Thursday, August 29, 2019

Giải bài toán Đồng Bằng sông Cửu Long: Thách thức khốc liệt


19/06/2019

TP - Lũ giảm mạnh, xâm nhập mặn đến sớm, phạm vi mở rộng, đỉnh mặn lên cao; sạt lở sông biển diễn ra nghiêm trọng; sụt lún có nơi lên tới 5,74cm mỗi năm... Đây là những thách thức “khốc liệt” mà Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đối mặt.

Biển xâm lấn nuốt trôi hàng cây ven biển ở Bến Tre.
Ảnh: Hòa Hội

Thủy điện còn nguy hiểm hơn BÐKH

Hôm qua (18/6) tại TPHCM diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả hai năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH). Theo Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, BĐKH ở ĐBSCL hết sức khốc liệt, đến sớm và nhanh hơn nhiều mọi kịch bản dự báo.

Ông Hoàng Văn Bẩy, Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước, Bộ TN&MT cho biết, sụt lún đất ở ĐBSCL đang diễn biến phức tạp. Kết quả đo đạc sụt lún của Bộ TN&MT cho thấy, từ năm 2005 đến 2017 trên toàn vùng ĐBSCL chỉ có 6% diện tích không lún trong khi 29% diện tích lún dưới 5cm, 20% diện tích lún từ 5-10cm và 8% diện tích lún trên 10cm. Đáng lưu ý, vùng lún trên 10cm phân bố ở 9 tỉnh thành, trong đó tập trung ở Bạc Liêu, Cà Mau. Riêng vùng An Lạc, quận Bình Tân, TPHCM lún tới 81,4cm trong 12 năm, phường 1, thị xã Bạc Liêu lún tới 62,6cm và xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng lún tới 53,1cm.

GS Nguyễn Kim Đan đến từ Đại học Paris-Est dẫn các nghiên cứu quốc tế mới nhất, cho rằng, tác động của thủy điện là cực kỳ to lớn, lấn át BĐKH. Thủy điện đang thay đổi hoàn toàn sự phân bổ nguồn nước cho ĐBSCL và giữ lại phần lớn bùn cát.

Ông Hoàng Văn Bẩy thông tin, thủy điện trên dòng chính sẽ gây ra nhiều tác động bất lợi ở mức lớn đến nghiêm trọng gồm suy giảm dòng chảy mùa cạn gây xâm nhập mặn, suy giảm nguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh học và gây bất lợi cho giao thông đường thủy. Riêng lượng phù sa, bùn cát giảm tới 65% chỉ bởi hệ thống thủy điện ở Lào, Campuchia và Thái Lan. Nếu tính cả Trung Quốc lượng phù sa về ĐBSCL chỉ còn 15 triệu tấn, chưa đến 10% so với điều kiện tự nhiên.

Hiện nay, Trung Quốc có kế hoạch xây dựng 14 đập thủy điện. Phần trung lưu trên lãnh thổ Lào, Thái Lan và Campuchia có 11 dự án thủy điện trên dòng chính được đề xuất xây dựng. Ngoài thủy điện, Thái Lan đã nghiên cứu một số dự án chuyển nước với quy mô lớn thuộc vùng Bắc và Đông Bắc Thái Lan thuộc lưu vực sông Mê Kông.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, BĐKH là một nguyên nhân nhưng nhiều hơn và nguy hiểm hơn là hoạt động kinh tế ở thượng nguồn sông Mê Kông. “Khi các công trình thủy điện đi vào hoạt động, không biết tổn thương đến vùng của chúng ta như nào”, ông Cường nói.

PGS.TS Lê Anh Tuấn, trường Đại học Cần Thơ cho biết, BĐKH xảy ra nhanh hơn mọi dự báo nhưng vẫn có thể chủ động và ứng phó, sử dụng nước xuyên biên giới mới là vấn đề nghiêm trọng nhất của ĐBSCL. Nó dẫn đến quá trình tan rã đồng bằng thay vì kiến tạo như xưa. “Số liệu thủy văn trong 50 năm sẽ trở thành vô nghĩa. Chúng ta không thể dự báo được diễn biến dòng chảy, kế hoạch phát triển trở thành bất ổn và khó khả thi hơn”, PGS Tuấn nói.

Ông Hoàng Văn Bẩy, Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước
trình bày báo cáo về sụt lún, suy thoái nước ngầm Ảnh: N.H

Dân phải di cư tìm việc làm ở nơi khác

Theo ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, lũ vốn là nguồn sống của ĐBSCL nay thường đến muộn và ít lũ đẹp. Từ năm 2010 về trước, đỉnh lũ chính vụ hầu hết xuất hiện vào cuối tháng 9, đầu tháng 10. Từ năm 2010 đến nay, lũ thường vào giữa tháng 10. Số trận lũ lớn giảm so với trước kia, chủ yếu xuất hiện các lũ vừa và nhỏ (chiếm đến 90%) trong khi đó lũ nhỏ không mang lại nguồn lợi và nguy cơ xảy ra xâm nhập mặn sâu vào mùa khô kế tiếp. BĐKH cùng công trình thủy điện thượng nguồn dòng chính Mê Kông còn đặt ĐBSCL trước nguy cơ lũ cao bất thường nếu xảy ra sự cố hồ chứa hoặc xả lũ đồng loạt.

Ông Hoài cho biết thêm, xâm nhập mặn đang có những “thay đổi lớn”, thường xuất hiện sớm hơn 1-1,5 tháng so với trước đây. Phạm vi xâm nhập mặn tăng, nếu như trước đây xâm nhập mặn chỉ vào đến 60km nội địa thì năm 2016 vào tới 90km. Sạt lở ngày càng phức tạp, gia tăng cả về phạm vi và mức độ nghiêm trọng.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải cho biết, Cà Mau chịu thiệt hại nặng nề nhất do BĐKH với nhiệt độ tăng cao, hạn hán khốc liệt, xâm nhập mặn sâu vào nội đồng, lốc xoáy diễn ra thường xuyên, triều cường và sạt lở bờ sông, bờ biển diễn biến phức tạp. “Bờ biển phía tây sạt lở không sâu nhưng sạt lở bề mặt nhiều, bờ mặt phía đông sạt lở rất sâu, mất đất, mất rừng phòng hộ rất nhiều”, ông Hải nói.

Ông Hải dẫn chứng, riêng hiện tượng El Nino cuối năm 2015, đầu năm 2016, xâm nhập mặn khiến diện tích lúa trên đất nuôi tôm của tỉnh bị thiệt hại gần 53.000ha, trên 43.000ha rừng tràm bị khô hạn nghiêm trọng, đường giao thông bị sụp, lún, lở đất, hư hỏng trên 112km, hơn 12.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. Đặc biệt, một bộ phận dân nghèo ở Cà Mau phải di cư đi tìm việc làm ở các tỉnh miền Đông Nam bộ.

