(The ‘Nature’ of Beneficial Flooding of the Mekong River)
Carl Middleton – Bình Yên Đông lược dịch
Mùa nước nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long. [Ảnh: Lục Tùng]
Phần giới thiệu
Lũ lụt là một sự kiện phổ biến ở lục địa Đông Nam Á (ĐNA) do ảnh hưởng của mưa mùa. Trong nhiều thế kỷ qua, mưa mùa tây-nam, có thể đoán trước một cách hạn chế, cùng với hệ thống thời tiết xích đạo kể cả bão tố, đã hình thành xã hội và cuộc sống của người dân trong khu vực (Lebel and Sinh 2007). Mặc dù nhiều vùng rộng lớn của khu vực vẫn duy trì đặc tính nông thôn và nông nghiệp, xã hội và lối sống cũng đang thay đổi khi khu vực trải qua các tiến trình kết hợp kinh tế, kỹ nghệ hóa, và đô thị hóa trong khung cảnh đào sâu và mở rộng mối quan hệ của thị trường tư bản (Kaosa-ard and Dore 2003). Những biến đổi xã hội nầy làm thay đổi mối quan hệ của khu vực với mưa mùa, mặc dù thay đổi khí hậu cũng làm cho tương lai của khí hậu bấp bênh thêm (Rayanakorn 2011).
Với lũ lụt thường xảy ra ở lục địa ĐNA, không có gì ngạc nhiên khi tất cả lũ lụt không giống nhau. Chế độ lũ lụt1 đa dạng xảy ra bao gồm đồng lụt bị ngập theo mùa, nước chảy tràn bờ bất thường, lũ quét trong vùng đô thị, đất chuồi và lũ quét ở vùng núi, ngập lụt ven biển, và sóng thần (Lebel et al. 2011). Kinh nghiệm của những thứ lũ lụt khác nhau nầy hoàn toàn khác từ người nầy đến người khác tùy theo cuộc sống, vị trí, nhóm kinh tế-xã hội và tiếng nói chánh trị. Thí dụ, nông dân và ngư dân ở nông thôn có mối quan hệ với lũ lụt rất khác với những người sống và làm việc trong các vùng đô thị hay lân cận. Dù cho lũ lụt được cho là “tàn phá”, “sinh lợi,” hay “không có hại;” nói cách khác, tùy theo quan điểm của người trải qua lũ lụt và mối quan hệ của họ (Lebel and Sinh 2007).
Một số lũ lụt bị nhiều người cho là tàn phá. Thí dụ, lũ lụt rộng lớn trong lưu vực Chaophraya ở Thái Lan vào cuối năm 2011, ảnh hưởng 65 trong 77 tỉnh của Thái Lan, gây thiệt hại cho trên 20.000 km2 đất canh tác, làm ngập nhiều vùng đô thị kể cả thủ đô Bangkok, phá hủy hạ tầng cơ sở công cộng và chế biến, gây thiệt mạng cho trên 800 người và ảnh hưởng trực tiếp cho 13,6 triệu người. Lũ lụt đã làm xáo trộn lớn lao hoạt động kinh tế của Thái Lan, mà Ngân hàng Thế giới ước tính lên đến 45,7 tỉ USD, tính đến ngày 1 tháng 12 năm 2011 (World Bank 2011).
Những lũ lụt khác, tuy nhiên, được nhiều người xem là có lợi, nhất là lũ lụt do mưa mùa hàng năm đã hình thành một phần lối sống hàng ngày của nông dân và ngư dân. Lũ lụt nầy hỗ trợ cho nông nghiệp thích ứng với lũ lụt, chẳng hạn như các hình thức trồng lúa khác nhau, và duy trì việc đánh cá tự nhiên trong các đồng lụt. Thí dụ, trên khắp hạ lưu vực sông Mekong, từ phụ lưu vực Songkram và Khong-Chi-Mun ở đông bắc Thái Lan đến vùng chung quanh hồ Tonle Sap và khắp châu thổ Mekong trải dài từ Phnom Penh cho đến miền nam Việt Nam, có nhiều đồng lụt phong phú và thủy sản tự nhiên dồi dào. Cuộc sống và an ninh lương thực của 60 triệu người sống trong lưu vực Mekong có liên quan mật thiết đến sông và tài nguyên thiên nhiên của nó. (MRC 2010).
Lũ lụt sinh lợi theo mùa, tuy nhiên, có thể tàn phá nếu chúng bất ngờ và rất lớn. Trong trường hợp nầy, lũ lụt gây thiệt hại cho mùa màng và hạ tầng cơ sở, đe dọa an ninh lương thực, và có thể gây thiệt hại nhân mạng. Thật vậy, một trận lũ lụt tương tự có thể có lợi cho một số người và tàn phá đối với một số người khác ở các nơi khác nhau trong cùng lưu vực sông. Ngoài ra, một số lũ lụt từng được xem là có lợi nay trở nên tàn phá, nhất là lũ lụt đe dọa các khu đô thị đang phát triển nhanh chóng nằm trong các đồng lụt thấp, kể cả các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Bangkok. Dù vậy, đối với lưu vưc sông Mekong, Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) viết rằng “Lũ lụt và hạn hán… cả hai đều bắt người dân trong lưu vực gánh chịu chi phí kinh tế và xã hội, nhưng lợi ích kinh tế của lũ lụt vượt quá chi phí. Chi phí hàng năm trung bình của lũ lụt trong hạ lưu vực Mekong (LMB) là 60-70 triệu USD, trong khi giá trị trung bình hàng năm của lợi ích là 8-10 tỉ USD – khoảng 100 lần nhiều hơn” (MRC 2010).
Trong trường hợp lũ lụt tàn phá, ‘tính tổn thương’ của người dân đối với lũ lụt phản ánh câu chuyện rộng lớn hơn về bất công chánh trị và kinh tế xã hội, trong đó lũ lụt tàn phá thường ảnh hưởng những nhóm kinh tế xã hội thấp hơn và kém sức mạnh chánh trị (Wisner et al. 2004). Tính dễ tổn thương tạo ra từ bất công xã hội và thiếu quyền hạn, nói cách khác, thiếu tiếp cận với chánh trị, tài nguyên kinh tế, xã hội và môi trường, thường là những tiến trình hòa giải thiên vị quyền lợi của một số nhóm (Collins 2010). Thật vậy, dán nhãn cho một trận lũ lụt là ‘tai họa’ là một hành động chánh trị rõ rệt có thể đưa đến việc kiểm soát bất thường và gây hệ quả cho các hành động tiếp theo của những người có quyền hành và tính dễ tổn thương của nhóm người bị ảnh hưởng (Lebel and Sinh 2007). Một trận lũ lụt thảm khốc không đơn thuần là một mối nguy tự nhiên, nhưng được xây dựng xã hội, với hệ quả cho môi trường và công lý xã hội.
Bài viết nầy xem xét làm thế nào mà những người hưởng lợi từ lũ lụt trong lưu vực Mekong có thể mất đi những lợi ích nầy vì các kế hoạch phát triển hạ tầng cơ sở nước lớn lao trên khắp lưu vực, nhất là các đập thủy điện, có thể làm xáo trộn chế độ lũ lụt của sông Mekong, hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên. Nói cách khác, bài viết nầy thám hiểm điều ngược lại cái nhìn của Wisner et al’s (2004) về mối liên hệ chánh trị giữa ‘thiên tai’ và tính dễ tổn thương, cho rằng mất mất lợi ích của lũ lụt có thể xem là một ‘tai họa’ của những người hiện được hưởng, mặc dù hạ tầng cơ sở nước làm thay đổi chế độ lũ lụt được hợp thức hóa bằng ‘phát triển’. Bằng cách dùng các công cụ của sinh thái chánh trị, bài viết trước hết cứu xét làm thế nào người dân và xã hội tác động qua lại uyển chuyển với ‘thiên nhiên’ và bằng cách đó khái niệm hóa chế độ lũ lụt của sông Mekong như một ‘sự ráp nối thiên nhiên-xã hội.’ Rồi bài viết mô tả sự liên hệ giữa chế độ lũ lụt của sông Mekong với hệ sinh thái của nó, và thăm dò ai được lợi, nơi và làm thế nào lợi ích của lũ lụt hình thành trong lưu vực Mekong. Đoạn, bài viết đưa ra một nhận xét về chiều hướng phát triển trong khu vực có tiềm năng biến đổi chế độ lũ lụt của sông Mekong, và nêu ra những rủi ro tiếm tàng và hệ quả của chúng đối với người dân bị tổn thương vì những thay đổi nầy? Bài viết kết luận bằng cách thảo luận mối iên hệ giữa lũ lụt sinh lợi, tính dễ tổn thương, và công lý môi trường trong lưu vực Mekong.
XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP
Sinh thái chánh trị và ‘bản chất’ của lũ lụt
Kiến thức sinh thái chánh trị tìm cách để hiểu mối liên hệ phức tạp giữa kinh tế, xã hội và thiên nhiên qua phân tích kỹ lưỡng các lực lương chánh trị và mối liên hệ sức mạnh và ảnh hưởng của phạm vi trong việc xác định các hình thức tiếp cận và kiểm soát tài nguyên và sự biến đổi của chúng (Watts 2000). Sinh thái chánh trị tìm cách giải thích làm thế nào các vấn đề môi trường được hình thành bởi các tiến trình xã hội, bao gồm: kinh tế chánh trị; liên hệ giới tính; nhà nước và các cơ quan của nó; mối quan hệ chánh trị quốc tế; và kiến trúc của kiến thức. Sinh thái chánh trị hứa hẹn: chi phí và lợi ích của thay đổi môi trường phần lớn được phân phối bằng nhau giữa các diễn viên; điều nầy tăng cường (hay làm giảm) bất công kinh tế và xã hội hiện thời; và những thay đổi nầy có những hệ quả chánh trị làm thay đổi mối liên hệ giữa các diễn viên (Robbins 2012). Lo ngại của sinh thái chánh trị với mối liên hệ giữa các vấn đề môi trường và các tiến trình xã hội thì xác đáng với kinh nghiệm của người dân và tính dễ tổn thương đối với lũ lụt ‘tàn phá’ và ‘sinh lợi’.
