Sunday, October 13, 2024

CAI QUẢN NƯỚC TRONG MEKONG SAU KHI PHÊ CHUẨN QUY ƯỚC THỦY ĐẠO 35TH: ĐƯỜNG LỐI ĐA PHƯƠNG HAY SONG PHƯƠNG?

 (Water governance in the Mekong after Watercourses Convention 35th ratification: Multilateral or bilaterap approach?)

 

Imad Antoine Ibrahim – Bình Yên Đông lược dịch

International Journal of Water Resources Development – 2019

 


Phần giới thiệu

Sông Mekong là chủ đề của vô số nghiên cứu và bài viết chánh sách cố gắng để giải quyết những tiến thoái lưỡng nan của việc cai quản nước xuyên biên giới trong khu vực.  Các họcgiả và những nhà làm chánh sách đã đối phó với những vấn đề như thế thấy các hiệp ước nước quốc tế được chấp thuận bởi cộng đồng quốc tế như một căn bản để chấp nhận các quy ước nước đa phương và song phương giữa các quốc gia cùng chia sẻ những dòng sông như thế (Fry and Chong, 2016; Li and u, 2017).  Thật vậy, một sự va chạm quyền lợi giữa các quốc gia thượng và hạ lưu xảy ra trong một số sông trên thế giới (Munia et al., 2016).  Sông Mekong, được chia sẻ giữa Việt Nam, Lào, Thái Lan, Cambodia, Myanmar và Trung Hoa, là chủ đề của sự va chạm quyền lợi giữa Trung Hoa – một trong những quôc gia ở thượng lưu, cùng với Myanmar – và những quốc gia còn lại (Hall 2010).  Xung đột nầy khiến cho các quốc gia ở hạ lưu thiết lập Thỏa ước Mekong trong năm 1995 để bảo vệ quyền lợi chung (Plengsaeng, When and Zaag, 2014).

Trong bối cảnh nầy, cộng đồng quốc tế đã chấp nhận một số khí cụ bên trong khuôn khổ của luật nước quốc tế để kiểm soát những nguồn nước ngọt được chia sẻ (Gander, 2014; Salman, 2007b; Yamada, 2011).  Quy ước về Luật Sử dụng Không-Thủy vận các Thủy lộ Quốc tế (UNWC, 1997) được chấp thuận trong năm 1997 (Beaumont, 2000; :eb, 2013).  Nó có hiệu lực trong năm 2014, sau khi được phê chuẩn bởi 35 quốc gia.  Với tình trạng mới của hiệp ước, một số câu hỏi được nêu lên liên quan đến ảnh hưởng tiềm tàng của nó đối với việc phát triển và quản lý các thủy lộ quốc tế.  Nhiều bài viết đã được thực hiện về sự thích hợp của UNWC (Loures, Rieu-Clarke, Dellapenna and Lammers, 2013; Rieu-Clarke and López, 2013; Rieu-Clarke and Pegram, 2013; Salman, 2015; Stoa, 2014).  Bài viết nầy trình bày một ý định khác để tìm hiểu vai trò mà các thỏa thuận nước quốc tế, trong trường hợp nầy là UNWC, có thể đóng trong việc bảo đảm cai quản tốt cho các nguồn nước ngọt được chia sẻ, lấy sông Mekong làm nghiên cứu trường hợp.

Việc phân tích đi ra ngoài cố gắng đơn thuần để tìm hiểu vấn đề nầy như luật nước quốc tế, như được nói trước đây, ảnh hưởng sự chấp nhận các hiệp ước đề cập đến tài nguyên nước ngọt được chia sẻ.  Bài viết nầy có ý định phân tích những đường lối được thảo luận trong tài liệu để bảo đảm cai quản tối các nguồn nước xuyên biên giới.  Nó xem xét liệu các hiệp ước nước đa phương có thể được sử dụng để quản lý sông sau khi UNWC có hiệu lực, lấy sông Mekong như một nghiên cứu trường hợp.  Nghiên cứu cũng đánh giá liệu một đường lối thay thế, dựa trên các thỏa ước nước song phương giữa Trung Hoa và các quốc gia khác – mặc dù chúng hiếm hoi – sẽ là một cách thực tế hơn để quản lý nguồn nước xuyên biên giới.  Qua phân tích nầy, bài viết trả lời câu hỏi liệu cai quản nước xuyên biên giới trong sông Mekong tốt nhất được thực hiện với một đường lối đa phương hay song phương, với cứu xét thay đổi trong tình trạng của UNWC.

Cấu trúc của bài viết nầy như sau.  Trước hết, lịch sử của cai quản nước xuyên biên giới trong sông Mekong được xem xét.  Hai phần tiếp theo phân tích đường lối của Trung Hoa đối với việc cai quản nước xuyên biên giới và liệu thay đổi trong tình trạng của UNWC từ công cụ luật pháp mềm sang cứng có thể ảnh hưởng đến việc phát triển trong sông Mekong và làm dễ dằng việc chấp nhận một đường lối đa phương để cai quản nước.  Những phần cuối của bài viết xem xét những đề nghị rằng các hiệp ước nước song phương đang được thiết lập giữa Trung Hoa và các nước khác có thể được dùng để bảo đảm cai quản tốt những nguồn nước chung, sau khi được tu chính thích hợp.  Đường lối nầy có vẻ khả thi nhất, vì Trung Hoa không sẵn lòng ký vào UNWC hay cam kết vào các thỏa ước nước đa phương vào lúc nầy.

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

 

Tình trạng cai quản nước hiện nay trong sông Mekong

Hợp tác nước xuyên biên giới được phát động vào cuối thập niên 1940s, khi Liên Hiệp Quốc (LHQ) cung cấp trợ giúp và hướng dẫn cho các quốc gia trong khu vực liên quan đến ngừa lụt qua văn phòng được thiết lập sau cùng (Fox and Sneddon, 2007).  Hợp tác giữa các quốc gia duyên hà bắt đầu trong năm 1957, khi Nam Việt Nam (Việt Nam bị chia thành 2 quốc gia trong năm 1954 như là kết quả của Chiến tranh Lạnh và được thống nhất trong năm 1975 – xem Grinter, 1975), Lào, Thái Lan và Cambodia thiết lập Ủy ban Mekong để Phối hợp Điều tra Hạ Lưu vực Mekong (Chenoweth, 2000).  Lúc đó, Trung Hoa không được mời tham gia như một thành viên của ủy ban, vì Beijing (Bắc Kinh) có những ưu tiên khác, chẳng hạn như đối phó với những vấn đề kinh tế (Zawahri and Hensengerth, 2012).  Việc hợp tác nầy mang lại Tuyên cáo Chung về Nguyên tắc Sử dụng Nước của Hạ Lưu vực Mekong trong năm 1978, không được thực hiện vì lý do chánh trị, phần lớn do thay đổi thể chế ở Cambodia.  Chánh phủ Khmer Đỏ cô lập Cambodia với cộng đồng quốc tế, ảnh hưởng đến tuyên cáo chung, vì bất cứ kế hoạch phát triển đòi hỏi sự đồng ý của tất cả các quốc gia ký kết (Browder and Ortolano, 2000; Gooch and Rieu-Clarke, 2009; Mirumachi, 2012.  Trong năm 1978, nhóm quốc gia tương tự nhưng không có Cambodia thiết lập Ủy ban Mekong Lâm thời, dể thay thế uỷ bản trước (Jacobs, 2002).  Nhưng nó được giải tán trong thập niên 1990s, để thúc đẩy việc chấp nhận Thỏa ước Mekong (Browder and Ortolano, 2000; Gooch and Rieu-Clarke, 2009).  Các quốc gia Hạ lưu vực Mekong (LMB) phê chuẩn thỏa ước 1995 và thiết lập Ủy hội Sông Mekong (MRC) như là kết quả (Ha, 2011; Johns, Saul, Hirsch, Stephens and Boer, 2010).  Một lần nữa, Trung Hoa không tham gia cũng không quan tâm đến việc tham gia, vì nước nầy đã có những biện pháp đơn phương để khai thác và phát triển sông (Zawahri and Hensengerth, 2012).

Cho đến cuối Chiến tranh Lạnh, sông Mekong vẫn chưa phát triển, vì các lý do địa chánh trị, kể cả những lý do được nêu ở trên.  Từ đó, khu vực đã chứng kiến kỹ nghệ hóa và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.  Các quốc gia cùng chia sẻ dòng sông được lợi từ tình trạng nầy để xây hạ tầng cơ sở chẳng hạn như đập, đường sá và lưới điện.  Bản chất mạnh mẽ của các hoạt động nầy đã ảnh hưởng đến dân số cũng như môi trường (Han, 2017; Schmidt and Matthews, 2017).  Hơn nữa, các quốc gia chia sẻ sông có quyền lợi và cần thiết khác nhau, vì mỗi quốc gia tìm cách khai thác nguồn nước cho những mục đích khác nhau (Do and Dinar, 2014), trong khi các lực lượng khu vực và quốc tế cũng có quan tâm lớn trong khu vực (Kittihoun and Staubli, 2018).  Quyền lợi cũng khác nhau giữa các quốc gia và các cộng đồng ở địa phương, trong nhiều trường hợp có những nghị trình khác nhau (Lebel, Garden and Imamura, 2005), và một quyết định hay chánh sách được chấp thuận ở cấp quốc gia hay địa phương có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển khu vực của toàn thể sông (Smajgl, Ward, Foran, Dore and Larson, 2015).  Cai quản nước trong Mekong là một thách thức bởi bản chất xuyên biên giới của nó tạo nên nhiều chướng ngại để quản lý nước khả chấp (Ho, 2014a).  Quả thật, ‘tính phức tạp của các xã hội, các nền kinh tế và sinh thái’ trong khu vực, cộng thêm với những lực lượng bên ngoài như thay đổi khí hậu đã làm phức tạp thêm công việc nầy (Dore, Lebel and Molle, 2012, p.24).  Trong bối cảnh nầy, những nhà làm chánh sách trong 6 quốc gia phải bảo đảm rằng phát triển kinh tế không làm hại tài nguyên thiên nhiên hiện có, phần lớn là những nguồn nước ngọt chia sẻ (Pearse-Smith, 2012).  Vì lý do nầy, ‘quản lý nước cần có tác động qua lại giữa các cấp và một tiến trình lấy quyết định bao gồm ở tất cả các cấp’ (Wajjwalku, 2019, p.124).  Việc phát triển thiếu phối hợp và nhanh chóng đang xảy ra tạo nên một đe dọa cho các nguồn nước ngọt của Mekong (Johns et al., 2010).  Bốn yếu tố chánh được cứu xét ảnh hưởng đến hệ sinh thái và dân số sống gần sông: ‘phát triển hạ tầng cơ sở, chẳng hạn như đập thủy điện và các dự án thủy nông; thay đổi cách sử dụng đất trong lưu vực, kể cả đô thị hóa; thay đổi khí hậu; và ô nhiễm do con người từ nhiều nguồn khác nhau (Sebesvari, Rodrigues and Renaud, 2017, p.1908).

