Sunday, October 13, 2024

LŨ LỤT MEKONG LÀM NỔI BẬT THỰC TẾ KHÍ HẬU MỚI TRONG KHU VỰC

(Mekong floods highlight new climate reality in the region)

Prak Chan Thul – Bình Yên Đông lược dịch

Rappler.com – October 6, 2024

 

Ngập lụt ở Phnom Penh và hạn hán trong khu vực Mekong nhấn mạnh sự cần thiết cộng tác quản lý nước để đối phó với thay đổi khí hậu, một chủ đề chánh trong phiên họp ASEAN-Ủy hội Sông Mekong gần đây.

 

PHNOM PENH, CAMBODIA – Trong tuần lễ cuối tháng 9, Cambodia trải qua những trận mưa lớn mang bởi gió mùa tây nam và áp thấp trong lưu vực Mekong, gây ngập lụt ở nhiều nơi của quốc gia.

Ngay cả Phnom Penh cũng không phải là một ngoại lệ.  Ở ven sông Koh Norea, một điểm hẹn hò mới nhất của thủ đô, ngập lụt ảnh hưởng đường phố và doanh nhiệp ở mặt đường vì các cửa hàng bị đóng cửa và những tiệm khác dời nơi buôc bán đến nơi cao hơn.

Những người buôn bán lo ngại về an ninh công cộng và tiềm năng mất thu nhập vì có ít khách hàng vào lúc nầy.  Mặc dù nhiều đám đông tụ tập để xem ngập lụt, những người buôn bán báo cáo số bán sụt giảm.  Họ lo ngại cho cuộc sống của họ nếu ngập lụt tiếp tục, nhất là có thêm mưa được tiên đoán trong những tuần lễ sắp tới.

“Ai mà không lo lắng về ngập lụt nầy,” con buôn Han Hok nói hôm 25 tháng 9.

 

DOANH NGHIỆP BỊ NGẬP.  Nước sông Mekong dâng lên làm ngập doanh nghiệp ở Vientiane, Lào, ngày 19 tháng 9 năm 2024. 

[Ảnh: Prak Chan Thul]

 

“Nhất là chúng tôi kiếm tiền ở đây.  Tôi không thể tiên đoán liệu có nhiều người sẽ đến hay không, nhưng tôi lo ngại nếu tình hình không tốt hơn, thì thu nhập của tôi sẽ tụt xuống và ảnh hưởng tôi vì đây là cuộc sống của tôi và giúp tôi trả nợ ngân hàng,” bà nói thêm.

Điều kiện thời tiết bất thường với mưa lớn và hạn hán làm nổi bật tính dễ tổn thương với thay đổi khí hậu của khu vực Mekong, với các chuyên viên kêu gọi quản lý nước tốt hơn và hợp tác khu vực để bảo vệ các công đồng.

ĐỐI THOẠI AN NINH NƯỚC.  Các viên chức nối tay để biểu thị sự hợp tác tại Đối thoại An ninh Nước ASEAN-Ủy hội Sông Mekong lần thứ 2nd được tổ chức vào ngày 18 tháng 9 năm 2024. [Ảnh: Prak Chan Thul]

 

Diễn đàn ngoại giao nước

Ở làng giềng Lào, Đối thoại An ninh Nước ASEAN-Ủy hội Sông Mekong (MRC) mang lại với nhau các phái đoàn cao cấp ASEAN, cũng như các đối tác phát triển để thảo luận những vấn đề an ninh nước vô cùng quan trọng.

Đối thoại An ninh Nước nhấn mạnh đến sự cần thiết cấp bách để đối phó với an ninh nước và lương thực trong ASEAN và khu vực Mekong qua gia tăng đầu tư và hợp tác, với ASEAN và MRC đóng vai trò then chốt.

“ASEAN đã là khí cụ để nuôi dưỡng đối thoại chánh trị và nối kết, trong khi MRC là ‘trung tâm kiến thức khu vực’ đáng tin cậy. ‘diễn đàn ngoại giao nước’ trưởng thành và một mô hình thành công của hợp tác nước xuyên biên giới trong khu vực Mekong,” được nói trong tuyên bố ngày 18 tháng 9.

 

NGÂN HÀNG ĐƯỢC CHẮN BAO CÁT.  Một ngân hàng địa phương ở Vientiane, Lào chuẩn bị cho tiềm năng ngập lụt từ sông Mekong bằng cách dùng bao cát. Ngày 17 tháng 9 năm 2024. [Ảnh: Prak Chan Thul]

 

“Năm nay là năm mưa”

Giám đốc điều hành của MRC Tiến sĩ Anoulak Kittihoun nói rằng sau đợt hạn hán gây ngạc nhiên, bão Yagi gây ngập lụt nghiêm trọng trong vùng Mekong.  MRC đang theo dõi tình hình, cung cấp tiên đoán cho các quốc gia bị ảnh hưởng, và phối hợp với Lào và Trung Hoa để giảm nhẹ thiệt hại, ông nói.

“Giải pháp dài hạn nằm ở hạ tầng cơ sở lẫn giải pháp dựa trên thiên nhiên vì trong Mekong chúng ta có dự trữ ít nhất [so với các sông khác] trên thế giới.” ông nói với các phóng viên bên lề của đối thoại vào cuối tháng 9.