Phạm vi trong đó lũ lụt có thể gọi là một sự kiện ‘tự nhiên’ là một chủ đề để tranh luận sôi nổi, nhất là khi lũ lụt được cho là ‘tàn phá’. Thật vậy, bản chất của thiên nhiên tự nó đã phức tạp và cuối cùng là một câu hỏi triết lý (Demeritt 2002). Như Braun (2006) quan sát “Bản chất, như hiện nay thường được xác nhận, là xã hội quấn quit, như thể nó không thể phục tùng theo hành động của con người.” Lũ lụt, từ cái nhìn của sinh thái chánh trị, có thể được xem như một sưu tập xã hội-thiên nhiên được xây dựng bởi tác động qua lại lập tức của sinh thái, sức mạnh kinh tế và chánh trị, tổ chức xã hội, và việc sử dụng kỹ thuật “mà địa dư phức tạp hình thành những mạng lưới lộn xộn của chiều dài, cường độ và thời gian khác nhau” (Braun 2006). Khái niệm sưu tập nắm lấy đặc tính lập tức và sự phức tạp không thuyên giảm của tác động con người-không phải con người, định hình bởi vị trí, phạm vi, và “thực chất sống động của thiên nhiên” (Goodman 2001); Castree 1995). Về thực chất, trong ý nghĩa nầy, bắt nguồn từ bản chất vật chất của xã hội và đời sống chánh trị, có nghĩa là làm thế nào để các vật thể không phải con người có ảnh hưởng quan trọng đến thế giới, “bên ngoài – nếu không hoàn toàn ở bên ngoài của – chánh trị và xã hội con người” (Robbins 2012).
Lục địa ĐNA đã dấn thân vào một tiến trình hội nhập kinh tế khu vực sâu rộng và mở rộng thị trường tư bản (Glassman 2010). Kết quả là, ‘các sưu tập xã hội-thiên nhiên’ của khu vực càng ngày càng được hình thành bởi các mối liên hệ kinh tế-xã hội tư bản, thí dụ qua việc xây cất các đập thủy điện, tiến trình của việc biến đổi đất canh tác bao gồm trồng rừng và hợp đồng canh tác, và tiến trình đô thị hóa, đang (tái) hình thành các tiến trình sinh lý và sinh thái (tái) sản xuất tài nguyên thiên nhiên (McCarthy and Prudham 2004; Bakker 1999; Sneddon 2007). Những bản chất thay đổi tư bản nầy tác động lập tức với xã hội trong một mối quan hệ tư bản-thiên nhiên-xã hội.
Nói một cách đơn giản, nếu cần phải tách rời con người ra khỏi thiên nhiên (có thể nói là hữu ích cho dù chúng ta công nhận rằng con người là một phần của thiên nhiên, vì con người có ảnh hưởng lớn lao đến phần thiên nhiên còn lại), thì, trong trường hợp của lưu vực Mekong, có một sự ràng buộc lẫn nhau và lập tức giữa đời sống ở nông thôn và đô thị, hình thức xã hội, hệ thống kinh tế tư bản và quỹ đạo phát triển của nó, thời tiết mưa mùa, và các hình thức vật lý, sinh học và sinh thái của thiên nhiên.
Hệ sinh thái sông Mekong và nhịp lũ
Sông Mekong là một trong 4 con sông quốc tế chánh của ĐNA2. Nó trải dài 4.900 km về phía nam từ nguồn trên cao nguyên Tây Tạng, qua tỉnh Yunnan (Vân Nam) của Trung Hoa, Myanmar, Lào PDR, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam, trước khi đổ ra Biển Đông. Sông thường được gọi là ‘con sông của sự sống’ vì tính đa dạng sinh học phong phú của nó, thủy sản tự nhiên thừa thãi và nông nghiệp đồng lụt trù phú là trọng tâm của cuộc sống của hàng triệu người (Santasombat 2011).
Trong mùa mưa, khi mưa nhiều nhất, sông dâng cao, trong khi xuống thấp trong mùa khô; trung bình, 80% tổng số lưu lượng của sông Mekong xảy ra từ tháng 6 đến tháng 11. Mức lưu lượng nầy đã cho sông Mekong có đặc tính của hệ sinh thái “nhịp lũ”, và nó đã hình thành nơi cư trú và khung cảnh đa dạng của lưu vực sông, cũng như đời sống của người dân sống trong lưu vực. Lưu lượng trung bình hàng năm của sông là 475 km3 (MRC 2011a). Tỉ lệ lưu lượng đóng góp của mỗi quốc gia cũng thay đổi theo mùa; thí dụ, phần lưu vực ở Trung Hoa chỉ đóng góp 16% tổng số lưu lượng trung bình hàng năm, trong khi chiếm 40% lưu lượng trong mùa khô và 15% lưu lượng trong mùa mưa3 (MRC 2005). Lũ lụt (và hạn hán), cả theo mùa và cực đoan, xảy ra trên khắp lưu vực Mekong. Lũ lụt hàng năm rất cá biệt trên khắp lưu vực, tùy theo lượng mưa, thời tiết và các yếu tố khác trong năm. Tuy nhiên, nó đều đặn ở hạ lưu sông, với lũ lụt ở Cambodia và đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam kéo dài nhất, thường từ 2 đến 3 tháng mỗi năm (MRC 2010).
Lưu vực sông Mekong có nơi cư trú đa dạng và đa dạng sinh học và hệ sinh thái trên cạn và ở dưới nước phong phú được nối kết với hệ thống nhịp lũ. Đất ngập nước của dòng chánh Mekong và các phụ lưu, ở nơi nước và đất tiếp giáp, vô cùng đa dạng và là những hệ sinh thái rất phong phú, gồm có sông và suối, hồ và ao, biền nước ngọt và nước mặn, rừng ngập nước, rừng đước và bãi bùn. Đất ngập nước chiếm từ 6 đến 12 triệu hectares của hạ lưu vực Mekong, mặc dù đang mất dần cho nông nghiệp đồng lụt và bành trướng đô thị và phát triển hạ tầng cơ sở (MRC 2010). Theo Quỹ Đời sống Hoang Dã (World Wildlife Fund (WWF)), 16 trong số “200 khu sinh thái toàn cầu” của thế giới, là khung cảnh có tầm quan trọng sinh thái quốc tế, được tìm thấy ở lục địa ĐNA (WWF 2008). Có khoảng 20.000 cây cối, 430 loài có vú, 1.200 loài chim, và 800 loài bò sát và lưỡng cư, với trên 1.000 chủng loại mới được khám phá từ năm 1997 đến 2007 (WWF 2008). Sông Mekong hỗ trợ cho nền thủy sản nội địa lớn nhất trên thế giới, và tính đa dạng sinh học của nó, được ước tính có ít nhất 1.500 loại, đứng hàng thứ 2nd sau sông Amazon (Coates 2006), và khoảng 70% cá thương mại của Mekong là loại di ngư đường dài (Dugan 2008). Mặc dù cá di chuyển quanh năm, sự di chuyển quan trọng được châm ngòi khi nhịp lũ đến (các thúc đẩy khác gồm có độ đục của nước và tuần trăng). Rồi thì, từ tháng 11 đến tháng 1, mực nước xuống thấp trong mùa khô châm ngòi cho nhiều loại cá Mekong di chuyển về phía thượng lưu đến các hố nước sâu và các nơi cư trú khác để sinh sản.
Trong tiến trình hệ sinh thái nhịp lũ, sự trao đổi giữa nước, chất dinh dưỡng, phù sa và sinh vật xảy ra giữa môi trường trên cạn và dưới nước trong đất ngập nước (cây cối từ đất đến nước và từ nước đến đất) theo một chu kỳ lũ lụt-hạn hán hàng năm được vận hành bởi thủy học của sông làm ngập các đồng lụt theo mùa (Lamberts 2008). Trong ý nghĩa nầy, lũ lụt vượt quá khối lượng nước, và nước, hệ sinh thái và lưu vực trên cạn tạo thành một hệ thống kết hợp cao (Sneddon and Fox 2006). Ngoài ra, dạng của thủy đồ nhịp lũ vô cùng quan trọng. Năng suất hệ sinh thái được nối liền với lưu lượng của sông và chu kỳ hàng năm của nhịp lũ, cả tối thiểu và tối đa, cùng với các đặc tính khác của nhịp lũ chằng hạn như thời điểm, thời hạn, độ cao, phạm vi, sự liên tục, và số đỉnh, cũng như phẩm chất nước, thí dụ, phù sa và nồng độ chất dinh dưỡng (Lamberts 2008).
Sống chung với lũ lụt: cuộc sống và sông Mekong
Sông Mekong là một nguồn xuyên biên giới quan trọng cho an ninh lương thực, cuộc sống và kinh tế địa phương của các cộng đồng ven sông và trong đồng lụt, cũng như kinh tế quốc gia trong khu vực (Santasombat 2011). Sông cũng là cảm hứng cho thần thoại rất hay và là trọng tâm của văn hóa đa dạng, qua các lễ hội, đua thuyền và ẩm thực khu vực. Sáu mươi triệu người4 và 10 nhóm dân bản xứ sống trong hạ lưu vực Mekong, và 85% sân số của lưu vực vẫn sống trong vùng nông thôn (MRC 2010). Trong số nầy, có khoảng 29,6 triệu người sống và làm việc trong vòng 15 km từ sông Mekong, và 2,1 triệu người trong các cộng đồng ven sông sống cách sông dưới 5 km (ICEM 2010b). Đất ngập nước, thủy sản tự nhiên và các nguồn lợi nước khác đóng góp đáng kể cho cuộc sống và nối kết với dân số lớn hơn trong khu vực qua thị trường trao đổi ở địa phương đến mậu dịch khu vực xuyên biến giới và xa hơn (Peterson and Middleton 2010; MRC 2010). Sử dụng kiến thức về hệ sinh thái và môi trường ở địa phương, cuộc sống của những người thích ứng với dòng chảy lên xuống cho thấy “mối liên hệ đã tiến triển giữa con người, chủng loại và tiến trình sinh thái được tạo nên và duy trì bởi lũ lụt hàng năm của sông” (Fox and Sneddon 2005).
Có đến 2,6 triệu tấn cá tự nhiên và các nguồn lợi ở dưới nước khác được thu hoạch mỗi năm, trị giá ban đầu ít nhất 2 tỉ USD (Dugan 2008). Nếu cứu xét đến kỹ nghệ phụ thuộc, chẳng hạn như chế biến cá và buôn bán, tổng giá trị kinh tế của thủy sản Mekong từ 5,6 đến 9,4 tỉ USD mỗi năm (Dugan 2008). Ước tính tỉ lệ của tổng số cá đánh được là 23-51% ở Cambodia, 27-35% ở Thái Lan, 18-34% ở Việt Nam và 4-8% ở Cambodia (ICEM 2010a). Khoảng 40 triệu người sống trong hạ lưu Mekong đánh cá bán thời gian hay theo mùa (MRC 2010). Thu nhập từ thủy sản tự nhiên và buôn bán cá đóng góp đáng kể vào Tổng Sản lượng Nội địa (GDP) của mỗi quốc gia Mekong; 8% GDP của Lào và 16% GDP của Cambodia có thể đến từ thủy sản (Baran et al. 2007). Mức tiêu thụ cá ở lục địa ĐNA vượt quá hầu hết các nơi khác trên thế giới. Mỗi năm, một người trung bình ở hạ lưu Mekong ăn 56,6 kg sản phẩm cá tươi (Baran et al. 2007).