Đại diện UBND tỉnh An Giang cho biết, từ 2016 đến nay liên tục xảy ra tình trạng bất thường trên địa bàn tỉnh như hạn hán và xâm nhập mặn lịch sử xảy ra năm 2016, xảy ra khoảng 120 vụ sạt lở bờ sông nghiêm trọng làm mất đất đai, thiệt hại nhà cửa, cơ sở hạ tầng, đường giao thông ước tính lên đến hàng trăm tỷ đồng. Hàng năm, riêng sạt lở gây thiệt hại khoảng trên 100 tỷ đồng, tạo áp lực lớn lên phát triển kinh tế xã hội.

Đại diện Bộ NN&PTNT cho rằng, ĐBSCL cùng lúc chịu nhiều tác động lớn, gồm: BĐKH, tác động phía thượng nguồn sông Mê Kông và những điểm bất hợp lý trong sự phát triển kinh tế nội tại. Điều này tác động xấu làm cho cấu trúc mùa vụ thay đổi, dịch bệnh gia tăng, hệ canh tác cũ không còn phù hợp, buộc ĐBSCL phải cơ cấu lại nông nghiệp để thích ứng.

GS Nguyễn Kim Đan, Đại học Paris- Est: Các nhà khoa học quốc tế sẵn sàng hỗ trợ
Theo GS Đan, để “giải cứu” ĐBSCL, chúng ta cần tìm kiếm giải pháp tổng thể nhằm chủ động giảm thiểu rủi ro do thay đổi nguồn nước và suy giảm bùn cát ở ĐBSCL dưới tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phát triển thủy điện trên thượng lưu và sụt lún. Trong đó, ưu tiên các giải pháp dựa theo tự nhiên, phù hợp với tự nhiên và bảo vệ môi trường tự nhiên.

GS Nguyễn Kim Đan cho biết thêm, rất nhiều nhà khoa học Việt kiều, nhà khoa học quốc tế là bạn bè, cộng sự của ông sẵn sàng đóng góp công sức cho các nghiên cứu về ĐBSCL.

NGUYỄN HOÀI

Source:

.

MRC, August 29, 2019












.

Wednesday, August 28, 2019

Chuyện rất xấu trên dòng Mê Kông - Something Is Very Wrong on the Mekong River


By Tom Fawthrop
 Tom Fawthrop is a freelance journalist and film-maker based in Southeast Asia.

August 26, 2019

Tom Fawthrop
Khánh Anh dịch
Song ngữ Việt Anh

Hạn hán năm nay chỉ là điều báo trước những vấn đề nghiêm trọng hơn sẽ xảy ra nếu chính phủ không thay đổi.

Bờ sông bị sạt lở

Sông Mê Kông đang quay cuồng trong sự tấn công của biến đổi khí hậu, khai thác cát và xây đập nước sông liên tục, tất cả những điều này kết hợp lại làm gây ra trận hạn hán tồi tệ nhất trong hơn 100 năm hồi tháng Bảy.
“Đây là thảm họa sinh thái tồi tệ nhất trong lịch sử của khu vực sông Mê Kông,” chuyên gia tài nguyên thiên nhiên Thái Lan Chainarong Setthachua tuyên bố.

Mực nước ở hồ Tonle Sap, Campuchia, hồ nước nội địa tuyệt vời, trái tim của sông Mê Kông, đã bị giảm cạn xuống chưa từng có ở nhiều nơi với một ngôi làng nổi gần như khô cạn hoàn toàn. Người dân Tonle Sap gần như không thể tin là điều này xảy ra không phải vào mùa khô, mà là hai tháng đầu mùa mưa.
Youk Sengleng, một chuyên gia thủy sản NGO ở vùng Tonle Sap chia sẻ: “Cá chết nhiều vì nước cạn, nhiệt độ nóng và nước độc hại do thiếu oxy. Khoảng 2,5 triệu người sống phụ thuộc vào nghề cá từng rất phong phú ở hồ này đã bị ảnh hưởng trực tiếp.”
Lấy quá nhiều nước từ sông về cơ bản sẽ giết chết sông. Chất ô nhiễm cô đặc hơn và dòng nước chảy chậm lại, gây ra tích tụ trầm tích làm tắc nghẽn lòng sông.

Trong một mùa mưa bình thường, hồ Tonle Sap mở rộng kích thước lên hơn 40% dựa trên mực nước dâng cao 7-8 mét ở sông Mê Kông sau những cơn mưa lớn. Hiện tượng “xung lũ” tuyệt vời này trên sông Mê Kông thường vào giữa cuối tháng 8 và giữa tháng 9 làm đảo ngược dòng chảy của nhánh sông Tonle vô hồ lớn.
Số phận của dòng sông bây giờ không chắc chắn và đầy lo lắng. Con sông thay đổi quá trình hàng năm, nhưng hiếm khi có giảm xung lũ như vậy. Sông Mekong đã quá yếu ớt để có thể nuôi cá và đảm bảo an ninh lương thực thường cho 60 triệu người sống ở lưu vực hạ lưu sông Mê Kông.

Ian Cowx, giám đốc Viện Thủy sản Quốc tế Hull Đại học Hull (Hifi) - Anh, giải thích rằng trở ngại lâu dài lớn nhất đối với sự phục hồi của nghề cá sẽ không do biến đổi khí hậu và hạn hán, mà là do các con đập ở thượng nguồn.
Theo nghiên cứu của Hifi, tất cả các loài cá đều thích nghi với thời kỳ hạn hán và lũ lụt và yếu tố khí hậu không gây ra nguy cơ tuyệt chủng. Vấn đề lớn ở đây là liệu các hoạt động khác như điều tiết dòng chảy và [hiệu ứng] rào cản do đập thuỷ điện, chất ô nhiễm và khai thác trầm tích gây ra có làm suy giảm môi trường sống và làm tăng nguy cơ tuyệt chủng hay không. Có lẽ vấn đề lớn nhất ở đây là giảm dòng chảy do các con đập của Trung Quốc, đập Lower Sesan 2 [trên một nhánh sông Mê Kông ở Campuchia] và con sông Hou Sahong biến mất vì đập Don Sahong.

Ngoài ra, đập Xayaburi, con đập đầu tiên được xây dựng và gần hoàn thành ở hạ lưu sông Mê Kông, là một ví dụ khác về dự đoán thiệt hại lâu dài cho hệ sinh thái, lớn hơn nhiều so với vấn đề biến động nước tạm thời.
Lý do chính khiến mực nước hạ thấp ở sông Mê Kông vào tháng 7 này là do thiếu mưa, nhưng hoạt động tại đập Jinghong ở Trung Quốc và đập Xayaburi gần như đã hoàn thành ở Lào, cũng làm trầm trọng thêm khủng hoảng nước. Trung Quốc đã quyết định “tắt máy khai thác sông Mê Kông” ở Jinghong với lý do phải tiến hành bảo trì lưới điện.

