|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Mekong floods highlight new climate reality in the region)
Prak Chan Thul – Bình Yên Đông lược dịch
Rappler.com – October 6, 2024
Ngập lụt ở Phnom Penh và hạn hán
trong khu vực Mekong nhấn mạnh sự cần thiết cộng tác quản lý nước để đối phó
với thay đổi khí hậu, một chủ đề chánh trong phiên họp ASEAN-Ủy hội Sông Mekong
gần đây.
PHNOM PENH, CAMBODIA – Trong tuần lễ cuối tháng 9, Cambodia
trải qua những trận mưa lớn mang bởi gió mùa tây nam và áp thấp trong lưu vực
Mekong, gây ngập lụt ở nhiều nơi của quốc gia.
Ngay cả Phnom Penh cũng không phải là một ngoại lệ. Ở ven sông Koh Norea, một điểm hẹn hò mới
nhất của thủ đô, ngập lụt ảnh hưởng đường phố và doanh nhiệp ở mặt đường vì các
cửa hàng bị đóng cửa và những tiệm khác dời nơi buôc bán đến nơi cao hơn.
Những người buôn bán lo ngại về an ninh công cộng và tiềm
năng mất thu nhập vì có ít khách hàng vào lúc nầy. Mặc dù nhiều đám đông tụ tập để xem ngập lụt,
những người buôn bán báo cáo số bán sụt giảm.
Họ lo ngại cho cuộc sống của họ nếu ngập lụt tiếp tục, nhất là có thêm
mưa được tiên đoán trong những tuần lễ sắp tới.
“Ai mà không lo lắng về ngập lụt nầy,” con buôn Han Hok nói
hôm 25 tháng 9.
DOANH NGHIỆP BỊ NGẬP. Nước sông Mekong dâng lên làm ngập doanh nghiệp ở Vientiane, Lào, ngày 19 tháng 9 năm 2024.
[Ảnh: Prak Chan Thul]
“Nhất là chúng tôi kiếm tiền ở đây. Tôi không thể tiên đoán liệu có nhiều người
sẽ đến hay không, nhưng tôi lo ngại nếu tình hình không tốt hơn, thì thu nhập
của tôi sẽ tụt xuống và ảnh hưởng tôi vì đây là cuộc sống của tôi và giúp tôi
trả nợ ngân hàng,” bà nói thêm.
Điều kiện thời tiết bất thường với mưa lớn và hạn hán làm nổi bật tính dễ tổn thương với thay đổi khí hậu của khu vực Mekong, với các chuyên viên kêu gọi quản lý nước tốt hơn và hợp tác khu vực để bảo vệ các công đồng.
ĐỐI THOẠI AN NINH
NƯỚC. Các viên chức nối tay để biểu thị
sự hợp tác tại Đối thoại An ninh Nước ASEAN-Ủy hội Sông Mekong lần thứ 2nd
được tổ chức vào ngày 18 tháng 9 năm 2024. [Ảnh: Prak Chan Thul]
Diễn đàn
ngoại giao nước
Ở làng giềng Lào, Đối thoại An ninh Nước ASEAN-Ủy hội Sông
Mekong (MRC) mang lại với nhau các phái đoàn cao cấp ASEAN, cũng như các đối
tác phát triển để thảo luận những vấn đề an ninh nước vô cùng quan trọng.
Đối thoại An ninh Nước nhấn mạnh đến sự cần thiết cấp bách để
đối phó với an ninh nước và lương thực trong ASEAN và khu vực Mekong qua gia
tăng đầu tư và hợp tác, với ASEAN và MRC đóng vai trò then chốt.
“ASEAN đã là khí cụ để nuôi dưỡng đối thoại chánh trị và nối
kết, trong khi MRC là ‘trung tâm kiến thức khu vực’ đáng tin cậy. ‘diễn đàn
ngoại giao nước’ trưởng thành và một mô hình thành công của hợp tác nước xuyên
biên giới trong khu vực Mekong,” được nói trong tuyên bố ngày 18 tháng 9.