Nước từ sông Mekong và nhịp lũ của nó cũng là tâm điểm của sự tồn tại của khu vực và nông nghiệp thương mại. Thật vậy, nông nghiệp là ngành tiêu thụ nước nhiều nhất và gần ½ người dân sống trong lưu vực Mekong tham gia vào việc canh tác (MRC 2010). Việc canh tác đa dạng được thực hiện ở vùng cao và đồng lụt, phản ánh điều kiện ở địa phương và đa dạng văn hóa. Các vườn ở ven sông trồng rau cải và hoa màu khác dùng trong gia đình nằm dọc theo dòng chánh Mekong và các phụ lưu, được chăm bón hàng năm bởi phù sa từ lũ lụt. Rộng lớn hơn, trong các đồng lụt, nhiều hình thức nông nghiệp được phát triển, nhất là sản xuất lúa gồm có lúa mùa mưa, lúa nổi, lúa cuối mùa lũ và lúa mùa khô, dùng nước sông, nước ngầm hay nước chứa trong các hồ chứa hay trong các kinh rạch và vùng trũng. Việc sản xuất lúa được tiếp theo với các hoa màu khác, chẳng hạn như rau cải, trái cây, cà phê, và thuốc lá, và sản xuất thương mại đại qui mô ngày càng tăng của các hoa màu thương mại như khoai mì, cao su và mía.
Trên 15 triệu hectares đất được dùng để sản xuất nông nghiệp trong lưu vực Mekong, trong số đó có 1,2 triệu hectares được dẫn tưới (MRC 2011b). Các kế hoạch nới rộng thủy nông rộng lớn của chánh phủ Thái Lan, Cambodia và Lào trong tương lai gần5, cùng với các “kế hoạch chuyển nước” đại qui mô, mặc dù nhiều vị trí tốt đã được phát triển, số nước bị giới hạn bởi dòng chảy thấp trong mùa khô (có thể gia tăng trong tương lai nếu các đập thủy điện được phát triển – xem dưới đây), và vẫn còn những thách thức về cai quản nước đáng kể để bảo đảm hạ tầng cơ sở và các tổ chức của nó đáp ứng nhu cầu của nông dân và công bằng và khả chấp (Hoanh et al. 2009).
Mặc dù mùa lũ hàng năm cũng mang sự sống, không phải tất cả lũ lụt trong lưu vực Mekong đều sinh lợi. Lũ lụt cực đoan tàn phá và thường hợp sức với bão tố, lên trên dòng chảy theo mùa (MRC 2010). Trong trường hợp của lưu vực Mekong, lũ lụt nghiêm trọng khác thường xảy ra ở nhiều nơi trong lưu vực trong năm 2000, 2001 và 2011, đặc biệt là ở Cambodia và Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam (ĐBSCL). Trong các trận lũ lụt nầy, thường được biểu thị bởi sự tấn công sớm, mực nước cao, hay rút chậm, hàng trăm người chết, hàng trăm ngàn hectares lúa bị hủy hoại, và hàng triệu người bị ảnh hưởng. Thí dụ, ở ĐBSCL, trận lũ lụt năm 2000, là trận lũ lụt tàn phá khác thường, với 453 người chết, 2 triệu hectares lúa bị thiệt hại, và 10 triệu người bị ảnh hưởng (MRC 2010).
Hạn hán nghiêm trọng cũng tàn phá, không có sinh lợi như lũ lụt cực đoan nhưng cũng không gây thiệt hại cho hạ tầng cơ sở. Khả năng có hạn hán được Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (International Rice Research Institute (IRRI)) ước tính là 2 trong 5 năm ở Lào PDR và Thái Lan, và 1 trong 4 năm ở Cambodia và Việt Nam, nhưng mức nghiêm trọng của hạn hán còn tùy thuộc vào điều kiện địa phương, và thời điểm và cường độ mưa (IRRI 2007). Tuy nhiên, đàm luận về ‘hạn hán’, giống như lũ lụt thường được dùng để biện minh cho việc quản lý nước từ trên xuống không thích hợp và phát triển hạ tầng cơ sở (Molle 2005). Trong lưu vực Mekong, hạn hán tồi tệ nhất của khu vực trong 50 năm xảy ra trong năm 2010, với hậu quả tàn phá cho nông nghiệp của khu vực, cũng như nước mặn xâm nhập sâu hơn vào ĐBSCL (MRC 2010).
Nói chung, tuy nhiên, mặc dù không thể tránh hạn hán và lũ lụt tàn phá, MRC nói rằng “Lợi ích môi trường, xã hội và kinh tế của lũ lụt ở hạ lưu Mekong thì không thể sánh với bất cứ lưu vực sông nào trên thế giới” (MRC 2010).
Hồ Tonle Sap, nằm ở trung tâm của Cambodia và được nối với sông Mekong ở Phnom Penh qua sông Tonle Sap dài 120 km, thường được mô tả như ‘nhịp tim của Cambodia’ vì hồ nới rộng và thu nhỏ theo mùa với sự lên xuống của sông Mekong. Cuộc sống của các cộng đồng ở chung quanh hồ cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa con người và lũ lụt thường, nhưng không luôn luôn, có lợi, và tác động qua lại lập tức của thiên nhiên-xã hội được nhận thấy trên khắp lưu vực sông Mekong.
Lúc mùa mưa bắt đầu tấn công, trong tháng 5 hay tháng 6, sông Mekong dâng lên, nước chảy vào hồ và diện tích hồ nới rộng trên 15.000 km2, làm ngập rừng, buội rậm và đồng lụt chung quanh (Keskinen 2006). Trước hết, trứng cá, cá con và cá theo dòng chảy từ sông Mekong vào hồ và các đồng lụt. Tiếp theo là sự di chuyển khổng lồ của cá từ nơi cư trú trong mùa khô trong các hố sâu của sông Mekong và các phụ lưu, có thể ở Cambodia, thí dụ như tỉnh Kratie, hay xa hơn từ Lào, Thái Lan và Việt Nam (MRC 2002). Đồng lụt của hồ Tonle Sap cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào cho cá, cũng như nơi cư trú trong rừng ngập nước và buội rậm, và là nơi lý tưởng để đẻ trứng và lớn. Phù sa giàu chất dinh dưỡng cũng bồi đấp đất canh tác ngập nước và đất rừng ở chung quanh hồ. Khi mùa mưa chấm dứt và mực nước sông Mekong bắt đầu rút xuống, thường vào tháng 11, dòng chảy từ hồ trở lại sông Mekong, và diện tích hồ cuối cùng giảm xuống khoảng 2.500 km2 trước khi bắt đầu mùa lũ lụt tới. Khi nước rút xuống ‘cá trắng’ di chuyển về nơi cư trú trong mùa khô trong các hố sâu, trong khi ‘cá đen’ vẫn ở lại trong hồ và các ao nước kế cận. Năng suất của thủy sản trong một năm tỉ lệ với phạm vi của lũ lụt, cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa lũ lụt, thủy sản và cuộc sống (Halls et al. 2008).
Hồ Tonle Sap là một trong những nền thủy sản nội địa phong phú nhất và được khai thác nhiều nhất trên thế giới, và quan trọng cho an ninh lương thực và thu nhập cũng như văn hóa của Cambodia (Hortle at al. 2004). Trên 1,1 triệu người sống trong đồng lụt của hồ Tonle Sap, sống hàng ngày bằng cách đánh cá và canh tác, trong khi 4,4 triệu người sống trong lưu vực Tonle Sap chiếm 44% đất đai của Cambodia. Sản lượng thủy sản nội địa hàng năm của Cambodia được ước tính ít nhất là 400.000 tấn, trên ½ từ lưu vực Tonle Sap, trị giá ít nhất 150-200 triệu USD ở tại bến với trị giá bán lẽ ít nhất 300 triệu USD (Hortle et al. 2004). Các cộng đồng sống trong hay gần vùng ngập lụt của hồ Tonle Sap dựa vào canh tác và đánh cá để sinh sống (Keskinen 2006). Một số cộng đồng sống trên các làng nổi, một số khác trên các nhà sàn bị ngập lụt trong năm, và một số khác là các cộng đồng canh tác-đánh cá không bị ngập lụt trong năm (Mak 2011). Điều kiện kinh tế-xã hội của cộng đồng rất đa dạng, với nghèo khó phổ biến, bất bình đẳng chánh trị và kinh tế, bất công và không thích đáng về quyền tiếp cận với tài nguyên thiên nhiên và đất đai, áp lực và suy thoái hệ sinh thái, và không luôn luôn hài hòa đa dạng thiểu số (Keskinen 2006).
Cạnh tranh về tài nguyên ở chung quanh hồ rất mãnh liệt, nhất là, cho đến gần đây, giữa các vùng đánh cá của cộng đồng và các lô đánh cá thương mại. Quyền hạn và việc tiếp cận của cộng đồng với thủy sản và tài nguyên đất đai được hình thành bởi các yếu tố kinh tế-chánh trị và mối liên hệ sức mạnh (Ribot and Peluso 2003). Mặc dù thảo luận về việc tiếp cận của cộng đồng với tài nguyên thủy sản ở chung quanh hồ Tonle Sap năm ngoài phạm vi của bài nầy6, cũng nên lưu ý rằng bắt đầu từ thập niên 1990s và nhanh chóng hơn trong thập niên 2000s, thành phần cá tự nhiên đánh được từ hồ Tonle Sap đã thay đổi với các loại cá lớn và có giá trị cao biến mất và “số cá đánh được với cùng công sức giảm xuống” và khác nhau từ năm nầy qua năm khác. Những thay đổi nầy thường được cho là do dân số gia tăng, sử dụng rộng rãi dụng cụ đánh cá trái phép và hiện đại, mất rừng ngập nước cho nông nghiệp, và việc thi hành luật pháp yếu kém và tham nhũng (ADB 2004). Đổi mới thủy sản trong năm 2001 chuyển giao 56% lô đánh cá thương mại cho “thủy sản cộng đồng” – với một số thành công (Un 2011). Gần đây hơn, trong năm 2011, Thủ tướng Hun Sen của Cambodia đã dẹp đánh cá trái phép và bãi bỏ hoàn toàn lô đánh cá thương mại, mà ngư dân không được vào cho đến khi được loan báo. Chung quanh hồ, nông nghiệp đã chuyển từ sự tồn tại của mùa lúa trong năm dùng hạt giống truyền thống, trâu bò, và phân bón tự nhiên sang nông nghiệp cơ giới hóa mạnh mẽ, bao gồm nông nghiệp dẫn tưới trong mùa khô với các hóa chất, các loại lúa giống cao sản làm suy thoái mầu mỡ của đất và có những hậu quả môi trường khác gồm có phẩm chất nước, số cá, sạt lở đất và làm suy thoái nguồn nước ở địa phương trong mùa khô. Việc phá rừng ngập lụt thiếu kiểm soát cho nông nghiệp trong các đồng lụt cũng bị chống đối mạnh mẽ và thường đưa đến việc chiếm đất; mặc dù sản xuất lúa gia tăng, nới rộng nông nghiệp vào các đồng lụt cũng làm giảm nơi cư trú của cá và do đó ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng của thủy sản tự nhiên.
