Sunday, February 14, 2021

CÁC SÔNG Á CHÂU BỊ ‘ĐE DỌA NẶNG NỀ’

 (Asia’s rivers under ‘great threat’)

AFP – Bình Yên Đông lược dịch

The Daily Star – February 10, 2021


Vụ vỡ băng châm ngòi cho trận lũ quét chết người ở Hindu Himalayas hồi cuối tuần là một tai họa chực chờ xảy ra, và có lẽ sẽ được lặp lại trong khu vực biến đổi bởi thay đổi khí hậu và việc phát triển hạ tầng cơ sở thiếu kiểm soát, các chuyên viên cảnh báo.

Á Châu có một số thủy lộ lớn nhất trên thế giới, từ Ganges và Indus ở Ấn Độ đến Yangtze và Mekong bắt nguồn từ Trung Hoa, uốn khúc qua hàng ngàn km.

Chúng hỗ trợ cuộc sống của một số lớn nông dân và ngư dân, và cung cấp nước cho hàng tỉ người, nhưng đã gặp áp lực chưa từng thấy trong những năm gần đây.

Nhiệt độ cao hơn làm cho băng hà nuôi các sông thu nhỏ lại, đe dọa nguồn nước và gia tăng cơ hội đất chuồi và lũ lụt, mặc dù những nhà phê bình đổ cho việc xây đập và ô nhiễm gây thiệt hại cho hệ sinh thái mong manh.

“Sông thật sự có nguy cơ vì các dự án phát triển, chất thải rắn và lỏng, khai thác cát và đá,” Himanshu Thakkar của Hệ thống Đập, Sông và Người dân Nam Á, nói với AFP.

“Thay đổi khí hậu là một tiến trình lâu dài đã có.  Ảnh hưởng đã xảy ra.  Vì thế, trong mọi khía cạnh, sông đang bị đe dọa nặng nề.”

Tai họa ở Ấn Độ rõ ràng được châm ngòi bởi một vụ vỡ băng, đã phóng ra một bức tường nước tràn xuống thung lũng trong bang Uttarakhand, phá hủy cầu và đường sá và đánh vào 2 nhà máy thủy điện.

Tính đến ngày hôm qua, có 31 người chết và trên 170 người khác mất tích sau tai nạn trên sông Dhauliganga, chảy vào Ganges.

Vẫn chưa rõ cái gì đã gây thiệt hại cho băng hà và châm ngòi cho tai nạn, nhưng có những tin đồn rằng việc xây cất các dự án thủy điện – trong vùng có động đất cao – có thể góp phần.

“Vùng nầy dễ tổn thương, nó không thích hợp cho loại phát triển thủy điện liên tiếp nầy,” Himanshu nói.

Patricia Adams, giám đốc điều hành của NGO môi trường Probe International ở Canada, nói việc xây đập trong một vùng như thế rất nguy hiểm, vì nó làm cho sườn đồi mất ổn định gây đất chuồi.

Một nghiên cứu quan trong năm 2019 cho thấy sự lệ thuộc của khu vực với hệ thống núi Hindu Kush Himalayas (HKH) đối mặt với các sự kiện khí hậu cực đoan thường xuyên hơn trong những thập niên tới vì những thay đổi vĩnh viễn ở đó, nguồn nước ngọt lớn nhất sau 2 cực.

Trên 1/3 băng trong dãy núi HKH sẽ tan vào năm 2100, ngay cả khi các chánh phủ có những biện pháp cần thiết để giới hạn hâm nóng toàn cầu qua thỏa ước khí hậu Paris 2015 dưới 1,5 oC, đánh giá cho biết.

Băng hà trong vùng HKH là nguồn nước quan trọng cho 250 triệu người sống ở đó, và 1,65 tỉ người dựa vào các sông lớn bắt nguồn từ đó.

.

No comments:

Post a Comment