Đồng thời, các nhà phê bình cũng đã quy trách nhiệm cho đập Xayaburi vì tiến hành thử nghiệm đặc biệt đã đóng cửa lũ. Điều đó càng khiến người nông dân Thái Lan ở 220 km về phía hạ lưu ở tỉnh Chiang Rai tức giận hơn.
Trong khi công ty xây dựng đập Thái Lan CK Karnchang từ chối mọi trách nhiệm làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nước, các tổ chức phi chính phủ Thái Lan đã kiến nghị lên Tòa án Hành chính Thái Lan, yêu cầu EGAT, Ủy ban Điện lực Thái Lan, trì hoãn việc mua điện từ đập Xayaburi, chờ điều tra thêm về vai trò tiềm năng của đập trong việc gây ra hạn hán. Vụ kiện này có thể trì hoãn việc khai trương đập dự kiến vào tháng 10.

Mọi thứ đang thay đổi trên sông Mê Kông. Hạn hán đang gia tăng; tài nguyên nước đang giảm. Sự phong phú của nghề cá và đa dạng sinh học đang bị đe dọa cả từ biến đổi khí hậu lẫn sự phá hủy sông không kiểm soát được.

Chainarong, giáo sư sinh thái chính trị và quản lý tài nguyên thiên nhiên tại Đại học Maha Sarakham, khẳng định, “Ngày nay, chúng ta có thể thấy từ trường hợp các con đập Trung Quốc ở thượng nguồn và đập Xayaburi ở [Lào] rằng các chính phủ sông Mê Kông và chính sách của họ đã gây ra một thảm họa sinh thái ở lưu vực sông lớn nhất trong khu vực.”
Nhưng bất chấp những cảnh báo khoa học khác nhau về sự suy giảm nghiêm trọng ở sông Mê Kông, các nhà hoạch định chính sách và chính phủ đã không chú ý đến các yêu cầu của xã hội dân sự nhằm áp đặt các biện pháp kiểm soát môi trường lớn hơn để bảo vệ con sông Mê Kông đang bị bao vây.

Ủy ban sông Mê Kông (MRC), bao gồm bốn quốc gia thành viên: Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam đã đưa ra lời cảnh báo quan trọng. MRC chính thức ra mắt báo cáo Nghiên cứu của Hội đồng về tác động thủy điện vào năm 2018. Trong số nhiều kết luận đáng báo động, báo cáo cho thấy sẽ giảm 35-40% sinh khối cá vào năm 2020. Hơn nữa, báo cáo cảnh báo rằng phát triển thủy điện đến năm 2040 sẽ loại bỏ cá di cư ở phần lớn sông Mê Kông. Không có loài cá di cư sông Mê Kông nào có thể sống sót trong các hồ chứa đập được lên kế hoạch vào năm 2020 và 2040.

Bộ phận thủy sản MRC đã báo cáo giá trị của nghề cá Mê Kông - nghề cá nước ngọt lớn nhất thế giới - ở mức 11 tỷ đô la đánh bắt tự nhiên (trừ trang trại cá) cho các nước trong vùng MRC, các nhà quan sát lo ngại sâu sắc về viễn cảnh tuyệt chủng cá thảm khốc.

Tuy nhiên, ba trong số bốn quốc gia thành viên - Lào, Thái Lan và Campuchia - đã bất ngờ từ chối xác nhận tài liệu mang tính bước ngoặt này dựa trên năm năm nghiên cứu và không thể hiện ý muốn thảo luận về báo cáo này. Chỉ có Việt Nam hoan nghênh và tán thành báo cáo.

“Chính phủ vùng sông Mê Kông thực sự cần phải thức tỉnh trước những báo động của những năm gần đây và bắt đầu làm việc cùng nhau vì lợi ích chung,” nhà sinh thái học đất ngập nước, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Thiện cho biết, Ông Nguyễn Hữu Thiện người đã thực hiện một số báo cáo quốc tế về sông Mekong với vai trò cố vấn cho WWF và ICEM.


Trong một cuộc phỏng vấn với ông Thiện ở Cần Thơ, ông đã chỉ ra mối quan tâm lâu dài cho tương lai Việt Nam: “Đồng bằng đang chìm vì hầu hết các trầm tích giàu chất dinh dưỡng quan trọng cho đồng bằng bị kẹt ở thượng nguồn vì các con đập. Điều này gây ra suy thoái môi trường quy mô lớn cũng liên quan đến sự mất ổn định và căng thẳng trong khu vực. Trong tương lai, đồng bằng sẽ không còn có thể duy trì nuôi sống 18 triệu dân. Họ sẽ phải bỏ đi di cư và tị nạn. Thủy điện ở khu vực sông Mê Kông đang gieo mầm bất ổn cho khu vực và có thể trở thành một vấn đề an ninh khu vực.”

Nghiên cứu mới được Viện Môi trường Stockholm công bố vào năm 2018 cho thấy 96% trầm tích giàu dinh dưỡng của sông Mê Kông sẽ không bao giờ đến được đồng bằng nếu tất cả 11 con đập ở Hạ lưu sông Mê Kông được xây dựng.
Nếu việc phá hủy thượng nguồn và suy thoái môi trường dẫn đến việc Việt Nam “mất” vùng đồng bằng, điều đó có nghĩa là mất nguồn gạo, trái cây và rau quả chính, chiếm gần 25% GDP.

Tiến sĩ Thiện đặt câu hỏi về lâu dài nếu không có đồng bằng, Việt Nam có thể tồn tại?
Khi nào và nếu việc ngăn chặn có thể dừng lại, Marc Goichot dẫn đầu về tài nguyên nước của WWF giải thích rằng sẽ có nhiều lợi ích cho dòng sông: Việc giữ dòng chảy hạ lưu sông Mê Kông sẽ khiến khoảng 28 triệu người ở Campuchia và Việt Nam kiên cường hơn với thảm họa khí hậu và nước trong khi vẫn cải thiện an ninh lương thực của họ.

Hy vọng rằng các đập thủy điện có thể sớm bị coi là lỗi thời vì năng lượng tái tạo từ năng lượng mặt trời và năng lượng gió đang bắt đầu trong khu vực. Nhà phân tích năng lượng của Mekong, Brian Eyler, một giám đốc tại Trung tâm Kích thích có trụ sở tại Hoa Kỳ tin rằng các quốc gia MRC đang bắt đầu nắm lấy năng lượng tái tạo và cuối cùng sẽ chuyển hướng khỏi thủy điện. Kể từ khi đập Xayaburi bắt đầu xây dựng vào năm 2012 đã có nhiều thay đổi, ông nói. “Tôi chắc chắn ở Thái Lan, chính phủ Thái Lan rất tiếc khi thấy đập Xayburi (do Thái Lan tài trợ) là một dự án hoàn toàn không cần thiết.

Ước mơ ban đầu của Thỏa thuận MRC 1995 là một dòng sông hợp tác quốc tế và chia sẻ công bằng tài nguyên nước. Nhưng Tiến sĩ Thiên Đinh Trần, Giám đốc Học viện Kinh tế Hà Nội, phát biểu tại một Diễn đàn Mê Kông vài năm trước, than thở rằng đó không phải là cách giải quyết vấn đề. Chúng tôi chỉ có thể cứu sông Mê Kông bằng cách loại bỏ tâm lý hẹp hòi để kiếm lợi nhuận từ [mỗi phân khúc có chủ quyền của dòng sông] nhân danh sự phát triển.”