Trong thí dụ của hồ Tonle Sap, do đó, lũ lụt thường sinh lợi cho thủy sản tự nhiên và nông nghiệp chung quanh hồ. Tuy nhiên, lũ lụt ở hồ Tonle Sap thường tàn phá. Thí dụ, năm 2011, lũ lụt đến sớm, rộng hơn, và kéo dài lâu hơn bình thường gây thiệt hại lớn lao cho lúa, và mực nước lụt cao hơn bình thường đã hủy hoại tài sản và hạ tầng cơ sở. Cùng lúc, lũ lụt rộng lớn – cùng với việc hủy bỏ tất cả lô đánh cá thương mại – khiến cho dân làng cho tác giả biết trong cuộc phỏng vấn ở tỉnh Battambang hồi tháng 10 rằng họ thấy số cá lớn và sự trở lại của một số loại cá mà họ không thấy trong nhiều năm.
Thủy sản và sản xuất nông nghiệp phong phú của Cambodia tùy thuộc vào lũ lụt hàng năm của đồng lụt ở chung quanh hồ Tonle Sap (Hortle et al. 2004). Và, vì thế, cuộc sống của các cộng đồng dựa vào tài nguyên thiên nhiên của hồ cũng nối liền với lũ lụt của hồ. Rộng hơn trên khắp lưu vực Mekong, hệ sinh thái đồng lụt hỗ trợ cuộc sống của hàng triệu người, thí dụ, trong lưu vực Songkram, Khong-Chi-Mun, dọc theo dòng chánh Mekong, và trong ĐBSCL (MRC 2010; Baran et al. 2007: Santasombat 2011). Với tính sẵn có, số lượng, và tính tái sản xuất của sông và hệ sinh thái của đồng lụt phối hợp với tính năng động thủy học của lưu vực sông Mekong, chúng cũng chịu ảnh hưởng của các kế hoạch phát triển hạ tầng cơ sở nước đại qui mô, chẳng hạn như các đập thủy điện trên khắp lưu vực (Hortle et al. 2004; MRC 2011a).
Lũ lụt, hạ tầng cơ sở và ‘phát triển’
Mối liên hệ giữa việc thay đổi chế độ lũ lụt, sử dụng đất và thời tiết của lưu vực Mekong, cho đến nay, rất phức tạp và chưa được các nhà khoa học hoàn toàn đồng ý (Kummu et al. 2009). Thay đổi việc sử dụng đất đáng kể từ thập niên 1960s, bao gồm phá rừng, trồng rừng và đồn điền thương mại, bành trướng nông nghiệp, đô thị hóa, xây đường sá, và xây cất đập thủy điện và thủy nông, chỉ nêu lên một số.7 Sức chứa của hồ chứa hiện nay chưa đầy 5% lưu lượng trung bình hàng năm, không tái phân phối đáng kể số nước giữa mùa mưa và khô, và số nước dùng cho nông nghiệp, kỹ nghệ và các tiêu thụ khác trong hạ lưu vực Mekong vào khoảng 60 tỉ m3, hay 12% lưu lượng trung bình hàng năm của Mekong (MRC 2011b).
MRC (2010) kết luận rằng thay đổi cách sử dụng đất không thay đổi đáng kể đặc tính toàn lưu vực của nhịp lũ cho đến nay, mặc dù các thay đổi có thể nhận thấy ở địa phương. Để trích dẫn một số thí dụ quen thuộc liên quan đến thay đổi ở địa phương do các đập thủy điện, kể từ 3 đập thủy điện đầu tiên ở thượng lưu Trung Hoa8 trong đầu thập niên 1990s (cùng với việc phá nổ ghềnh thác nhanh chóng) trên thượng lưu sông Mekong (Lancang) đã có ảnh hưởng tiêu cực đến thủy học ở địa phương, hệ sinh thái và cuộc sống của cộng đồng trên khúc sông Mekong ở bắc Thái Lan và Lào (Middleton 2011b; Lu et al. 2008). Tương tự, đập Pak Mun ở đông bắc Thái Lan (Amornsachai et al. 2000) và đập Thuen-Hinboun ở Lào (FIVAS 2007) là những thí dụ của những đập lớn có ảnh hưởng đến thủy học của sông, hệ sinh thái và cuộc sống của hàng chục ngàn người dân ở chung quanh. Tính nghiêm trọng của ảnh hưởng của từng đập thủy điện và thủy nông đối với môi trường và người dân ở địa phương tùy thuộc một phần vào tiến trình phát triển, kiểu điều hành, và các chương trình giảm thiểu ảnh hưởng môi trường và cuộc sống của dự án, mặc dù một số ảnh hưởng không thể giảm thiểu (WCD 2000). Tuy nhiên, thành tích của việc giảm thiểu ảnh hưởng môi trường và cuộc sống trong khu vực Mekong rất yếu kém, và cam kết để chia sẻ phúc lợi hầu như không có (Middleton et al. 2009; Hirsch 2010; Sneddon and Fox 2008).
Sông Mekong hiện nay hầu hết chảy tự do, mặc dù có tiềm năng đáng kể để cung cấp nước cho thủy nông và để sản xuất một số lớn thủy điện. Theo đuổi những lựa chọn nầy, tuy nhiên, không thể tránh đánh đổi với việc sử dụng sông hiện nay (Kirby et al. 2010). Nó không nằm trong phạm vi của bài nầy để mô tả đầy đủ tất cả những thay đổi đang xảy ra hay được dự trù trong tương lai trong lưu vực Mekong sẽ ảnh hưởng đến chế độ lũ lụt của sông Mekong. MRC gần đây đã soạn một “Kế hoạch Phát triển Lưu vực (BDP)” (MRC 2011a) và “Chiến lược Phát triển Lưu vực (BDS)” (MRC 2011b)9 rút ra từ các kế hoạch thủy lợi của các chánh phủ dùng để cung cấp nước, thủy nông, thủy điện và ngừa lụt. BDP xác định một số tình huống phân bố nước giữa việc sử dụng sông tiềm tàng trong 50 năm sắp tới.10 Bảng 1 tóm tắt 3 tình huống: 1) Tương lai Chắc chắn (Definite Future Situation (DFS)), phản ánh ảnh hưởng cộng dồn của việc phát triển xảy ra cho đến năm 2015 (đó là các dự án được xây từ năm 2000, đang xây, hay đã được cam kết chắc chắn, gồm có các đập trên sông Lancang (thượng lưu Mekong) ở Trung Hoa và 26 phát triển hồ chứa đáng kể trên phụ lưu ở Hạ Luu vực Mekong (LMB); 2) Tương lai Trước mắt (Foreseeable Future Situation (FFS) đến năm 2030, gồm có việc bành trướng thủy nông (1,6 triệu hectares), nhu cầu cấp thủy, và thêm 30 đập trên phụ lưu; và 3) FFS với 11 đập trên dòng chánh ở hạ lưu sông Mekong. Hình 1 cho thấy biểu đồ trung bình hàng năm ở 5 vị trí dọc theo sông Mekong cho mỗi tình huống do các mô hình điện toán của MRC tiên đoán.
Bảng 1: Các ‘tình huống phát triển’ Mekong và ảnh hưởng đối với chế độ lũ lụt
Tương lai Chắc chắn (DFS) |
Các đập có sức chứa lớn trên sông Lancang (thượng lưu Mekong) và các đập hiện nay và được cam kết trên phụ lưu sẽ thay đổi đáng kể dòng chảy của dòng chánh dọc theo chiều dài sông bằng cách giảm lưu lượng trong mùa mưa và tăng lưu lượng trong mùa khô. Thay đổi từ Tình huống Căn bản được nhận thấy nhiều nhất ở thượng lưu của Vientiane.
Việc tái phân phối lưu lượng theo mùa được dự đoán sẽ cung cấp đủ số nước trong mùa khô để đáp ứng cho mọi nhu cầu tiêu thụ nước của các quốc gia LMB. Lợi ích kinh tế của DFS là từ việc phát triển thủy điện, giảm thiệt hại lũ lụt, mước mặn xâm nhập ít hơn, và gia tăng thủy sản ở hồ chứa. Thành phần thủy sản và thủy điện sẽ tạo nên 370.000 công việc.
Ảnh hưởng đáng kể của việc thay đổi dòng chảy gồm có: giảm đất ngập nước; giảm dòng chảy ngược vào Tonle Sap; và giảm phù sa gây ra ăn mòn và sạt lở bờ và ảnh hưởng việc hình thành của ĐBSCL. Phù sa giảm sẽ làm giảm đất ngập nước và năng suất nông nghiệp. Lượng phù sa và chất dinh dưỡng đến ven biển giảm có thể ảnh hưởng sản xuất thủy sản nước mặn. Thủy sản tự nhiên sẽ giảm 7%, 2 điểm nóng môi trường sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, và cuộc sống của gần 1 triệu người sẽ lâm nguy.
|
Tương lai Trước mắt (FFS) |
Phát triển thủy lợi được hoạch định qua FFS cộng thêm những thay đổi nhỏ trong chế độ dòng chảy được nhận thấy trong DFS. Gia tăng xả nước trong mùa khô sẽ nhiều hơn sự gia tăng lớn của thủy nông và các nhu cầu tiêu thụ nước khác. Thí dụ, lưu lượng trong mùa khô ở Kratie trung bình sẽ cao hơn Tình huống Căn bản 28%, nhưng chỉ cao hơn DFS có 6%. Lưu lượng trong mùa khô ở Tân Châu trong tháng 3 sẽ cao hơn Tình huống Căn bản 33% và cao hơn DFS 9%.
Các cơ hội kinh tế trong FSS sẽ có Giá trị Hiện tại Ròng (Net Present Value (NPV)) cao hơn DFS 8 tỉ USD. Có thêm 650.000 công việc được tạo ra trong các quốc gia LMB, phần lớn từ thủy điện, thủy nông, và thủy sản. Bành trướng thủy nông cũng tạo cơ hội cho lợi tức đáng kể từ thủy sản trong đồng lúa.