NGÂN HÀNG ĐƯỢC CHẮN BAO
CÁT. Một ngân hàng địa phương ở
Vientiane, Lào chuẩn bị cho tiềm năng ngập lụt từ sông Mekong bằng cách dùng
bao cát. Ngày 17 tháng 9 năm 2024. [Ảnh: Prak Chan Thul]
“Năm nay là
năm mưa”
Giám đốc điều hành của MRC Tiến sĩ Anoulak Kittihoun nói rằng
sau đợt hạn hán gây ngạc nhiên, bão Yagi gây ngập lụt nghiêm trọng trong vùng
Mekong. MRC đang theo dõi tình hình,
cung cấp tiên đoán cho các quốc gia bị ảnh hưởng, và phối hợp với Lào và Trung
Hoa để giảm nhẹ thiệt hại, ông nói.
“Giải pháp dài hạn nằm ở hạ tầng cơ sở lẫn giải pháp dựa trên
thiên nhiên vì trong Mekong chúng ta có dự trữ ít nhất [so với các sông khác]
trên thế giới.” ông nói với các phóng viên bên lề của đối thoại vào cuối tháng
9.
Vì thế, trong khi các sông như Mississippi có khả năng trữ
nước lớn lao – qua đập thiên nhiên hay nhân tạo – sông Mekong thiếu chúng. Các đập thủy điện trên Mekong cớ dự trữ hạn
chế, chỉ khoảng 14-15% dòng chảy hàng năm, và do đó “không thể làm giảm đáng kể
các giông tố quan trọng,” Kittihoun nói.
“Vì thế khi một trận bão lớn đến, anh phải đối phó với nó và
cố gắng bảo đảm rằng các đập không cộng thêm vấn đề,” ông nói thêm, khuyến cáo
gia tăng đầu tư trong các giải pháp trữ nước nhân tạo và thiên nhiên để đối phó
với thách thức.
Kittihoun nói MRC hỗ trợ các dự án phát triển trong khi cân
bằng các lo ngại môi trường. Minh bạch,
chia sẻ dữ kiện, và ý kiến của cộng đồng rất quan trọng để tối thiểu hóa ảnh
hưởng của dự án như các đập và thủy nông, không tránh thay đổi tình trạng tự
nhiên của sông.
“Yagi có lẽ
không phải là cơn bão cuối cùng trong năm 2024”
Brian Eyler, giám đốc chương trình Đông Nam Á (ĐNA) của Trung
tâm Stimson ở Washington DC, nới mùa mưa vừa qua, đánh dấu bởi hạn hán và thời
tiết cực đoan, tiết lộ một tương lai trong đó thay đổi khí hậu tăng cường những
điều kiện đó.
Sông Mekong đang trải qua cuộc khủng hoảng khí hậu – hạn hán
trong vùng hạ lưu ảnh hưởng đền thủy sản của Cambodia trong khi bão Yagi gây lũ
lụt tàn phá vùng thượng lưu. Điều nầy
làm nổi bật sự cần thiết cấp bách của những biện pháp thích ứng khí hậu, Eyler
nói.
“Và Yagi có lẽ không phải là trận bão cuối cùng trong năm
2024. Những trận bão nầy nầy đang mạnh
hơn do thay đổi khí hậu vì nhiệt độ cao hơn có thể giữ nhiều nước hơn, và tàn
phá nhiều hơn,” Eyler nói qua email ngày 25 tháng 9.
Khu vực Mekong cần quản lý lũ lụt và hạn hán tốt hơn. Hạn hán trong mùa mưa, làm tồi tệ thêm bởi
thay đổi khí hậu và các đập ở thượng lưu, đang gây nguy hại cho Tonle Sap, hồ
nước ngọt lớn nhất ĐNA và thủy sản của nó, Eyler nói.
Hạn hán trong Tonle Sap gây ra bởi thay đổi khí hậu lẫn giới
hạn của các đập ở thượng lưu. Cải thiện quản lý nước xuyên biên giới, nhất là
việc điều hành đập, có thể giảm nhẹ những hạn hán nầy và bảo đảm số cá đánh
được lớn hơn cho Cambodia, ông nói thêm.
