Monday, July 19, 2021

NGOs THÚC GIỤC THÁI LAN KHÔNG MUA ĐIỆN CỦA ĐẬP LUANG PRABANG

 (NGOs Urge Thailand Not to Buy Electricity From Luang Prabang Dam)

Richard Finney – Bình Yên Đông lược dịch

RFA – July 15, 2021

Một con đường ở Luang Prabang với các nhà kiểu thực dân Pháp. [Ảnh: RFA]

 

Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO sẽ họp từ ngày 16 đến 31 tháng 7 để đánh giá ảnh hưởng tiềm tàng của đập đối với khu Di sản Thế giới Luang Prabang.

Một nhóm người Thái và các tổ chức quốc tế đang thúc giục chánh phủ Thái không mua điện từ một đập quan trọng của Lào đang được xây trên sông Mekong, nói rằng việc vận hành đập sẽ đe dọa cố đô Luang Prabang của Lào, một khu Di sản Thế giới của UNESCO.

Lời kêu gọi đến trước phiên họp của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO được tổ chức từ ngày 16 đến 31 tháng 7 để cứu xét ảnh hưởng của đập Luang Prabang, có công suất 1.460 MW với trị giá 3 tỉ USD, nằm trong vùng bảo vệ.

Dự án sẽ dời cư 581 gia đình hay 2.285 người và sẽ ảnh hưởng 20 làng khác trong các tỉnh Luang Prabang và Oudomxay ở thượng Lào.

Trong một bức thư ngày 12 tháng 7 được ký bởi 6 tổ chức và 10 cá nhân, nhóm lưu ý rằng việc xây cất đập đã bắt đầu, nhắc nhở chánh phủ Thái và nhà phát triển đập Thái, CH Karnchang Company, rằng việc đánh giá ảnh hưởng di sản (heritage impact assessment (HIA)) chưa hoàn tất.

UNESCO gọi thị trấn Luang Prabang là “một thí dụ xuất sắc của sự phối hợp kiến trúc truyền thống và các kiến trúc đô thị Lào với các kiến trúc do thực dân Âu Châu xây trong thế kỷ 19th và 20th.”

Luang Prabang làm lễ kỷ niệm thứ 25th của khu Di sản Thế giới hồi năm ngoái.

Nói với RFA vào ngày 12 tháng 7, một đại diện của các nhóm ký tên trong thư cho thấy các đe dọa cho tài nguyên, văn hóa và cuộc sống của người dân Luang Prabang nếu đập được xây, dự trù hoàn tất vào năm 2027.

“Những tài nguyên nầy đã bị ảnh hưởng bởi việc phát triển khác, và nếu đập Luang Prabang được xây, nó sẽ có ảnh hưởng thêm,” vị đại diện nói, yêu cầu được ẩn danh.

Trong tháng 3. cư dân Luang Prabang nới với RFA Lào rằng họ lo ngại vì chánh phủ đã bắt đầu xây cất dự án trước khi hoàn tất tiến trình chuẩn thuận quốc tế.

Nhiều chuyên viên bày tỏ lo sợ về an toàn, nói rằng đập quá gần với thành phố có 55.000 dân.

Vào lúc đó, 3 cảng tạm đã được hoàn tất, và đường sá, nhà ở cho công nhân với nguồn nước, và dọn đất đã hoàn tất khoảng 99%.  Một cầu trên Mekong, đường dây điện và trạm biến điện cũng đang được hoàn tất.

Tháng 7 năm 2020, RFA tường trình sau khi việc tham vấn trước cho đập Luang Prabang đã hoàn tất trong tháng 6, các quốc gia Mekong ở hạ lưu Cambodia, Việt Nam và Thái Lan thúc giục nhà phát triển xem xét thiết kế của đập để tối thiểu hóa các ảnh hưởng môi trường, xã hội và xuyên biên giới.

Vị trí của đập Luang Prabang được dự trù qua ảnh vệ tinh ngày 12 tháng 7 năm 2020 cho thấy đường sá và một khu nhà ở cho công nhân khoảng 12 km về phía bắc của khu Di sản Thế giới. [Ảnh: Planet Labs Inc]


‘Tất cả phúc trình đã hoàn tất’

Daovong Phonekeo, Bộ Năng lượng và Hầm mỏ của chánh phủ Lào, từ chối bình luận về bức thư, nói rằng ông không nhận được tin tức gì, nhưng một viên chức của Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch thuộc Nha Di sản Thế giới nói rằng Lào đã hoàn tất tất cả các phúc trình về ảnh hưởng được yêu cầu.

“Nay, UNESCO đang đòi một đánh giá ảnh hưởng di sản thế giới mới,” ông nói.

“Chúng tôi đã thực hiện việc đánh giá và kết luận rằng đập sẽ không có ảnh hưởng đến khu di sản thế giới [thành phố Luang Prabang], trong mùa mưa hay mùa khô.  Nhưng UNESCO không chấp nhận đánh giá đó,” ông nói.

RFA cố gắng liên lạc với giới chức Thái nhưng không được trả lời.

Việc bảo vệ thành phố Luang Prabang sẽ là trọng tâm của các phiên họp bắt đầu trong tuần nầy của Ủy ban Di sản Thế giói của UNESCO, “nơi Ủy ban sẽ lấy quyết định để bảo đảm việc bảo tồn và bảo vệ Giá trị Phổ thông Xuất sắc của khu Di sản Thế giới,” Roni Amelan của UNESCO cho RFA biết qua email ngày 15 tháng 7.

“Khu di sản đã là chủ đề của các quyết định của Ủy ban Di sản Thế giới về tình trạng bảo tồn từ năm 1996,” Amelan nói.

Đập Luang Prabang khi hoàn tất sẽ là một phần của chuỗi 11 đập trên dòng chánh Mekong tạo nên tâm điểm của chiến lược kinh tế đầy tranh cãi của Lào để trở thành “Bình điện của Đông Nam Á” bằng cách bán điện cho các nước láng giềng.

Mặc dù chánh phủ Lào xem việc sản xuất điện như một cách để thúc đẩy kinh tế của quốc gia, các dự án đầy tranh cãi vì ảnh hưởng môi trường, dời cư dân làng mà không được bồi thường, và những thỏa thuận tài chánh và nhu cầu điện đầy nghi vấn.

Thành phố của thế kỷ 7th, nó là kinh đô và trung tâm chánh phủ của Vương quốc Lào từ khi dành độc lập từ Pháp năm 1953 đến khi cộng sản nắm chánh quyền năm 1975, là một trung tâm du lịch quan trọng, một bộ phận đã mang lại 900 triệu USD mỗi năm trước khi đóng cửa vì đại dịch 2020.

No comments:

Post a Comment