(Sand mining contracts cause serious concerns)
Jason Boken – Bình Yên Đông lược dịch
Khmer Times – January 7, 2021
Đào cát trong sông Mekong ở Cambodia. Nhu cầu cát gia tăng phản ánh qua việc đô thị hóa và tăng trưởng dân số ở nhiều nơi trên thế giới. [Ảnh: Siv Channa]
Bộ Hầm mỏ và Năng lượng đã gọi thầu cho các giấy phép khai thác cát trên 2.000 hectares trong tỉnh Koh Kong và Preah Sihanouk.
Khai thác cát phấn lớn từ hầm lộ thiên, bãi biển, các đụn cát nội địa hay đào vét đáy biển hay sông.
Cát được khai cát phần lớn để làm bê tông dùng trong việc xây cất, nhưng hoạt động ít được chú ý và không được kiểm soát nầy có cái giá lớn lao vì nó gây nguy hại cho sông và hủy hoại hệ sinh thái ven biển và có thể xóa hoàn toàn các đảo.
Nhu cầu cát gia tăng được thúc đẩy bởi việc đô thị hóa nhanh chóng, kể cả sự bùng nổ xây cất ở Cambodia và tăng trưởng dân số toàn cầu.
Việc loan báo ấn định 3 địa điểm đấu giá trong tỉnh Koh Kong. Chúng gồm có 109 hectares trong xã Ta Noun thuộc huyện Botum Sakor, 882 hectares trong xã Andong và Kandal thuộc huyện Botum Sakor và 464 hectares ở các xã Dang Peng, Chi Khor và Chrouy Svay thuộc huyện Sre Ambel.
Có 4 nơi được đấu giá trong Sihanoukville, gồm 318 hectares ở xã Keo Phos thuộc huyện Stung Hay, 81 hectares ở xã Tumnob Rolok thuộc huyện Stung Hay, 60 hectares ở xã Ou Chrov thuộc huyện Prey Nob và 228 hectares ở xã Ream và Ou Chrov thuộc huyện Prey Nob.
Theo phúc trình, Hiểu biết về Hệ quả của Khai thác Cát: Phân tích Cuộc sống Ven biển Cambodia (Understanding the Implications of Sand Mining: A Livelihoods Analysis in Coastal Cambodia), Vương quốc [Cambodia] nằm trong những nước xuất cảng cát lớn nhất trên thế giới với các hoạt động khai thác cát bắt đầu trong năm 2007. Nó tiếp tục tăng trưởng như một kỹ nghệ.
Hoạt động khai thác cát đại qui mô bắt đầu trước tiên trong tỉnh Koh Kong trong năm 2008, và nó nhanh chóng trở thành trung tâm khai thác cát ở Cambodia.
Hầu hết hoạt động bắt đầu trong các hệ thống cửa sông ở phía tây Koh Kong và bờ biển phía nam Cambodia. Cát được xuất cảng sang Singapore để dùng xây cất hay lấp biển.
Trong năm 2009 và 2010, khai thác cát mở rộng dọc theo duyên hải Cambodia. Trong tháng 10 năm 2009, 14 công ty được chuyển nhượng trong các tỉnh Koh Kong, Preah Sihanouk và Kampot.
Khai thác cát bị cấm ở Koh Kong trong năm 2017.
Phát nhôn nhân của Bộ Hầm mỏ và Năng lượng Meng Saktheara nói chánh phủ đã ngưng tất cả các giấy phép xuất cảng cát trong tỉnh đó sau khi tái xét ảnh hưởng xã hội và môi trường trên các hệ thống sông.
Ông nói bộ làm việc với các tổ chức dân sự để đánh giá việc khai thác cát ở Koh Kong và thấy rằng tỉnh không thể chịu nỗi việc đào cát đại qui mô.
San Chey, giám đốc điều hành của Chi nhánh Hệ thống Trách nhiệm Xã hội (Affiliated Network for Social Accountability), nói trước đây rằng việc đào cát là một vấn đề ảnh hưởng đến dân làng và môi trường.
“Đào cát ảnh hưởng dân làng nơi bờ sông sụp đổ. Theo tôi, không cần khai thác lúc nầy,” San nói.
Ông lưu ý là các người khai thác cát có khuynh hướng bỏ qua khía cạnh kỹ thuật và chỉ chú trọng đến lợi lộc.
Các nhà phê bình cũng nói nó có thể gia tăng ngập lụt và đe dọa nghiêm trọng đến đa dạng sinh học, Brian Eyler, một chuyên viên Đông Nam Á của cơ quan nghiên cứu Trung tâm Stimson và tác giả của Những Ngày Cuối cùng của Mekong Hùng vĩ, cho biết. “Khi anh rút tất cả phù sa từ đáy, sông tìm phù sa mới, vì thế nó kéo các bờ xuống sông và điều nầy khiến cho một số đường sá, nhà cửa và thị trấn đổ xuống sông.”
Cho đến nay, cát là món hàng hóa duy nhất được đào nhiều nhất.
.