Rủi ro khí
hậu, thực tế mới
Quản lý lũ lụt xuyên biên giới cũng vô cùng quan trọng, nhất
là cho các phụ lưu của Mekong. Cải thiện
liên lạc và các hệ thống cảnh báo sớm rất quan trọng để chuẩn bị, như bằng
chứng của ngập lụt do bão Yagi gần đây.
MRC cần nhiệm vụ rõ ràng hơn và phối hợp mạnh hơn với các quốc gia thành
viên để đối phó hiệu quả với những thách thức nầy, Eyler nói.
Hạn hán trong mùa mưa có thể được giảm nhẹ bằng quản lý nước
xuyên biên giới thông minh hơn, bao gồm mục tiêu bành trướng của Tonle Sap và
phối hợp điều hành đập ở Trung Hoa và Lào, Eyler nói.
Các quốc gia Mekong nên đặt ưu tiên việc chịu đựng khí hậu và
quản lý nước xuyên biên giới, nhất là với Trung Hoa và Lào, để bảo vệ các hệ
sinh thái vô cùng quan trọng như Tonle Sap.
Gia tăng rủi ro khí hậu như nóng cực đoan, lũ lụt và cháy rừng đòi hỏi
hành động cấp bách và hợp tác khu vực, ông nói.
Trong khi đó, Hoa Kỳ nói sông Mekong rất quan trọng cho cuộc
sống của hàng triệu người, nhưng thay đổi khí hậu đang đe dọa vùng nầy, phát
ngôn viên của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Cambodia Wesley Holzer nói trong email ngày
18 tháng 9.
Holzer nói các quốc gia Mekong phải cải thiện việc quản lý
sông và xây dựng sức chịu đựng khí hậu qua việc điều hành đập tốt hơn, các hệ
thống cảnh báo sớm và hợp tác đa phương.
Để xây dựng sức chịu đựng khí hậu, các quốc gia Mekong cần
cải thiện việc chuẩn bị tai họa, hạ tầng cơ sở, và sự hiểu biết của quần chúng,
trong kh cũng gia tăng tiếp xúc với tài nguyên như bảo hiểm hoa màu và
nước. Hoa Kỳ, qua Cơ quan Phát triển
Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), hỗ trợ những mục tiêu nầy với những chương trình chú
trọng đến nông nghiệp khôn ngoan khí hậu, bảo tồn và dữ kiện địa không gian.
(Nature: The key to Mekong’s sustainable growth and development)
Chris
Hallam and Akchousanh
Rasphone – Bình Yên Đông lược dịch
Mekong Eye - 10 October 2024
Một bảng hiệu cho Vùng
Bảo tồn Cá ở Siphandone, tỉnh Champasak, Lào.
[Ảnh: WWF-Laos]
Khi các nền kinh tế Mekong tăng
trưởng, rất cần hành động cấp bách để cứu các chủng loại nước ngọt đang tụt
giảm
Khi các quốc gia của Mekong và vùng Phụ cận gấp rút phục hồi
tăng trưởng kinh tế trước đại dịch, những dấu hiệu của tiến bộ đã rõ ràng –
chân trời nổi lên, giới bán lẻ quốc tế đi vào, phi trường ồn ào với các chuyến
bay quốc tế. Nhưng cùng lúc với sự dâng
lên của sự phát triển của con người, đời sống hoang dã đang trải qua sự biến
chuyển của nó, và không tốt hơn.
Phúc trình Hành tinh Sống động 2024 cho thấy một sự sụt giảm
85% trong các dân số chuảng loại nước ngọt được theo dõi toàn cầu, nhiều hơn
mất mát của chủng loại trên mặt đất (-69%) và biển (-56%).
Chiều hướng làm lo âu nầy được phản chiếu trong sông Mekong,
nơi có ít nhất 19% chủng loại cá được đánh giá có nguy cơ tuyệt chủng, theo
phúc trình Cá Mekong bị Bỏ quên gần đây.
Ở hồ Tonle Sap ở Cambodia, thí dụ,
dữ kiện đánh bắt được cho thấy một sự sụt giảm 88% trong khắp 110 chủng loại cá
trong 16 năm.
