Monday, November 28, 2016

Water Level at Luang Prabang - Savannakhet - Pakse - Phnom Penh (Bassac) - Prek Kdam (Tonle Sap) - Tan Chau - Chau Doc on Nov. 28, 2016



Luang Prabang
Water level on Monday, November 28, 2016 at 07:00 AM = 6.70 m
Minimum level = 2.53 m
All levels are above zero gauge
(Zero gauge Luang Prabang = 267.195 m above MSL)



Savannakhet
Water level on Monday, November 28, 2016 at 07:00 AM = 3.15 m
Minimum level = -0.65 m
All levels are above zero gauge
(Zero gauge Savannakhet = 125.022 m above MSL)



Pakse
Water level on Monday, November 28, 2016 at 07:00 AM = 3.26 m
Minimum level = 0.03 m
All levels are above zero gauge
(Zero gauge Pakse = 86.49 m above MSL)


Phnom Penh (Bassac)
Water level on Monday, November 28, 2016 at 07:00 AM = 5.60 m
Minimum level = 1.58 m
All levels are above zero gauge
(Zero gauge Phnom Penh (Bassac) = -1.02 m above MSL)



Prek Kdam (Tonle Sap)
Water level on Monday, November 28, 2016 at 07:00 AM = 5.32 m
Minimum level = 0.58 m
All levels are above zero gauge
(Zero gauge Prek Kdam (Tonle Sap) = 0.08 m above MSL)



Tan Chau
Water level on Monday, November 28, 2016 at 07:00 AM = 2.24 m
Minimum level = -0.37 m
All levels are above zero gauge
(Zero gauge Tan Chau = 0.001 m above MSL)


Chau Doc (Bassac)
Water level on Monday, November 28, 2016 at 07:00 AM = 2.13 m
Minimum level = -0.6 m
All levels are above zero gauge
(Zero gauge Chau Doc (Bassac) = 0.001 m above MSL)


Sunday, November 27, 2016

Cập nhật thực trạng nông nghiệp Việt Nam ngày nay.


Loay hoay chặt - trồng, nuôi - bỏ: Lên bờ xuống ruộng vì theo phong trào
24/11/2016 22:14 

Từng có nhiều bài học cay đắng cho nông dân ĐBSCL khi ồ ạt chạy theo phong trào, thấy cây nào, con gì cho lợi nhuận cao thì đổ xô trồng, nuôi. Hậu quả là khi cung vượt cầu, nông dân lại trắng tay
Cách đây không lâu, thấy cam sành cho lợi nhuận cao, hàng loạt hộ dân tại Hậu Giang, Vĩnh Long đã chuyển diện tích làm lúa sang trồng loại cây này.

Phải bỏ xứ ra đi
Kết quả kiểm tra của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Long cho thấy trong 6 tháng đầu năm 2016, toàn tỉnh có 700 ha đất lúa chuyển sang trồng cam sành, nâng diện tích loại cây này lên 8.000 ha/41.000 cây ăn trái. Theo nhiều nông dân, nếu không bị dịch bệnh, 1 ha cam sành có thể thu được trên 200 triệu đồng trong 1 hoặc 2 năm đầu thu hoạch.

Nhiều hộ dân ở Vĩnh Long đang phát triển cây thanh long 
trong khi chưa có đầu ra ổn định 
Ảnh: NGỌC TRINH

“Thật tình là làm lúa không có lời, thấy nhiều người trồng cam sành có lợi nhuận cao nên tôi đã chuyển 4 công đất lúa sang trồng loại này. Giá cam sành vào vụ từ 7.000-10.000 đồng/kg, nông dân đã có lời. Vào nghịch vụ, giá cam sành loại 1 có lúc lên đến 30.000-35.000 đồng/kg, người trồng lãi to” - ông Trần Văn Đại (ngụ xã Hiếu Thành, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long) so sánh.
Tuy nhiên, việc ồ ạt phát triển cam sành tại các địa phương đã tạo điều kiện cho bệnh vàng lá gân xanh xuất hiện, hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị. Vừa qua, ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang đã công bố dịch bệnh trên cây cam sành do tăng diện tích lên đến 9.000 ha. Dịch bệnh lây lan nhanh, gây tổn thất lớn cho nông dân.

Việc chạy theo phong trào chặt - trồng ở ĐBSCL còn xảy ra với nhiều loại nông sản khác như: ổi, thanh long, khoai lang... Một thời gian dài, người dân tại 2 huyện Bình Tân và Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long mơ trở thành “tỉ phú khoai lang”. Vào cuối năm 2010, thương lái Trung Quốc đến 2 huyện này thu mua khoai lang tím Nhật với giá cao ngất ngưỡng, có lúc 1-1,2 triệu đồng/tạ (60 kg). Với giá này, nông dân thu lợi 300-400 triệu đồng/ha/vụ.

Vì vậy, từ 5.000 ha năm 2009, đến năm 2010, diện tích khoai lang tại Bình Tân đã tăng vọt lên 8.500 ha, năm 2011 chừng 9.800 ha và hiện nay khoảng 10.000 ha. Dù Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Tân đã khuyến cáo nông dân không nên ồ ạt chuyển đổi đất lúa sang trồng khoai lang khi chỉ phụ thuộc vào thương lái nhưng nhiều người vẫn bất chấp.