Một số nhà bình luận hoài nghi có thể cho rằng đã quá muộn để xoay chuyển mọi thứ và vạch ra một con đường mới và bền vững hơn cho sông Mê Kông. Vào thời điểm sông Mê Kông đang bị đe dọa chưa từng có, học giả Thái Lan Chainarong lại cho ý kiến khác. “Vẫn chưa quá muộn để bảo vệ dòng sông này bằng cách ngăn chặn tất cả các dự án đập trong đường ống, và một chính sách phát triển sông Mê Kông dựa trên việc tuân thủ Ủy ban Đập Thế giới và sự tham gia đầy đủ của xã hội dân sự và cộng đồng ven sông.”

“Tất cả các chính phủ sông Mê Kông nên hợp tác để ngăn chặn các tác động xấu nhất từ thiên tai, thiệt hại sinh thái và tàn phá tài nguyên thiên nhiên bằng một chính sách khác nhằm cân bằng bảo vệ môi trường cùng với sự phát triển.”


Something Is Very Wrong on the Mekong River

This year’s drought is just a preview of more dire problems to come if government don’t change course.
By Tom Fawthrop
August 26, 2019

Low water levels in the Tonle Sap in June 2019.
Image Credit: Tran Van Tu


The Mekong is reeling from the combined onslaught of climate change, sand-mining, and incessant damming of the river, which combined to help cause the worst drought recorded in over 100 years in July.
“This is the worst ecological disaster in history of the of Mekong region,” declared Thai natural resources expert Chainarong Setthachua.

The water level in the Tonle Sap, Cambodia’s great inland lake, the “beating heart of the Mekong,” was reduced to unprecedented shallow areas with one floating village almost completely dried up. Almost unbelievable for Tonle Sap locals was that this happened in not in the dry season, but two months into the rainy season.

Youk Sengleng an NGO fisheries expert stationed by the Tonle Sap, shared his observations: “Many fish died because of the shallow water, hot temperature, and toxic water resulting from lack of oxygen. Around 2.5 million people who depend on the lake’s once abundant fisheries have been directly affected. “
Taking too much water out of a river essentially sucks the life out of it. Pollutants become more concentrated and water flows dwindle, resulting in the build-up of sediments that clog up the river bed.

During a normal rainy season, the Tonle Sap expands its size to over 40 percent based on a 7-8 meter rise in water level in the Mekong after the heavy monsoon rains. This amazing “flood pulse” phenomenon, whereby the Mekong reverses the flow of the Tonle tributary back into the great lake, usually happens between the end of the August and mid-September.

A heavy cloud of uncertainty and anxiety hangs over the fate of the river now. It changes course every year, but seldom with such a diminished flood pulse. It is already too weak to support the level of fish breeding and food security that normally sustains 60 million people living in the Lower Mekong basin. Even if the river finally fulfills its heavenly mandate from the Gods of Angkor to change course, his year millions will still suffer from a scarcity of fish and a protein deficiency until fish stocks recover.

Ian Cowx, director of Hull University’s International Fisheries Institute (HIFI) in the U.K., explained that the biggest long-term obstacle to the recovery of fisheries would not come from climate change and this drought, but rather from the dams upstream.

According to HIFI research, “all fish species are adapted to periods of droughts and floods” and the climate factor does not cause a risk of species extinction. “The big issue here is whether other activities such as flow regulation and [the] barriers effect caused by hydropower, pollutants, and sediment extraction have degraded the habitat, and increased the risk of extinction,” according to Cowx. “Perhaps the biggest problem here is the reduction in flows caused by Chinese dams, the Lower Sesan 2 dam [on a Mekong tributary in Cambodia] and the loss of the Hou Sahong channel because of Don Sahong dam.”

In addition to these, the Xayaburi dam, the first dam to be launched and almost completed on the Lower Mekong, is another example of predicted long-term damage to the ecosystem, far greater than the problem of temporary water fluctuations.

The primary reason for the acutely low water level in the Mekong this July was the lack of rainfall, but operations at the Jinghong dam in China, and the almost completed massive Xayaburi dam in Laos, have also been blamed for exacerbating the water crisis. China decided to “turn off the Mekong tap” from the Jinghong on the grounds that they had to carry out “grid maintenance.”

At the same time critics have also pointed the finger at the Xayaburi dam for engaging in special tests that closed the floodgates. That further angered Thai farmers 220 km downstream in Chiang Rai province.

While the Thai dam construction company CK Karnchang denies any responsibility for aggravating the water crisis, Thai NGOs have petitioned Thailand’s Administrative Court, demanding that EGAT, the Thai Electricity Commission, delay purchases of electricity from Xayaburi dam, pending further investigation into its potential role in the unseasonal drought. This litigation could delay the scheduled October launch of the dam.
Everything is changing along the Mekong. Droughts are increasing; water resources are decreasing. The rich abundance of fisheries and biodiversity are threatened both from climate change and the unregulated damming of the river.

Chainarong, who teaches political ecology and natural resources management at Maha Sarakham University, asserted, “Today, we can see from the case of Chinese dams in upstream and Xayaburi dam in [Laos] that Mekong governments and their policies have unleashed an ecological disaster in the biggest river basin in the region.”
But in spite of various scientific warnings about the Mekong’s critical decline, policymakers and governments have not heeded civil society ‘s demands to impose greater environmental controls to safeguard a Mekong under siege.

An important wake-up call was delivered by the Mekong River Commission (MRC), which is composed of four member states: Laos, Cambodia, Thailand, and Vietnam. The MRC officially launched its Council Study report on hydropower impacts in 2018. Among many alarming conclusions, the report found that there would be a 35-40 percent reduction in fish biomass by 2020. Moreover, the report warned that hydropower development through 2040 will eliminate migratory fish in large parts of the Mekong. No Mekong migratory fish species will be able to survive in the reservoirs of dams planned by 2020 and 2040.

Given that the MRC fisheries department has reported the value of the Mekong fisheries — the largest freshwater fisheries in the world — at $11 billion in wild-capture fish (excluding fish farms) for the MRC countries alone, observers might reasonably expect deep concern about the dire prospect of fish extinction.

However, three of the four member states — Laos, Thailand, and Cambodia — surprisingly declined to endorse this landmark document based on five years of research, and have shown little desire to debate the report at all. Only Vietnam welcomed and endorsed the report.
Locals observe erosion in the Mekong Delta in July 2019. Photo by Tran Van Tu.

“The Mekong governments really need to wake up to the alarms of recent years, and start working together for the common good,” urges wetlands ecologist Dr. Nguyen Huu Thien, who has worked on several international reports on the Mekong as a consultant for WWF and ICEM.

In an interview with Thien in Can Tho, he mapped out his long-term concerns for his nation’s future: “The delta is sinking because most of the nutrient-rich sediment vital to replenishing the delta is trapped upstream by dams. This causes large-scale environmental degradation that is also linked to regional instability and tension. In the future the delta will no longer be able to sustain its 18 million population. They will have to flee as migrants and refugees. Hydropower in the Mekong region is sowing the seed for regional instability and it could become a regional security issue.”