Làm thế nào sự sụt giảm cá nước ngọt có liên quan đến tăng
trưởng kinh tế? Mọi thứ.
Đa dạng sinh học không chỉ là lo ngại môi trường; nó là sự đo
đạc vô cùng quan trọng của sức khỏe của những hệ thống thiên nhiên mà các nền
kinh tế dựa vào.
Trong khu vực Mekong và vùng Phụ cận, số phận của con người
và đời sống hoang dã quyện với nhau.
Sông Mekong duy trì 68 triệu người, có tác dụng như một nguồn lương
thực, nước, giao thông, và đất đai màu mỡ.
Nó là nơi cư trú của nền thủy sản nội địa lớn nhất hành tinh,
và sức khỏe của nó là trụ cột của kinh tế khu vực. Một con sông suy thoái có nghĩa là kinh tế
thu hẹp – và một đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của hàng triệu người.
Áp lực lên các hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực Mekong và
vùng Phụ cận đang gia tăng vì phát triển mạnh mẽ. Nhưng sự suy thoái của sông, và khủng hoảng
tuyệt chủng mà nó thúc đẩy, không thể tránh khỏi.
Có những giải pháp. Ở
Lào và Thái Lan, những vùng không câu cá hay Vùng Bảo tồn Cá (FCZs) đã bảo vệ
dân số cá từ trên 15 năm nay.
Những vùng nầy tạo nện những nơi cư trú cho các loại có nguy
cơ tuyệt chủng, với ngư dân địa phương công nhận tầm quan trọng của việc bảo vệ
nơi cư trú. Nghiên cứu từ FCZs ở Lào xác
nhận rằng những mô hình của sáng kiến bảo tồn do cộng đồng quản lý đã thành
công trong việc nâng cao đa dạng sinh học lẫn cuộc sống.
Tương tự, canh tác lúa-cá – một lối thực hành kết hợp nuôi
thủy sản với sản xuất lúa và là một sáng kiến then chốt ở Việt Nam – cung cấp
một cách khả chấp để cân bằng năng suất nông nghiệp với bảo tồn đa dạng sinh
học.
Bằng cách kiểm soát sâu bọ và bón phân hoa màu, cá giúp nông
dân gia tăng năng suất và tạo nên những nguồn thu nhập mới. Bằng cách làm việc với nhịp lũ tự nhiên của
sông, đường lối nầy cũng bồi lắng phù sa sông trên đất một lần nữa, giúp chống
lại sụt lún của đồng bằng.
Những sáng kiến địa phương nầy phải được gia tăng để phù hợp
với cường độ của thách thức. Để đối đầu
với khủng hoảng đa dạng sinh học, chánh phủ phải thực hiện những hứa hẹn của
Khuôn khổ Đa dạng Sinh học Toàn cầu Kunming-Montreal (KM-BGF) được đồng ý tại
hội thảo đa dạng sinh học Liên Hiệp Quốc trong năm 2022.
Chỉ trong 2 tuần, lãnh đạo thế giới sẽ tập họp để đánh giá
tiến bộ của KM-BGF. Trong số 23 mục tiêu
phải đạt đền trong năm 2030, mục tiêu thứ 3rd nói rõ rằng bảo vệ 30%
đất, nước và biển của thế giới.
Chúng ta lấy làm buồn vì còn xa với việc đạt được tham vọng
nầy, chỉ có 16% đất và 8% biển hiện được bảo vệ. Nới rộng diện tích được bảo vệ và cung cấp
tài nguyên cần thiết để quản lý chúng có hiệu quả rất cần để ngăn chận mức độ
tuyệt chủng và đảo ngược suy thoái môi trường.
Ngoài ra, chúng ta phải tăng cường việc bảo tồn bên ngoài
diện tích được bảo vệ bằng cách hỗ trợ Người Bản xứ và các cộng đồng địa phương
thực hiện các biện pháp thay thế như Các Biện Pháp Bảo tồn Dựa trên Diện tích
có Hiệu quả (OECMs).
