Ủy hội sông Mekong có 9 dự án thủy điện của Lào và 2 dự án của Cam Bốt đã
được đề nghị xây trên dòng chính. Bốn nước thành viên Thái Lan, Lào, Việt Nam
và Cam Bốt đã ký kết Hiệp Định 1995, theo đó các dự án này phải thông qua thủ
tục thông báo, tham vấn và thỏa thuận (PNPCA). Diễn đàn khu vực UHSMK vừa họp
tại Luang Prabang tháng 2, 2017, thảo luận về dự án Pak Beng, cũng như Xayaburi
và Don Sahong nên UHSMK sẽ không có sự đồng thuận và 11 dự án lần lượt sẽ được
thực hiện bất chấp thủ tục đã ký kết.
Bài tham luận này giải thích tại sao Lào có thể ngang nhiên tiến hành các
dự án của họ như vậy. Tài lực và thế lực nào đã chống lưng giúp Lào gạt qua
phản đối của Cam Bốt và Việt Nam; bất chấp khuyến cáo của các chuyên gia quốc
tế về các tác động nặng nề cho môi sinh và kinh tế mà dân cư cả lưu vực sẽ phải
gánh chịu.
Figure 1: Các
dự án thủy điện trên Lancang Mekong (Stimson/VEF)
1. Nhận định về Diễn đàn khu vực do UHSMK tổ chức về dự án thủy điện Pak
Beng tại Luang Prabang ngày 22 tháng 2, 2017.
Diễn đàn này
đã cho các quốc gia thành viên cơ hội thảo luận về các quan ngại với dự án Pak
Beng theo thủ tục đàm phán PNPCA của Hiệp Định Mekong 1995. Đây là dự án thủy
điện thứ ba trên đất Lào trong tổng số 11 dự án đã được đề nghị trong hạ vực
Mekong. Đã có nhiều nghiên cứu đánh gía tác động khoa học của thủy điện, từ
viện nghiên cứu của Úc, đại học của Hoa Kỳ và Thái Lan và của Đan Mạch, cùng
cho rằng thủy điện sẽ có tác động tiêu cực xuyên biên giới nghiêm trọng, nhưng
Lào đã không hoãn lại mà dùng các diễn đàn khu vực như một màn kịch tham vấn
cho qua để Lào tiến hành thủy điện nhanh chóng hơn.
2. Các tác động tiêu cực đã diễn ra trên hạ du ra sao? Và những nghiên cứu
chiến lược đà thẩm định những thiệt hại nghiêm trọng như thế nào?
Trong những
năm qua lưu vực Tonle Sap và Đồng bằng sông Cửu Long đã chết vì khát, vì mặn và
nông ngư dân ngày càng cơ cực họ vẫn cứ nghèo. Mekong đã mất 50% phù sa vì các
đập ở Vân Nam Trung Quốc và theo các đánh giá khoa học, sẽ mất thêm 25% phù sa
nữa từ các dự án thủy điện của Lào và Cam Bốt. Trước cái chết dần mòn của vựa
lúa và tôm cá VN, Trung Quốc và Thái Lan sẽ được hưởng lợi nhiều nhất, trong
khi Lào hưởng ít hơn và nghiễm nhiên thành con nợ dài lâu của Thái Lan và Trung
Quốc; vì họ sẽ đầu tư vào đập và bán những thiết bị thủy điện và tổ máy “made
in China” để Lào vận hành.
TS Lê Anh Tuấn nhận định: “Cùng với các con
đập đang xây dựng, đập Pak Beng sẽ chặt đứt tính liên tục và kết nối của dòng
chảy sông Mekong, và đẩy các quốc gia ở hạ nguồn đối mặt với những quan ngại
thật sự về nguồn nước, nguồn phù sa, nguồn cá và các nguồn sống của nhiều hệ
sinh thái khác. Bên cạnh một loạt công trình thuỷ điện ở phía Vân Nam của Trung
Quốc, hoạt động xây đập của Lào sẽ gây bất ổn và hạn chế phát triển - hợp tác
cho toàn khu vực Mekong.”