Ảnh hưởng gia tăng phần lớn đến từ 30 đập xây thêm ở Lào PDR và Cambodia, làm giảm dòng chảy mùa lũ, cùng với ảnh hưởng trực tiếp của việc xây cất và ngăn chận. Chúng cũng làm tăng lượng phù sa bị giữ lại, làm dâng cao tính bất định liên quan đến năng suất của đất ngập nước và tính ổn định của tiến trình hình thành ĐBSCL. Ảnh hưởng gồm có giảm thêm 7% thủy sản của DFS đến 10% trong FFS nầy, các điểm nóng môi trường bị ảnh hưởng cao tăng từ 2 đến 5, và gia tăng từ 1 triệu đến 1,4 triệu người có cuộc sống lâm nguy.
|
Tương lai Trước mắt (FFS) + 11 đập trên dòng chánh ở LMB |
Có tiềm năng lợi ích kinh tế rất cao nhưng cũng có ảnh hưởng xã hội và kinh tế rất cao. Thay đổi dòng chảy xuyên biên giới theo mùa trong FFS sẽ không đáng kể, mặc dù có những thay đổi dòng chảy ở địa phương liên quan đến việc điều hành thủy điện.
Thu nhập lợi tức đáng kể. 11 đập trên dòng chánh được đề nghị sẽ tạo thêm 15 tỉ USD NPV. Khoảng 400.000 việc làm mới sẽ được tạo ra trong các giai đoạn xây cất và điều hành các đập trên dòng chánh. 11 đập trên dòng chánh ở LMB có tiềm năng giảm lượng phóng thích khí nhà kiếng của thành phần điện trong khu vực.
Ảnh hưởng của 11 đập thủy điện cũng rất nặng nề: 60% lòng sông có giá trị sinh thái giữa Kratie và Houei Xai sẽ mất vì một loạt hồ nước nối với nhau, gồm có nơi cư trú quan trọng (thí dụ các hố sâu, ghềnh thác và cồn cát) do việc mất đa dạng sinh học; 9 điểm nóng môi trường chịu ảnh hưởng cao, hầu hết ở Cambodia (Tonle Sap, lưu vực 3S và dòng chánh); 2 trong số 4 chủng loại hàng đầu có nguy cơ tuyệt chủng cao (cá tra dầu và các heo Irrawaddy); và ngăn chận gần như hoàn toàn việc di chuyển của cá dọc theo hầu hết dòng chánh (ngoại trừ các kiến trúc để cá đi qua mới, chưa được thử nghiệm và do đó rủi ro, được phát triển). Chướng ngại nầy sẽ làm giảm thủy sản tự nhiên của lưu vực 25% so với Tình huống Căn bản. Cuộc sống của khoảng 4.360.000 người sẽ lâm nguy. Các đập trên dòng chánh cũng ảnh hưởng đến việc vận chuyển phù sa và chất dinh dưỡng.
|
* Từ (MRC 2011a); ** Một số tình huống khác được trình bày trong phúc trình, gồm có các chi tiết của “tình huống căn bản”, một số tình huống tương lai trước mắt (xem bảng 3 trang 15), và “tình huống tương lai lâu dài” (2 “mức’ có thể phát triển cho đến 2060); *** Tình huống FFS và LFS được đánh giá với và không có ảnh hưởng của thay đổi khí hậu.
Từ Hình 1 và Bảng 1, có thể tóm tắt rằng các kế hoạch đề nghị cho các đập thủy điện, các dự án thủy nông và các dự án phát triển khác sẽ thay đổi tận gốc chế độ lũ lụt của sông Mekong với những hậu quã kinh tế, xã hội, môi trường và văn hóa đáng kể. Đặc biệt liên quan đến chế độ lũ lụt của sông Mekong, một số lớn đập thủy điện đang hoạt động, đang được xây hay được dự trù trên khắp lưu vực sẽ thay đổi nhịp lũ vì các đập thủy điện với các hồ chứa nước trữ nước trong mùa mưa và xả nước trong mùa khô để sản xuất điện. Do đó, việc điều hành các đập nầy sẽ trì hoãn điểm bắt đầu của nhịp lũ vì lượng mưa đầu tiên được dùng để làm đấy hồ chứa và gia tăng dòng chảy trong mùa khô khi xả nước được trữ lại. Cùng lúc, các kế hoạch để gia tăng bơm nước thủy nông trong mùa khô, lợi dụng mực nước gia tăng trong mùa khô do các đập thủy điện tạo ra, sẽ một lần nữa làm giảm dòng chảy trong mùa khô với kết quả làm giảm ròng lưu lượng tổng cộng hàng năm của sông Mekong.11 Tình huống ‘Tuong lai Chắc chắn’ cho thấy các đập đã xây cất và đang được xây cất trên sông Lancang (Mekong) ở Trung Hoa và trên phụ lưu ở LMB sẽ thay đổi đáng kể chế độ lũ lụt của sông Mekong vào năm 2015, ảnh hưởng cuộc sống của gần 1 triệu người.
Như được thảo luận trong những phần trước của bài viết, chế độ lũ lụt của sông Mekong tác động qua lại một cách phức tạp với đồng lụt và sinh thái sông. Thay đổi của chế độ lũ lụt do các dự án hạ tầng cơ sở đại qui mô sẽ có những hậu quả tiêu cực lớn lao cho việc tái(sản xuất) tài nguyên thiên nhiên và do đó cuộc sống của các cộng đồng dựa và chúng, ngay cả khi những thay đổi nầy kích thích tăng trưởng kinh tế cho những người khác được hưởng lợi từ thủy điện và nông nghiệp được dẫn tưới. Tác động của các quyết định chánh trị trên quỹ đạo phát triển – hình thành bởi mối liên hệ kinh tế-xã hội tư bản – và thay đổi sinh thái rồi đến xã hội cho thấy sự kết hợp thiên nhiên-xã hội lập tức của lưu vực sông Mekong.
Hiểu biết về các hậu quả toàn lưu vực của thủy điện qui mô và phát triển thủy nông trong lưu vực Mekong còn ở giai đoạn ban đầu, mặc dù càng ngày càng được nghiên cứu học thuật độc lập (Costana et al. 2011; Ziv et al. 2012; Kirby et al. 2010). Mặc dù mỗi dự án cần được đánh giá ảnh hưởng xã hội và môi trường và làm thế nào để giảm nhẹ bằng luật lệ (với phẩm chất và mức thi hành khác nhau), đánh giá ảnh hưởng cộng dồn và ảnh hưởng xuyên biên giới cần thiết để hiểu những hậu quả sâu rộng hơn không được đòi hỏi hiện nay.
Đánh giá Môi trường Chiến lược (Strategic Environmental Assessment (SEA)) xuyên biên giới sáng tạo cho tất cả 11 đập trên dòng chánh Mekong, được thực hiện từ tháng 5 năm 2009 đến tháng 10 năm 2010, cuối cùng không được tất cả thành viên của MRC chuẩn thuận vì kết quả của nó, và do đó vẫn là một phúc trình tham vấn thay vì một ấn bản chánh thức của MRC (Thabchumpon and Middleton 2012; ICEM 2010b). Khi một NGO quan sát đến đập Xayaburi được đề nghị trên dòng chánh sông Mekong, rõ ràng có ý muốn của một số chánh phủ để “tránh né khoa học” nếu cần, trong trường hợp nầy ám chỉ đến việc bảo vệ của chánh phủ Lào đối với việc đánh giá ảnh hưởng môi trường thiếu sót của dự án và chỉ cứu xét ảnh hưởng trong vòng 10 km ở hạ lưu của dự án, không nói đến các ảnh hưởng xuyên biên giới (International Rivers 2011).
Việc soạn thảo kế hoạch phát triển lưu vực của MRC chắc chắn là một bước đi đúng hướng để hiểu được các hệ quả toàn lưu vực của các kế hoạch phát triển được các chánh phủ hậu thuẫn. Đồng thời, nó đối mặt với một số thách thức và khiếm khuyết. Mô phỏng điện toán của thủy đồ và cách trình bày bằng đồ thị tạo ấn tượng của tính súc tích và chắc chắn mà trong thực tế kém chính xác hơn nhiều (Kistenen and Hirsh 2009). Cách trình bày đơn giản hóa thủy đồ trung bình hàng năm cũng không mô tả sự thay đổi hàng năm của nhịp lũ. Phúc trình BDP tự nó đã thừa nhận dữ kiện và kiến thức không đầy đủ, bao gồm các điều kiện kinh tế-xã hội, nhất là có tiềm năng ảnh hưởng cao, thủy sản và phản ứng của chúng đối với các điều kiện lưu vực thay đổi, phẩm chất nước, hệ sinh thái và nghiên cứu phù sa, và thay đổi khí hậu12, và các rủi ro liên quan đến việc lấy quyết định (MRC 2011a). Một nghiên cứu gần đây của Đại học Tiểu bang Portland và Mae Fah Luang đã phân tích tính nhạy cảm của phân tích lợi ích-chi phí của BDP bằng cách thay thế các giả thiết then chốt để phản ánh toàn thể sự bất định, các nhà nghiên cứu thấy rằng có thể có việc đảo ngược NPV được MRC tính toán từ +33 tỉ USD đến -274 tỉ USD đối với tình huống phát triển tối đa, cho thấy ảnh hưởng của giả thiết dữ kiện đối với kết quả cuối cùng của mô hình (Costana et al. 2011).
Ngoài ra, việc tạo nên kiến thức của sông Mekong tự nó là một tranh luận, đầy những giá trị và liên hệ sức mạnh (Kknen and Hirsh 2009). Có sự phân cực lâu đời giữa các hình thức của kiến thức địa phương, thí dụ, kiến thức được hình thành qua nghiên cứu “Thái Bann’, và kiến thức “chuyên môn” của nghiên cứu của MRC (Sangkhamanee 2007). MRC được nhiều nhóm xã hội dân sự và cộng đồng địa phương xem là một tổ chức phần lớn đại diện cho quyền lợi của các chánh phủ mà họ phải trả lời (Hirsch and Jensen 2006). BDP, mặc dù có một phần tham dự của xã hội dân sự, bị giới hạn trong phạm vi của tình huống phát triển được các chánh phủ chấp nhận và không nhất thiết phản ánh sự nhất trí chung giữa các diễn viên trong khu vực (Keskinen and Hirsch 2009). Thay vào đó, nó đại diện cho kinh tế chánh trị của khu vực hiện đang ban phát quyền lợi cho những người tìm cách phát triển các dự án thủy lợi khổng lồ (Hirsch 2010; Molle et al. 2009). Nhưng có thể hiểu được rằng nhiều dự án được các chánh phủ quốc gia kết hợp vào BDP sẽ bị trì hoãn hay xếp lại, vì sự chống đối của xã hội dân sự hay người dân ở địa phương hay vì sự bó buộc của ngân sách chánh phủ và (thiếu) quan tâm của thành phần tư nhân.