New research published by the Stockholm Environment Institute in 2018 revealed that 96 percent of the nutrient-rich sediment of the Mekong will never reach the delta if all 11 dams mapped out for the Lower Mekong are built.

If upstream damming and environmental degradation results in Vietnam “losing” the delta, it would mean the loss of its major source of rice, fruit, and vegetables, which account for nearly 25 percent of GDP. Dr Thien wonders if, “in the long-term, without the delta, Vietnam can survive as a nation?”

When and if the damming could be stopped, the WWF’s water resources lead Marc Goichot explains there would be multiple benefits to the river: “Keeping the Lower Mekong free flowing would make some 28 million people in Cambodia and Vietnam more resilient to climate and water disasters while improving their food security.”

Hopes are rising that hydropower dams could soon be regarded as obsolete as renewable energy from solar and wind power is catching on in the region. Mekong energy analyst Brian Eyler a director at the U.S.-based Stimson Center believes that MRC states are starting to embrace renewable energy and will eventually shift away from hydropower. “Since the Xayaburi dam began construction in 2012 much has changed,” he said. “I am sure some officials in Thailand’s government regretfully see the Xayburi dam (bankrolled by Thailand) as an entirely unnecessary project.”

The original dream of the MRC’s 1995 Agreement was one river of international cooperation and the equitable sharing of water resources. But Dr. Thien Ding Tran, the director of Hanoi’s Institute of Economics, speaking at a Mekong Forum a few years ago, lamented that is not how it has worked out. “We can only save the Mekong by shedding the narrow ‘pond’ mentality of making profit from [each state’s sovereign segment of the river] in the name of development.”

Some cynical commentators may argue it is too late to turn things around and chart a new and more sustainable path for the Mekong. At a time when the health of the Mekong is endangered as never before, Thai academic Chainarong is convinced otherwise. “It is not too late to protect this river by stopping all dam projects in the pipeline, and developing a different Mekong policy based on compliance with the World Commission on Dams and the full participation of civil society and riverine communities.”
“All Mekong governments should collaborate to prevent the worst impacts of natural disasters, ecological damage and the plunder of natural resources with a different Mekong policy, balancing environmental protection with development,” Chainarong continued.

By Tom Fawthrop


Monday, August 26, 2019

HẠN HÁN MEKONG CHO THẤY NHU CẦU HỢP TÁC NGUỒN NƯỚC KHU VỰC DỰA TRÊN LUẬT LỆ


(Mekong Drought Reveals Need for Regional Rules-based Water Cooperation)

Carl Middleton – Bình Yên Đông lược dịch
Chulalongkorn University/Center for Social Development Studies – August 6, 2019


Sông Mekong trên biên giới Thái-Lào [Ảnh: NTP8P]

Trận hạn hán khốc liệt mà nông và ngư dân trong lưu vực Mekong đang đối mặt là một tai họa cho thấy nhiều điều.  Nó cho thấy mức độ mà các đập lớn đang càng ngày càng kiểm soát mực nước của dòng sông.  Nó cũng cho thấy những hạn chế của sự hợp tác giữa các quốc gia chia sẻ nguồn nước quý giá trong lúc khan hiếm.  Và, nó cho thấy sự bấp bênh ngày càng tăng của tương lai vì thay đổi khí hậu.  Phải làm gì trong ngắn hạn và dài hạn?

Trên lý thuyết, hiện nay đã gần ở giữa mùa mưa.  Thường thường vào thời điểm nầy, sông Mekong bắt đầu phình ra với nước mưa do gió mùa Tây nam mang đến.  Nhưng năm nay, mực nước như ở trong mùa khô.  Điều nầy ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông dân, với lúa và hoa màu khô héo trên đất khô.  Nó cũng ảnh hưởng đến ngư dân tùy thuộc vào hệ sinh thái của sông.

Vào giữa tháng 7, Ủy hội sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) loan báo rằng mực nước trong sông là mực nước thấp nhất lịch sử trong tháng 6 và 7.  MRC cũng nhấn mạnh rằng việc vận hành đập trên thượng lưu Mekong ở Trung Hoa, nơi có tên gọi là Lancang, có thể có ảnh hưởng.  Trung Hoa gởi một thông báo đến MRC cho biết, từ 5 đến 19 tháng 7, nước xả từ đập cuối cùng của chuỗi 11 đập, có tên là Cảnh Hồng, sẽ “giao động” vì “bảo trì lưới điện.”

Một tàu đò của Lào chạy trên sông [Ảnh: NTP8P]


Điều nầy có 2 ảnh hưởng.  
Thứ nhất, nó giữ nước vào lúc các quốc gia ở hạ lưu cần xả nước nhiều hơn.  
Thứ hai, các đợt nước nhân tạo gây hại cho hệ sinh thái của sông và đời sống tùy thuộc vào nó, kể cả các vườn hoa màu ven sông, thu hoạch rong và đánh cá mặc dù nó đã xảy ra từ cuối thập niên 1990s.

Cùng với các đập của Trung Hoa, các nhóm dân sự cũng đặt nghi vấn về vai trò của đập Xayaburi ở bắc Lào, sẽ được khánh thành trong tháng 10 năm nay.  Từ giữa tháng 7, dự án bắt đầu thử máy phát điện khiến cho sông giao động ở hạ lưu.  Công ty xây dựng dự án bác bỏ vai trò của họ trong vụ hạn hán, và mỉa mai thay, họ cũng than thở vì ảnh hưởng của việc giữ nước của Trung Hoa.  Nhưng Văn phòng Thủy lợi Quốc gia của Thái Lan đã gởi văn thư đến chánh phủ Lào để yêu cầu tạm ngưng việc thử máy.

Vai trò của các đập thủy điện trên phụ lưu ít được chú ý hơn, đặc biệt là ở Lào, một quốc gia với kỳ vọng trở thành “bình điện của Đông Nam Á.”  Có hơn 60 đập lớn và trung bình đã được xây.  Câu hỏi ở đây là liệu các dự án trên phụ lưu cũng trữ nước trong các hồ chứa nước để sản xuất điện.  Như tất cả các đập thủy điện trong lưu vực Lancang-Mekong, rất ít dữ kiện cập nhật về mực nước trong các hồ chứa nầy được công bố.

Chúng ta đã học được gì và sẽ làm gì?  Trước hết, cần phải hỗ trợ cho các cộng đồng nông thôn trong việc phân phối nước và các biện pháp khác kể cả việc hỗ trợ tài chánh, nếu cần.  Khi mưa đến, như được dự đoán, các nhà vận hành dự án thủy điện phải bỏ ý định làm đầy hồ chứa ngay lập tức cho việc sản xuất điện.  Thay vào đó, ưu tiên sẽ là phân phối nước cho nông dân và phục hồi hệ sinh thái của dòng sông cho ngư dân và đời sống hoang dã.