Năm 2010,
UHSMK đã có nhận Bản Báo cáo cuối cùng Đánh giá Môi trường Chiến Lược
về Thủy Điện Mekong do viện nghiên cứu International Centre for Environmental
Management (ICEM) thực hiện với kết luận riêng về kinh tế rằng:
Những tổn thất
mà các ngành thủy sản và nông nghiệp phải chịu do ảnh hưởng các đập dòng chính sẽ tăng lớn hơn các lợi ích thực tế của các
ngành này. Thủy sản và nông nghiệp, hai ngành kinh tế quan trọng nhất
trong hạ lưu Sông Mê-kông phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, sẽ chịu thiệt hại
500 triệu USD/năm, bên cạnh các lợi ích từ nghề cá hồ chứa và tưới nước dự kiến
đóng góp 30 triệu USD/năm. Một khi, các tác động về kinh tế đến nghề cá ven biển
và châu thổ được hiểu cặn kẽ hơn, thì các ước số tổn thất có khả năng tăng đáng
kể. Ngay cả khi có các biện pháp giảm thiểu (tác động) đối với các dự án thủy
điện trong vùng, các dự án dòng chính hạ lưu Sông Mê-kông vẫn có khả năng làm
tăng sự bất bình đẳng (phân phối lợi và thiệt) làm trầm trọng thêm đói nghèo ở
các nước hạ lưu Sông Mêkông.
Các nghiên
cứu sau đó của đại học Portland University HK (2011) và Mae Fah Luang TL (2015) và viện khoa học Đan Mạch
DHI đều bổ túc thêm với kết luận tương tự.
3. Thủ tục PNPCA gồm những bước nào?
PNPCA là một
thủ tục cam kết quốc tế, các nước thành viên MRC phải tuân thủ cho mọi dự án
trên dòng chính và UHSMK có phận sự tổ chức các diễn đàn khu vực duyệt xét các
dự án đó. Thủ tục PNPCA bắt đầu từ bước Thông báo trước (Prior Notification),
Tham vấn trước (Prior Consultation) và phải đạt Thỏa thuận (Agreement) mới có
phép thi hành. PNPCA có ghi rõ nguyên tắc: “Tham
vấn trước không phải là quyền phủ quyết sử dụng nước hoặc là quyền đơn phương
sử dụng nước của bất kỳ quốc gia ven sông nào mà không xét đến quyền của các
quốc gia ven sông khác.”
4. Lào có các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực cho dự án nào
không?
Dự án
Xayaburi, theo thông tin Lào, họ báo có chi thêm $400 triệu USD làm thang cho
di ngư trở về thượng nguồn và làm lộ trình cho phù sa chảy xuống. Cố vấn
của Lào sẽ phải làm theo yêu cầu dự án của chủ nhân và biện hộ cho dự án. Họ
phải tin tưởng và thiết kế, kỹ thuật và điều hành, cho rằng nước sẽ phải chảy
vào lúc họ cho, trầm tích phải chuyển theo nơi họ phân bố, cá phải bơi theo luồng
họ chỉ đạo, điện phải tải nơi họ cho đi, và tiền họ chia như bài toán lợi nhuận
đã tính. Nhưng chưa có tiền lệ nào cho thấy những biện pháp đó có hiệu quả
và không có ai phải chịu trách nhiệm và đền bù thiệt hại nếu thiết kế họ không
thành công.
Chưa biết hiệu
quả thiết kế dự án, theo ông Phạm Tuấn Phan, Giám đốc Văn phòng Thư ký UBSMK,
Lào sẽ dùng Xayburi làm “mẫu mực” thiết kế các dự án kế tiếp Don Sahong và Pak
Beng. Quyết tâm làm thủy điện của Lào đã hiện rất rõ với chiến lược thủy điện
bất chấp hệ quả ra sao, đặt khu vực dưới sự đe dọa và liều lĩnh của Lào. Họ sẵn
sàng thách thức lân bang khi sự đã rồi.
5. Việt Nam đã có hành động gì theo PNPCA can ngăn Lào trong UHSMK?
Trong quá
trình tham vấn VN đã chính thức phản đối dự án Xayaburi và Don Sahong của Lào
với Ủy Ban Liên Hợp (UBLH MRC Joint Committee) cấp thứ trưởng, khi không có
đồng thuận như thế UBLH chuyển lên cho cấp bộ chính phủ Hội đồng (MRC Council)
giải quyết và cả hai dự án đã bế tắc ở đó vì không có thỏa thuận. Theo PNPCA
Việt Nam có thể dùng ngõ ngọai giao để tìm giải pháp với Lào, nhưng không thấy
VN đã có hành động ngoại giao nào cả. Nếu ngọai giao không thành, Hiệp Định
1995 cho Việt Nam quyền khiếu kiện Lào qua tòa án hòa giải quốc tế, nhưng VN
vẫn không thấy có hành động pháp lý này. Chính vì sự liệt kháng của VN
như thế nên Lào tiếp tục khai thác triệt để cơ hội khi họ thấy còn có thể.
Do đó dân VN cần đánh thức chính quyền VN dậy, để nhận trách nhiệm quyết
liệt bảo vệ tài nguyên môi sinh và quyền lợi dân tộc.
6. Tại sao lưu vực Mekong lại nỗ lực phát triển thủy điện dù tai hại như
thế?