Ông Ngô Văn Tua, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Thành Đông (xã Thành Đông, huyện Bình Tân), phản ánh: “Thấy lợi nhuận “khủng”, từ năm 2011, hàng loạt hộ dân đã chuyển nhiều diện tích đất lúa sang trồng khoai lang và làm 3 vụ/năm. Khi cung vượt cầu, thương lái Trung Quốc được dịp ép giá. Có thời điểm giá khoai lang chỉ còn 100.000 đồng/tạ, nhiều người trắng tay, lỗ nặng phải bỏ xứ mà đi”.

Cách đây vài năm, mít Thái Lan hay xoài Đài Loan - những giống du nhập từ nước ngoài - rất dễ trồng, chỉ 1 năm đã cho thu hoạch, đặc biệt là giá lúc nào cũng cao nên được nhiều nông dân nhân rộng lên hàng ngàn hecta tại ĐBSCL. Ông Lê Văn Hời - ngụ thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang; người từng trồng mít Thái - rầu rĩ: “Tôi trồng, hàng xóm cũng trồng. Khi vào vụ, giá mít chỉ còn 4.000 đồng/kg. Lại có thông tin mít ngâm hóa chất cho chín nên không ai mua. Sau đó, tôi chặt bỏ vườn mít trồng chanh không hạt do nghe nói loại này được giá”.

Bỏ mặc nông dân
Từ năm 2010 trở về trước, giá cá tra tại ĐBSCL luôn ở mức cao nên ngành này bắt đầu phát triển “nóng”. Nhiều hộ nông dân đã cầm sổ đỏ vay ngân hàng để nuôi cá tra khiến sản lượng tăng lên nhanh chóng. Sau một thời gian, cùng với sự suy thoái kinh tế, nhiều công ty thủy sản phá sản, nông dân bị chiếm dụng vốn, ngân hàng lại siết chặt cho vay nên hàng loạt hộ trắng tay, nợ đầm đìa.

Là một trong những người nuôi cá tra lâu năm, anh Lê Hạ Huy - ngụ xã Định An, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp - chán ngán: “Tôi từng có 4 ao nuôi cá tra với 40 nhân công nhưng rồi cũng phải bỏ nghề, bỏ xứ đi nơi khác tìm việc. Vài năm gần đây, giá luôn xuống thấp, trong khi chi phí sản xuất cao. Nhà máy muốn mua giá nào thì mua, mình không bán thì cá quá lứa, giá càng rớt”.
GS-TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ, cho rằng thương lái mua gì thì nông dân trồng, nuôi thứ đó. Khi cung vượt cầu, giá xuống, họ lại bỏ để chuyển sang cây, con khác. Theo ông, nông dân đang bị bỏ mặc, cơ quan chức năng không lo được, trong khi ít có doanh nghiệp mua hàng của nông dân mà lại mua qua thương lái.

TS Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ, phản ánh: “Có thời gian, ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân trồng lúa chất lượng cao, thế là bà con đua nhau trồng. Vào mùa thu hoạch, giá lúa chất lượng cao cũng bằng lúa bình thường nhưng chi phí sản xuất cao hơn, thế là nông dân thua lỗ. Cái quyết định ở đây là thị trường nên nông dân cần được trang bị kiến thức để biết trồng loại nào”.

Thời gian gần đây, nông dân Vĩnh Long lại chuyển sang đầu tư cây thanh long với diện tích được mở rộng khoảng 20 ha. Trước tình hình này, ngành nông nghiệp tỉnh đã khuyến cáo nông dân không nên phát triển nhanh thanh long do loại cây này chưa được quy hoạch, nếu mở rộng diện tích sẽ gặp nhiều bất lợi khi chưa có đầu ra ổn định.

Thủy chung với cây lúa
Nhiều năm nay, nông dân địa phương hết sức thán phục ông Nguyễn Công Lý - ngụ xã Phương Thịnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp - vì năm nào ông cũng “bỏ túi” vài trăm triệu đồng từ sản xuất lúa. Ông Lý có gần 10 ha trồng lúa và đã liên kết với một doanh nghiệp. Doanh nghiệp này cung cấp giống lúa thơm, khi ông thu hoạch thì cho người đến tận nơi cân nên lúc nào cũng được giá.

“Tôi thường xuyên theo dõi tình hình xuất khẩu gạo nên biết giá cả thế nào để “ngã giá” với doanh nghiệp. Kinh nghiệm của tôi cho thấy đừng nên chạy theo phong trào vì không bền vững mà nên biết thông tin về thị trường, từ đó chọn cho mình hướng đi là trồng cây gì, nuôi con gì”.