Thách thức căn bản sau cùng là, ngay với kiến thức và đánh giá kỹ thuật gia tăng để hỗ trợ việc lấy quyết định, cam kết để sử dụng kiến thức nầy khi nó không hỗ trợ cho quyền lợi của những người ủng hộ dự án có sức mạnh chánh trị trở nên không chắc chắn. Các đánh giá ảnh hưởng xã hội và môi trường thường được các nhà phát triển và chánh phủ xem như chướng ngại vật của phát triển, thay vì những bước cần thiết để bảo đảm rằng các dự án khả chấp, mặc dù có nhiều công cụ hiện nay (Keskinen 2008). Hirsch và Jensen (2006), trong đánh giá MRC của họ, nói rằng “luật lệ quốc tế về các thủy lộ, nguyên tắc phát triển khả chấp, luật nước quốc gia và các thỏa thuận cá biệt giữa các quốc gia trong lưu vực, tất cả sẽ góp phần, nhưng yếu tố quyết định sẽ là chánh trị.” Xác đáng với khu vực Mekong, với sự bành trướng được dự đoán của các dự án thủy điện ở trong nước và xuyên biên giới, tiến trình hoạch định thành phần điện và hoạch định lưu vực sông không theo sát nhau, với hoạch định thành phần điện ít khi bao gồm các chi phí xã hội và môi trường của ảnh hưởng phát triển thủy điện trên toàn lưu vực trong việc lấy quyết định. Thật vậy, hoạch định hạ tầng cơ sở nước toàn lưu vực phần lớn không được phối hợp và được chấp thuận trên căn bản từng dự án, do đó hạ tầng cơ sở không được thiết kế để phối hợp làm giảm nhẹ ảnh hưởng của hạn hán hay lũ lụt trong lưu vực – ngay nếu chúng có thể - nhưng thay vào đó phản ứng cá nhân với nhu cầu điện của các trung tâm đô thị. Các bộ trong khu vực chịu trách nhiệm về điện, với vai trò trung ương trong việc cung cấp điện cần thiết cho tăng trưởng kinh tế kỹ nghệ hóa, có sức mạnh chánh trị đáng kể hơn các bộ có trách nhiệm hoạch định thủy lợi và bảo vệ môi trường. Mặc dù “Quản trị Thủy lợi Kết hợp (Integrated Water Reources Management (IWRM)”, là căn bản của BDP của MRC, cam kết hoạch định phối hợp các thành phần sử dụng nước, có lý do để hoài nghi quốc tế và trong lưu vực Mekong đối với sự thành công trong các lưu vực sông quốc tế lớn, mặc dù với nỗ lực và tài nguyên đáng kể (Biswas 2004: Keskinen 2006; Molle 2008). Tiến trình lấy quyết định mới đây cho đập Xayaburi trên dòng chánh Mekong ở thượng Lào tóm lược những mâu thuẫn nầy (Thabchumpon and Middleton 2012; Matthews 2012).
Kết luận: Lũ lụt sinh lợi, tính dễ tổn thương, và công lý môi trường
Lục địa ĐNA có nhiều mức phát triển kinh tế và xã hội, với chiều hướng cải thiện về y tế, lợi tức và giáo dục – nhưng cùng lúc cho thấy việc phát triển không đồng đều và bất công lớn lao (UNDP 2011; Kaosa-ard and Dore 2003). Lũ lụt sinh lợi theo mùa rất quan trọng và mang lợi ích cho người dân và kinh tế của khu vực, mặc dù lũ lụt tai hại có thể và gây thiệt hại nặng nề và tạo nên hay làm tăng thêm nghèo khó. Có nhiều người nghèo khó nhất trong khu vực được lợi nhiều nhất từ lũ lụt sinh lợi, là một hình thức của tài nguyên chung trong khu vực, và họ sẽ cảm nhận trực tiếp nhất – hay bị tổn thương nhiều nhất – vì mất lũ lụt sinh lợi khi chế độ lũ lụt và hệ sinh thái sông và đồng lụt thay đổi vì việc phát triển hã tầng cơ sở nước.
Việc thiếu công nhận lợi ích của lũ lụt của các nhà hoạch định lưu vực sông là một lịch sử dài trong lưu vực sông Mekong. Các kế hoạch để phát triển đập lớn được thai nghén lần đầu tiên trong đầu thập niên 1950s bởi Văn phòng Khẩn hoang Hoa Kỳ (US Bureau of Reclamation), cộng tác với các chánh phủ trong khu vực, xem lũ lụt hàng năm của sông Mekong là tàn phá và cần được “thuần hóa” (Hori 2000; Sluiter 1992). Được các dự án đập lớn, đang được xây dọc theo các sông chánh ở Hoa Kỳ vào lúc đó, truyền cảm hứng, họ hình dung một chuỗi đập lớn dọc theo sông Mekong có thể trữ nước cho thủy nông và cung cấp thủy điện giá rẻ để làm động cơ cho tiến trình kỹ nghệ hóa khu vực. Các kế hoạch nầy cuối cùng bị xếp lại khi khu vực đi vào xung đột. Tuy nhiên, gần đây từ năm 2006, “Chiến lược Hỗ trợ Thủy lợi Mekong (Mekong Water Resources Assisstance Strategy)” của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triến Á Châu (ADB) đã bị chỉ trích rộng rãi vì đề nghị rằng, ngay trong tình huống phát triển hạ tầng cơ sở cao, dạng thủy đồ chung của sông Mekong được bảo tồn và do đó “phát triển cân bằng” có thể tiến hành mà không gây ảnh hưởng môi trường và xã hội nghiêm trọng; làm như thế, họ hoàn toàn bỏ qua mối liên hệ tinh tế giữa các đặc tính của nhịp lũ và ảnh hưởng đến hệ sinh thái (WB and ADB 2006; Middleton 2011a; Kknen and Hirsh 2009).
Sự kết hợp kinh tế khu vực, mậu dịch điện xuyên biên giới, và việc biến thủy lợi thành hàng hóa tiếp theo tái cấu trúc mối liên hệ xã hội với thiên nhiên trong lưu vực Mekong và cũng biến đổi bản chất của lũ lụt. Các kế hoạch của hạ tầng cơ sở thủy điện tái phân phối lợi ích của sông từ những người dùng sông hiện nay, phần lớn là nông dân và ngư dân ở vùng nông thôn, sang những người tiêu thụ thủy điện phần lớn ở trong vùng đô thị, các nhà phát triển dự án có lợi nhuận, và các cơ quan chánh phủ thu thuế và quyền chuyển nhượng. Các nhà phát triển dự án trên toàn khu vực càng ngày càng có khuynh hướng cam kết vào các chương trình bồi thường và cuộc sống cho người dân “bị ảnh hưởng trực tiếp”, được định nghĩa là những người được tái định cư hay sống gần dự án. Trên thực tế, những chương trình nầy không hoàn toàn thành công trong việc bồi thường hay phục hồi cuộc sống và một số ảnh hưởng, thí dụ, những ảnh hưởng liên quan đến văn hóa thì không thể thay thế. Tuy nhiên, những người “bị ảnh hưởng gián tiếp” sống xa các dự án và cảm nhận suy thoái thay vì tàn phá tài nguyên thiên nhiên từ sông rất hiếm được thừa nhận hay bồi thường, và do đó, gánh chịu các dự án mà không được lợi. Khi một số lớn dự án hạ tầng cơ sở nước được xây cất, ảnh hưởng gián tiếp và vì thế số người bị ảnh hưởng gián tiếp sẽ gia tăng (xem Bảng 1). Nói cách khác, việc phân phối rủi ro và lợi ích của việc phát triển hạ tầng cơ sở nước đại qui mô không công bằng, bao gồm xuyên biên giới, và phần lớn không ưu đãi người dùng sông hiện tại ngay khi sự tăng trưởng kinh tế trong khu vực có thể mang những cơ hội mới cho các cộng đồng bị ảnh hưởng về lâu dài. Việc hình thành tính dễ tổn thương từ việc thay đổi lũ lụt sinh lợi hiện nay phản ánh một thách thức chánh trị cho các cộng đồng để bảo vệ cuộc sống và quyền hạn của họ.
MRC là một tổ chức liên chánh phủ được thành lập bởi 4 quốc gia hạ lưu sông Mekong – Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam – và được ràng buộc bởi Thỏa ước Mekong 1996 để “Hợp tác trong tất cả các lãnh vực của phát triển khả chấp, sử dụng, quản lý và bảo tồn nước và các tài nguyên liên hệ của lưu vực sông Mekong…” (MRC 1995). Hai quốc gia ở thượng lưu, Trung Hoa và Myanmar, vẫn nằm ngoài thỏa ước với tư cách là “đối tác đối thoại.” Sự vắng mặt của Trung Hoa rất đáng kể, với việc xây cất các đập trên dòng chánh Mekong ở thượng lưu (Lancang) (Hirsch and Jensen 2006). Vai trò và trách nhiệm của MRC trong việc hợp tác xuyên biên giới rõ nhất trong các dự án ảnh hưởng dòng chánh sông Mekong ở hạ lưu, mặc dù nó có vai trò hạn chế hơn để khuyến khích hợp tác xuyên biên giới cho các dự án được đề nghị trên các phụ lưu. MRC có Chương trình Giảm nhẹ và Quản lý Lũ lụt với mục tiêu “giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực liên quan đến lũ lụt trong khi duy trì lợi ích” và cộng tác với ”các cơ quan quốc gia trong 4 quốc gia duyên hà để quản lý lũ lụt qua dữ kiện và phương tiện để tiên đoán lũ lụt kịp lúc và có thể giảm nhẹ ảnh hưởng” (MRC 2012).
Hầu hết đã nói về hiệu quả của MRC như một tổ chức khu vực, với tình trạng yếu kém về luật pháp của Thỏa ước 1995 và những quyết định được xem là không quan trọng ảnh hưởng đến lưu vực sông Mekong (Dore and Lazarus 2009; Hirsch and Jensen 2006). Riêng với nhịp lũ, Fox và Sneddon (2005) ghi nhận rằng Thỏa ước Mekong 1995, rút ra từ luật thủy lộ quốc tế hiện thời, qua việc nhấn mạnh đến việc sử dụng hợp lý và bình đẳng nhấn mạnh đến việc duy trì dòng chảy tối thiểu trong dòng chánh; mặc dù điều nầy tìm cách tránh xung đột giữa các quốc gia đối với tình trạng thiếu nước mà nó thất bại để cung cấp một đường lối rõ ràng trong việc bảo vệ các đặc tính quan trọng khác của nhịp lũ, gồm có lưu lượng và thời điểm của nhịp lũ. Việc tranh luận nóng bỏng đối với các đề nghị cho đập trên dòng chánh sông Mekong nay được hầu hết các bên liên hệ, kể cả các tổ chức tài trợ, xem như thuốc thử cho tính chính đáng và uy tín của tổ chức (Grumbine et al. 2012).