Những hành động của Trung Hoa, một quốc gia ở thượng lưu, ảnh hưởng nặng nề tình hình của các quốc gia LMB, nhưng cũng có thể mang lại những cơ hội đáng kể cho những nước nầy.  Trung Hoa tham gia đối thoại với MRC trong năm 1996 nhằm mục đích bảo đảm hợp tác và ngăn ngừa xung đột.  Beijing vừa tìm cách cân bằng việc phát triển kỹ nghệ của họ với sự cần thiết của các quốc gia LMB, mang lại một số sáng kiến và kế hoạch (Gong, 2016).  Thí dụ, Thỏa thuận về Điều khoản Tin tức Thủy học của sông Lancang/ Mekong trong Mùa Mưa, được Trung Hoa ký năm 2002, được làm mới trong năm 2008.  Thỏa thuận nói rằng Trung Hoa sẽ cung cấp tin tức thủy học cho MRC, trong một số cách để giải quyết những lo ngại của các quốc gia LMB về các hoạt động xây đập (Castillo and Bian, 2015).  Thật vậy, Trung Hoa đã từ từ gia tăng việc cộng tác trong những sự kiện hợp tác với MRC từ lúc thành lập; chú trọng đến vài mục đích phần lớn là ‘thủy điện, quản lý hỗn hợp, thủy vận và ngừa lụt/cứu trợ hạn hán’ (Feng, Wang, Suman, Yu and He, 2019, p.61), vì những nỗ lực hỗn hợp có thể đưa đến việc quản lý tốt hơn sông Mekong (Cui, 2018).  Mặc dù lo ngại, các quốc gia LMB chưa thúc đẩy Trung Hoa tham gia vào MRC (Fry and Chong, 2016).  Và MRC không có cách để ảnh hưởng lập trường của Trung Hoa.  Đường lối của Trung Hoa do đó cho thấy họ muốn đóng một vai trò của một diễn viên có trách nhiệm trong khu vực (Yeophantong, 2014).  Thí dụ, Trung Hoa là một phần của Cơ chế Hợp tác Lancang-Mekong (LMCM), được thiết lập giữa tất cả các quốc gia Mekong trong năm 2016 để nâng cao hợp tác khu vực (Zhong, Tian, Hu, Grey and Gilmont, 2016).  Đường lối của Trung Hoa đối với Mekong là một phần của chánh sách đối ngoại rộng lớn hơn bằng cách dùng ngoại giao để thiết lập một ‘đường mềm’ hợp tác giữa các quốc gia (Wouters and Chen, 2013, p.229); nhưng thái độ của họ đối với những thỏa thuận nước quốc tế hoàn toàn khác biệt với đường lối ‘mềm’ nầy.  Có sự va chạm giữa Trung Hoa và cộng đồng quốc tế về cách làm thế nào các sông xuyên biên giới nên được quản lý (Soprano;m2016; Wouters and Chen, 2013).

Đường lối của Trung Hoa đối với việc cai quản nước xuyên biên giới

Trở lại năm 1997, Trung Hoa, Burundi và Turkey bỏ phiếu chống lại việc chấp nhận UNWC, trong khi 27 quốc gia không thuận cũng không chống (abstain) và 52 quốc gia không bỏ phiều (Salman, 2007a).  Trung Hoa nói rằng quy ước không phản ánh mối liên hệ giữa một thủy lộ quốc tế và chủ quyền lãnh thổ.  Đường lối của cộng đồng quốc tế dựa trên chủ quyền lãnh thổ giới hạn, trong khi Trung Hoa khuyến khích chủ quyền lãnh thổ tuyệt đối.  Trung hoa cũng dành quyền để trả lời câu hỏi nầy với những quốc gia còn lại cùng chia sẽ một thủy lộ tương tự, trong khi cứu xét lối thực hành quốc tế và thỏa thuận song phương được ký kết cho mục đích nầy (Wouters and Chen, 2013).  Việc chống đối UNWC không phản ánh lập trường của Trung Hoa đối với luật nước quốc tế đã ảnh hưởng một số luật lệ quốc gia của Trung Hoa.  Thí dụ, Luật Nước 2002 áp dụng một vài quy tắc của luật nước quốc tế, trái ngược với niềm tin rộng rãi trong thái độ tiêu cực của Trung Hoa đối với lãnh vực nầy (Deng et al., 2016; Fry and Chong, 2016).  Nhưng việc áp dụng những quy tắc nầy không đủ để bảo đảm việc bảo vệ nguồn nước mặt được chia sẻ.  Thí dụ, luật trong nước của Trung Hoa miễn trừ các giới chức thực hiện đánh giá ảnh hưởng môi trường cho các dự án đập (Castillo and Bian, 2015).

Việc bác bỏ UNWC của Trung Hoa là một phần của hiện tượng rộng lớn hơn, trong đó các quốc gia ở thượng lưu rất do dự để hỗ trợ quy ước vì họ nhận thức rằng nó đi ngược với quyền lợi của họ.  Đây là một trong các lý do chánh tại sao Trung Hoa không ký vào UNWC (Zhong et al., 2016), phản ánh nhiều tranh cãi vì kết hợp nguyên tắc sử dụng công bằng và hợp lý và bắt buộc không gây nguy hại đáng kể của quy ước.  Hai nguyên tắc nầy đã gây ra nhiều vấn đề lớn lao, đẩy các quốc gia ở thượng và hạ lưu diễn dịch chúng theo cách hỗ trợ cho quyền lợi của họ và kéo dài tiến trình chấp thuận và thực hiện UNWC (Mbengue, 2013; McIntyre, 2015; Rahaman, 2009; Wegerich an Olsson, 2010).  Những nhà phát triển sau nầy đã bênh vực nguyên tắc sử dụng công bằng và hợp lý cho phép họ phát triển hạ tầng cơ sở đòi hỏi khai thác nguồn nước nơi những nhà phát triển trước đây xem những họat động như thế là nguy hại cho quyền lợi của họ và đã tuyên bố rằng những hoạt động như thế không nên xảy ra trên căn bản không gây nguy hại đáng kể (McIntyre, 2015; Wegerich and Olsson, 2010).  Đoạn 2 của Điều 7 của UNWC, đối phó với sự bắt buộc, đã tạo thêm nhiều chứng ngại.  Đoạn nầy nói rằng một quốc gia gây ra nguy hại nên có tất cả các biện pháp cần thiết để làm giảm thiệt hại và trả tiền bồi thường khi cần thiết, dựa trên các điều khoản liên quan đến việc sử dụng công bằng và hợp lý (UNWC, 1997; Kimnyl and Mbaku, 2015; Luka, 2006).  Nguyên tắc nầy đẩy Trung Hoa phải chấp nhận khái niệm về bồi hường sinh thái trong bối cảnh xung đột nước liên thẩm quyền để cung cấp bồi thường cho những vùng có nhiệm vụ bảo tồn hơn các vùng khác (Moore, 2018; Wang et al., 2017).

Cơ chế dàn xếp tranh chấp của UNWC là một lý do khác khiến Trung Hoa không ký vào quy ước.  Theo UNWC, nếu các bên liên hệ không thể đạt được thỏa thuận bởi thương thảo được yêu cầu bởi 1 trong số bên, họ có thể cùng tìm kiếm những văn phòng tốt của, hay yêu cầu trung gian hay hòa giải bởi, một bên thứ ba. hay sử dụng, thích hợp, bất cứ tổ chức thủy lộ chung có thể được thiết lập bởi họ hay đồng ý đệ trình tranh chấp đến trọng tài hay Tòa án Quốc tế (Điều 33(2)).

Bài viết nói thêm (đoạn 3 và 4) rằng một ủy hội để tìm sự kiện sẽ được thiết lập theo yêu cầu của một bên nếu các bên không thể dàn xếp tranh chấp ‘sau 6 tháng từ lúc yêu cầu thương thảo được nói trong đoạn 2.  Trung Hoa bác bỏ việc dàn xếp tranh chấp bắt buộc và việc bao gồm bên thứ ba trong tiến trình, ‘đề nghị răng [giải pháp tốt tranh chấp] tốt nhất để cho các quốc gia thủy lộ trên căn bản từng trường hợp’ (Chen, Rieu-Clarke and Wouters, 2013, p.225).