Trông chờ may rủi
25/11/2016 21:19 
Giá hồ tiêu liên tục tăng cao đã khiến hàng ngàn hộ dân đổ vốn vào trồng. Nhiều người đốn hạ vườn cà phê, cao su, trà, điều để trồng hồ tiêu và… cầu trời cho giá cả ổn định
Ba năm trở lại đây, giá hồ tiêu tăng vọt từ 90.000 đồng/kg lên hơn 200.000 đồng/kg. Hồ tiêu giờ được xem là cây “làm giàu” của nông dân Lâm Đồng khi các loại cây trồng khác như trà, điều… đồng loạt rớt giá. Trong khi đó, ngành nông nghiệp tỉnh chưa thể thống kê được diện tích hồ tiêu mà người dân mới trồng.
“Dại gì không thử trồng!”
Hai năm trước, gia đình ông Nguyễn Đình Hiệp (ngụ thôn Tà Ngào, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) đã phá bỏ gần 2 ha trà và cà phê đang kỳ thu hoạch để chuyển qua trồng hồ tiêu. “Trước đây, trà và cà phê được xem là cây xóa đói giảm nghèo của địa phương. Nhiều năm qua, cây trà đã không còn chỗ đứng, giá rớt thảm hại, chưa kể sâu bệnh; còn cà phê thì đỡ hơn. Trong khi đó, giá hồ tiêu lại tăng cao nên gia đình chuyển hết sang trồng loại cây này” - ông Hiệp giải thích. Hiện nay, khoảng 7 sào hồ tiêu của ông Hiệp đang cho quả bói.

Ông Hiệp tính toán do giá trà rớt xuống còn 4.000-5.000 đồng/kg, mỗi năm, với 2 ha trồng loại cây này, gia đình ông thu về chỉ khoảng 60 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí như công chăm sóc, phân bón… thì không có lời. “Nếu cần cù chăm sóc thì hồ tiêu đạt khoảng 3-4 tấn/ha, với giá cả như hiện nay, sau khi trừ chi phí, người trồng lãi ròng hơn 600 triệu đồng. Dại gì mà không thử trồng!” - ông Hiệp tự tin.

Diện tích trồng tiêu ở Lâm Đồng đã tăng đột biến

Ngoài những vùng đất phù hợp với hồ tiêu, nhiều diện tích vốn cằn cỗi cũng được người dân đầu tư trồng loại cây này. Gia đình ông Nguyễn Tuấn Anh (ngụ thị trấn Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng) có vườn điều 7 ha, hiện đã phá 3 ha để trồng hồ tiêu, 4 ha còn lại thì trồng xen canh tiêu - điều. “Một thời, vườn điều nhà tôi trứ danh về năng suất, chất lượng ở huyện Đạ Huoai. Thế nhưng, giá điều cứ sụt giảm trong khi giá hồ tiêu lại ngày càng cao, sao cứ mãi bám vào gốc điều?” - ông Anh bộc bạch.

Nhiều vùng đất đá khô cằn, thiếu nước ở Lâm Đồng giờ cũng trồng hồ tiêu. Đơn cử, tại các xã Đinh Lạc, Tam Bố của huyện Di Linh, hầu hết người dân đều trồng tiêu dù vùng đất này được xem là không phù hợp. Ông Nguyễn Thế Hùng (ngụ xã Tam Bố) cho biết đất nhà ông đến mùa khô là không có nước tưới. “Tuy nhiên, thấy lợi nhuận cao mà cây tiêu mang lại nên gia đình cứ xuống giống dù chẳng ai biết gì về phòng trừ sâu bệnh, cách chăm sóc, chủ yếu học hỏi kinh nghiệm người trồng trước” - ông Hùng thừa nhận.

Hệ lụy khó lường
Theo tính toán của người dân, hiện mỗi hecta hồ tiêu thu hoạch đạt lợi nhuận 500-700 triệu đồng/năm. Trong khi đó, trồng trà, cà phê và một số cây lâu năm khác, nếu được mùa, được giá thì lãi cũng chỉ 120-150 triệu đồng/ha; còn mất mùa, rớt giá thì may mắn lắm là hòa vốn.
Vì thế, nhiều hộ đã chuyển toàn bộ diện tích trà, cà phê, điều… đang cho thu hoạch để trồng hồ tiêu. Thậm chí, không ít người còn mở rộng đất bìa rừng, ven suối để trồng. Điều đáng lo là người dân vì thấy cái lợi trước mắt nên đổ xô vào trồng hồ tiêu mà không mấy ai biết gì về kỹ thuật chăm sóc cây này, chỉ phó mặc cho may rủi.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Đậu Văn Xuân, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Bảo Lâm, cho biết từ năm 2013 đến nay, người dân địa phương đã phá bỏ nhiều loại cây để trồng thêm gần 100 ha hồ tiêu. So với thời điểm này năm ngoái, hiện diện tích hồ tiêu ở Bảo Lâm đã tăng vọt lên trên 173%.