Trong dài hạn, nếu có ít nước trong các hồ chứa thủy điện, nó cũng cho thấy sự sai lầm trong việc lệ thuộc quá nhiều vào các giải pháp công trình để đối phó với hạn hán.  Thay vào đó, nó cho thấy rằng những sự chuẩn bị khác là cần thiết kể cả khả năng dự đoán hạn hán tốt hơn và các kế hoạch được trang bị đầy đủ cho địa phương, quốc gia và quốc tế.  Nó cũng tái cứu xét việc trữ nước như sử dụng nước ngầm và các đập nhỏ thay vì chỉ chú trọng đến các đập lớn.

Ghềnh đá trong sông Mekong [Ảnh: NTP8P]

Vì sông Mekong cùng chia sẻ bởi 6 quốc gia, một sự hợp tác liên chánh phủ chặt chẽ hơn thật cần thiết.  Từ trận hạn hán vừa rồi trong năm 2016, đã có nhiều bàn cãi về một sự hợp tác khu vực mới qua cơ chế Hợp tác Lancang-Mekong [Lancang-Mekong Cooperation (LMC)] giữa Trung Hoa và các nước ở hạ lưu, kể cả việc hợp tác với MRC.  Vào tháng 3 năm 2016, ngay trước khi các lãnh đạo trong vùng ký kết với LMC, Trung Hoa xả nước từ các đập trên sông Lancang như một thiện chí trong nỗ lực giảm thiểu tình trạng hạn hán vào lúc đó, nhưng một số cộng đồng ở hạ lưu không được thông báo.

Một sự cộng tác giữa MRC và LMC, thay vì tùy thuộc vào những thu xếp không chánh thức để chia  sẻ nguồn nước giữa Trung Hoa và các nước ở hạ lưu, sẽ tốt đẹp hơn nếu được dựa trên luật lệ rõ ràng.  Phạm vi của sự hợp tác, mà một số đã được thực hiện, nên bao gồm: chia sẻ dữ kiện bao quát hơn giữa các chánh phủ và người dân; nghiên cứu hỗn hợp; luật lệ và thủ tục rõ ràng cho việc xả nước khẩn cấp; vận hành chuỗi thủy điện để nhái, đến mức có thể được, lưu lượng tự nhiên của sông; và cải thiện thủ tục cho việc tham gia của người dân, đặc biệt là các cộng đồng ở ven sông.

Trong tình hình thay đổi khí hậu ngày càng xấu, và nhận thức rằng những người đối mặt với nguy cơ to lớn nhất của hạn hán là những người dễ bị tổn thương nhất, những giải pháp ngắn và dài hạn nầy hiện đang cần thiết hơn bao giờ hết.

Carl Middleton – Bình Yên Đông lược dịch


BIỂN HỒ Ở CAMBODIA LÂM NGUY


(Cambodia’s Tonle Sap Lake Under Threat)

Tyler Roney – Bình Yên Đông lược dịch
Asia Sentinel – August 15, 2019


Vào tháng 7 vừa qua, mực nước sông Mekong, mạch sống quý báu của 4 quốc gia Đông Nam Á (ĐNA) và tỉnh Vân Nam của Trung Hoa, đã xuống đến mức thấp nhất trong 100 năm qua, nạn nhân của sự thay đổi khí hậu ngày càng tăng, nước chảy tràn nông nghiệp [?] và một số đập dư thừa ở thượng lưu đang đe dọa sự sống còn của nó.


Mưa cuối cùng cũng đã đến, nhưng những thiệt hại nặng nề nhất của sự chế ngự sông Mekong được đổ xuống Biển Hồ dài 120 km ở Cambodia, nơi mà đời sống trên và dưới mặt nước phụ thuộc vào nhịp lũ của dòng sông.  Nay, hơn bao giờ hết, các chuyên viên đang tự hỏi còn lại bao nhiêu.

Brian Eyler; giám đốc Chương trình Năng lượng, Nước và Khả chấp của Trung tâm Stimson có trụ sở ở Washington, DC; nói: “Hàng năm, nước chảy ngược vào Biển Hồ [từ sông Mekong] xảy ra vào cuối tháng 7 hay đầu tháng 8, nhưng vì hạn hán trong năm nay, nước chảy ngược sẽ xảy ra trễ hơn hay không xảy ra.”  Vào mùa lũ, nước sông Mekong chảy ngược vào Biển Hồ khiến diện tích của nó lan rộng hơn 11.000 đến 16.000 km2, tạo nên một sự thay đổi theo mùa lớn nhất trên thế giới.  Nước chảy ngược làm thay đổi bản đồ từ Phnom Penh đến Siem Reap và nuôi sống các đàn chim sống dưới nước bị đe dọa tuyệt chủng và loại cá lóc khổng lồ - cũng như hàng triệu thú khác dựa vào sự hào phóng của nó.

Ông Brian Eyler nói: “Tôi đoán số lượng cá đánh được năm nay sẽ ít hơn năm trước – ít hơn bao nhiêu thì không biết vì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố phức tạp.  Nhưng nếu nước không chảy ngược, không những sản lượng cá năm nay bị đảo lộn mà toàn thể hệ sinh thái của Biền Hồ sẽ lâm nguy, có thể làm giảm sản lượng cá vĩnh viễn.”

Lưu lượng thất thường của sông Mekong luôn luôn ảnh hưởng đến đời sống hoang dã và con người ở Biển Hồ, và nay người ta tự hỏi con người – kể cả hàng trăm ngàn người Việt – còn có thể sống bao lâu nữa trên cánh đồng lụt xấu số nầy.

Taber Hand của Wetlands Work, một công ty chuyên thiết kế và xây dựng các hệ thống lọc nước mới mẽ và cỗ vũ đất ngập nước, nói: “Tất cả là do nhịp lũ.  Nhịp lũ do gió mùa khiến cho Biển Hồ trở thành một hệ thống thủy sinh học phức tạp nhất trên thế giới, và cho đến nay, một nền ngư nghiệp nước ngọt phong phú nhất trên thế giới.”  Mực nước dâng lên từ 7 đến 8 m khiến nó trở thành một nền ngư nghiệp nước ngọt quan trọng nhất ở ĐNA.  Hơn 1.000 loại cá đã thích ứng với hệ sinh thái đồng lụt độc nhất nầy.

Ông Hand cho biết: “Không có một quốc gia nào trên thế giới có một nguồn cá miễn phí, có lẽ đủ để cung cấp cho 60 đến 75% nhu cầu về chất đạm và mỡ của quốc gia.  Tất cả đều tùy thuộc vào mức độ và thời biểu của nhịp lũ sông Mekong.”

Theo ông Eyler của Trung tâm Stimson, diện tích mặt hồ lan rộng gấp 6 lần.  Nước mang phù sa, chất hữu cơ, và trứng cá và ấu trùng vào những cánh đồng lụt là nơi cư trú an toàn với nhiều thức ăn, giúp cho cá tăng trưởng.  Hơn 250.000 tấn ở Biển Hồ và 2.6 triệu tấn trong hệ thống Mekong.

Ông Eyler nói: “Những con cá nầy rời Biển Hồ và di chuyển đến tất cả các nơi trong hệ thống Mekong, một số di chuyển hàng ngàn dậm để đến nơi sinh sản.  Nhịp đập hàng năm nầy của Biển Hồ quả thật làm cho sông Mekong trở nên hùng vĩ.”