Vì thế, trong khi các sông như Mississippi có khả năng trữ nước lớn lao – qua đập thiên nhiên hay nhân tạo – sông Mekong thiếu chúng.  Các đập thủy điện trên Mekong cớ dự trữ hạn chế, chỉ khoảng 14-15% dòng chảy hàng năm, và do đó “không thể làm giảm đáng kể các giông tố quan trọng,” Kittihoun nói.

“Vì thế khi một trận bão lớn đến, anh phải đối phó với nó và cố gắng bảo đảm rằng các đập không cộng thêm vấn đề,” ông nói thêm, khuyến cáo gia tăng đầu tư trong các giải pháp trữ nước nhân tạo và thiên nhiên để đối phó với thách thức.

Kittihoun nói MRC hỗ trợ các dự án phát triển trong khi cân bằng các lo ngại môi trường.  Minh bạch, chia sẻ dữ kiện, và ý kiến của cộng đồng rất quan trọng để tối thiểu hóa ảnh hưởng của dự án như các đập và thủy nông, không tránh thay đổi tình trạng tự nhiên của sông.

 

“Yagi có lẽ không phải là cơn bão cuối cùng trong năm 2024”

Brian Eyler, giám đốc chương trình Đông Nam Á (ĐNA) của Trung tâm Stimson ở Washington DC, nới mùa mưa vừa qua, đánh dấu bởi hạn hán và thời tiết cực đoan, tiết lộ một tương lai trong đó thay đổi khí hậu tăng cường những điều kiện đó.

Sông Mekong đang trải qua cuộc khủng hoảng khí hậu – hạn hán trong vùng hạ lưu ảnh hưởng đền thủy sản của Cambodia trong khi bão Yagi gây lũ lụt tàn phá vùng thượng lưu.  Điều nầy làm nổi bật sự cần thiết cấp bách của những biện pháp thích ứng khí hậu, Eyler nói.

“Và Yagi có lẽ không phải là trận bão cuối cùng trong năm 2024.  Những trận bão nầy nầy đang mạnh hơn do thay đổi khí hậu vì nhiệt độ cao hơn có thể giữ nhiều nước hơn, và tàn phá nhiều hơn,” Eyler nói qua email ngày 25 tháng 9.

Khu vực Mekong cần quản lý lũ lụt và hạn hán tốt hơn.  Hạn hán trong mùa mưa, làm tồi tệ thêm bởi thay đổi khí hậu và các đập ở thượng lưu, đang gây nguy hại cho Tonle Sap, hồ nước ngọt lớn nhất ĐNA và thủy sản của nó, Eyler nói.

Hạn hán trong Tonle Sap gây ra bởi thay đổi khí hậu lẫn giới hạn của các đập ở thượng lưu. Cải thiện quản lý nước xuyên biên giới, nhất là việc điều hành đập, có thể giảm nhẹ những hạn hán nầy và bảo đảm số cá đánh được lớn hơn cho Cambodia, ông nói thêm.

 

Rủi ro khí hậu, thực tế mới

Quản lý lũ lụt xuyên biên giới cũng vô cùng quan trọng, nhất là cho các phụ lưu của Mekong.  Cải thiện liên lạc và các hệ thống cảnh báo sớm rất quan trọng để chuẩn bị, như bằng chứng của ngập lụt do bão Yagi gần đây.  MRC cần nhiệm vụ rõ ràng hơn và phối hợp mạnh hơn với các quốc gia thành viên để đối phó hiệu quả với những thách thức nầy, Eyler nói.

Hạn hán trong mùa mưa có thể được giảm nhẹ bằng quản lý nước xuyên biên giới thông minh hơn, bao gồm mục tiêu bành trướng của Tonle Sap và phối hợp điều hành đập ở Trung Hoa và Lào, Eyler nói.

Các quốc gia Mekong nên đặt ưu tiên việc chịu đựng khí hậu và quản lý nước xuyên biên giới, nhất là với Trung Hoa và Lào, để bảo vệ các hệ sinh thái vô cùng quan trọng như Tonle Sap.  Gia tăng rủi ro khí hậu như nóng cực đoan, lũ lụt và cháy rừng đòi hỏi hành động cấp bách và hợp tác khu vực, ông nói.

Trong khi đó, Hoa Kỳ nói sông Mekong rất quan trọng cho cuộc sống của hàng triệu người, nhưng thay đổi khí hậu đang đe dọa vùng nầy, phát ngôn viên của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Cambodia Wesley Holzer nói trong email ngày 18 tháng 9.

Holzer nói các quốc gia Mekong phải cải thiện việc quản lý sông và xây dựng sức chịu đựng khí hậu qua việc điều hành đập tốt hơn, các hệ thống cảnh báo sớm và hợp tác đa phương.

Để xây dựng sức chịu đựng khí hậu, các quốc gia Mekong cần cải thiện việc chuẩn bị tai họa, hạ tầng cơ sở, và sự hiểu biết của quần chúng, trong kh cũng gia tăng tiếp xúc với tài nguyên như bảo hiểm hoa màu và nước.  Hoa Kỳ, qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), hỗ trợ những mục tiêu nầy với những chương trình chú trọng đến nông nghiệp khôn ngoan khí hậu, bảo tồn và dữ kiện địa không gian.

 

No comments:

Post a Comment