Hậu quả của việc đổ xô chặt - trồng đã bắt đầu hiển hiện. Không ít gia đình đầu tư hàng trăm triệu đồng vào vườn hồ tiêu, khi cây đổ bệnh thì xem như trắng tay. Ông Nguyễn Văn Quý (ngụ xã Lộc Thành) - người có hơn 1.000 nọc tiêu đang chết dần - chua chát: “Năm trước, vì thấy điều rớt giá nên tôi chuyển sang trồng hồ tiêu. Nào ngờ cuối năm tiêu phát bệnh và đến nay, 2/3 diện tích đã chết, số còn lại chỉ sống lây lất. Bao nhiêu công sức, tiền của bỏ ra coi như mất trắng”. Theo ông Quý, để trồng 1 ha hồ tiêu thì cần chi phí khoảng 600-800 triệu đồng, chưa kể khoảng thời gian hơn 3 năm chăm sóc mới đến thời kỳ thu hoạch.

Ông Đào Văn Toàn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Lâm Đồng, nhìn nhận: “Nhiều vườn tiêu mới trồng ở những nơi có điều kiện môi trường, đất đai không phù hợp; việc đầu tư thâm canh, áp dụng khoa học vào sản xuất còn hạn chế; sâu bệnh phát sinh gây hại dẫn đến giảm năng suất. Với việc phát triển cây hồ tiêu ồ ạt như hiện nay sẽ dẫn đến hệ lụy khó lường trong thời gian tới. Chưa kể, việc mở rộng diện tích hồ tiêu thiếu định hướng sẽ phá vỡ cơ cấu cây trồng, rất khó để định hướng”. Ông Toàn còn lo ngại đến một ngày nào đó, khi hồ tiêu thôi được giá, người dân lại đốn hạ để chuyển sang trồng loại cây khác.

Chanh dây chết yểu
Năm 2013, UBND tỉnh Đắk Nông phê duyệt quy hoạch cây chanh dây đến năm 2020 là 495 ha. Tuy nhiên, theo thống kê của Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Nông, đến tháng 9-2016, diện tích chanh dây trên địa bàn đã lên đến 892 ha.
Diện tích chanh dây tăng vọt như vậy là vì người dân chạy theo giá. Năm 2013, giá chanh dây chỉ 2.000 đồng/kg, đến đầu năm 2016 đã lên mức 10.000-15.000 đồng. Đỉnh điểm là vào đầu tháng 3-2016, do thị trường Trung Quốc “ăn” mạnh, giá chanh dây tăng vọt đến 40.000 đồng rồi 56.000 đồng/kg. Ngay sau đó, giá chanh dây đã giảm xuống 10.000 đồng và hiện chỉ còn 4.000-5.000 đồng/kg.

Bà Phạm Thị Quê, Giám đốc HTX Nông nghiệp - Thương mại - Dịch vụ Tia Sáng (thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông), cho rằng giá chanh dây giảm mạnh vì nhiều tỉnh ùn ùn trồng, dẫn đến dư thừa. Gần đây, nhiều người dân lại chặt bỏ chanh dây và loay hoay tìm kiếm cây trồng khác. Ông Trần Thái Bảo (ngụ huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông) cho biết mới đây, gia đình ông đã chặt bỏ gần 1 ha chanh dây, chấp nhận mất trắng 50 triệu đồng.
Ngoài ra, theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Nông, do đổ xô trồng chanh dây trong khi không am hiểu về tập tính, sâu bệnh nên nhiều diện tích đã bị sâu bệnh nặng.

C.Nguyên


Đi Campuchia học… trồng lúa

26/11/2016 10:10 

Để tìm hướng ra cho hạt gạo VN, mới đây tỉnh Sóc Trăng cử đoàn cán bộ sang Campuchia học tập kinh nghiệm. Tham gia đoàn còn có GS-TS Võ Tòng Xuân, nhà nông học hàng đầu VN.
Thị trường gạo thế giới từ đầu năm đến nay đang trong xu thế giảm. Tuy nhiên, báo chí Campuchia cho biết tổng lượng gạo xuất khẩu của nước này vẫn tăng. Tính đến hết tháng 10, Campuchia đã xuất khẩu được 421.000 tấn gạo so với 408.000 tấn hồi cùng kỳ năm trước.
Ngoài thị trường lớn là Trung Quốc, Campuchia còn xuất khẩu sang các thị trường châu Âu như Pháp, Ba Lan… Thực tế này cho thấy Campuchia đang trở thành hiện tượng thú vị trên thị trường lúa gạo thế giới mấy năm gần đây.





VN cần thay đổi mục tiêu trong sản xuất lúa gạo 
ẢNH: CHÍ NHÂN


Giá trị gạo tăng 65%
Bài học kinh nghiệm của Campuchia có lẽ đã được các chuyên gia nông nghiệp và báo chí nhắc đến khá nhiều. Nhưng đây có lẽ là lần đầu tiên người Việt chính thức sang tận Campuchia để “mắt thấy tai nghe” những điều họ làm được.

Ông Hồ Quang Cua, nguyên Phó giám đốc Sở NN-PTNT Sóc Trăng, “cha đẻ” giống lúa thơm đặc sản mang thương hiệu “ST”, cho biết: “Được sự đầu tư của chính phủ và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, ngành nông nghiệp Campuchia đã có những bước đi rất bài bản để đạt được kết quả như hôm nay. Đầu tiên, Viện Nghiên cứu nông nghiệp Campuchia tổ chức bình tuyển và chọn ra giống lúa Phka Roumdoul vào năm 2009. Họ đưa sản phẩm đi dự thi đấu xảo quốc tế 3 năm liền (2012 - 2014) và đều đoạt giải gạo ngon nhất thế giới.