Trước khi đến Cambodia, hầu hết nước của hạ lưu Mekong bắt nguồn từ vùng núi non ở Lào.  Một trong những chướng ngại vật nhân tạo của nó là những con đập trong số những dự án hạ tầng của Trung Hoa ở ĐNA.  Dự án nổi tiếng mới nhất là đập Sambor trên dòng chánh Mekong trong tỉnh Kratie của Cambodia.  Các khoa học gia và giới quản lý ngư nghiệp nói rằng nó sẽ có những hậu quả thảm hại cho môi trường ngư nghiệp và có lẽ cuộc sống của hàng triệu người.

Lào là nước ngốn nhiều dự án đập nhất, với hy vọng trở thành “Bình điện của Á Châu.”  Như Asia Sentinel tường trình trong loạt bài trong năm 2018, Lào có 46 dự án thủy điện đang vận hành và 54 dự án đang xây cất.  Với việc ưa chuộng đầu tư Trung Hoa của Cambodia và không có kiểm soát ở thượng lưu, rất có ít hy vọng để làm bớt đi nỗi thống khổ nhân tạo của Biển Hồ.

Tuy nhiên, giới chức thời tiết cho rằng một vài thiên tai hiện nay là do thay đổi khí hậu.  Vòi nước Mekong không phải được mở hay đóng bởi các đập thủy điện; các mùa mưa ngắn hơn và không thể đoán trước cũng làm cho mực nước xuống thấp.

“Tôi tin chắc rằng hạn hán hiện nay là sự chuyển dịch của dạng thời tiết thế giới do thay đổi khí hậu, đặc biệt là khuynh hướng ấm áp, và sẽ không ngạc nhiên nếu nó kéo dài thêm vài năm nữa,” Peter Moyle, giáo sư sinh học hồi hưu của Đại học California, nói với National Geographic tháng rồi.

Ông Hand nói: “Ai hay cái gì kiểm soát nhịp lũ Mekong – cho dù đó là mưa bất thường, sự tiêu thụ thủy điện cho việc phát triển đô thị, hay sử dụng như là một vũ khí chánh trị - cũng kiểm soát ngư nghiệp, phù sa duy trì bờ sông, và nước ngọt để đẩy lùi sự xâm nhập của nước mặn ở vùng đồng bằng.  Tóm gọn lại, nếu nhịp lũ Mekong suy giảm đáng kể, an ninh lương thực của Cambodia và Việt Nam và cuộc sống của hàng triệu nông ngư dân sẽ bị đe dọa.”

Cùng với các loài chim và cá lóc, sự thay đổi của Biển Hồ cũng là mối quan tâm lớn của người dân sống gần hồ và trên các làng nổi.  Họ là những người Cambodia dễ bị tổn thương nhất.

Nhiều cư dân của Biển Hồ không có cách nào khác hơn là tiếp tục với nghề cá đang chết dần.  Việc đánh bắt bất hợp pháp có qui mô lớn và liều lĩnh, với nhiều người địa phương đi vào các vùng cấm vào ban đêm để bắt được nhiều cá hơn.  Một cuộc ruồng bố việc đánh cá bất hợp pháp ở Kampong Chhnang hồi đấu tuần đã thu được 1.580 m lưới và 47 bẫy cá.

Trên 90.000 người sống trên các làng nổi ở Biển Hố, và 1.1 triệu người sống trong đồng lụt nằm giữa quốc lộ 5 và 6.  Những người dễ bị tổn thương nhất ở Biển Hồ không chỉ là người Cambodia.  Du khách đến vùng nầy thường ngạc nhiên khi thăm các làng nổi ở Biển Hồ cách xa đồng bằng sông Cửu Long hàng trăm dậm và nghe tiếng Việt thay vì tiếng Khmer.  Trong cuộc chiến Việt Nam, hàng ngàn người Việt đã lánh nạn sang Cambodia, và nhiều ngàn người nữa cũng chạy theo sau khi chế độ Khmer Đỏ sụp đổ trong suốt cuộc chiếm đóng 10 năm của Việt Nam.  Có khoảng 700.000 người Việt ở Cambodia, và hầu hết sinh sống ở đồng lụt hay làng nổi Biển Hồ.  Hồ nước tùy theo mùa nầy là đất không có quốc gia.  Họ hưởng rất ít tài nguyên từ chánh phủ, và ít hơn nữa từ hệ sinh thái đang suy thoái của hồ.

Cùng với sự suy giảm ngư nghiệp, chánh phủ có ý định di dời người Việt đến đồng lụt và vùng đất cao.  Nhiều nỗ lực được thực hiện hồi đấu năm nay để chuyển các gia dình người Việt từ các làng nổi ở Biến Hồ đến các vùng cao hơn; nhưng không đầy 1 tháng, nhiều gia đình vẫn còn ở đồng lụt và chưa trở lại làng nổi của họ ở Chnkok Tru nằm ở phía nam của hồ vì điều kiện xấu.  Với hy vọng ngày càng giảm cho ngư nghiệp ở Biển Hồ, nhiều gia đình đã tự hồi hương về Việt Nam, một quốc gia mà họ có thể chưa biết.

Ở xa hơn là năm thành phố cùng với các lưu vực nông nghiệp đổ vào hồ.  Ông Hand nói: “Trong mùa nước thấp, chất đạm và hóa chất từ đồng ruộng và nước thải từ thành phố tiêu thụ hết dưỡng khí trong nước và giết hầu hết sinh vật ở dưới nước, kể cả cá và ấu trùng.”

Trong khi Hand tin rằng nhịp lũ Mekong không thể không xảy ra vào lúc nầy, Eyler nghĩ ngược lại.  “Nó là điều có thể, không phải để báo động mà để canh chừng.  Người dân Cambodia quan sát nước chảy ngược và những quan sát viên Mekong đã dự đoán kết quả nầy từ nhiều năm.”

Đợt hạn hán tồi tệ nhất thế kỷ, việc xây đập không ngừng, thay đổi khí hậu, và tai hại của hàng triệu người sinh sống trên hồ thay đổi theo mùa, tất cả đã ra sức làm cho Biển Hồ tan vỡ.  Ngư nghiệp có thể không phục hồi trong nhiều thập niên, và có lẽ không bao giờ.

ĐNA có thể nín thở để chờ Tonle Sap chảy ngược – đẩy nước đục ngầu của sông Mekong vào Biển Hồ.  Ngày đó có thể đến, tuy nhiên, khi nhịp tim của Mekong ngừng đập – thì đó là thảm kịch không thể đảo ngược của con người dành cho đa dạng sinh học của ĐNA.

Tyler Roney – Bình Yên Đông lược dịch


Wednesday, August 21, 2019

MRC, August 21, 2019

















.