Kết quả là, trong lãnh vực cai quản nước xuyên biên giới, Trung Hoa đã chấp nhận chiến lược  ‘một quốc gia, một hiệp ước’.  Beijing do đó tìm kiếm những thỏa thuận song phương với các quốc gia trong đó Trung Hoa chia sẻ tài nguyên thiên nhiên.  Trung Hoa tìm cách bảo vệ quyền lợi của họ bằng cách thực hiện thương thảo trực tiếp với tất cả các quốc gia mà họ chia sẻ nguồn nước mặt.  Kết quả là, một số thỏa thuận nước song phương đã được thiết lập, mặc dù cho đến nay không có bao nhiêu hiệp ước song phương được thiết lập giữa Trung Hoa và các quốc gia khác bao gồm việc quản lý các nguồn nước ngọt chung (Chen et al., 2013; Xhong et al., 2016; Xie and Jia, 2018).  ‘Từ lâu Trung Hoa đã giữ chặt lập trường rằng xây dựng hạ tầng cơ sở nước trên các sông quốc tế không phải là một vấn đề đa phương’ (Pohl and Swain, 2017, p.27).  Mặc dù một số thủy lộ được chia sẻ giữa vài quốc gia, các hiệp ước nước được thiết lập bởi Trung Hoa phần lớn là song phương (Chen et al., 2013).  Qua đường lối nầy, Trung Hoa nhằm mục đích nâng cao cộng tác với các quốc gia còn lại mà Beijing chia sẻ nguồn nước mặt (Hu, 2015).  Nhiều quốc gia thích chấp nhận các thỏa thuận song phương ‘như một cách để thực hiện phần nào sự hợp tác với chi phí chuyển giao thấp hơn’ (Espey and Towfique, 2014, p.3).  Đường lối thường được Trung Hoa ôm chặt nầy không được áp dụng cho sông Mekong, vì quốc gia chọn đường lối đơn phương, vời sức mạnh không cân xứng giữa Trung Hoa và các quốc gia còn lại cùng chia sẻ sông và có ít khích lệ để cộng tác.  Nhưng nó đã bắt đầu thay đổi trong vài thập niên vừa qua, nơi cộng tác đa phương có thể thấy, đặc biệt trong lãnh vực thủy vận để làm dễ dàng mậu dịch (Ho, 2014b).  Thật vậy, cộng tác giới hạn được thấy như một cách để theo đuổi phát triển kinh tế - phần lớn qua các dư án thủy điện, với tư thế thượng lưu của Trung Ho – và bảo đảm sự đồng hiện hữu trong hòa bình với các láng giềng (Han, 2017).  Trung Hoa cũng đang đầu tư vào thành phần thủy điện ở Dông Nam Á (ĐNA) trong khi cung cấp các loại viện trợ khác cho các quốc gia ở đó (Han, 2017; Urban, Nosdensward, Khatri and Wang, 2013).  Việc phát triển nầy được giải thích bởi Sebastian Biba (2014, p.34) ghi nhận sự cần thiết của Trung Hoa để ‘hòa giải chiến lược thủy chánh trị ở trong nước với những tiếng vang quốc tế để bảo đảm sự liên tục của sự ổn định ở trong nước và tăng trưởng kinh tế’.  Trong ý nghĩa đó, Trung Hoa hiện đang thấy hợp tác đa phương như một phương tiện để thực hiện quyền lợi của mình, như được chứng kiến trong nhiều sáng kiến đã được thiết lập bởi Trung Hoa (Han, 2017).  Thí dụ, LMCM được chánh thức phát động trong năm 2016, ở Trung Hoa, với sự tham gia của tất cả các quốc gia Mekong.  Nó nhằm mục đích nâng cao hợp tác trong 5 lãnh vực ưu tiên, kể cả quản lý nguồn nước (Middleton and Allouche, 2016).  Mục đích chánh của LMCM là bảo đảm an ninh nước theo 2 nguyên tắc then chốt.  Đầu tiên là chủ quyền quốc gia không bị đe dọa do hợp tác đối với những vấn đề nước và thứa hai là việc sử dụng nước bởi các quốc gia duyên hà khác phải không ảnh hưởng đến khả năng của 1 quốc gia để theo đuổi phát triển kinh tế và xã hội (Xing, 2017).  Để đi đến điểm cuối nầy, LMCM thiết lập Nhóm Công tác Hỗn hợp Quản lý Nguồn Nước (đã có 2 phiên họp, trong tháng 2 năm 2017 và tháng 3 năm 2018, theo thứ tự), Trung tâm Hợp tác Nguồn Nước Lancang-Mekong và Trung tâm Nghiên cứu Mekong Toàn cầu (Devlaeminck, 2019).  Trung Hoa phát động LMCM để bảo vệ quyền lợi của mình trong khi hợp tác với các quốc gia LMB và để thách thức các tổ chức hiện hữu đối phó với các vấn đề sông, phần lớn là MRC, được xem với nghi ngờ lớn bởi Trung Hoa.  LMCM được thiết lập khi MRC đang khổ sở vì giới hạn ngân sách, với ngân sách cho 2016-2020 bị giảm; điều nầy cung cấp một cơ hội bằng vàng để cho thấy tầm quan trọng của cơ chế (Middleton and Allouche, 2016).  Hợp tác nước được cho tầm quan trọng lớn trong Kế hoạch Hành động 5-Năm lần thứ 1st về Hợp tác Nguồn Nước Lancang-Mekong chỉ đối phó với chủ đề hợp tác nước trái ngược với Kế hoạch Hành động 5-Năm chánh, được nói ở trên, hiện đang được soạn thảo (Ministry of Foreign Affairs, People’s Replubic of China, 2018).  Thật vậy, ‘việc nâng cao cộng tác nguồn nước sẽ có lợi cho chiều hướng ưu tiên khác trong LMCM’ (Yu, 2015).

Đường lối cai quản nước xuyên biên giới của Trung Hoa dựa trên việc bảo vệ quyền lợi của Trung Hoa, ngay cả điều đó có nghĩa chống lại các thỏa thuận nước quốc tế như UNWC, mặc dù thái độ chung tích cực của Trung Hoa đối với luật nước quốc tế.  Những phần sau đây sẽ xem xét liệu các hiệp ước nước đa phương hay song phương thì thích hợp nhất để đối phó với sông Mekong, cứu xét bối cảnh của khu vực và lập trường của Trung Hoa như một sức mạnh toàn cầu có ảnh hưởng.

Ảnh hưởng của UNWC đối với sông Mekong sau khi nó có hiệu lực

Việt Nam đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong năm 2014, khi quốc gia thứ 35th phê chuẩn UNWC, cho phép nó có hiệu lực, vì 35 phê chuẩn được đòi hỏi trước khi trở thành ràng buộc (International Union for Conservation of Nature and Natural Resources [IUCN], 2016; Kinna and Rieu-Clarke, 2017).  Có nhiều nghi ngờ vế tại sao Việt Nam phê chuẩn UNWC.  Một số học giả đã nói rằng các điều khoản về thông báo trước của các biện pháp được dự trù trong quy ước rất chi tiết và chặt chẽ hơn các điều khoản trong Thỏa ước Mekong, có nghĩa là UNWC sẽ hỗ trợ việc thực hiện và diễn dịch những điều khoản tương tự trong Thỏa ước Mekong (McCaffrey, 2015).  Một giả thiết khác là Việt Nam quyết định phê chuẩn UNWC như 1 cách để đối phó với những thách thức cai quản của nguồn nước xuyên biên giới và việc quản lý hữu cơ của nước sông, vì thiếu những khuôn khổ thủ tục và độc lập cho Thỏa ước Mekong (Bearden, 2018).

Việc có hiệu lực của UNWC có tiềm năng đáng kể lớn lao cho sông Mekong vì ‘phạm vi, khuôn khổ và những chuẩn độc lập’ của quy ước có thể được nới rộng để áp dụng cho Phân Khu Mekong và vùng Phụ cận (Armstrong, 2015).  Sau hết, UNWC là quy ước duy nhất đề cập đến việc sử dụng không thủy vận của những nguồn nước quốc tế có sự đồng ý trong một biểu quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (Loures et al., 2013).  Việc nó có hiệu lực rất quan trọng vì các thỏa ước pháp lý khu vực về thủy lộ xuyên biên giới có trước nó rất rời rạc (Rieu-Clarke and Pegram, 2013).  Nhưng, việc phê chuản UNWC của Việt Nam không có nghĩa là quy ước sẽ có ảnh hưởng thực tế lớn lao đối với việc quản lý sông (Boer, 2017).  Theo Rocha Loures và các đồng nghiệp, UNWC chỉ ảnh hưởng các thủy lộ quốc tế một khi nó được phê chuẩn và hỗ trợ bởi 1 số lớn quốc gia (Loures et al., 2013).  Thật vậy, sự chấp nhận và phê chuẩn UNWC là một thành quả lớn mất rất nhiều nỗ lực to lớn, và quy ước được hỗ trợ bởi trên 100 quốc gia trở lại năm 1997, khi nó được chấp thuận (Salman, 2015).  UNWC đã có ảnh hưởng lớn đối với nhiều hiệp ước được chấp nhận về nội dung và sẽ tiếp tục ảnh hưởng các hiệp ước nước, vì nó đã trở thành tài liệu tham khảo cho các quốc gia trong việc thương thảo với các quốc gia đồng duyên hà và cho các luật gia khuyến cáo các quốc gia trong những thương thảo nầy (Leb, 2013, p.153).  Tuy nhiên, vì những lý do liên quan đến diễn dịch sai hay hiểu sai một số nguyên tắc của quy ước, chỉ có một vài quốc gia đã phê chuẩn nó, cho phép nó có hiệu lực 17 năm sau khi được chấp thuận (Salman, 2015).  Sự thất bại trong việc đạt đến sự ủng hộ rộng rãi có thể đưa đến nhiều câu hỏi về tính hợp pháp và giá trị của hiệp ước, tăng cường bàn tay của quốc gia tìm cách chấp nhận những biện pháp đơn phương về căn bản của các lý thuyết quốc tế lỗi thời và để có lợi từ vị thế địa chánh trị của họ (Loures et al., 2013).  Vì thế, không có câu trả lời rõ ràng liệu UNWC sẽ được thi hành và tuân theo (Rieu-Clarke and Lopez, 2013), nhất là khi ‘những hồi phê chuẩn thất bại thường là những sự kiện trong lưu vực trong việc phát triển chánh sách đối ngoại’ (Lantis, 2009, p.1).

Thật vậy, có vài yếu tố làm việc chống lại UNWC.  Nó được xem lỗi thời vì nó mất quá nhiều thời gian để nó có hiệu lực.  Nhiều quốc gia không phê chuẩn nó, nhất là các quốc gia thượng lưu (Gupta, 2016).  Việc thiếu rõ ràng về những nguyên tắc độc lập cạnh tranh được bao gồm trong quy ước – nguyên tắc sử dụng công bằng và hợp lý và bắt buộc không gây nguy hại đáng kể - trì hoãn việc phê chuẩn và làm giảm con số quốc gia phê chuẩn (Stoa, 2014).  Thật vậy, các điều khoản của thỏa ước khá mềm dẽo, phản ánh tính phức tạp của vấn đề được cứu xét (Rieu-Clarke and López, 2013).  Nhưng, ‘rộng trong khái niệm và bao gồm tất cả khí cạnh liên quan đến việc sử dụng nước’ cũng là một khuyết điểm chánh (Beaumont, 2000, p.475).  Quy ước cũng không thể được cập nhật thường xuyên, vì nó không thiết lập một tổ chức cho mục đích nầy (Gupta, 2016).  Lối thực hành nầy cũng không phù hợp trong bối cảnh của các hiệp ước quốc tế khác hay khuôn khổ của các tổ chức quốc tế (Egede and Sutch, 2013).  Mặc dù thực tế nầy, việc phát triển liên tục sự hiểu biết khoa học của nguồn nước ngọt đã khiến cho các học gỉả đề nghị bao gồm 1 điều khoản cho phép cập nhật thường xuyên UNWC (Gupta, 2016).  Cuối cùng, vào lúc quy ước có hiệu lực, các cơ chế pháp lý mới đã xuất hiện trong bầu trời quốc tế, có nghĩa là có sự chồng chéo và mâu thuẫn giữa các điều khoản của UNWC và những khí cụ mới.  Thí dụ, cộng đồng quốc tế đã chấp nhận Bản thảo của các Điều về Luật Tầng Nước ngầm Xuyên biên giới trong năm 2008, bao gồm tất cả các loại nguồn nước ngầm được chia sẻ, và tình trạng của khí cụ nầy vẫn chưa rõ (Stoa, 2014).