Không còn nghi ngờ gì nữa, nguồn nước và tài nguyên thiên nhiên bao la của lưu vực sông Mekong là trọng tâm của phát triển khu vực. Thế nhưng, chúng đã có hàng thế kỷ, trước khi khái niệm ‘phát triển’ hiện đại hiện nay. Có thể kết luận rằng, cũng như nhiều tặng vật của thiên hiên, vì nhịp lũ được chia sẻ bởi nhiều người và có thể được xem là “miễn phí” nó có thể đưa đến một “thảm họa của chung.” Hay là, không giống như lũ lụt tàn phá làm xáo trộn, gánh chịu chi phí kinh tế và xã hội và do đó có cảm tưởng tiêu cực, vì lũ lụt sinh lợi là một phần của đời sống hàng ngày ở ĐNA mà lợi ích kinh tế và xã hội của chúng là lẽ thường và không cảm thấy thiếu đến khi mất. Tuy nhiên, bài viết nầy khám phá rằng, với quyền lợi xung đột đối với việc sử dụng nước sông Mekong trong tương lai, những người ủng hộ dự án cũng có quyền lợi chánh trị để hạ thấp giá trị của lũ lụt sinh lợi và nâng cao lợi ích kinh tế của hạ tầng cơ sở nước lớn, mặc dù những lợi ích nầy không vượt qua giá trị kinh tế của lũ lụt sinh lợi. Qui mô chánh trị giữa các nghị luận tranh đua thường làm cho chi phí trong việc phát triển hạ tầng cơ sở đi ngược với cái lợi kinh tế trên bình diện quốc gia, mặc dù những cái lợi quốc gia nầy làm cho việc phát triển bất công và bất cân đối hiện tại thêm tồi tệ (Lebel et al. 2005, Sneddon 2002).
Có nhu cầu cấp bách để thừa nhận việc bám chặt của con người vào thiên nhiên và xây dựng các tổ chức địa phương, quốc gia và khu vực để khép kín khoảng trống giữa thiên nhiên và xã hội, trên khái niệm lẫn thực tế (Goldman and Schurman 2000). Nối liền khoảng trống luận chiến giữa kiến thức địa phương và chuyên môn cũng là một bước quan trọng, cả hai đều cần để hiểu sâu rộng hơn bản chất của lũ lụt trong dạng sinh lợi và tàn phá và để khôi phục sự mất cân bằng sức mạnh hiện đang thiên vị kiến thức chuyên môn hơn kiến thức địa phương; cái mà Sangkhamanee (2007) gọi là thủy học dân tộc của kiến thức liên quan đến nước. Từ diễn đàn nầy, công lý môi trường (xuyên biên giới) – sự phân phối hợp lý của lợi ích và gánh nặng môi trường – có thể được bảo vệ qua việc bao gồm có nguyên tắc tiếng nói bình đẳng cho tất cả trong tiến trình lấy quyết định, không phải là đặc ân mà là quyền, được làm dễ dàng bởi các tổ chức nhiều phạm vi (địa phương-quốc gia-quốc tế) để bàn luận kỹ lưỡng ý nghĩa và thực hành của phát triển trong lưu vực sông Mekong.
Chú thích
1 Chế độ lũ lụt là một khuôn mẫu kinh nghiệm lịch sử về sự biến đổi trong lúc bắt đầu, thời gian, chiều cao, số lượng nước và tần suất của lũ lụt.
2 Các sông quốc tế khác là sông Hồng, Salwee, và Irrawaddy.
3 Như được đo đạc ở Kratie, Cambodia.
4 90% dân số của Cambodia (13 triệu), 97% dân số của Lào PDR (5,9 triệu), 39% dân số của Thái Lan (23 triệu), và 20% dân số của Việt Nam (17 triệu ở đồng bằng và 3 triệu ở cao nguyên miền trung) sống trong lưu vực (MRC 2011b).
5 ĐBSCL đã được dẫn tưới rộng rãi.
6 Đối với một phân tích có ý nghĩa của thực chất của thủy sản của hồ Tonle Sap, xem Sneddon 2007, và đối với phân tích rộng hơn của mối liên hệ sức mạnh và việc tiếp cận tài nguyên ở chung quanh hồ Tonle Sap, xem Mak 2011.
7 Một số bằng chứng cho thấy nước chảy tràn gia tăng đã xảy ra do việc phá rừng trong khu vực kể từ thập niên 1960s được bù trừ bởi việc giữ nước và tái điều hòa qua việc bành trướng cùng lúc đồng lúa có bờ và cá hồ chứa nước tiểu qui mô (MRC 2011a).
8 Trung Hoa có kế hoạch xây một chuỗi 8 đập trên dòng chánh Lancang (thượng lưu Mekong). Bốn đập thủy điện (Manwan (Mạn Loan), Dachaoshan (Đại Chiếu Sơn), Jinghong (Cảnh Hồng) và Xiaowan (Tiểu Loan)) đang hoạt động, và đập thủy điện thứ 5th (Nuozhadu (Nọa Trát Độ)) sẽ hoàn tất trong năm 2014. Trong lúc 3 đập đầu tiên, Manwan, Dachaoshan và Jinghong có sức chứa tương đối nhỏ (31.800 triệu m3), Xiaowan và Nuozhadu có sức chứa lớn (388.300 triệu m3) và sẽ thay đổi đáng kể toàn lưu vực.
9 Chiến lược, dựa trên nguyên tắc của “quản lý thủy lợi kết hợp,” xác định 8 lãnh vực ưu tiên: phát triển kinh tế & giảm nghèo; bảo vệ môi trường; phát triển xã hội và bình đẳng; đối phó với thay đổi khí hậu; thông tin dựa trên quy hoạch và quản lý; hợp tác khu vực; cai quản; kết hợp qua hoạch định lưu vực.
10 Mỗi tình huống được đánh giá bằng 42 tiêu chuẩn kinh tế, môi trường và xã hội để so sánh với các mục đích phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường của mỗi quốc gia, và mục tiêu chung của lưu vực. Tiêu chuẩn ‘bình đẳng’ toàn lưu vực cũng đo mức độ ‘phát triển công bằng’ giữa mỗi quốc gia.
11 Mặc dù các đập thủy điện tái phân phối nước từ mùa mưa sang mùa khô, chúng không làm giảm đáng kể tổng số nước (ngoài sự bốc hơi từ mặt hồ chứa). Các dự án thủy nông, mặt khác, lấy nước rồi dùng cho nông nghiệp, một số bị mất do bốc hơi, sản xuất hoa màu, và bốc thoát.
12 Ảnh hưởng lâu dài của thay đổi khí hậu có thể làm tăng thêm sự thay đổi dòng chảy theo mùa, cũng như tần suất và cường độ của lũ lụt và hạn hán, với kết quả là mực nước biển dâng với hệ quả cho khu vực ĐBSCL (xem MRC 2011a).
13 Ảnh hưởng lâu dái của thay đổi khí hậu có thể làm tăng thêm biến đổi từ năm nầy qua năm khác của dòng chảy theo mùa, cũng như tần suất và cường độ của hạn hán và lũ lụt, và làm cho mực nước biển dâng gây hậu quả cho ĐBSCL (Xem MRC 2011a).
Tài liệu tham khảo
ADB 2004. The Tonle Sap Initiative: The Tonle Sap Basin Strategy. Phnom Penh: Asian Development Bank.
Amornsakcahi, S., Annez, P., Vongvisssomjai, S., Choowaew, S., Thailand Development Research Institute (TDRI), Kunurat, P., Nippanon, J., Schouten, R., Sripapatrprasite, P., Vaddhanaphuti, C., Vidthayanon, C., Wirojanagu, W. & Watana, E. 2000. Pak Mun Dam, Mekong River Basin, Thailand. A WCD Case Study prepared as an Input to the World Commission on Dams. Cape Town: World Commission on Dams.
AMRC 2008. Mekong Brief Number 9: What do MRC Studies Tell Us About the Implications of Mekong Mainstream Dams for Fisheries? Sydney: Australia Mekong Resource Center, University of Sydney.
Bakker, K. 1999. The Politics of Hydropower: Developing the Mekong. Political Geography 18(2): 209-232.
Baran, E., Jantunen, T., & Kieok, C. 2007. Values of Inland Fisheries in the Mekong River Basin. Phnom Penh: World Fish Center.
Biswas, A. K. 2004. Integrated water resources management: A reassessment – a water forum contribution. Water International 29(2) 248-256.
Braun, B. 2006. Environmental issues: Global natures in the space of assemblage. Progress in Human Geography 30(5): 644-654.
Castree, N. 1995. The nature of produced nature: Materiality and knowledge construction in Marsim. Antipode 27(1): 12-48.
Coates, D. E. A. 2006. Biodiversity and fisheries in the Mekong River Basin. Oxford: IWA Publishing.
Collins, T. W. 2010. Marginalization, facilitation, and production of unequal risk: the 2006 Paso del Norte Floods. Antipode 42(2): 258-288.
Costanza, R., Kubiszewski, I., Paquet, R., King, J., Halimi, S., Sanguanngoi, H., Luong Bach N., Frankel, R., Ganaseni, J., Intralawan, A. & Morell, D. 2011. Planning approaches for water resources development in the lower Mekong basin. Portland, Oregon: Portland State University and mae Fah Luang University.
Dermeritt, D. 2002. What is the ‘social construction of nature’? A typology and sympathetic critique. Progress in Human Geography 26(6): 767-790.
Dore, J., Lazarus, K. 2009. Demarginalizing the Mekong River Commission. In: Molle, F., Foran, T. & Kknen, M., eds. Contested waterscapes in the Mekong region: Hydropower, livelihoods and governance. London, Stering, VA: Earthscan.
Dugan, P. 2008. Mainstream dams as barriers to fish migration: International learning and implications for the Mekong. Catch and Culture 14(3): 9-15.
Fivas 2007. Ruined rivers, damaged lives: The impacts of the Theun Hinboun hydropower project on downstream communities in Lao PDR. Oslo: Association for international Water Studies (FIVAS).
Fox, C. & Sneddon, C. 2005. Flood pulses, International Watercourse Law, and common pool resources: A case study of the Mekong lowlands. WIDER Research paper. UNU-WIDER.
Glassman, J. 2010. Bounding the Mekong: Tha Asian Development Bank, China, and Thailand. Honolulu: University of Hawai’I Press.
Goldman, M. & Schurman, R. A. 2000. Closing the “Great Divide”: New social theory on society and nature. Annual Review of Sociology 26(1): 563-584.
Goodman, D. 2001. Ontology matters: The rational materiality of nature and Agro-food studies. Sociologia Ruralis 41(2):182-200.
Grumbine, E., Dore, J. & Xu, J. 2012. Mekong hydropower: Drivers of change and governance challenges. Frontiers in cology and the Environment 10(2): 91-98.
Halls, A. S., Lieng, S., Ngor, P. & Tun, P. 2008. New research reveals ecological insights into Dai Fisheries. Catch & Culture 14(1): 8-12.
Hirsch, P. 2010. The changing political dynamics of dam building on the Mekong. Water Alternatives 3(2): 312-323.