TRUNG HOA PHẢI THÀNH THẬT TRONG VẤN ĐỀ MEKONG - Niwat Roykaew – Bình Yên Đông lược dịch


(China must be sincere on Mekong)

Niwat Roykaew – Bình Yên Đông lược dịch
Bangkok Post – July 17, 2019


Sông Mekong trên biên giới Thái-Lào ở Chiang Rai vào tháng 7/2019. 
Ảnh: Sommai Iaopradistha

Tuần rồi, Bangkok Post có đăng tải tuyên bố của Yang Yang, phát ngôn viên Tòa Đại sứ Trung Hoa ở Thái Lan, giải thích làm thế nào Trung Hoa và các nước khác đang khuyến khích hợp tác nguồn nước Mekong cho “phúc lợi của người dân ở trong vùng.”

Tôi, một thành viên của Hệ thống Nhân dân Mekong Thái Lan gồm 8 tỉnh, không đồng ý.  Người dân đã chia sẻ và sử dụng nguồn nước Mekong và các tài nguyên liên hệ qua nhiều thế hệ.  Từ ngư nghiệp đến nông nghiệp, thủy vận đến cấp thủy, người dân đã thừa hưởng nhiều phúc lợi từ sông Mekong.

Tuy nhiên, chúng tôi đã chứng kiến những thay đổi của hệ thống sông trong 2 thập niên qua.  Sự xuất hiện của các sáng kiến phát triển Mekong, kể cả việc xây cất các đập nước có qui mô lớn, đã có ảnh hưởng tiêu cực đến sông Mekong và tài nguyên của nó.  Hơn thế, chúng không có lợi ích cho người dân trong vùng.  Ngược lại, những ai sống trong lưu vực, mà cuộc sống và hạnh phúc của họ gắn liền với sự lành mạnh của dòng sông, đã phải trả giá – trong lúc các công ty lớn và những người giàu có được lợi từ việc khai thác và kiểm soát sông Mekong.

Bất chấp bao nhiêu chữ “xanh” hay “khả chấp” được thêm vào như một tiền tố cho các dự án qui mô lớn – từ “đường sắt xanh” đến “Sáng kiến Lancang-Mekong Xanh” – thực tế là, các dự án được gọi là “xanh” đang tàn phá và hủy hoại sự phong phú môi trường và sức sản xuất của Mekong, cái đã hỗ trợ nền kinh tế và văn hóa địa phương trong khắp vùng qua nhiều thế hệ.

Thí dụ như chuỗi đập Lancang, nơi 10 đập đã được xây trên dòng chánh Mekong trong lãnh thổ Trung Hoa.  Yang Yang nói rằng, bằng cách điều tiết lượng nước chảy xuống hạ lưu, chuỗi đập Lancang giúp giảm thiểu thiệt hại kinh tế - và cung cấp một dạng giao thông “tiện lợi và xanh hơn” – cho các cộng đồng ven sông địa phương.

Hãy làm rõ.  Các cộng đồng ven sông địa phương không phải là người hưởng lợi của chuỗi đập Lancang.  Trước khi có đập, mực nước sông Mekong lên xuống theo mùa.  Lưu lượng sông thay đổi theo mùa và hệ sinh thái và sức sản xuất dồi dào của nó liên kết với nhau.  Tài nguyên phong phú của sông hỗ trợ đời sống và sinh kế.  Từ việc di chuyển khổng lồ của cá cùng với sự thay đổi của mực nước và lưu lượng, đến ngập lụt và canh tân các vùng đất ngập nước, đến các vườn rau mầu mỡ cạnh bờ sông lộ ra trong mùa khô, chu kỳ ngập-hạn hàng năm của Mekong cung cấp nguồn thực phẩm, lợi tức và giải trí quan trọng cho hơn 60 triệu người trong lưu vực.

Nhưng chuỗi đập Lancang đã thay đổi tất cả, đặc biệt trong vùng bắc và đông bắc Thái Lan, nơi thành viên của Hệ thống Nhân dân Mekong Thái Lan sinh sống.  Mực nước sông Mekong không còn lên xuống theo mùa và mưa.  Thay vào đó, nó phụ thuộc phần lớn vào việc xả nước của các đập Lancang.  Điều nầy khiến cho mực nước giao động bất thường – không chỉ theo mùa mà còn theo ngày – với những hậu quả tàn khốc.

Chúng tôi đã chứng kiến bờ sông và tàu bè bị cuốn trôi.  Chúng tôi đã chứng kiến một sự sụt giảm quan trọng trong thủy sản và rong, ảnh hưởng đến sinh kế của chúng tôi.  Các ghềnh, đá và bãi bồi, thường trồi lên mặt nước trong mùa khô là nơi cư trú của chim và thú, vẫn chìm dưới mặt nước, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.

Nhưng đối với những nhà phát triển Mekong tham lam, nó vẫn chưa đủ.  Mới đây, đã có cố gắng mới, qua cái gọi là Sáng kiến Hợp tác Lancang-Mekong “Xanh”, để phá một loạt ghềnh ở đông bắc Thái Lan để cải thiện thủy vận và mậu dịch.  Dự án được làm sống lại mặc dù chánh phủ Thái đã đình chỉ nó 15 năm trước vì lý do an ninh quốc gia và ảnh hưởng xã hội và môi trường.

Yang Yang nói rằng việc phá ghềnh sẽ cung cấp cho người dân địa phương một phương tiện giao thông “tiện lợi và xanh hơn.”  Nhưng dân địa phương đã lưu hành tàu bè của họ quanh năm.  Giống như các đập, dự án nầy không làm cho đời sống của người dân tiện lợi hơn – nó chỉ để gia tăng mậu dịch thương mại và lợi nhuận bằng cách cho phép các tàu buôn lớn đi lại quanh năm từ Trung Hoa.

Yang Yang cũng nhấn mạnh về việc làm thế nào một nước ở thượng lưu “Trung Hoa rất chú ý đến các quan tâm và nhu cầu của các quốc gia hạ lưu,” kể cả việc chia sẻ dữ kiện thủy học và hợp tác.  Mặc dù chia sẽ dữ kiện rất quan trọng, nó không phải chú ý và cứu xét những quan tâm và nhu cầu của các quốc gia hạ lưu và cộng đồng địa phương.

Cho đến nay, chia sẻ dữ kiện chỉ xảy ra giữa các chánh phủ và hầu như không được người dân biết đến.  Hơn thế, những thông báo chia sẻ qua chánh phủ không đề cập đến ảnh hưởng đối với các cộng đồng ở hạ lưu và hệ sinh thái Mekong.  Tuyên bố rằng “chúng ta uống chung một dòng sông” không bảo đảm mối liên hệ hợp tác và hiểu biết.  Thay vào đó, một sự chung sống hòa bình của người dân cùng chia sẻ lưu vực sông Mekong chỉ có thể thực hiện qua sự tương kính lẫn nhau, và qua việc đối thoại chân thành và hợp tác giữa các chánh phủ và người dân ở ven sông.

Nếu Trung Hoa và các chánh phủ khác thành thật trong việc làm cho Lancang-Mekong trở thành “một con sông hữu nghị, hợp tác và thịnh vượng,” ưu tiên phải là lắng nghe tiếng nói của người dân sống dọc theo sông Mekong, họ sống với dòng sông và tiếp tục lệ thuộc vào tài nguyên của nó.


Niwat Roykaew – Bình Yên Đông lược dịch