Vì tất cả những lý do nầy, đề nghị rằng nên có một hiệp ước tiếp theo để đối phó với những vấn đề nầy và như thế làm để làm dễ dàng việc phê chuẩn, nhất là bởi các quốc gia ở thượng lưu (Gupta, 2016).  Cũng đề nghị rằng nên công bố việc làm rõ nguyên tắc trao đổi trong quy ước có thể làm dễ dàng một sự thay đổi thái độ về phần của Trung Hoa.  Nguyên tác của luật theo tục lệ quốc tế được nêu trong UNWC chỉ là ám chỉ (Zhong et al., 2016), và việc làm rõ sẽ ngăn chận các quốc gia ở thượng lưu chấp nhận một đường lối đơn phương hay ký kết các hiệp ước song phương để bảo đám quyền lợi của họ bằng cách nói rõ rằng ‘có những bắt buộc bằng nhau và hỗ tương đối với tất cả các quốc gia chia sẻ một thủy lộ quốc tế, thượng lưu và hạ lưu, mà ảnh hưởng tai hại có thể được gây ra bởi bất cứ quốc gia nào; và rằng thông báo và khi cần, thương thảo, các biện pháp được dự trù là một bắt buộc đối với tất cả các quốc gia’ (Zhong et al., 2016, p.29).  Đề nghị nầy là một phần của việc tranh luận lớn hơn giữa các học giả ủng hộ các thỏa thuận nước đa phương hay song phương để cai quản các nguồn nước ngọt được chia sẻ (Zawahri and Mitchell, 2011).  Liên quan đến nguyên tắc chủ quyền vĩnh viễn, Nghị quyết về Chủ quyền Vĩnh viễn đối với Tài nguyên Thiên nhiên của Đại Hội đồng LHQ đòi hỏi rằng việc áp dụng nguyên tắc cho tài nguyên thiên nhiên được dựa trên ‘sự tôn trọng hỗ tương’ giữa các quốc gia, theo nguyên tắc ‘chủ quyền công bằng’.  Hơn nữa, việc vi phạm chủ quyền vĩnh viễn của một quốc gia được xem như ‘đi ngược với tinh thần. (Chenoweth, 2000, p.254) của Hiến chương LHQ năm 1945 (Sobel, 1994; Weis, 2015).  Vì thế, ngay nếu Trung Hoa không ký vào UNWC vì quy ước đặt những giới hạn trên chủ quyền lãnh thổ, Trung Hoa áp dụng nguyên tắc chủ quyền tuyệt đối nên có điều kiện đối với quyền của các quốc gia khác để áp dụng nguyên tắc tương tự.  Hơn nữa, trong tình trạng nơi việc cai quản nguồn nước xuyên biên giới dựa trên nguyên tắc của chủ quyền hạn chế vá quyền lợi của cộng đồng, đóng một vai trò tích cực trong khuôn khổ được đặt ra bởi các hiệp nước quốc tế sẽ bảo vệ tốt hơn quyền lợi của chánh phủ Trung Hoa.  Trong bất cứ trường hợp nào, nguyên tắc chủ quyền tuyệt đối có điều kiện về việc cho phép việc áp dụng nó bởi các quốc gia khác theo nguyên tắc tôn trọng hỗ tương và chủ quyền công bằng (Chenoweth, 2000).  Vì thế, một thay đổi trong đường lối của Trung Hoa để phản ánh việc diễn dịch của nguyên tắc chủ quyền được cung cấp bởi nghị quyết LHQ có thể là một nhân nhượng tuyệt hảo, làm dễ dàng cho việc áp dụng UNWC và việc bảo vệ quyền lợi của Trung Hoa.  Vẫn còn chờ xem liệu việc phe chuẩn UNWC bởi tất cả các quốc gia LMB là thành viên của Thỏa ước Mekong sẽ có ảnh hưởng đáng kể về việc áp dụng quy ước cho sông.

Quy ước Thủy lộ có thể tăng cường Thỏa ước Mekong?

Trung Hoa có thể trở thành một thành viên của Thỏa ước Mekong, dưới Điều 39 của thỏa ước (Wouters and Chen, 2013).  Nhưng, cho đến nay Beijing đã từ chối tất cả ý định của các tổ chức quốc tế để thuyết phục nước nầy trở thành thành viên của thỏa ước, chuộng tình trạng của một đối tác với MRC.  Đường lối nầy đã bị chỉ trích vì cản trở việc cai quản sông, vì những hoạt động của Trung Hoa không lệ thuộc vào các quy tắc của Thỏa ước Mekong (Fry and Chong, 2016).  Hơn nữa, tất cả các quốc gia LMB đã biểu quyết ủng hộ chấp nhận UNWC.  UNWC đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các thỏa ước đa phương và song phương hiện hữu, vì những hiệp ước nầy thường thiếu các thủ tục và nguyên tắc pháp lý hay không được phê chuẩn bởi tất cá các quốc gia chia sẻ nguồn nước (IUCN, 2016).  Nhưng, ngay nếu tát cả các quốc gia của Thỏa ước Mekong phê chuẩn UNWC, quyền của Trung Hoa và Myanmar được bảo vệ, vì không có sự bắt buộc trong Điều 3 của UNWC để vào một thỏa ước; các quốc gia chỉ được khuyến khích để làm như thế (Kinna and Rieu-Clarke, 2017).  Vì thế, quyền và sự bắt buộc của các quốc gia chia sẽ một thủy lộ quốc tế được bảo tồn ngay khi một thỏa thuận liên quan đến thủy lộ được ký kết giữa các quốc gia còn lại chia sẻ cùng nguồn nước (Han, 2017; Salman, 2015).

Thật vậy, cả UNWC và Thỏa ước Mekong chứa những điều khoản tương tự với Bản thảo các Điều khoản vê việc Sử dụng Không Thủy vận các Thủy lộ Quốc tế của Ủy hội Luật Quốc tế, được chấp thuận trong năm 1994 và được dùng làm căn bản để soạn thảo cả 2 quy ước (Arcari, 1997; Landberg, 2012).  Tuy nhiên, phạm vi địa dư và chức năng của UNWC thì rộng hơn Thỏa ước Mekong.  Thí dụ, Thỏa ước Mekong không đối phó với nguồn nước ngầm nối với sông và, không như UNWC, thiếu các cơ chế pháp lý để cai quản các thủy lộ phụ lưu.  Các điều khoản của UNWC và Thỏa ước Mekong khác nhau về sức mạnh và sự rõ ràng của những nguyên tắc liên quan đến việc phát triển khả chấp các thủy lộ quốc tế, chỉ có UNWC chứa những tham khảo pháp lý riêng biệt.  Hơn nữa, trong Thỏa ước Mekong, phạm vi của nguyên tắc sử dụng công bằng và hợp lý được giới hạn, vì hiệp ước phân biệt giữa sông chánh và các phụ lưu của nó.  Cả 2 UNWC và Thỏa ước Mekong có những cơ chế để thi hành việc bắt buộc không gây nguy hại đáng kể, nhưng Thỏa ước Mekong không định nghĩa những từ ngữ và câu then chốt.  UNWC cũng nói rõ việc bắt buộc các quốc gia phải hợp tác, qua các thủ tục và cơ chế được thiết lập cho mục đích nầy.  Mặc dù tham khảo đến nguyên tắc nấy trong Thỏa ước Mekong, nó chưa bao giờ được cứu xét như một bắt buộc dưới thỏa ước, mặc dù MRC đóng một vai trò cần thiết trong việc hợp tác giữa các quốc gia chia sẻ dòng sông.  Dù sao, cả Thỏa ước Mekong và UNWC bao gồm trách nhiệm thông báo trước, tham vấn và thương thảo (đối với các biện pháp được dự trù), với UNWC cung cấp thêm rất nhiều chi tiết và tổng thể, cung cấp nhiều tiến trình ràng buộc và không ràng buộc, trong khi Thỏa ước Mekong chỉ bao gồm vài thủ tục tổng quát và chú trọng đến các tiến trình không ràng buộc (IUCN, 2016).

Như là kết quả của một phân tích trước đây, các quốc gia LMB đã làm trường hợp phê chuẩn UNWC, vì phê chuẩn sẽ tăng cường và hỗ trợ Thỏa ước Mekong thay vì thay thế nó.  Các nguyên tắc của UNWC liên quan đến những tiêu chuẩn, các cơ chế thủ tục và cá thủ tục dàn xếp tranh chấp quan trọng có thể tăng cường và hỗ trợ Thỏa ước Mekong.  Việc phê chuẩn UNWC của các quốc gia LMB sẽ biểu thị tính phù hợp của Thỏa ước Mekong với luật nước quốc tế, tạo áp lực cho sự hài hòa của việc kiểm soát ở trong nước với những quy tắc toàn cầu.  Phê chuẩn UNWC sẽ tăng cường trách nhiệm cai quản của MRC, cung cấp cho MRC và các quốc gia thành viên một bộ tiêu chuẩn pháp lý ràng buộc đi ra ngoài phạm vi của Thỏa ước Mekong.  Nó cũng cung cấp những khí cụ pháp lý làm dễ dàng việc thương thảo giữa các quốc gia LMB và Trung Hoa.  Cuối cùng, việc phê chuẩn như thế sẽ hỗ trợ việc hợp tác về sông, bên trong và qua MRC, vì UNWC cung cấp những thủ tục và quy tắc rõ ràng cho việc cộng tác (Kinna and Rieu-Clarke, 2017).

Mặc dù Trung Hoa bỏ phiếu chống việc chấp nhận UNWC, phản đối ngôn ngữ được dùng trong quy ước liên quan đến chủ quyền lãnh thổ (Wouters and Chen, 2013), có lập luận rằng những thỏa thuận như thế không thật sự vi phạm chủ quyền của các quốc gia chia sẻ nguồn nước, nhưng thay vào đó làm dễ dàng việc hợp tác và giải quyết vấn đề có thể xảy ra như là kết quả của hành động đơn phương bởi 1 quốc gia.  Hơn nữa, quy ước như thế để nhiều chi tiết cho các quốc gia thủy lộ thương thuyết.  Vì thế, thay vì vi phạm chủ quyền quốc gia, những quy ước đa phương giúp các quốc gia giữ cam kết của họ trong bất cứ thỏa thuận khu vực hay đa phương (Kinna and Rieu-Clarke, 2017).  Một lập luận khác để tham gia UNWC là các nghiên cứu cho thấy rằng Thỏa ước Mekong thiếu một số thành phần cần thiết cho một đường lối hữu cơ đối với nguồn nước xuyên biên giới (IUCN, 2016), và do đó nó được đề nghị nên được tu chỉnh hay bổ sung thêm bằng một nghị định thư (Gupta, 2016; Kinna and Rieu-Clarke, 2017; Zhong et al., 2016).  Việc phê chuẩn UNWC cung cấp một con đường đơn giản hơn nhiều để quản lý tài nguyên xuyên biên giới so với sửa chữa những khuyết điểm trong Thỏa ước Mekong, đòi hỏi ý chí chánh trị lớn lao và có thể không tạo được kết quả tích cực mà không thay thế Quy ước Mekong (Kinna and Reu-Clarke, 2017).

Dù sao, nếu Trung Hoa trở thành thành viên của Thỏa ước Mekong, nó giúp bảo đảm sự tuân thủ luật lệ và kiểm soát quốc tế của Trung Hoa – đặc biệt là UNWC.  Và nó sẽ được xem như một bước để ôm lấy chủ nghĩa đa phương trong lãnh vực nước (Fry and Chong, 2016).  Rất quan trọng để ghi nhớ rằng biểu quyết chống lại UNWC của Trung Hoa phản ánh lối thực hành vá ý tưởng quốc gia riêng biệt thống trị ở Trung Hoa vào lúc đó (Li and Wu, 2017).  Lý do nầy được hỗ trợ bởi sự kiện là Trung Hoa đã tham gia vào các thỏa thuận song phương với các láng giếng bao gồm các nguyên tắc chánh của UNWC.  Do đó, rất có thể rằng chánh phủ Trung Hoa sau cùng sẽ ký và phê chuẩn cả UNWC và Thỏa ước Mekong (Kinna and Rieu-Clarke, 2017).

