan có thể đã rút lui vì nhà phát triển CH Karnchang có trụ sở ở Bangkok.
Nó dựa vào ngân khoản từ các ngân hàng Bangkok và sự chấp thuận của chánh phủ để mua điện. Nhưng với năng lượng dư thừa khổng lồ, Thái Lan không cần năng lượng do đập Luang Prabang sản xuất.
Thái Lan cũng có bổn phận pháp lý để không cho phép bất cứ nguy hại nào đối với khu Di sản Thế giới của nước láng giềng. Thái Lan đã ký vào Quy ước Di sản Thế giới (World Heritage Convention) 1972, Điều khoản 6.3 nói rằng: “Mỗi quốc gia thành viên của quy ước nầy không được có những biện pháp cố ý có thể gây thiệt hại trực tiếp hay gián tiếp di sản thiên nhiên và văn hóa […] nằm trong lãnh thổ của các quốc gia thành viên khác của quy ước.”
Một ngư dân kéo lưới trên thuyền đánh cá trên sông Mekong ở Phnom Penh. Mekong, chảy qua Trung Hoa, Myanmar, Lào, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam, là mạch sống của hàng triệu người sống ven sông. [Ảnh: AFP]
Vai trò của Thái Lan trong dự án Luang Prabang có thể vi phạm cam đoan với UNESCO khi nước nầy ở trong Ủy ban Di sản Thế giới gồm có 21 thành viên?
Các chuyên viên UNESCO đã cảnh báo rằng việc tiến hành đập có thể đặt Luang Prabang vào danh sách nguy hiểm và đưa đến hình phạt – sĩ nhục nếu bị loại ra khỏi danh sách.
Một nhà địa chấn học hàng đầu của Thái Lan đã xem xét các đường nứt ở gần khu Di sản Thế giới nói với tôi rằng: “Nếu điều nầy xảy ra với vị trí di sản văn hóa ở Thái Lan như Luang Prabang, không có đập nào được tiến hành.”
Các nhà bảo tồn trên khắp thế giới đang mong chánh phủ Thái nhảy vào với một giải pháp đơn giản, không mua năng lượng và đóng góp cho việc bảo tồn thế giới. Như UNESCO đã nói, sau rốt, các khu Di sản Thế giới thuộc về tất cả mọi người như là tài sản văn hóa của nhân loại.
No comments:
Post a Comment