Xây dựng trên thỏa thuận lịch sử nầy, các quốc gia trên toàn
cầu đến với nhau để phát động Thanh thức Nước để chi tiết làm thế nào họ sẽ bảo
vệ 30% đất ngập nước ngọt và cũng phục hồi 300.000 km sông và 350 triệu
hectares đất ngập nước trên toàn cầu – vì phục hồi sông bị suy thoái và đất
ngập nước cũng quan trọng để dảo ngược mất mát thiên nhiên và xây dựng sức chịu
đựng khí hậu.
Vì nỗ lực lớn nhất của thế giới để bảo vệ và phục hồi các hệ
sinh thái nước ngọt, sáng kiến do quốc gia cầm đầu đại diện cho một cơ hội vô
cùng quan trọng cho các quốc gia trong khu vực Mekong tham gia đấu tranh để cứu
sông của họ.
Hiện nay, Cambodia là quốc gia duy nhất của Thách thức Nước
Ngọt trong khu vực Mekong, nhấn mạnh sự cần thiết cho các quốc gia láng giềng
để hành động cấp bách. Sự tham gia của
các quốc gia Mekong khác rất quan trọng nếu khu vực muốn bảo vệ các hệ sinh
thái nước ngọt và hàng triệu người lệ thuộc vào chúng.
Các hệ sinh thái nước ngọt của Mekong đang đứng trên khúc
quanh. Đối với hàng triệu người dựa vào
sông để có thực phẩm, nước và sự sống còn, thất bại không là sự chọn lựa.
Đảo ngược nhiều thập niên thiệt hại sẽ là một công việc đồ
sộ, nhưng nó có thể thực hiện được. Các
khí cụ, kiến thức, và giải pháp đã có trong tay. Cái đang thiếu là ý chí tập thể và tài chánh
để hành động – mạnh mẽ và nhanh chóng.
Các sáng kiến như Thách thức Nước Ngọt, Vùng Bảo tồn Cá, và
những lối thực hành khả chấp như canh tác lúa-cá cho thấy rằng phục hồi có thể
được – và với nó, một tương lai nơi thiên nhiên và phát triển nẩy nở với
nhau. Nhưng các hệ sinh thái đang phục
hồi cũng có nghĩa là nâng cao thích ứng và chịu đựng khí hậu để bảo vệ thiên
nhiên lẩn người dân dựa vào nó.
Đây là lúc then chốt, nhưng là lúc trần đầy tiềm năng. Cơ hội để cứu Mekong và những hệ sinh thái
của nó đang ở trong tầm tay của chúng ta, và với hành động được phối hợp, chúng
ta có thể xây một tương lai nơi sông, người dân, và đời sống hoang dã nẩy nở
với nhau.
Sức chịu đựng khí hậu sẽ là chìa khóa cho nỗ lực nầy, vì nó
không những là những hệ sinh thái mà còn là sự ổn định xã hội đang lâm
nguy. Sự chọn lựa là của chúng ta, và
nếu chúng ta nắm lấy thời điểm nầy, có nhiều lý do để tin rằng một tương lai
khả chấp tươi sáng hơn là có thể được.
Bây giờ là lúc hành động.
(Water governance in the Mekong after Watercourses Convention 35th ratification: Multilateral or bilaterap approach?)
Imad Antoine Ibrahim – Bình Yên Đông lược dịch
International Journal of Water Resources Development – 2019
Phần giới thiệu
Sông Mekong là chủ đề của vô số nghiên cứu và bài viết chánh sách cố gắng để giải quyết những tiến thoái lưỡng nan của việc cai quản nước xuyên biên giới trong khu vực. Các họcgiả và những nhà làm chánh sách đã đối phó với những vấn đề như thế thấy các hiệp ước nước quốc tế được chấp thuận bởi cộng đồng quốc tế như một căn bản để chấp nhận các quy ước nước đa phương và song phương giữa các quốc gia cùng chia sẻ những dòng sông như thế (Fry and Chong, 2016; Li and u, 2017). Thật vậy, một sự va chạm quyền lợi giữa các quốc gia thượng và hạ lưu xảy ra trong một số sông trên thế giới (Munia et al., 2016). Sông Mekong, được chia sẻ giữa Việt Nam, Lào, Thái Lan, Cambodia, Myanmar và Trung Hoa, là chủ đề của sự va chạm quyền lợi giữa Trung Hoa – một trong những quôc gia ở thượng lưu, cùng với Myanmar – và những quốc gia còn lại (Hall 2010). Xung đột nầy khiến cho các quốc gia ở hạ lưu thiết lập Thỏa ước Mekong trong năm 1995 để bảo vệ quyền lợi chung (Plengsaeng, When and Zaag, 2014).