Hiệp ước song phương như là một giải pháp thích hợp để cai quản nguồn nước chung

Các nguồn nước chung hiện được cai quản bởi những thỏa thuận song phương và đa phương (Jensen, Petrie and Lange, 2013), cũng như các thỏa thuận nước quốc tế, và một số hiệp ước như thế đang nổi lên (Giordano and Wolf, 2003).  Các hiệp ước song phương được xem vô cùng quan trọng, vì ‘nguồn nước xuyên biên giới được quảng bá rộng rãi rằng tốt nhất là được quản lý ở cấp lưu vực’ (Holmatov and Lautze, 2016, p.127).  Sự nổi lên trong con số các thỏa thuận nước xuyên biên giới phản ánh giá trị của chúng như những khí cụ để kiểm soát nguồn nước chia sẽ giữa nhiều quốc gia (Jafroudi, 2018).  Trung Hoa, đặc biệt, đã đi đến một vài hiệp ước với các quốc gia láng giềng để đối phó với nước mặt được chia sẻ.  Đường lối của Trung Hoa xoay quanh việc xác định phạm vi cùa mỗi thỏa thuận song phương từ một khái niệm không gian hay quan trọng (Wouters and Chen, 2013).  Nhưng những hiệp ước song phương nầy còn xa với tuyệt hảo.   Chúng không đủ vững chắc, vì các điều khoản được đóng khuôn trong từ ngữ tổng quát và nhiều quy ước nước xuyên biên giới thiếu các cơ chế thi hành (Giordano and Wolf, 2003).  Ngoài ra, 2/3 của những hiệp ước nầy loại trừ một số quốc gia trong lưu vực hay không bao gồm tất cả các quy tắc và nguyên tắc cần cho việc quản lý nước xuyên biên giới (Macatangay and Rieu-Clarke, 2018) và đã được chấp thuận trong các hiệp ước nước quốc tế (Raadgever, Mostert, Kranz, Interwies and Timmerman, 2008).  Hơn nữa, có một số khác biệt giữa UNWC và các thỏa thuận nước song phương ký kết bởi Trung Hoa.  Quy ước có phạm vi rộng hơn, vì nó cũng đề cập đén việc sử dụng không thủy vận các thủy lộ quốc tế, trong khi đường lối của Trung Hoa là xác định phạm vi của các hiệp ước trên căn bản từng trường hợp.  Trung Hoa đã ôm chặt nhiều nguyên tắc được quy định trong UNWC, nhưng việc thực hiện của những nguyên tắc nầy khác với cách một chánh phủ diễn dịch phạm vi của chúng và cho chúng ảnh hưởng pháp lý.  Không phải tất cả các quy tắc thủ tục chi tiết được trình bày trong UNWC được thực hiện trong các thỏa thuận song phương.  Dù sao, một số đáng kể quy tắc thủ tục cũng được áp dụng trong những thỏa thuận như thế, phần lớn thể theo nhiệm vụ hợp tác, nơi UNWC và các hiệp ước song phương phê chuẩn việc thiết lập các cơ chế tổ chức (Chen et al., 2013).

Các học giả đã thảo luận liệu Trung Hoa cứu xét việc tham gia UNWC vì nó đã có hiệu lực.  Điều có thể nầy được phân tích cặn kẽ trong phần trước (Fry and Chong, 2016; Li and Wu, 2017).  Nó vẫn không có lẽ cao là việc phát triển pháp lý sẽ làm dễ dàng những lo âu của Trung Hoa về quy ước sẽ xảy ra, và những cơ hội chỉ được giảm bởi phán quyết cùa tòa Biển Đông (Zhang and Li, 2017).  Điều nầy liên quan đến một tranh chấp giữa Philippines và Trung Hoa. nơi Beijing từ chối tham gia trọng tài và từ chối phán quyết của tòa trọng tài có lợi cho Philippines (Talmon, 2017).  Tòa trọng tài xem xét những cáo buộc của Philippines liên quan đến thiệt hại môi trường do các hoạt động của Trung Hoa ở Biển Đông (Tanaka, 2018).  Phán quyết được đưa ra với sự vắng mặt của bị cáo, vì Trung Hoa xem rằng tòa án không có thẩm quyền trong vấn đề (Talmon, 2016).  Trung Hoa nói rằng ‘việc trông cậy đến tòa trọng tài được loại trừ vì Trung Hoa và Philippines đã đồng ý dàn xếp những tranh chấp của họ ở Biển Đông bằng thương thuyết’ (Talmon, 2016, p.311).  Vụ nầy buộc Trung Hoa phải suy nghĩ lại lập trường đối với các thỏa thuận quốc tế chẳng hạn như Quy ước LHQ về Luật Biển.  Họ cũng ngừng bất cứ tiềm năng tiến bộ đến việc tham gia UNWC, vì Trung Hoa muốn tránh bị mang ra trước bất cứ tòa án quốc tế trên căn bản của một hiệp ước mà họ đã ký hay phê chuẩn.  Nhất là, Trung Hoa đang tìm cách để tránh bị mang ra trước Tòa án Công lý Quốc tế như kết quả của việc ký và phê chuẩn UNWC, vì không đồng ý với số quốc gia thành viên còn lại chia sẻ bất cứ nguồn nước xuyên biên giới với Trung Hoa (Zhang and Li, 2017).

Trung hoa đã ký các hiệp ước nước song phương với Nga, Bắc Triều Tiên, Mongolia và Kazakhstan (Chen et al., 2013) và đã ký kết nhiều thỏa thuận, nghị định thư và biên bản ghi nhớ với các quốc gia mà họ chia sẻ lưu vực sông, cũng như với những tổ chức quốc tế; đa số những hiệp ước nầy được ký kết sau 1990 (Feng, He and Wang, 2015).  Một số bao gồm các điều khoản liên quan đến các nguồn nước xuyên biên giới, và một số ít chỉ chú trọng đến vấn đề nầy.  Dù sao, các thỏa thuận kiểm soát một số lớn các thủy lộ quốc tế của Trung Hoa vẫn vắng mặt (Chen et al., 2013).  Mặc dù Trung Hoa không ký vào UNWC, nó được ghi nhận qua lối thực hành của giới chức Trung Hoa rằng quốc gia tôn trọng một số luật nước quốc tế (Gong, 2016).  Trung Hoa đã ký các thỏa thuận song phương với các láng giềng bao gồm những nguyên tắc chánh của UNWC, mặc dù những thành phần của những hiệp ước nầy kết hợp những nguyên tắc của UNWC không quá dài hay quá chi tiết (Chen et al., 2013; Kinna and Rieu-Clarke, 2017).   Nhưng không may, các hiệp ước nước hiện nay không đủ để quản lý những nguồn nước được chia sẻ khi so sánh với UNWC (Chen et al., 2013).  Vấn đề cốt lõi, chẳng hạn như phân phối, chia sẻ lợi ích sử dụng công bằng và hợp lý, quản lý và bảo vệ nguồn nước kết hợp, không được bao gồm chi tiết trong hầu hết những thỏa thuận nầy (Feng et al., 2015, p.339).  Điều nầy khiến cho việc cứu xét làm thế nào những hiệp ước nầy có thể được tăng cường như bao gồm các nguyên tắc cốt lõi của UNWC, mà Trung Hoa đã đồng ý.  Vì Trung Hoa có lẽ sẽ không phê chuẩn UNWC trong tương lai có thể thấy trước hay bị ràng buộc bởi 1 thỏa thuận nước quốc tế, và với tình trạng niện nay của Hiệp ước Mekong và đường lối hợp tác đa phương hạn chế của Trung Hoa, việc chấp nhận và tăng cường các thỏa thuận nước song phương có thể là một cách thực tế hơn để đi đến trong sông Mekong.

Nâng cao tính thích ứng của các hiệp ước nước xuyên biên giới qua các cơ chế uyển chuyển

Một trong những vấn đề của các hiệp ước quốc tế là chúng được xem như cứng nhắc và chỉ được tu chính trong những điều kiện đặc biệt.  Đã có những lời kêu gọi làm điều khoản cho những thay đổi các thỏa thuận nước xuyên biên giới để chúng có thể thích ứng với những thực tế thủy học mới (Jafroudi, 2018).  Những thỏa thuận nầy thiếu những cơ chế thích hợp để cho phép cập nhật hiệp ước trong trường hợp có những thay đổi xã hội, kinh tế hay chánh trị (Cooley and Gleick, 2011).  Không có sự uyển chuyển để thích ứng với tình hình mới, những thay đổi trong điều kiện thủy học có thể đẩy các quốc gia bỏ qua những điều khoản hiện tại, sẽ làm tăng rủi ro của xung đột quốc tế (Zhang and Li, 2018).  Sự uyển chuyển trong bối cảnh nầy có nghĩa cho phép tu chính các quy ước nước ‘vì thay đổi quyền lợi của các duyên hà và thay đổi kiến thức khoa học và vấn đề môi trường’ (Bernauer, 2002, p.12).  Một vài phương pháp để thêm tính uyển chuyển được đề nghị, gồm có tham gia vào một thỏa thuận ‘khuôn khổ’ tổng quát đòi hỏi các bên gia nhập vào các hiệp ước định kỳ; với thỏa thuận có đời sống ngắn; giới thiệu các điều khoản đặc biệt cho hạn hán và lũ lụt; bao gồm 1 điều khoản cho phép các bên chấm dứt thỏa thuận sau thời hạn được thông báo, dùng 1 cơ chế giống như kế hoạch hợp đồng hỗn hợp; và trao quyền cho các tổ chức hỗn hợp để đáp ứng với các điều kiện thay đổi (Jafroudi, 2018, p.708)

Các cơ chế uyển chuyển chẳng hạn như ‘chiến lược phân phối uyển chuyển và tiêu chuẩn phẩm chất nước; các điều khoản cho các sự kiện cực đoan; thủ tục tu chính và duyệt xét rõ ràng; và các tổ chức quản lý hỗn hợp’ sẽ tăng cường các thỏa thuận nước song phương (Cooley and Gleick, 2017, p.717).  Nó cũng sẽ cho phép các nguyên tắc cốt lõi của UNWC theo đó Trung Hoa sẵn lòng tuân thủ được bao gồm, mà Trung Hoa không bị ràng buốc bởi quy ước.  Nó sẽ cho phép phát triển các quy tắc và chánh sách vừa vặn với những nguồn nước xuyên biên giới riêng biệt (Hu, 2015; Zawahri and Mitchell, 2011).  Các cơ chế uyển chuyển sẽ cho phép các nhà làm chánh sách Trung Hoa cải thiện chánh sách quản lý nước và lối thực hành theo thời gian để đối phó với những thay đổi và điều không chắc chắn (Drieschova, Fishchhendler and Giodano, 2011;Tilleard and Ford, 2016).  Các bên của bất cứ hiệp ước nước uyển chuyển liên quan đến dòng sông chung có thể điều chỉnh thể thức quản lý theo những thay đổi của bối cảnh thủy học (Kistin and Ashton, 2008), rất hữu ích vì những vấn đề và tiến thoái lưỡng nan không hiện hữu khi hiệp ước được ký kết có thể xuất hiện sau (Giordano at at., 2014).  Khái niệm của tính uyển chuyển cực kỳ quan trọng từ triễn vọng của Trung Hoa, vì nó cho các quốc gia như Trung Hoa cơ hội để theo đuổi các chánh sách công cộng khác nhau và kết hợp những quy tắc quốc tế có hiệu quả vào luật ở trong nước, vì thế cân bằng tầm quan trọng cùa cả 2 thủ tục pháp lý (Cai, 2018).  Tính uyển chuyển nầy vô cùng quan trọng trong bối cảnh của sông Mekong, nơi những thay đổi thủy học được tiên đoán như kết quả của nhiều yếu tố, kể cả thay đổi khí hậu (Lebel, Xu, Bastakoti and Lamba, 2010).