Hirsh, P. & Jensen, K. M. 2006. National interests and transboundary water governance in the Mekong. Sydney: Australia Mekong Resource Centre at the Unniversity of Sydney in collaboration with Danish International Development Assistance.
Hoanh, C. T., Falcon, T., Thoun, T., Bastakori, R. C. & Molle, F. 2009. Irrigation in the lower Mekong Basin countries: The beginning of a new era. In: Molle, F., Foran, T. & Kknen, M., eds. Contested waterscapes in the Mekong region: Hydropower, livelihoods and governance. London, Sterling, VA: Earthscan.
Hori, H. 2000. The Mekong: Environment and development. Tokyo: United Nations University Press.
Hortle, K. G., Lieng, S. & Valdo-Jorgensen, J. 2004. An introduction to Cambodia’s inland fisheries. Mekong Development Series. Phnom Penh: Mekong River Commission.
ICEM 2010a. Fisheries baseline assessment paper: MRC SEA for hydropower on the Mekong mainstream.
ICEM 2010b. MRC SEA for hydropower on the Mekong mainstream: SEA main final report. Hanoi.
International Rivers 2011. Sidestepping science: Review of the Powry Report on the Xayaburi Dam. Berkeley, CA: International Rivers.
IRRI 2007. Economic costs of droughts anf farmers coping mechanisms. In: Pandey, S., Bhandari, H. & hardy, B., eds. Los Banos: International Rice Research Institute (IRRI).
Kaosa-ard, M. & Dore, J. 2003. Social challenges in the Mekong region. Chiang Mai: Chaing Mai University Press.
Keskinen, M. 2006. The lake with floating villages: Socio-economic analusis of the Tonle Sap lake. International Journal of Water Resources Development 22(3): 463-480.
Keskinen, M. 2008. Water resources development and impact assessment in the Mekong Basin: Which way to go? Ambio 37(3) 193-198.
Keskinen, M. & Hirsch, P. 2009. The anti-politics of Mekong knowledge production. In: Molle, F., Foran, T. and Kknen, M., eds. Contested waterscapes in the Mekong region: Hydropower, livelihoods and governance. London, Sterling, VA: Earthscan.
Kirby, M., Krittasudthacheewa, C., Mainuddin, M., Kemp-Benedict, E., Swartz, C. & Rosa, E. D. L. 2010. The Mekong: A diverse basin facing the tensions of development. Water International 25(5): 573-593.
Kummu, M., varies, O. & Sarkula, J. 2009. Impacts of land surface changes on regional hydrology in Mainland Southeast Asia. In: lebel, L., Snidvongs, A., Chen, C. T. & Daniel, R., eds. Critical states: Environmental challenges to development in monsoon Souhtheast Asia. Petaling Jaya: Strategic Information and Research devlopemnt Center (SIRD).
Lambert, D. 2008. Little impact, much damage: the consequences of Mekong River flow alterations for the Tonle Sap ecosystem. In: Kummu, M., Keskinen, M. & Varis, O., eds. Modern myths of the Mekong: A critical review of water and development concepts, principles and policies. Helsinki: Helsinki University of Technology.
Lebel, L., Garden, P. & Imamura, M. 2005. The politics of sacle, position, and place in the governance of water resources in the Mekong region. Ecology and Society 10(2): 18.
Lebel, L., Manuta, J. & Garden, P. 2011. Institutional traps and vulnereability to changes in climate and flood regimes in Thailanf. Regional Environmental Change 11(1): 45-58.
Lebel, L. & Sinh, B. T. 2007. Politics of floods and disaters. In: Lebel, L, Dore, J., Daniel, R. & Koma, Y. S,. eds. Democratizing water governance in the Mekong region. Chiang Mai: USER and Mekong Press.
Lu, X. X., Wang, J. J. & Grundy-Warr, C. 2008. Are the Chinese dams to be blamed for the lower water levels in the Lower Mekong? In: Kummu, M. & Varis, O. eds. Modern myths of the Mekong: A critical review of water and development concepts, principles and policies. Helsinki: Helsinki University of Technology.
Mak, S. 2011. Political geographies of the Tonel Sap: Power, space and resources. Ph.D. dissertation. Department of Geography. Faculty of Arts and Social Sciece. National University of Singapore.
Mathews, N. 2012. Water grabbing in the Mekong basin – An analysis of the winners and loosers of Thailand’s hydropower development in Lao PDR. Water Alternatives 5(2): 392-411.
McCarthy, J. & Prudham, S. 2004. Neoliberal nature and the nature of neoliberalism. Geoforum 35(3): 275-283.
Middlerton, C. 2011a. The ADB/WB/MRC ‘Mekong Water Resources Assistance Strategy’: Promoting large water infrastructure with transboundary impacts. In: Vaddhanaphut, C. & Jirattikorn, A. eds. Spatila politics and economic development in the Mekong sub-region. Chiang Mai: Regional Center for Social Science and Sustainable Development.
Middleton, C. 2011b. Conflict, cooperation and the trans-border commons: The controversy of mainstream dams on the Mekong River. The 3th International Winter Symposium of the Global COE Program “Reshaping Japan’s Border Stusies”: “Weaving the borders together-network between Japan and the world”. Sapporo, Hokkaido.
Middleton, C., Garcaa, J. & Foran, T. 2009. Old and new hydropower players in the Mekong Region: Agendas and strategies. In: Molle, F., Foran, T & Kknen, M., eds. Contested waterscapes in the Mekong Region: Hydropower, livelihoods and governance. London, Sterling, VA: Earthscan.
Middleton, C., Garcaa, J. & Foran, T. 2005. Irrigation and water policies in the Mekong region: cuurent discourses and practices. Colombo: International Water Management Institute (IWMI).
Middleton, C., Garcaa, J. & Foran, T. 2005. Nirvana concepts, storylines and policy models: Inshights from the water sector. Water Alternatives 1(1): 131-156.
Molle, F., Floch, P., Promphakping, B. & Blake, D. J. H. 2009. The ‘Greening of Issan’: Politics, ideology and irrigation development in the Northeast of Thailand. In: Molle, F., Foran, T. & Kknen, M., eds. Contested waterscapes in the Mekong Region: Hydropower, livelihoods and governance. London, Sterling, VA: Earthscan.
MRC 1995. Agreement on the cooperation for the sustainable development of the Mekong river basin, 5 April 1995, Mekong River Commission.
MRC 2002. Fish migrations of the lower Mekong river basin: Implications for development, planning and environment management. Technical Papers Series. Phnom Penh, Cambodia: Mekong River Commission.
MRC 2005. Overview of the hydrology of the Mekong basin. Vientiane, Lao PDR: Mekong River Commission.
MRC 2010. State of the basin report 2010. Vientiane, Lao PDR: Mekong River Commission.
MRC 2011a. Assessment of basin wide development scenarios: Main report 2001 basin development plan program phase 2. Vientiane, Lao PDR: Mekong River Commission (MRC).
MRC 2011b. Integrated water resources management-base basin development strategy. Vientiane: Mekong River Commission (MRC).
MRC 2012. Flood Management & mitigation prohramme [Online]. Vientiane: Mekong River Commission (MRC). Available: http://www.mrcmekong.org/about-the-mrc/programmes/flood-management-and-mitigation-progamme/ (accessed July 9, 2012).
MRCS 2010. Preliminary report on low water level conditions in the Mekong mainstream. Vientiane: Mekong River Commission Secreatariat.
Peterson, B. & Middleton, C. 2010. Feeding Southeast Asia: Mekong river fisheries and regional food security. Berkeley: International Rivers.
Rayanakorn, K. 2011. Climate change challenges in the Mekong region. Chiang Mai: Chiang Mai University Press.
Ribot, J. C. & Peluso, N. L. 2003. A Theory of access*. Rural Sociology 68(2): 153-181.
Robbins, P. 2012. Poliical ecology. Chichester: Wiley-Blackwell.
Sangkhamanee, J. 2007. Ethnohydrology and Mekong knowledge in transition: An introductory approach to Mekong hydraulic cognition. Paper for International Conference ‘Critical transitions in the Mekong Region’, 29-31 January, Chiang Mai: Regional Center for Social Science and Sustaiable Development. Chiang Mai University.
Santasombat, Y. 2011. The river o life: Changing ecosystems of the Mekong region. Chiang Mai: Mekong Press.
Sluiter, L. 1992. The Mekong currency: Lives and times of a river. Bangkok: TERRA.
Sneddon, C. 2002. Water conflicts and river basins: The contradictions of comanagement and sacle in Northeast Thailand. Society & Natural Resources 15(8): 725-741.
Sneddon, C. 2007. Natures’s materiality and the circuitous paths of accumulation: Dispossession of freshwater fisheries in Cambodia. Antipode 39(1): 167-193.
Sneddon, C. 2006. Rethinking transboundary waters: A critical hydropolitics of the Mekong basin. Political Geography 25(2): 181-202.
Sneddon, C. 2008. Struggles over dams as struggles for justice: The World Commission on Dams (WCD) and Anti-Dam campaigns in Thailand and Mozambique. Society & Natural Resources 21(7): 625-640.
Thabchumpon, N. * Middleton, C. 2012. Thai foreign direct investment in the Xayaburi dam in Lao PDR and its implications for human security and international cooperation. Asian Review, in press.
UN, B. 2011. Impact of Cambodian decentralizations lolicy in fishery management on human security of fisheries around the Tonel Sap lake. MA MA, Chulalongkorn University.
UNDP 2011. Country profiles and international human development indications. United Nations Developemnt Programme (UNDP). In http://hdr.undp.org/en/data/profiles/ (Accessed July 9, 2012)
Watts, M. 2000. Political ecology. In: Sheppard, E. & Barnes, T. J., eds. A companion to economic geography. Oxford: Blackwell.
WCD 2000. Dams and development: A new framework for decision-making – The report of the world commission on dams. London: World Commission on Dams (WCD).
Wisne, B, Blaikie, P., Cannon, T & Davis, I. 2004. At risk: Natural hazards, people’s vulnerability and disasters. London and New York: Routledge.
World Bank 2011. The World Bank supports Thailand’s post-floods recovery effort. Bangkok: World Bank. In: http://www.worldbank.org/en/news/2011/12/13/world-banl-supports-thailands-post-floods-recovery-effort (accessed June 7, 2012)
World Bank & ADB 2006. WB/ADB Joint working paper on future directions for water resources management in the Mekong River Basin: Mekong water resources assistance strategy (MWRAS). Washington and Manila; World Banl and Asian Development Bank (ADB).
WWF 2008. First contact in the Great Mekong: New species discoved. World Wildlife Fund (WWF).
Ziv, G., Baran, E., Nam, S., Rodrguez_Iturbe, I. & Levin, S. A. 2012. Trading-off fish biodiversity, food security, and hydropower in the Mekong River Basin. Proceedings of the National Acedemy of Sciences.
.
No comments:
Post a Comment