Trong bối cảnh nầy, cộng đồng quốc tế đã chấp nhận một số khí cụ bên trong khuôn khổ của luật nước quốc tế để kiểm soát những nguồn nước ngọt được chia sẻ (Gander, 2014; Salman, 2007b; Yamada, 2011). Quy ước về Luật Sử dụng Không-Thủy vận các Thủy lộ Quốc tế (UNWC, 1997) được chấp thuận trong năm 1997 (Beaumont, 2000; :eb, 2013). Nó có hiệu lực trong năm 2014, sau khi được phê chuẩn bởi 35 quốc gia. Với tình trạng mới của hiệp ước, một số câu hỏi được nêu lên liên quan đến ảnh hưởng tiềm tàng của nó đối với việc phát triển và quản lý các thủy lộ quốc tế. Nhiều bài viết đã được thực hiện về sự thích hợp của UNWC (Loures, Rieu-Clarke, Dellapenna and Lammers, 2013; Rieu-Clarke and López, 2013; Rieu-Clarke and Pegram, 2013; Salman, 2015; Stoa, 2014). Bài viết nầy trình bày một ý định khác để tìm hiểu vai trò mà các thỏa thuận nước quốc tế, trong trường hợp nầy là UNWC, có thể đóng trong việc bảo đảm cai quản tốt cho các nguồn nước ngọt được chia sẻ, lấy sông Mekong làm nghiên cứu trường hợp.
Việc phân tích đi ra ngoài cố gắng đơn thuần để tìm hiểu vấn đề nầy như luật nước quốc tế, như được nói trước đây, ảnh hưởng sự chấp nhận các hiệp ước đề cập đến tài nguyên nước ngọt được chia sẻ. Bài viết nầy có ý định phân tích những đường lối được thảo luận trong tài liệu để bảo đảm cai quản tối các nguồn nước xuyên biên giới. Nó xem xét liệu các hiệp ước nước đa phương có thể được sử dụng để quản lý sông sau khi UNWC có hiệu lực, lấy sông Mekong như một nghiên cứu trường hợp. Nghiên cứu cũng đánh giá liệu một đường lối thay thế, dựa trên các thỏa ước nước song phương giữa Trung Hoa và các quốc gia khác – mặc dù chúng hiếm hoi – sẽ là một cách thực tế hơn để quản lý nguồn nước xuyên biên giới. Qua phân tích nầy, bài viết trả lời câu hỏi liệu cai quản nước xuyên biên giới trong sông Mekong tốt nhất được thực hiện với một đường lối đa phương hay song phương, với cứu xét thay đổi trong tình trạng của UNWC.
Cấu trúc của bài viết nầy như sau. Trước hết, lịch sử của cai quản nước xuyên biên giới trong sông Mekong được xem xét. Hai phần tiếp theo phân tích đường lối của Trung Hoa đối với việc cai quản nước xuyên biên giới và liệu thay đổi trong tình trạng của UNWC từ công cụ luật pháp mềm sang cứng có thể ảnh hưởng đến việc phát triển trong sông Mekong và làm dễ dằng việc chấp nhận một đường lối đa phương để cai quản nước. Những phần cuối của bài viết xem xét những đề nghị rằng các hiệp ước nước song phương đang được thiết lập giữa Trung Hoa và các nước khác có thể được dùng để bảo đảm cai quản tốt những nguồn nước chung, sau khi được tu chính thích hợp. Đường lối nầy có vẻ khả thi nhất, vì Trung Hoa không sẵn lòng ký vào UNWC hay cam kết vào các thỏa ước nước đa phương vào lúc nầy.
XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|