Các cơ chế uyển chuyển phải được bao gồm trong các hiệp ước nước song phương có thể đại diện mô hình cho các quốc gia còn lại của sông Mekong, vì các điều khoản của các quy ước nước đa phương, trong nhiều trường hợp, bị bỏ quên bởi các quốc gia chia sẻ sông (Tarlock, 2010; Wouters, 2000).  Nhiều thất bại của MRC liên quan đến những quy tắc được thiết lập dưới sự bảo trợ của nó đang bị bỏ quên (Campbell, 2011), một phần vì ủy hội không bao gồm tất cả các quốc gia duyên hà và vẫn còn được tài trợ nặng nề bởi các quốc gia Tây phương (Haefner, 2013).  Thí dụ, chánh phủ Lào quyết định tiến hành việc xây cất đập Xayaburi trong tháng 11 năm 2012, mặc dù có sự chống đối cùa Việt Nam và Cambodia (Barrington, Dobbs and Loden, 2012).  Thỏa ước Mekong đòi hỏi thông báo, tham vấn trước với các bên bị ảnh hưởng, lượng định ảnh hưởng xuyên biên giới tiềm tàng của các hoạt động được đề nghị và sự chấp thuận của các bên có quan tâm khác trong trường hợp lấy nước và sử dụng cho thủy nông , thủy điện, v.v. (Kojima, 2016), nhưng Lào bỏ qua những điều khoản nầy để theo đuổi quyền lợi của chính họ (Hensengerth, 2015).  Một thí dụ khác làm nổi bật tầm quan trọng của các cơ chế uyển chuyển là tiềm năng phát triển của thị trường điện chung như là kết quả của việc xây đập đang xảy ra ở Trung Hoa và Lào (Garcia, Middleton and Foran, 2009).  Những hoạt động nầy gây ra thặng dư thủy điện lớn lao trong tỉnh Yunnan (Vân Nam) ở Trung Hoa, thí dụ (Hennig, Wang, Magee and He, 2016), trong khi Việt Nam và Thái Lan là những quốc gia mua điện chánh được sản xuất ở Lào (Litta, 2012).  Các cơ chế uyển chuyển sẽ cho các quốc gia sự lựa chọn tái thương thảo các điều khoản của bất cứ thỏa thuận để kết hợp các quy tắc mới liên quan đến hoạt động như thê hay hậu quả của nó.

Sau cùng, nó nói rằng các quốc gia thành viên khác nhau của LMCM không tìm cách thiết lập một tổ chức quốc tế tương tự như MRC.  Thay vào đó, LMCM được xem như  ‘một sáng kiến “dựa trên dự án” nhấn mạnh đến một diễn đàn rộng lớn hơn để hợp tác kinh tế và có lẽ không tìm cách để xây dựng một Tổ chức Lưu vực Sông Lancang-Mekong (Middleton and Allouche, 2016, p.113).  Vì thế, một số người xem LMCM sẽ tăng cường MRC, vì các mục đích của nó bao gồm việc khuyến khích hợp tác giữa các quốc gia chia sẻ sông Mekong (Tignino, 2018).  Các thành viên của LMCM đã tuyên bố rằng hợp tác ‘sẽ được thực hiện trong khuôn khổ đề cao hướng dẫn của lãnh đạo, hợp tác toàn diện và tham gia rộng rãi, và đi theo một mô hình được chánh phủ hướng dẫn, có nhiều sự tham gia và hướng về dự án’ (Sanya Declaration, 2016).  Một đơn vị phối hợp/văn phòng quốc gia được thiết lập trong mỗi quốc gia thuộc về LMCM, vì các bên không tìm cách để tạo nên một văn phòng LMCM độc lập.  Điều nầy sẽ đưa đến sự xuất hiện của một khuôn khổ tổ chức lỏng lẽo ưa chuộng Trung Hoa (Biba, 2018).  Điều nầy giải thích tại sao Trung Hoa phát động LMCM, vì nó có lẽ bảo đảm lợi ích qua việc hợp tác đa phương hạn chế như là kết quả của hợp tác chặt chẽ giữa 6 quốc gia chia sẻ sông Mekong (Xing, 2017).  Vì thế, các hiệp ước nước song phương trong đó các cơ chế uyển chuyển được bao gồm vẫn còn cần đến, nhất là với nhiều thách thức đối mặt với việc phát triển trong tương lai của LMCM (Liu, 2018).  Thật vậy, các thành viên của LMCM phải ‘khuyến khích đổi mới tổng thể, tăng tốc việc chuyển tiếp của các chánh phủ liên hệ, gia tăng minh bạch trong mậu dịch và chánh sách đầu tư, và xây dựng một hệ thống tổ chức có hệ thống, đầy đủ, khoa học, có tổ chức và có hiệu quả’, cùng nhiều biện pháp khác nên được chấp thuận để thực hiện LMCM có hiệu quả (Tian, 2018, p.88).  Với những thách thức to lơn nầy, các quyết định được đồng ý qua LMCM có thể được kết hợp vào các hiệp ước nước song phương qua các cơ chế uyển chuyển.

Kết luận

Các thỏa thuận nước quốc tế, trong trường hợp nầy là UNWC, cung cấp một căn bản cần thiết cho việc chấp thuận các hiệp ước đa phương và song phương để quản lý nguồn nước ngọt xuyên biên giới, gồm có sông Mekong.  Cứu xét bối cảnh địa chánh trị của sông Mekong, tình trạng của Thỏa ước Mekong, phán quyết của tòa án Biển Đông, đường lối song phương của Trung Hoa để chia sẻ những nguồn nước và những tham vọng phát triển của Trung Hoa gần đây qua việc hợp tác đa phương giới hạn, có vẻ thích hợp hơn để đề nghị chấp thuận các hiệp ước nước song phương giữa Trung Hoa và từng quốc gia LMB, nhất là khi những thỏa thuận đó đã được ký kết bởi Trung Hoa bao gồm những nguyên tắc chánh của UNWC.  Những hiệp ước nầy phải được tăng cường bằng cách bao gồm các cơ chế uyển chuyển cho phép kết hợp những nguyên tắc rất dài hay chi tiết của UNWC, vì các hiệp ước nước song phương hiện nay không đủ để quản lý những nguồn nước được chia sẻ khi so sánh với UNWC (Chen et al., 2013).  Những cơ chế nầy cũng vô cùng quan trọng để cập nhật các quy ước nước song phương trong trường hợp có thay đổi xã hội, kinh tế hay chánh trị, cho phép kết hợp tất cả những yếu tố thủy học, pháp lý, khoa học và địa chánh trị mới có thể xảy ra, đặc biệt trong bối cảnh của hợp tác đa phương xảy ra qua LMCM.  Trong nghĩa đó, ôm chặt đường lối đa phương hay song phương đối với việc quản lý nước xuyên biên giới phải được thực hiện trên căn bản từng trường hợp sau khi cứu xét tất cả các yếu tố riêng biệt của mỗi nguồn nước xuyên biên giới, nơi nội dung của những hiệp ước nầy phải được dựa trên các thỏa thuận nước quốc tế chẳng hạn như UNWC.

Tài liệu tham khảo

Arcari, M. (1997). The Draft Articles on the Law of International Watercourses adopted by the International Law Commission: An overview and some remarks on selected issues. Natural Resources Forum, 21(3), 169–179. doi:10.1111/narf.1997.21.issue-3

Armstrong, S. C. (2015). Water is for fighting: Transnational legal disputes in the Mekong River basin. Vermont Journal of Environmental Law, 17(1), 1–26.

Barrington, D. J., Dobbs, S., & Loden, D. I. (2012). Social and environmental justice for communities of the Mekong River. International Journal of Engineering, Social Justice, and Peace, 1(1), 31–49. doi:10.24908/ijesjp.v1i1.3515

Bearden, B. L. (2018). Following the proper channels: Tributaries in the Mekong legal regime. Leiden: Brill Nijhoff.

Beaumont, P. (2000). The 1997 UN Convention on the Law of Non-Navigational Uses of International Watercourses: Its strengths and weaknesses from a water management perspec[1]tive and the need for new workable guidelines. International Journal of Water Resources Development, 16(4), 475–495. doi:10.1080/713672536

Bernauer, T. (2002). Explaining success and failure in international river management. Aquatic Sciences, 64(1), 1–19. doi:10.1007/s00027-002-8050-4

Biba, S. (2014). Desecuritization in China’s behavior towards its transboundary rivers: The Mekong River, the Brahmaputra River, and the Irtysh and Ili Rivers. Journal of Contemporary China, 23(85), 21–43. doi:10.1080/10670564.2013.809975

Biba, S. (2018). China’s ‘old’ and ‘new’ Mekong River politics: The Lancang-Mekong Cooperation from a comparative benefit-sharing perspective. Water International, 43(5), 622–641. doi:10.1080/02508060.2018.1474610

Boer, B. (2017). Environmental law in Southeast Asia. In P. Hirsch (Ed.), Routledge handbook of the environment in Southeast Asia (pp. 115–132). Oxon: Routledge.

Browder, G., & Ortolano, L. (2000). The evolution of an international water resources management regime in the Mekong River basin. Natural Resources Journal, 40(3), 499–531.

Cai, C. (2018). International law in Chinese courts during the rise of China. In A. Roberts, P. B. Stephan, P. H. Verdier, & M. Versteeg (Eds.), Comparative international law (pp. 295–318). New York: Oxford University Press.

Campbell, I. C. (2011). Managing international river basins: Successes and failures of the Mekong River Commission. In R. Q. Grafton & K. Hussey (Eds.), Water resources planning and management (pp. 724–740). New York: Cambridge University Press.

Castillo, N. S., & Bian, Y. (2015). China’s obligation to conduct Transboundary Environmental Impact Assessment (TEIA) in utilizing its shared water resources. Natural Resources Journal, 55(1), 105–125.

Chen, H., Rieu-Clarke, A., & Wouters, P. (2013). Exploring China’s transboundary water treaty practice through the prism of the UN Watercourses Convention. Water International, 38(2), 217–230. doi:10.1080/02508060.2013.782134

Chenoweth, J. (2000). International river basin management: Data and information exchange under international law and the case of the Mekong River basin. Journal of Energy & Natural Resources Law, 18(2), 142–158. doi:10.1080/02646811.2000.11433195

Cooley, H., & Gleick, P. H. (2011). Climate-proofing transboundary water agreements. Hydrological Sciences Journal., 56(4), 711–718. doi:10.1080/02626667.2011.576651

Cui, S. (2018). China’s role and interests in the greater Mekong subregion. Berlin: Logos.