Sau khi bình tuyển xong, họ tiếp tục thanh lọc và mở rộng diện tích gieo trồng giống này. Hiện Campuchia gieo trồng các giống lúa thơm lên đến 40% diện tích. Ngoài giống lúa thơm ngon “số 1 thế giới”, họ còn tổ chức xây dựng mô hình sản xuất gạo hữu cơ. Có khoảng 100.000 hộ nông dân sản xuất lúa hữu cơ với quy mô lên đến 50.000 ha. Sản phẩm được Bộ Nông nghiệp Mỹ và Tổ chức BCS Oko - Garantie của Đức chứng nhận hữu cơ”.

Chìa khóa thành công của ngành lúa gạo phải là đầu tư cho nghiên cứu khoa học. Đầu tư cho khoa học nông nghiệp hôm nay là hình ảnh của ngành nông nghiệp ngày mai

​GS-TS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam
Theo ông Cua, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Campuchia rất biết cách khai thác các thị trường cao cấp khi họ in logo gạo ngon nhất thế giới lên thương hiệu của mình. Hiện nay, gạo thơm của Campuchia được rất nhiều nước phát triển trên thế giới đặt mua, đặc biệt là châu Âu. Các doanh nghiệp của Malaysia trước giờ mua nhiều gạo thơm của VN cũng chuyển dần sang mua gạo của Campuchia.

“Gạo của Campuchia đã xuất khẩu tới những thị trường khó tính nhất thế giới, có giá trị vượt 65% giá bình quân của thị trường: 1.475 USD/tấn so với khoảng 890 USD tấn. Campuchia đã thành công với thương hiệu gạo của mình; trong khi đó việc xây dựng thương hiệu gạo ở VN vẫn còn trầy trật”, ông Cua nói.

Phải xác định được mục tiêu
Nguyên nhân trầy trật của hạt gạo VN được cho là chúng ta không xác định được mục tiêu chiến lược là gì, an ninh lương thực hay xuất khẩu và xuất khẩu thì bán cho ai? Còn Campuchia, nước này thành công vì mục tiêu sản xuất rất rõ ràng là nhắm đến các thị trường cao cấp. Đáng chú ý, mục tiêu đó phù hợp với xu thế và nhu cầu tiêu thụ gạo của thế giới. Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) dự báo trong giai đoạn 2015 - 2023, thương mại gạo toàn cầu tăng 1,5%/năm.
Nhu cầu gạo chất lượng cao trên thế giới sẽ tăng với các loại gạo thơm, gạo hạt tròn, gạo trắng hạt dài, gạo thảo dược… Ngay tình hình xuất khẩu gạo của VN đang diễn ra cũng trùng khớp dự báo của FAO: Hiệp hội Lương thực VN (VFA) cho hay dù xuất khẩu gặp nhiều bất lợi nhưng mặt hàng gạo thơm đã có sự bứt phá ngoạn mục khi vươn lên đứng đầu trong cơ cấu xuất khẩu gạo của VN. Trong tháng 4, gạo thơm xuất khẩu chiếm đến 40%, kế đến là nếp 28%, gạo cao cấp chiếm trên 19%, gạo trung bình 9%...

Theo GS-TS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam, vấn đề của chúng ta là phải xác định rõ ràng mục tiêu sản xuất lúa gạo vì an ninh lương thực hay xuất khẩu. Câu hỏi đó đã được đặt ra cách đây nhiều năm nhưng chưa có câu trả lời, vì vậy đến giờ vẫn chưa xây dựng được thương hiệu gạo. “Chìa khóa thành công của ngành lúa gạo phải là đầu tư cho nghiên cứu khoa học".

Đầu tư cho khoa học nông nghiệp hôm nay là hình ảnh của ngành nông nghiệp ngày mai. Tuy nhiên, vấn đề của chúng ta là kinh phí cho nghiên cứu khoa học rất thấp và chủ yếu chỉ đủ trả lương cho cán bộ. Bên cạnh đó, nhà nước cần thúc đẩy đầu tư tư nhân trong nông nghiệp, khuyến khích nhiều doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp theo hướng xây dựng những cánh đồng lớn để tiếp cận công nghiệp hóa và xa hơn là để tích tụ ruộng đất”, GS Bửu nói.

TS Đào Thế Anh, Phó viện trưởng Viện Cây lương thực - cây thực phẩm (FCRI), cho rằng có thể chia xu hướng chất lượng gạo trên thị trường thế giới thành 5 cấp. Cấp 1 là gạo thơm, hạt dài, gạo đặc sản địa phương; loại gạo này nên đăng ký bảo hộ thương hiệu với tên giống đặc sản. Cấp 2 là gạo thơm thường. Cấp 3 là gạo Japonica (gạo hạt tròn) và nếp. Cấp 4 là gạo trắng 5% tấm hạt dài chất lượng cao và thứ 5 là gạo trắng 10 - 25% tấm. “VN hoàn toàn có thể sản xuất đáp ứng được các loại chất lượng trên. Tuy nhiên, để tham gia được thị trường thế giới với chiến lược chất lượng cao thì phải điều chỉnh hệ thống quản lý chất lượng và nghiên cứu đáp ứng các loại gạo theo phẩm cấp này”, TS Anh phân tích.