Trước nhất
cả là do Việt Nam đã thiếu nỗ lực tranh đấu cho quyền lợi dân tộc, bên cạnh là
do Thái Lan dật dây và Trung Quốc tạo điều kiện tài chánh, kỹ thuật và chính
trị tách Lào và Cam Bốt cô lập Việt Nam trong khu vực.
TRUNG QUỐC
đã mù quáng với thủy điện, họ hủy diệt các kho tàng sinh thái thiên
nhiên, đảo lộn nếp sống và kế sinh nhai của chính dân tộc Trung Quốc. Thế mà
các quốc gia trong lưu vực Mekong nói chung đã sa vào lời nguyền thủy điện, một
kỹ thuật đã lỗi thời trên thế giới lấy làm quy họach chiến lược phát triển năng
lượng trên toàn khu vực.
Tâm lý gia
Abraham Harold Maslow đã nhận xét dí dỏm: “nếu bạn là cái búa, cái gì nhìn
cũng như cái đinh” (if all you have is a hammer, everything looks like a
nail). Vì thủy điện là sở trường của Trung Quốc, họ đã lập ra một tập đoàn kỹ
nghệ thủy điện đại quy mô với gía rẻ. Để tiếp tục nuôi tập đòan kinh tài này,
họ buộc phải tìm thêm thị trường khắp thế giớI để xuất cảng kỹ thuật, thiết bị
và đầu tư số thặng dư ngoại hối, gây ảnh hưởng và củng cố vị trí đại cường.
Figure 2: Đập
Nộ Trác Độ Lancang, Vân Nam (IRN)
Kết luận:
Chính phủ
Việt Nam hãy lắng nghe ThS
Nguyễn Hữu Thiện nhận định sau đây và tranh đấu yêu cầu Lào ngưng tất cả dự
án thủy điện tới khi nghiên cứu Council Study hòan tất và tuân thủ PNPCA đi đến
đồng thuận.
1. Việc thiếu phù sa sẽ gây sạt lở nghiêm trọng bờ sông, bờ biển ĐBSCL, việc này sẽ không có biện pháp nào để thích ứng.
1. Việc thiếu phù sa sẽ gây sạt lở nghiêm trọng bờ sông, bờ biển ĐBSCL, việc này sẽ không có biện pháp nào để thích ứng.
2. Việc thiếu phù sa ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp, ngay từ bây giờ
Việt Nam cần ý thức rằng nguồn phù sa trong tương lai sẽ rất hạn chế và phân
bón sẽ không thể thay thế phù sa.
Để duy trì an ninh lương thực trong nước về lâu dài, cần phải giảm canh tác lúa ba vụ một năm như hiện nay vì canh tác lúa ba vụ để xuất khẩu đã và đang làm cạn kiệt nguồn dinh dưỡng trong đất do phù sa bồi đắp trước đây.
Để duy trì an ninh lương thực trong nước về lâu dài, cần phải giảm canh tác lúa ba vụ một năm như hiện nay vì canh tác lúa ba vụ để xuất khẩu đã và đang làm cạn kiệt nguồn dinh dưỡng trong đất do phù sa bồi đắp trước đây.
3. Về nguồn nước, trong các năm bình thường, các đập này sẽ không ảnh hưởng
nhiều đến lượng nước và thời gian nước về ĐBSCL, nhưng trong những năm đặc biệt
khô hạn thì các đập này sẽ làm tình hình tồi tệ thêm rất nhiều vì các đập có
tổng thời gian lưu nước hơn một tháng.
Lào chỉ tôn trọng Viêt Nam khi biết Việt Nam quyết tâm bảo vệ Đồng bằng
sông Cửu Long và sẵn sàng mang Lào
ra trước tòa hòa giải quốc tế.
Appendix 1
List of existing and proposed Lower Mekong hydropower projects
M/T * Location Capacity (MW) Project Developer Status**
1.
Pak Beng M Lao PDR 885 Hong Kong
MoU/FS
2.
Luang Prabang M Lao PDR 1,410
Vietnam MoU/FS
3.
Xayaburi M Lao PDR 1,285 Thailand
Under construction
4.
Pak Lay M Lao PDR 1,320 China MoU/FS
5.
Sanakham M Lao PDR 660 Hong Kong
MoU/FS
6.
Pak Chom M Lao PDR 1,080 Thailand ?
7.
Ban Khoum M Lao PDR 1,870 Thailand
MoU/FS
8.
Lat Sua M Lao PDR 650 Thailand
MoU/FS
9.
Don Sahong M Lao PDR 240 Malaysia
Preliminary work?
10. Stung Treng
M Cambodia 980 MoU/FS
11. Sambor M
Cambodia 2,600 MoU
No comments:
Post a Comment