Deng, Y., Brombal, D., Farah, P. D., Moriggi, A., Critto, A., Zhou, Y., & Marcomini, A. (2016). China’s water environmental management towards institutional integration. A review of current pro[1]gress and constraints vis-à-vis the European Experience. Journal of Cleaner Production, 113, 285–298. doi:10.1016/j.jclepro.2015.08.022

Devlaeminck, D. J. (2019). Timeline of the Lancang-Mekong Cooperation (LMC) mechanism. Retrieved from https://www.academia.edu/36426349/Timeline_of_the_Lancang-Mekong_Cooperation_LMC_Mechanism_Last_Updated_February_12_2019

Do, K. H. P., & Dinar, A. (2014). The role of issue linkage in managing noncooperating basins: The case of the Mekong. Natural Resource Modeling, 27(4), 492–518. doi:10.1111/nrm.12052

Dore, J., Lebel, L., & Molle, F. (2012). A framework for analysing transboundary water governance complexes, illustrated in the Mekong region. Journal of Hydrology, 466–467, 23–36. doi:10.1016/ j.jhydrol.2012.07.023

Drieschova, A., Fischhendler, I., & Giordano, M. (2011). The role of uncertainties in the design of international water treaties: An historical perspective. Climatic Change, 105(3–4), 387–408. doi:10.1007/s10584-010-9896-4

Egede, E., & Sutch, P. (2013). The politics of international law and international justice. Edinburgh: Edinburgh University Press.

Espey, M., & Towfique, B. (2004). International bilateral water treaty formation. Water Resources Research, 40(5), 1–8. doi:10.1029/2003WR002534

Feng, Y., He, D., & Wang, W. (2015). Identifying China’s transboundary water risks and vulnerabil[1]ities: A multidisciplinary analysis using hydrological data and legal/institutional settings. Water International, 40(2), 328–341. doi:10.1080/02508060.2015.1012251

Feng, Y., Wang, W., Suman, D., Yu, S., & He, D. (2019). Water cooperation priorities in the Lancang-Mekong River basin based on cooperative events since the Mekong River Commission establishment. Chinese Geographical Science, 29(1), 58–69. doi:10.1007/s11769- 019-1016-4

Five-Year Plan of Action on Lancang-Mekong Cooperation (2018–2022). (2018). 澜沧江-湄公河合 作五年行动计划 (2018–2022). Retrieved from http://www.china.org.cn/chinese/2018-01/29/con tent_50248973.htm  

Fox, C. A., & Sneddon, C. (2007). Transboundary river basin agreements in the Mekong and Zambezi basins: Enhancing environmental security or securitizing the environment? International Environmental Agreements: Politics, Law and Economics, 7, 237–261. doi:10.1007/ s10784-007-9036-4

Fry, J. D., & Chong, A. (2016). International water law and China’s management of its international rivers. Boston College International and Comparative Law Review, 39(2), 227–266.

Gander, M. J. (2014). International water law and supporting water management principles in the development of a model transboundary agreement between riparians in international river basins. Water International, 39(3), 315–332. doi:10.1080/02508060.2013.880006

Garcia, J., Middleton, C., & Foran, T. (2009). Old and new hydropower players in the Mekong region: Agendas and strategies. In F. Molle, T. Foran, & M. Kakonen (Eds.), Contested waterscapes in the Mekong region: Hydropower, livelihoods and governance (pp. 23–54). London: Earthscan.

Giordano, M., Drieschova, A., Duncan, J. A., Sayama, Y., De Stefano, L., & Wolf, A. T. (2014). A review of the evolution and state of transboundary freshwater treaties. International Environmental Agreements: Politics, Law and Economics, 14(3), 245–264. doi:10.1007/s10784-013-9211-8

Giordano, M. A., & Wolf, A. T. (2003). Sharing waters: Post-Rio international water management. Natural Resources Forum, 27(2), 163–171. doi:10.1111/narf.2003.27.issue-2

Gong, X. (2016). China’s major move forward for the ‘community of shared future’ of the Lancang[1]Mekong water. Journal of East Asia and International Law, 9, 221–228.

Gooch, G., & Rieu-Clarke, A. (2009). Governing the tributaries of the Mekong: The contribution of international law and institutions to enhancing equitable cooperation over the Sesan. Pacific McGeorge Global Business & Development Law Journal, 22(2), 193–224.

Grinter, L. E. (1975). How they lost: Doctrines, strategies and outcomes of the Vietnam war. Asian Survey, 15(12), 1114–1132. doi:10.2307/2643587

Gupta, J. (2016). The Watercourses Convention, hydro-hegemony and transboundary water issues. International Spectator, 51(3), 118–131. doi:10.1080/03932729.2016.1198558

Ha, M. L. (2011). The role of regional institutions in sustainable development: A review of the Mekong River Commission’s first 15 years. Consilience: The Journal of Sustainable Development, 5 (1), 125–140.

Haefner, A. (2013). Regional environmental security: Cooperation and challenges in the Mekong subregion. Global Change, Peace & Security, 25(1), 27–41. doi:10.1080/14781158.2013.758099 16

Hall, R. W. (2010). Compression: Meeting the challenges of sustainability through vigorous learning enterprises. New York: Productivity Press.

Han, H. (2017). China, an upstream hegemon: A destabilizer for the governance of the Mekong River? Pacific Focus, 32(1), 30–55. doi:10.1111/pafo.2017.32.issue-1

Hennig, T., Wang, W., Magee, D., & He, D. (2016). Yunnan’s fast-paced large hydropower develop[1]ment: A powershed-based approach to critically assessing generation and consumption para[1]digms. Water, 8(10), 476–500. doi:10.3390/w8100476

Hensengerth, O. (2015). Where is the power? Transnational networks, authority and the dispute over the Xayaburi dam on the lower Mekong mainstream. Water International, 40(5–6), 911–928. doi:10.1080/02508060.2015.1088334

Ho, E. (2014a). Unsustainable development in the Mekong: The price of hydropower. Consilience: The Journal of Sustainable Development, 12(1), 63–76.

Ho, S. (2014b). River politics: China’s policies in the Mekong and the Brahmaputra in compara[1]tive perspective. Journal of Contemporary China, 23(85), 1–20. doi:10.1080/ 10670564.2013.809974

Holmatov, B., & Lautze, J. (2016). Thinking inside the basin: Scale in transboundary water management. Natural Resources Forum, 40(3), 127–138. doi:10.1111/1477-8947.12099

Hu, D. (2015). Transboundary water law: The practice of the People’s Republic of China. In T. Tvedt, O. McIntyre, & T. K. Woldesadik (Eds.), A History of water: Sovereignty and international water law (pp. 508–536). London: I.B. Tauris.

International Union for Conservation of Nature and Natural Resources. (2016). A window of opportunity for the Mekong basin: The UN Watercourses Convention as a basis for cooperation (A legal analysis of how the UN Watercourses Convention complements the Mekong Agreement). Bangkok, Thailand: IUCN Asia Regional Office.

Jacobs, J. W. (2002). The Mekong River Commission: Transboundary water resources planning and regional security. Geographical Journal, 168(4), 354–364. doi:10.1111/geoj.2002.168.issue-4

Jafroudi, M. (2018). Enhancing climate resilience of transboundary water allocation agreements: The impact of shortening the agreement’s lifetime on cooperation stability. International Environmental Agreements: Politics, Law and Economics, 18(5), 707–722. doi:10.1007/s10784- 018-9412-2

Jensen, K. M., Petrie, B., & Lange, R. B. (2013). Transboundary water governance in a shifting development context: A comparative study of the Mekong and Zambezi basins. Copenhagen: Danish Institute for International Studies.

Johns, F. E., Saul, B., Hirsch, P., Stephens, T., & Boer, B. (2010). Law and the Mekong River basin: A social-legal research agenda on the role of hard and soft law in regulating transboundary water resources. Melbourne Journal of International Law, 11(1), 154–174.

Kimenyi, M., & Mbaku, J. M. (2015). Governing the Nile River basin: The search for a new legal regime. Washington, DC: Brookings Institution Press.

Kinna, R., & Rieu-Clarke, A. (2017). The governance regime of the Mekong River basin: Can the global water conventions strengthen the 1995 Mekong agreement? Brill Research Perspectives in International Water Law, 2(1), 1–84. doi:10.1163/23529369-12340005

Kistin, E. J., & Ashton, P. J. (2008). Adapting to change in transboundary rivers: An analysis of treaty flexibility on the Orange-Senqu River basin. International Journal of Water Resources Development, 24(3), 385–400. doi:10.1080/07900620802127325

Kittikhoun, A., & Staubli, D. M. (2018). Water diplomacy and conflict management in the Mekong: From rivalries to cooperation. Journal of Hydrology, 567, 654–667. doi:10.1016/j. jhydrol.2018.09.059

Kojima, M. (2016). Environmental issues in Southeast Asia. In T. Shimaoka, T. Kuba, H. Nakayama, T. Fujita, & N. Horii (Eds.), Basic studies in environmental knowledge, technology, evaluation, and strategy: Introduction to East Asia environmental studies (pp. 55–67). Japan: Springer.

Landberg, S. (2012). Sustainable development of water resources in the Mekong River basin: Legal and policy implications of dams in the regional context. Journal of East Asia & International Law, 5(1), 235–259. doi:10.14330/jeail.2012.5.1.09

Lantis, J. S. (2009). The life and death of international treaties: Double-edged diplomacy and the politics of ratification in comparative perspective. New York: Oxford University Press.

Leb, C. (2013). The UN Watercourses Convention: The éminence grise behind cooperation on transboundary water resources. Water International, 38(2), 146–155. doi:10.1080/ 02508060.2013.781474

Lebel, L., Garden, P., & Imamura, M. (2005). The politics of scale, position, and place in the governance of water resources in the Mekong region. Ecology & Society, 10(2), 1–18. doi:10.5751/ES-01543-100218

Lebel, L., Xu, J., Bastakoti, R. C., & Lamba, A. (2010). Pursuits of adaptiveness in the shared rivers of Monsoon Asia. International Environmental Agreements: Politics, Law and Economics, 10(4), 355–375. doi:10.1007/s10784-010-9141-7

Li, Z., & Wu, F. (2017). China and shared water resources: Geopolitics, domestic institutions and global Governance. In F. Wu & H. Zhang (Eds.), China’s global quest for resources: Energy, food and water (pp. 59–78). Oxon: Routledge.

Litta, H. (2012). Regimes in Southeast Asia: An analysis of environmental cooperation. Berlin: VS Verlag für Sozialwissenschaften.

Liu, Q. (2018). Progress and future development of Lancang-Mekong Cooperation. China International Studies, 70(3), 71–87.

Louka, E. (2006). International environmental law: Fairness, effectiveness, and world order. New York: Cambridge University Press.