Không thể chỉ dựa vào thị trường Trung Quốc
VN xuất khẩu gạo đi hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng thị trường chủ lực là Trung Quốc, chiếm 35% thị phần. Đây là thị trường chứa đựng nhiều bất ổn. Lượng gạo dự trữ của Trung Quốc hiện lên đến khoảng 46,8 triệu tấn, đủ cho nhu cầu nội địa trong 117 ngày. Do dự trữ cao nên họ có thể ngưng mua bất cứ lúc nào để làm giá.

Trong khi đó, Thái Lan, Myanmar và cả Campuchia đã ký được hợp đồng cấp chính phủ nên tiêu thụ dễ hơn, còn VN hầu hết giao thương tiểu ngạch. Gần đây, VN phát triển mạnh sang thị trường châu Phi (khu vực nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới) nhưng đang phải cạnh tranh với Ấn Độ và Pakistan về loại gạo 25% tấm và gạo 5% tấm của Thái Lan.

Theo Chí Nhân (Thanh Niên) 

Mustang 16:11 Ngày 26/11/2016 
'Chìa khóa thành công của ngành lúa gạo phải là đầu tư cho nghiên cứu khoa học. Đầu tư cho khoa học nông nghiệp hôm nay là hình ảnh của ngành nông nghiệp ngày mai' thưa ông tiến sỹ , ko chỉ ngành lúa gạo đâu ạ , tất cả các ngành khác cũng phải dựa trên nghiên cứu khoa học , ko lẽ học đến tiến sỹ , làm đến viện trường mà giờ ông mới nhận ra ?
Ngành nông nghiệp VN sau 1975 quay cuồng với phong trào hợp tác xã làm triệt tiêu động lực sản xuất, sau đó trở lại với tư hữu nhưng lại sa lầy vào cao sản với ngắn ngày, chỉ lấy năng suất làm trọng mà bỏ qua chất lượng , dân chúng tôi đã khổ sở với những loại gạo lẫn toàn bông cỏ , hạt cơm thì cứng còng và nhạt nhẽo lại mau thiu, những giống lúa thơm miền Nam nổi tiếng bị quên lãng .
Hậu quả là bây giờ , nền văn minh lúa nước cả ngàn năm lại phải khăn gói qua CPC hoc... trồng lúa . Xin hỏi trách nhiệm của ông và các vị tiền nhiệm lẫn kế nhiệm ở đâu , thưa ông nguyên viện trưởng viện nông nghiệp miền Nam ?!

Hồ 16:10 Ngày 26/11/2016 
Ơ hay, mình thua Cam rồi à? Xin cám ơn các bác nhé. buồn cho dân VN mình.

Trung 16:09 Ngày 26/11/2016 
Việt Nam đi sang Campuchia học trồng lúa thế mới biết mình tụt hậu so với thế giới bao nhiêu thập kỷ !

Hùng 16:09 Ngày 26/11/2016 
Đọc được 1/2 bài, buồn k đọc nữa. VN có thể thua Thái Lan về xuất khẩu gạo. Vậy mà g đây ta còn thua Campuchia thì k thể chấp nhận được.

Chanh Sắc 16:08 Ngày 26/11/2016
"Gà què ăn quẩn cối xay " bao năm nay quen rồi.Muốn thay đổi để lớn lên cho bằng chị bằng em cũng khó lắm đấy.

Đào Trọng Đạt 16:07 Ngày 26/11/2016 
Ai cũng hiểu là học, học nữa, học mãi. Nhưng học thì phải lên lớp chứ.

Tu Quy 16:07 Ngày 26/11/2016 
Đọc tin này thấy rầu, một nước từng xuất khẩu gạo đừng đầu thế giới mà lại qua Campuchia học trồng lúa.

Gạo Việt lạc lõng trong bức tranh xuất khẩu nông sản sáng màu
Xuất khẩu lúa gạo trong 11 tháng năm 2016 tiếp tục lao dốc, giảm 25% về lượng và 20,3% giá trị so với cùng kỳ...

  
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 11 ước đạt 2,69 tỷ USD, 
nâng tổng xuất khẩu trong 11 tháng lên mức 29,1 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có báo cáo về việc xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thuỷ sản của Việt Nam trong 11 tháng năm 2016.
Theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 11 ước đạt 2,69 tỷ USD, nâng tổng xuất khẩu trong 11 tháng lên mức 29,1 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ.
Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 13,7 tỷ USD, tăng 7,2%; giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 6,4 tỷ USD; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 6,5 tỷ USD.

