Sunday, November 15, 2020

SÔNG MEKONG ĐANG TRỞ THÀNH ĐIỂM NÓNG ĐỊA CHÁNH TRỊ

 (The Mekong River Is Becoming a Geopolitical Hotspot)

Andrea Haefner – Bình Yên Đông lược dịch

Brink News – November 10, 2020

Xây cất đập ở Stung Treng, Cambodia trong lưu vực Mekong. Mekong đã trở thành tâm điểm cho các thủ đoạn cạnh tranh ảnh hưởng trong sự kình địch giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa. [Ảnh: Jason South]

Mekong, con sông quan trong nhất ở Đông Nam Á (ĐNA), từ hàng ngàn năm, đã hỗ trợ cho sự thăng trầm của nhiều đế quốc và cưu mang cuộc sống của trên 65 triệu người sống ven sông – dựa vào sông để có thực phẩm, chỗ ở và công việc.  Sông có một hệ thống sinh thái độc nhất và quan trọng, với tính đa dạng cao nhất thế giới về cá và ốc.

Sự trỗi dậy của thủy điện

Trong suốt thập niên vừa qua, khu vực Mekong đã đối mặt với những thách thức ngày càng tăng, kể cả một sự gia tăng đều đặn các dự án thủy điện, do sự phát triển kinh tế nhanh chóng của các quốc gia duyên hà, bao gồm Cambodia, Trung Hoa, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.  Sự cần thiết của năng lượng sạch và rẻ nổi lên để đáp ứng với nhu cầu điện gia tăng trong khu vực, giá cả bất ổn trong thị trường năng lượng quốc tế và những lo ngại về việc phóng thích carbon.

Và thay đổi khí hậu gia tăng ảnh hưởng, có thể thấy qua mực nước thấp nguy hiểm gần đây trong sông Mekong tiếp theo sau đợt hạn hán tàn phá 2019 ảnh hưởng các quốc gia ở hạ lưu, nhất là các đồng lúa ở Việt Nam và ngư nghiệp của Cambodia.

Cho đến nay, Trung Hoa đã xây 11 đập trên sông Lancang, cùng với 11 đập trên dòng chánh Mekong ở hạ lưu và 120 đập trên các phụ lưu đang được xây cất hay dự trù.  Trong khi một số quan sát viên lập luận rằng Trung Hoa đã giữ lại nhiều nước hơn bao giờ trong năm 2019, mực nước thấp trong những năm gần đây dường như là ảnh hưởng cộng dồn của thay đổi khí hậu, hiện tượng thời tiết El Niño, các đập thủy điện hiện có, nhu cầu nước gia tăng và các hoạt động khác như khai thác cát – tất cả đang làm sông thay đổi vĩnh viễn.

Trọng tâm của thủ đoạn

Mekong càng ngày càng trở thành trọng tâm cho các thủ đoạn khác nhau trong khu vực đang cạnh tranh ảnh hưởng trong sự kình địch giữa Trung Hoa và Hoa Kỳ.  Các sự kiện then chốt gần đây gồm có phiên họp thượng đỉnh Hợp tác Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation (LMC)) lần thứ 3rd và phiên họp cấp bộ trưởng để khai mạc Hợp tác Mekong-Hoa Kỳ (Mekong-U.S. Partnership (MUSP)) giữa Mỹ và 5 quốc gia Mekong thành viên của Hiệp hội các Quốc gia ĐNA (Association of Southeast Asian Nations (ASEAN))

Phiên họp thượng đỉnh LMC lần thứ 3rd giữa Trung Hoa và Cambodia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam được tổ chức trong tháng 8.  Phiên họp chú trọng đến việc thành lập Diễn đàn Chia sẻ Tin tức Hợp tác Nguồn nước Lancang-Mekong (Lancing-Mekong Water Resources Cooperation Information Sharing Platform) để đối phó với thay đổi khí hậu và thiên tai và để khuyến khích sự nối kết bằng cách nối các quốc gia hạ lưu Mekong với Hành lang Mậu dịch Thủy Bộ Quốc tế Mới (New International Land-Sea Trade Corridor).  Hành lang nầy đi qua miền tây Trung Hoa và nối ĐNA với lục địa Âu Á.

Về đợt hạn hán đang diễn ra, Thủ tướng Trung Hoa Li Keqiang (Lý Khắc Cường) hứa trong tháng 8 rằng, bắt đầu từ năm 2020, Trung Hoa sẽ chia sẻ dữ kiện thủy học của sông Lancang quanh năm với các quốc gia Mekong.  Cho đến nay, Trung Hoa chỉ chia sẻ dữ kiện nước trong mùa mưa, từ tháng 6 đến tháng 10, chứ không có trong mùa khô.  Vẫn không rõ liệu thời biểu được hứa hẹn sẽ đúng lúc và hoàn toàn minh bạch.

Tham gia quốc tế

Trong lúc Trung Hoa chú trọng đến việc phát triển hạ tầng cơ sở ở ĐNA, Hoa Kỳ, Cambodia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Văn phòng ASEAN phát động MUSP, một sự nới rộng của Sáng kiến Hạ lưu Mekong năm 2009.  Nó chú trọng đến việc tăng cường quyền tự trị, độc lập kinh tế và phát triển khả chấp cho các quốc gia đối tác Mekong và khuyến khích các giải pháp minh bạch dựa trên luật lệ cho những thách thức xuyên biên giới.  MUSP cung cấp thêm 150 triệu USD cho nhiều dự án, từ việc cứu trợ Covid-19, chống tội phạm xuyên quốc gia và buôn người, phát triển các thị trường năng lượng đến các biện pháp chống hạn hán và nới rộng thực tập cứu trợ thiên tai để tăng cường việc chuẩn bị và đối phó ở địa phương.

Australia đã tham gia vào việc phát triển ở ĐNA và khu vực Mekong từ nhiều thập niên, gồm có việc hỗ trợ cho Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) cùng với các nước viện trợ khác.  Tuy nhiên, việc cắt ngân khoản trong chương trình viện trợ đã gây trở ngại cho sự hiện diện của viện trợ Australia, với các dự án trên mặt đất bị cắt giảm và thiếu chuyên viên vì không đủ người.

Tham gia của Australia

Mặc dù ngân sách liên bang của Australia trong năm 2020 dành một ngân khoản mới đáng kể là 304 triệu đô la Australia cho các đảo quốc Thái Bình Dương và Timor-Leste, ĐNA sẽ nhận được 60 triệu cho gói Covid mới để hỗ trợ cho an ninh y tế, ổn định và phục hồi kinh tế qua chương trình Hợp tác Phục hồi ASEAN như được loan báo trong tháng 9.

Về an ninh y tế, chương trình Hợp tác Phục hồi ASEAN sẽ gồm có một hợp tác mới để giúp phân vùng Mekong cải thiện việc phát hiện sớm Covid-19 bằng cách dùng kỹ thuật của Australia để theo dõi nước thải.  Các sáng kiến như thế là những bước đúng hướng, nhưng ngân khoản phải đủ để có thể nhận thấy cùng với các tay chơi khác trong khu vực.

Cạnh tranh với sự chú trọng của Trung Hoa về hạ tầng cơ sở có thể không đúng hướng.  Thay vào đó, Australia nên dựa trên mức độ tham gia trước đây và sự thành công của các chương trình viện trợ phát triển của Australia.

Tái cam kết của Hoa Kỳ và thêm ngân khoản cho khu vực Mekong đã được các quốc gia Mekong hoan nghênh, nhưng liệu điều đó có trở thành các giải pháp thay thế có thể đứng vững cho đấu tư và mậu dịch khổng lố của Beijing trong khu vực Mekong hay không vẫn là điều còn chờ xem.  Ngân khoản Đặc biệt của LMC khiến cho các quốc gia ASEAN khó quay lưng với Trung Hoa.

Viện trợ có thể là nguồn ảnh hưởng quan trọng.  Tuy nhiên, để Australia giữ được ghế và là một đối tác ưa thích, nước nầy cần phải tăng ngân sách và chuyên môn ở lục địa ĐNA, trong lúc dùng sức mạnh và làm sống lại nhãn hiệu Australia.

Sơ lược về tác giả

Andrea Haefner là giảng viên của Viện Á Châu Griffith chú trọng đến các chương trình Vừa học Vừa làm Toàn cầu.  Andrea có 10 năm kinh nghiệm cộng tác với học viện, chánh phủ và các tổ chức quốc tế.

No comments:

Post a Comment