Loures, F. R., Rieu-Clarke, A., Dellapenna, J. W., & Lammers, J. (2013). The authority and function of the UN Watercourses Convention. In F. R. Loures & A. Rieu-Clarke (Eds.), The UN Watercourses Convention in force: Strengthening international law for transboundary water management (pp. 49–65). Oxon: Routledge.

Macatangay, R. E., & Rieu-Clarke, A. (2018). The role of valuation and bargaining in optimising transboundary watercourse treaty regimes. International Environmental Agreements: Politics, Law and Economics, 18(3), 409–428. doi:10.1007/s10784-018-9396-y

Mbengue, M. M. (2013). The Senegal River legal regime and its contribution to the development of the law of international watercourses in Africa. In L. B. de Chazournes, C. Leb, & M. Tognino (Eds.), International law and freshwater: The multiple challenges (pp. 217–236). Cheltenham: Edward Elgar.

McCaffrey, S. C. (2015). Pollution of shared freshwater resources in international law. In S. Jayakumar, T. Koh, R. Beckman, & H. D. Phan (Eds.), Transboundary pollution: Evolving issues of international law and policy (pp. 81–115). Cheltenham: Edward Elgar.

McIntyre, O. (2015). The principle of equitable and reasonable utilisation. In A. Tanzi, O. McIntyre, A. Kolliopoulos, A. Rieu-Clarke, & R. Kinna (Eds.), The UNECE Convention on the Protection and Use of Transboundary Watercourses and International Lakes: Its contribution to international water cooperation (pp. 146–159). Leiden: Brill Nijhoff.

Middleton, C., & Allouche, J. (2016). Watershed or powershed? Critical hydropolitics, China and the ‘Lancang-Mekong Cooperation Framework’. International Spectator, 51(3), 100–117. doi:10.1080/ 03932729.2016.1209385

Ministry of Foreign Affairs, People’s Republic of China. (2018). China and Thailand sign the MoU on Lancang-Mekong Cooperation Special Fund Projects (From Chinese Embassy in Thailand). October 16. Retrieved from https://www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/wjb_663304/zwjg_665342/zwbd_665378/t1604491.shtml

Mirumachi, N. (2012). Domestic water policy implications on international transboundary water development: A case study of Thailand. In J. Öjendal, S. Hansson, & S. Hellberg (Eds.), Politics and development in a transboundary watershed: The case of the lower Mekong basin (pp. 83–100). Dordrecht: Springer.

Moore, S. (2018). Assessing China’s domestic hydropolitics. In H. Zhang & M. Li (Eds.), China and transboundary water politics in Asia (pp. 25–42). Oxon: Routledge.

Munia, H., Guillaume, J. H. A., Mirumachi, N., Porkka, M., Wada, Y., & Kummu, M. (2016). Water stress in global transboundary river basins: Significance of upstream water use on downstream stress. Environmental Research Letters, 11(1), 1–10. doi:10.1088/1748-9326/11/1/014002

Pearse-Smith, S. W. D. (2012). The impact of continued Mekong basin hydropower development on local livelihoods. Consilience: The Journal of Sustainable Development, 7(1), 73–86.

Plengsaeng, B., Wehn, U., & Zaag, P. V. D. (2014). Data-sharing bottlenecks in transboundary integrated water resources management: A case study of the Mekong River Commission’s procedures for data sharing in the Thai context. Water International, 39(7), 933–951. doi:10.1080/02508060.2015.981783

Pohl, B., & Swain, A. (2017). Leveraging diplomacy for resolving transboundary water problems. In S. Islam & K. Madani (Eds.), Water diplomacy in action: Contingent approaches to managing complex water problems (pp. 19–34). London: Anthem Press.

Raadgever, G. T., Mostert, E., Kranz, N., Interwies, E., & Timmerman, J. G. (2008). Assessing manage[1]ment regimes in transboundary river basins: Do they support adaptive management? Ecology and Society, 13(1), 1–21. doi:10.5751/ES-02385-130114

Rahaman, M. M. (2009). Principles of international water law: Creating effective transboundary water resources management. International Journal of Sustainable Society, 1(3), 207–223. doi:10.1504/IJSSOC.2009.027620

Rieu-Clarke, A., & López, A. (2013). Factors that could limit the effectiveness of the UN Watercourses Convention upon its entry into force. In F. R. Loures & A. Rieu-Clarke (Eds.), The UN Watercourses Convention in force: Strengthening international law for transboundary water management (pp. 77–94). Oxon: Routledge.

Rieu-Clarke, A., & Pegram, G. (2013). Impacts on the international architecture for transboundary waters. In F. R. Loures & A. Rieu-Clarke (Eds.), The UN Watercourses Convention in force: Strengthening international law for transboundary water management (pp. 67–76). Oxon: Routledge.

Salman, M. A. S. (2007a). The United Nations Watercourses Convention ten years later: Why has its entry into force proven difficult? Water International, 32(1), 1–15. doi:10.1080/ 02508060708691962

Salman, M. A. S. (2007b). The Helsinki rules, the UN Watercourses Convention and the Berlin rules: Perspectives on international water law. International Journal of Water Resources Development, 23(4), 625–640. doi:10.1080/07900620701488562

Salman, M. A. S. (2015). Entry into force of the UN Watercourses Convention: Why should it matter? International Journal of Water Resources Development, 31(1), 4–16. doi:10.1080/ 07900627.2014.952072

Sanya Declaration of the First Lancang-Mekong Cooperation (LMC) Leaders’ Meeting: For a Community of Shared Future of Peace and Prosperity among Lancang-Mekong Countries. (2016, March 23).

Schmidt, J. J., & Matthews, N. (2017). Global challenges in water governance: Environments, economies, societies. UK: Palgrave Macmillan.

Sebesvari, Z., Rodrigues, S., & Renaud, F. (2017). Mainstreaming ecosystem-based climate change adaptation into integrated water resources management in the Mekong region. Regional Environmental Change, 17(7), 1907–1920. doi:10.1007/s10113-017-1161-1

Smajgl, A., Ward, J. R., Foran, T., Dore, J., & Larson, S. (2015). Visions, beliefs, and transformation: Exploring cross-sector and transboundary dynamics in the wider Mekong region. Ecology & Society, 20(2), 1–16. doi:10.5751/ES-07421-200215

Sobel, R. S. (1994). The League of Nations covenant and the United Nations charter: An analysis of two international constitutions. Constitutional Political Economy, 5(2), 173–192. doi:10.1007/ BF02393146

Soprano, R. (2016). China and the recognition and protection of the human right to water. In P. D. Farah & E. Cima (Eds.), China’s influence on non-trade concerns in international economic law (pp. 331–340). Oxon: Routledge.

Stoa, R. B. (2014). The United Nations Watercourses Convention on the dawn of entry into force. Vanderbilt Journal of Transnational Law, 47, 1321–1370.

Talmon, S. (2016). The South China Sea arbitration: Observations on the award on jurisdiction and admissibility. Chinese Journal of International Law, 15(2), 309–391.

Talmon, S. A. G. (2017). The South China Sea arbitration and the finality of ‘final’ awards. Journal of International Dispute Settlement, 8(2), 388–401.

Tanaka, Y. (2018). The South China Sea arbitration: Environmental obligations under the Law of the Sea Convention. Review of European, Comparative & International Environmental Law, 27(1), 90–96. doi:10.1111/reel.12229

Tarlock, A. D. (2010). Four challenges for international water law. Tulane Environmental Law Journal, 23(2), 369–408.

Tian, X. (2018). Trade and investment facilitation under the Lancang-Mekong Cooperation Framework. China International Studies, 71(4), 76–92.

Tignino, M. (2018). Water in the practice of the United Nations Security Council: Trends and new perspectives. In M. Tignino & C. Bréthaut (Eds.), Research handbook on freshwater law and international relations (pp. 116–145). Cheltenham: Edward Elgar.

Tilleard, S., & Ford, J. (2016). Adaptation readiness and adaptive capacity of transboundary river basins. Climatic Change, 137(3–4), 575–591. doi:10.1007/s10584-016-1699-9

UNWC. (1997). Convention on the law of the non-navigational uses of international watercourses. Adopted by the General Assembly of the United Nations on 21 May 1997. Entered into force on 17 August 2014.

Urban, F., Nordensvard, J., Khatri, D., & Wang, Y. (2013). An analysis of China’s investment in the hydropower sector in the Greater Mekong Sub-Region. Environment, Development and Sustainability, 15(2), 301–324. doi:10.1007/s10668-012-9415-z

Wajjwalku, S. (2019). Civil society and water governance in Northern Thailand: Local NGOs and management of Mekong’s Tributaries in Chiang Rai. In K. Otsuka (Ed.), Interactive approaches to water governance in Asia (pp. 123–154). Singapore: Springer.

Wang, R. Y., Ng, C. N., Lenzer, J. H., Jr., Dang, H., Tao Liu, T., & Yao, S. (2017). Unpacking water conflicts: A reinterpretation of coordination problems in China’s water-governance system. International Journal of Water Resources Development, 33(4), 553–569. doi:10.1080/ 07900627.2016.1197824

Wegerich, K., & Olsson, O. (2010). Late developers and the inequity of ‘equitable utilization’ and the harm of ‘do no harm’. Water International, 35(6), 707–717. doi:10.1080/ 02508060.2010.533345

Weiss, T. G. (2015). The United Nations: Before, during and after 1945. International Affairs, 91(6), 1221–1235. doi:10.1111/1468-2346.12450

Wouters, P. (2000). National and international water law: Achieving equitable and sustainable use of water resources. Water International, 25(4), 499–512. doi:10.1080/02508060008686864

Wouters, P., & Chen, H. (2013). China’s ‘soft-path’ to transboundary water cooperation examined in the light of two UN global water conventions: Exploring the ‘Chinese Way’. Journal of Water Law, 22(6), 229–247.

Xie, L., & Jia, S. (2018). China’s international transboundary rivers: Politics, security and diplomacy of shared water resources. Oxon: Routledge.

Xing, W. (2017). Lancang-Mekong River cooperation and trans-boundary water governance: A Chinese perspective. China Quarterly of International Strategic Studies, 3(3), 377–393. doi:10.1142/S2377740017500233

Yamada, C. (2011). Codification of the law of transboundary aquifers (groundwaters) by the United Nations. Water International, 36(5), 557–565. doi:10.1080/02508060.2011.597345

Yeophantong, P. (2014). China’s Lancang dam cascade and transnational activism in the Mekong region: Who’s got the power? Asian Survey, 54(4), 700–724. doi:10.1525/as.2014.54.4.700

Yu, X. (2015). Water resources collaboration: Potential flagship in Lancang-Mekong Cooperation Mechanism. Retrieved from https://wle-mekong.cgiar.org/water-resources-collaboration-potential-flagship-in-lancang-mekong-cooperation-mechanism/   

Zawahri, N. A., & Hensengerth, O. (2012). Domestic environmental activists and the governance of the Ganges and Mekong Rivers in India and China. International Environmental Agreements: Politics, Law and Economics, 12(3), 269–298. doi:10.1007/s10784-012-9179-9

No comments:

Post a Comment