Xuất khẩu thuỷ sản đóng góp lớn nhất trong tổng kim ngạch 11 tháng với 6,4 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ. Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu, chiếm hơn một nửa tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.
Trong khi đó, cà phê và hạt tiêu là hai ngành hàng đang có sự gia tăng mạnh nhất, cả về khối lượng lẫn giá trị xuất khẩu.
So với cùng kỳ, ngành hàng cà phê tăng 36,1% về khối lượng và tăng 24,3% về giá trị. Xuất khẩu cà phê trong tháng 11 ước đạt 101.000 tấn với giá trị đạt 218 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 11 tháng đạt 1,6 triệu tấn và 2,98 tỷ USD.

Ngành hàng hạt tiêu tăng 36,7% về khối lượng và tăng 15,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Khối lượng hạt tiêu xuất 11 tháng qua đạt 170.000 tấn và 1,37 tỷ USD.
Một số ngành hàng như hạt điều, cao su, chè, gỗ và các sản phẩm gỗ đều có sự tăng trưởng cả về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2015, với hạt điều tăng 6,2% và tăng 18,3%, cao su tăng 12,3% và tăng 4,6%, chè tăng 7,1% và tăng 4,3%...

Trong khi các mặt hàng nông sản khác có xu hướng tăng, thì xuất khẩu gạo lạc lõng giảm mạnh cả về lượng và giá trị.
Cụ thể, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 11 ước đạt 353 nghìn tấn với giá trị đạt 156 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 11 tháng năm 2016 ước đạt 4,54 triệu tấn và 2 tỷ USD, giảm 25% về khối lượng và giảm 20,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Về thị trường, Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam với 36% thị phần. Tuy nhiên, thống kê cho thấy, xuất khẩu gạo sang thị trường này 10 tháng chỉ đạt 1,57 triệu tấn, giảm 22,5% về lượng và 13,7% so với cùng kỳ. 


Gana - thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam với 11,5% thị phần, tăng 38,6% về lượng so với cùng kỳ. 


Đáng chú ý là thị trường Indonesia - thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ 4 của Việt Nam, xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 359,6 nghìn tấn và 142,5 triệu USD, tăng 53% về khối lượng và tăng 53,5% về giá trị so với cùng kỳ. 


Các thị trường có giá trị giảm mạnh là Philippines (-61,6%), Malaysia (-51,5%), Singapore (34,1%), Bờ Biển Ngà (-29,1%), Mỹ (-28,3%) và Hồng Kông (-7,7%).


Gạo xuất khẩu bị trả về không độc hại
27/11/2016 22:24 

Mỹ là một trong những thị trường chấp nhận mua gạo giá cao nhưng kèm theo là những tiêu chuẩn hết sức ngặt nghèo, cao hơn nhiều so với các thị trường khó tính khác
Các cơ quan chức năng khẳng định một số lô gạo của doanh nghiệp (DN) Việt xuất khẩu sang Mỹ bị trả về là không độc hại, không mất an toàn thực phẩm như nhiều người lo ngại. Dù vậy, với xu thế hội nhập, xóa bỏ hàng rào thuế quan thì các nước nhập khẩu càng nâng cao hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nên chuỗi sản xuất lúa gạo của Việt Nam phải tìm cách khắc phục để đáp ứng yêu cầu ngày càng khó. Vả lại, người tiêu dùng trong nước cũng ngày càng khó tính hơn.

Cần đàm phán để phía Mỹ bổ sung quy định
PGS-TS Lê Văn Bảnh, Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho rằng việc một số lô gạo xuất khẩu của Việt Nam bị Mỹ trả lại là do DN đã không tìm hiểu kỹ quy định của thị trường này nên không đạt một số chỉ tiêu. Tuy vậy, không có nghĩa là gạo của Việt Nam “bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật đến mức độc hại” như một số người lầm tưởng.

Đầu năm 2016, một số lô gạo xuất khẩu của Việt Nam bị Mỹ trả về nhiều nhất là do không đạt chỉ tiêu Isoprothiolane theo quy định của nước này. Isoprothiolane là một hoạt chất có trong hơn 60 loại thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam để phòng trị bệnh đạo ôn trên lúa. Hoạt chất này phía Mỹ chưa đưa ra mức giới hạn cho phép (MRLs) nên gạo nhập khẩu phải “tạm” chấp hành ngưỡng 0 ppm (không được phép có), hễ vi phạm là bị trả về.

Gạo Việt cần có những thay đổi để thích ứng với thị trường

Đại diện một DN ở ĐBSCL cho biết vừa có lô gạo xuất sang Mỹ bị trả về do mẫu kiểm tra có Isoprothiolane ở mức 0,014 ppm. Nếu so sánh với quy định của nhiều thị trường gạo khó tính khác, hàm lượng Isoprothiolane 0,014ppm là không vi phạm. Cụ thể, với chỉ tiêu Isoprothiolane, Nhật Bản quy định MRLs là 2ppm, châu Âu (EU) 0,5ppm và Đài Loan (Trung Quốc) 0,2ppm.
Theo ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong các hoạt chất bị Mỹ cảnh báo có 4 loại mà nước này chưa đưa ra MRLs gồm: Isoprothiolane, Hexaconazole, Fenitrothion, Flusicolazole nên hễ mẫu gạo kiểm tra phát hiện chất này là vi phạm, bất cứ hàm lượng bao nhiêu. Trong trường hợp này, nước xuất khẩu phải xác định MRLs để đăng ký bổ sung quy định cho cơ quan kiểm soát nhập khẩu nông sản của Mỹ. Tuy nhiên, hiện Việt Nam vẫn chưa có MRLs cho những hoạt chất này nên không có cơ sở để đàm phán với Mỹ.

Thay đổi để thích ứng
Để nâng giá trị hạt gạo Việt nhằm cạnh tranh trên thị trường cả trong và ngoài nước, bắt buộc phải có sự thay đổi trong quy trình sản xuất, chế biến. Theo ông Huỳnh Thế Năng, những hoạt chất mà thị trường nhập khẩu cảnh báo hiện có trong khoảng 3.000 sản phẩm trừ sâu, trị bệnh, diệt cỏ… lưu hành trong nước. Do vậy, để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, cần rà soát lại danh mục các loại thuốc bảo vệ thực vật và đưa ra lộ trình thay thế những loại thuốc khác an toàn và hiệu quả hơn. Đối với các hoạt chất không thể thay thế, cần nghiên cứu quy trình sản xuất mới để không gây tồn dư trong gạo.

Giám đốc một DN đang xuất khẩu gạo cho biết so với các thị trường khác, nhà nhập khẩu Mỹ chấp nhận mua giá cao hơn 1,5-2 lần (cùng chủng loại) nhưng quy định thì rất khắt khe và không phải DN xuất khẩu nào cũng biết. Do vậy, chỉ những DN kiểm soát được vùng nguyên liệu thì mới dám bán gạo sang Mỹ. Trước khi xuất khẩu, để tránh bị thiệt hại do bị trả lại hàng, DN phải lấy mẫu kiểm nghiệm, nếu đạt mới dám đưa hàng xuống cảng.

Cập nhật quy định thị trường
Để tạo thuận lợi trong xuất khẩu gạo sang các thị trường khó tính, nhiều DN cho biết rất cần đầu mối cập nhật thông tin về quy định của các thị trường này để tránh bị vi phạm, bị trả lại hàng, gây mất uy tín gạo Việt.
Trước đây, từng có trường hợp gạo Việt xuất khẩu sang Mexico bị mọt, giảm chất lượng. Đến khi truy tìm nguyên nhân thì mới phát hiện container vận chuyển bị thủng gây ra tình trạng này. Vì thế, các DN xuất khẩu cần quan tâm đến chất lượng dịch vụ vận chuyển.

Bài và ảnh: NGỌC ÁNH


Rumduol Rice in Top 3 at World Conference
Khmer Times/Sok Chan Monday, 21 November 2016 

Cambodia’s Phka Rumduol rice failed to recapture the title of World’s Best Rice for the second year in a row, with Thailand taking top honors at the 8th World Rice Conference held in the northern Thai city of Chiang Mai last week.

The three-day conference, organized by trade publication The Rice Trader, ended on Friday. Cambodia placed in the top three – along with Thailand and the US (California) – of the 14 countries joining the competition. Cambodia won from 2012 until 2014, but lost its crown last year to rice grown in California.
Sok Puthyvuth, president of the Cambodia Rice Federation (CRF), said during the conference that Cambodian Rumduol rice was as good as Thailand’s Hom Mali rice due to similarities in the geographical area for growing rice.
He added that to win next year’s competition, CRF and the Cambodian government would solve the most pertinent issues in the rice sector and develop the rice production chain to gain further recognition in the international market.
“We will work and cooperate with farmers, rice millers and rice exporters to adhere to international standards on growing, processing and packaging and push famers to better select seeds with quality and grow following international standards,” Mr. Puthyvuth said.
“We will try our best for next year’s competition which will be held in Cambodia.”
Jeremy Zwinger, president of The Rice Trader, said during the event that even though Cambodia did not win this year’s top prize, it still beat countries such as Vietnam, Myanmar, India and Pakistan.
“That was a tough decision for chefs not to hand the first prize to Thailand’s premium rice,” he said.

Song Saran, CEO of Amru Rice (Cambodia), told Khmer Times that every country wanted to claim the World’s Best Rice award but it was impossible with premium rice from all 14 countries in the competition.
He said Cambodian Rumduol rice was similar in quality to Thailand’s premium Hom Mali rice, adding that Cambodia should improve its quality of rice seeds and techniques and work on new innovations.
“We are proud that Cambodia was crowned champion for three successive years at the World Rice Conference. We cannot win every year if we don’t have the best quality rice to show the world,” Mr. Saran said.
“Our rice quality was similar to Thai premium rice, but Thailand has modernized their rice growing with high technical support, innovation and good seeds. We have to upgrade our seeds to win next year’s competition.”

In the first 10 months of this year, Cambodian rice exports grew by 3.3 percent to 421,000 tons compared with the same period last year. China was the largest market at 89,946 tons, a 7.6 percent rise from the previous year, while France imported 61,000 tons and Poland 56,000 tons.

Nguồn: