Monday, January 29, 2024

Ô NHIỄM NITROGEN NÔNG NGHIỆP LÀ MỘT ĐE DỌA TOÀN CẦU, NHƯNG CÁC GIẢI PHÁP TUẦN HOÀN ĐANG CHỜ

 (Agricultural nitrogen pollution is global threat, but circular solutions await)

Claire Asher – Bình Yên Đông lược dịch

Mongabay – 16 January 2024

 


·                     Nitrogen là một nguyên tố cần thiết cho những sinh vật sống, cần để cấu tạo DNA, chất đạm và diệp lục tố.  Mặc dù nitrogen chiếm gần 80% không khí chúng ta thở, tính có sẵn của nó cho cây cối và thú vật rất hạn chế.  Kết quả là, nitrogen là một yếu tố giới hạn trong sự tăng trưởng của hoa màu từ lúc bình minh của nông nghiệp.

·                     Nhân loại phá vỡ những giới hạn đó bằng tiến trình Haber-Bosch để tạo ra ammonia và phân bón tổng hợp, thúc đẩy bởi nhiên liệu hóa thạch, và nay được dùng một số lượng lớn lao cho hoa màu.  Nhưng lượng nitrogen chảy vào đó đã làm xáo trộn chu kỳ nitrogen tự nhiên của Trái đất.  Ngày nay, ô nhiễm nitrogen đang vượt qua nhiều biên giới của hành tinh

·                     Nitrates ô nhiễm các thủy đạo, gây ra phú dưỡng (eutrophication).  Nitrous oxide là một khí nhà kiếng mạnh và là một chất làm cạn kiệt ozone.  Ammonia là một nguyên nhân của ô nhiễm không khí, với những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.  Nitrogen cũng được dùng để sản xuất những chất tổng hợp có tiềm năng sống lâu có thể trở thành những chất ô nhiễm

·                     Kỹ thuật và quản lý nông nghiệp tốt hơn có thể cắt giảm 1/3 hay nhiều hơn ô nhiễm nitrogen.  Những giải pháp kinh tế tuần hoàn gồm có hiệu năng của phân bón tốt hơn, nâng cao sự đông lại tự nhiên của nitrogen, và phục hồi và tái sử dụng chất thải nitrogen.  Những thay đổi xã hội cũng cần đến, gồm có biến chuyển trong ẩm thực tránh xa thịt của con người.

 

Khi thế giới vật lộn với thay đổi khí hậu, các nhà làm chánh sách vẫn chú trọng đặc biệt đến CO2, với nhân loại đang cố gắng để bỏ carbon trong những hệ thống năng lượng, thu giữ carbon, phát hành tín dụng carbon, và trồng hàng triệu cây để thu hút phóng thích.

Nhưng carbon dioxide chỉ là một trong vài khí nhà kiếng mạnh gây bất ổn cho khí hậu toàn cầu, và chỉ là một trong những chất ô nhiễm do con người tạo ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến thế giới thiên nhiên và đe dọa đẩy Trái đất ra khỏi tình trạng có thể cư trú hiện nay.

Một chất khác ít khi được mọi người chú ý, nhưng có lẽ có ảnh hưởng lớn hơn đến những hệ thống hỗ trợ đời sống của hành tinh củ chúng ta, là nitrogen.

“Nitrogen ở khắp nơi và không thể thấy,” và nó ảnh hưởng đến nhiều thứ, Mark Sutton, một nhà vật lý môi trường của Trung tâm Sinh thái và Thủy học ở U.K., nói.  Những sự mất cân bằng lớn lao trong chu kỳ nitrogen tự nhiên của Trái đất, mang lại bởi các hệ thống nông nghiệp-thực phẩm, kỹ nghệ và giao thông của nhân loại, khiên cho các nhà khoa học nhiều lần lên tiếng báo động – nhất là trong 2 thập niên qua – phần lớn không được lắng nghe.  Nhưng các nhà phân tích nói những giải pháp kinh tế tuần hoàn đang chờ, mặc dù chúng sẽ đòi hỏi những thay đổi lớn lao trong nông nghiệp và xã hội.

 

Nitrogen là một yếu tố giới hạn trong sự tăng trưởng của hoa màu từ lúc bình minh của nông nghiệp.  Trong lịch sử, nông dân trồng rau để sửa nitrogen trong đất, và dùng phân của gia súc để tái chế chất thải nitrogen vào hệ thống. [Ảnh: Farm Watch]

 

Haber-Bosch: Một con dao 2 lưỡi

Nitrogen rất cần thiết.  “Không có nitrogen, sẽ không có đời sống.  Nó là những khối tạo nên DNA, amino acids, và chất đạm.  Nó ở trong diệp lục tố châm ngòi cho quang hợp,” David Kanter, một nhà khoa học môi trường của Đại học New York, giải thích.

Nhưng mặc dù nguyên tố nầy chiếm gần 80% của không khí chúng ta thở, và là một chất kích thích cho sự tăng trưởng của cây cối, tính có sẵn của nitrogen cho cây cối và thú vật vô cùng hạn chế.  Kết quả là, nitrogen đã là một yếu tố giới hạn đối với năng suất của hoa màu từ lúc bình minh của nông nghiệp.  Trong lịch sử, nông dân chỉ có 2 khí cụ để chuyển thêm: trồng rau để sửa chữa nitrogen ở trong đất và dùng phân của gia súc để tái chế chất thải nitrogen.

Điều đó đã thay đổi lớn lao trong đầu thế kỷ 20th, khi nhà hóa học Đức Fritz Haber và Carl Bosch phát triển một tiến trình kỹ nghệ để lấy nitrogen từ không khí và biến nó thành ammonia, bằng cách dùng nhiệt độ và áp suất cao.  Phát minh của họ lần đầu tiên được thu hoạch để đáp ứng nhu cầu của nitrate để làm thuốc nổ trong Thế Chiến I.  Sau chiến tranh, kỹ nghệ hóa chất xoay qua sản xuất những số lượng lớn phân bón nitrogen tổng hợp.

Từ năm 1900 đến 2000, dân số toàn cầu gia tăng từ 1,6 tỉ đến 6 tỉ người, nhưng đất nông nghiệp chỉ nới rộng 30%.  Khoảng trống nầy phần lớn được lấp đầy bởi phân bón nitrogen tổng hợp được tạo nên qua tiến trình Haber-Bosch, giúp cho những gia tăng vô cùng to lớn của năng suất hoa màu.  Nhưng bằng cách lấy nitrogen từ khí quyển và sử dụng nó cho đất nông nghiệp, Haber-Bosch cũng tăng gấp đôi kích thước của chu kỳ nitrogen toàn cầu.

“Nó là một phát minh có nhiều hậu quả nhất trong lịch sử nhân loại,” Kanter nói.

Từ năm 1961, mức sử dụng phân bón tổng hợp đã gia tăng trên 10 lần, nhưng hầu hết nitrogen đó không đến thực phẩm trên dĩa của chúng ta, nhưng gây ô nhiễm đất và nước.

Vấn đề gia tăng vì nitrogen được áp dụng cho đất nông nghiệp không nằm ở đó.  “Hệ thống trong tất cả những thành phần của nó rò rỉ,” Ramus Einarsson, một nhà nghiên cứu của Đại học Khoa học Nông nghiệp Swedish, nói.

 


Nitrogen trong khí quyển ở dạng N2 không phản ứng vô cùng vì 2 phân tử N được nối với nhau bằng 3 mối nối mạnh.  Nhưng khi N2 trong khí quyển được sửa lại – bằng tia chớp, bằng cây cối qua vi khuẩn sửa nitrogen ở trong rễ, hay bởi con người qua tiến trình Haber-Bosch – 3 mối nối đó bị vỡ và nitrogen biến thành nhiều dạng phản ứng hơn, chẳng hạn như ammonia, nitrogen oxides hay nitrous oxide.

Nitrogen phản ứng dễ biến thành dạng nầy đến dạng khác, và hóa chất nầy khéo léo cho phép nó nhanh chóng đổ xuống qua môi trường.  “Nó có thể tiếp tục hành trình hủy hoại môi trường nầy, nơi nó bắt đầu có lẽ là ammonia, đóng góp vào ô nhiễm không khí, và rồi chuyển thành nitrate, đóng góp vào ô nhiễm nước, rồi đi vào không khí như nitrous oxide,” làm tồi tệ thêm thay đổi khí hậu và cạn kiệt ozone, Kanter giải thích.

Một phần, nó có thể là sự phức tạp gây sửng sốt của phản ứng của hóa chất nầy – và sự khó khăn trong việc liên lạc với công chúng của những tiến trình phần lớn không thấy được – đã đóng góp vào đáp ứng chậm của nhân loại với khủng hoảng ô nhiễm nitrogen đang leo thang.

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

MẶT TRÁI CỦA THỦY ĐIỆN

(The Dark Side of Hydropower)

Tobias Landwehr et al. – Bình Yên Đông lược dịch

Pulitzer Center – November 24, 2023

 

Các đập đang cung cấp nhiều điện tái tạo hơn bao giờ.  Nhưng một điều tra của SZ với sự hợp tác của Pulitzer Center cho thấy cái giá cao như thế nào – và năng suất năng lượn không được bảo đảm như mong đợi.

Hầu như không còn bất cứ sông dài nào trên thế giới vẫn còn chảy không bị xáo trộn từ nguồn đến cửa của nó.  Hầu hết nay bị cắt ngang bởi các đập lớn.  Khoảng 10.500 của những kiến trúc nầy hiện cung cấp điện, làm cho chúng là nguồn cung cấp điện quan trọng nhất cho đến nay.  Trái đất của chúng ta cho thấy những đập lớn nhất với công suất thiết trí trên 100 MW trong những lưu vực sông quan trọng.

Các đập thật sự là phúc lành: Chúng không những sản xuất năng lượng mà còn bảo vệ toàn thể khu vực khỏi bị lũ lụt.  Chúng giúp cho nông dân qua những lúc hạn hán và cung cấp nơi cư trú cho cá – tất cả với một chi phí khá thấp.  Nhưng cái giá thì cao.

Những vấn đề thường bắt đầu ở các phụ lưu, như được thấy trên Mississippi. “Sông Cả” là một lưu vực lớn nhất trên thế giới: Tổng cộng, nó và các phụ lưu thoát nước cho 1/3 của toàn thể USA.

Trên một số phụ lưu của Mississippi, đập nầy đến đập khác nồi tiếp nhau như một chuỗi ngọc trai.  Những cái được gọi là chuỗi nầy là một khái niệm cổ điển của thủy điện.  Chúng lý tưởng để sản xuất năng lượng, nhưng biến một dòng sông thành một vùng nước hầu như ứ đọng.

Đó là vì các đập chẳng hạn như Gavins Point trên sông Missouri là những kiến trúc khổng lồ - là một sự can thiệp vào thiên nhiên lớn lao.

Hàng tấn phù sa cũng bị chận lại với nước: Đá, bùn và cát bị kẹt lại sau các kiến trúc.  Vì hồ chứa càng ngày càng bị lấp đầy, năng suất năng lượng sụt giảm.  Mặc dù càng ngày càng có thêm đập được xây trên toàn thế giới và khối lượng của hồ chứa được xây do đó phải gia tăng, khối lượng của hồ chứa có sẵn thật sự của các hồ bị giảm.

Nhưng chưa hết: Đồng thời, phù sa bị thiếu trong sông và đồng bằng, gây ra sạt lở.

Việc bồi lắng nầy xảy ra không thể thấy và không báo trước bởi nhiều người.  Nó chậm chạp, những thành phần của nó tí hon và nó xảy ra ở hàng chục đến hàng trăm m ở dưới nước.

Ngay cả vệ tinh cũng không thể nhìn vào chiều sâu của hồ chứa.  Nhưng chúng có thể làm cho bồi lắng thấy được ở nơi khác: trong các đồng bằng sông, nơi nước sông chảy ra biển và tạo nên một vùng thiên nhiên và kinh tế đặc thù.

Vì càng ngày càng có ít phù sa đi đến đó, sóng làm sạt lở các đồng bằng – với những hậu quả tàn phá cho người dân và thiên nhiên.

SZ đã phân tích các hình ảnh của 11 đồng bằng và thấy những thay đổi của bờ biển.  tất cả ngoại trừ 1 bị thu hẹp có thể nhìn thấy.

Một thí dụ gây ấn tượng là cửa sông của Rio São Francisco ở Brazil, một trong 25 sông dài nhất trên thế giới.  Từ giũa thế kỷ 20th, nhiều đập to lớn đã được xây trên hành trình của nó.  Đây là lý do vì sao hồ chứa Sobradinho được tạo nên, ngay cả có thể nhìn thấy từ không gian.

Đồng bằng của Rio São Francisco ở trên bờ biển đông bắc của Brazil đã thay đổi lớn lao trong những thập niên tiếp theo, như phân tích SZ thấy.

Đến cuối năm 2022, đồng bằng sẽ bị mất 8 km2 đất so với năm 1984.  Đó là gấp đôi English Garden của Munich.  Cabeço đã chìm xuống biển từ lâu, hải đăng của nó nay đứng ở giữa biển.  Một đơn kiện chống lại công ty điều hành các đập đang tiến hành nhiều thập niên và có thể tạo ra một tiền lệ.

Nhưng vấn đề ở đồng bằng ở Brazil không phải là một trường hợp cô lập.  Hiện tượng có thể được quan sát trên toàn thế giới.

Các đập khổng lồ cũng có ảnh hưởng lớn lao đến người dân và thiên nhiên ở Âu Châu, thí dụ như Rio Ebro, sông dài thứ 2nd ở Spain.

Chỉ có đồng bằng Nile lớn hơn đồng bằng Ebro ở Địa Trung Hải.  Nó có thể chứa toàn thể Munich.  Thay vì là một khu đô thị, tuy nhiên, nó là nơi cư trú của một trong những vùng trồng lúa lớn nhất ở Spain: 135.000 tấn một năm được trồng ở đồng bằng.  Ngoài ra, một trong những nơi trú ẩn quan trọng của chim ở Âu Châu nằm ở mũi.

Khu bảo tồn thiên nhiên ở gần tam giác Isla de Buda đặc biệt có nguy cơ biến mất.  Nếu không có những biện pháp chống lại, đồng bằng sẽ không còn hiện diện trong 20 năm, các nhà hoạt động nói.  So với năm 1984, đồng bằng đã mất 5 km2.

Những vấn đề tương tự cũng xảy ra ở phía bên kia của thế giới, ở Đông Nam Á (ĐNA):

Mekong chảy qua Trung Hoa, Myanmar, Lào, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam.  Từ thập niên 2000s, gần 50 đập với công suất trên 100 MW mỗi đập được xây sông và nhiều phụ lưu của nó.

Nếu chúng chạy tối đa, chúng có thể cung cấp trên ½ điện mà Đức cần đến.  Và những siêu đập mới dăng được xây cất từ lâu.

Thượng Lào và nam Trung Hoa được phát triển rất nặng nề.  Toàn thể các phụ lưu chẳng hạn như Ou ở Lào đã được biến thành chuỗi đập.

Việc tương tự áp dụng cho thượng lưu Mekong ở Trung Hoa, nơi một số nhà máy thủy điện cao nhất và giàu năng lượng nhất trên thế giới đã được xây.  Phù sa rất hiếm khi được cứu xét.

Ảnh hưởng đối với cửa sông, nơi trên 20 triệu người sinh sống, cũng lớn lao tương tự.  Việc trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long vô cùng quan trọng đối với an ninh lương thực của ĐNA.

Phần trẻ nhất của cực nam đồng bằng gồm có tỉnh Cà Mau ở Việt Nam.  Nó vẫn lớn ra trong thập niên 1990s.

Ngày nay, sạt lở đang gia tăng ở đây.  Bờ biển thụt lùi trên 50 m mỗi năm ở nhiều nơi.  Về phía tây của mũi Cà Mau, điểm lục địa cực nam của Việt Nam, đồng bằng vẫn lớn ra – nhưng rất chậm so với trước đây.

Đồng bằng chánh ở phía bắc đã lớn ra từ lâu.  40 năm trước, chỉ có 1 đập lớn trên một phụ lưu của Mekong.  Sông từng là một trong những sông chảy tự do lớn nhất trên thế giới.  Bờ biển vô cùng phì nhiêu đã di chuyển ra biển đến 80 m mỗi năm. 143 triệu tấn đất đi đến cửa sông mỗi năm, nhiều khoảng 1/5 của tất cả các tòa nhà ở New York.

Ngày nay, biển đang gặm nhấm vào đồng bằng.  Mặc dù nhiều đập vẫn còn trẻ, khỏng 40 đến 50 đập đã hoạt động trong 15 năm qua.  Kết quả là, 1/3 lượng phù sa ban đầu vẫn đến cửa sông.  Vào năm 2040, tuy nhiên, nó được tiên đoán chỉ còn 3%.

Trong nghiên cứu nầy, SZ phân tích một số sông, diện tích lưu vực và dồng bằng của chúng và tính phạm vi ảnh hưởng của các đập đối với bờ biển.

Mặc dù với tất cả những vấn đề nầy, thủy điện là một nguồn rất quan trọng của năng lượng.  Với trên 4.300 TWh mỗi năm, nó cung cấp nhiều điện hơn các nguồn năng lượng tái tạo khác gộp lại.  Nhưng làm thế nào để tránh vấn đề bồi lắng trong hồ chứa?

Đã có những cái có thể làm, các nhà nghiên cứu nói.  Thí dụ, phù sa có thể được tháo ra qua những cửa ở dưới thấp, tuy nhiên, nó làm giảm năng suất năng lượng.  Hay một phần của sông mang nhiều đất có thể được chuyển đi.  Nó cũng có thể được cho vào ống ngầm và đưa qua đập.  Tuy nhiên, phương pháp nầy không thích hợp cho tất cả phù sa.

Tuy nhiên, những kỹ thuật nầy hiếm khi được thực hiện, ngay cả trong những đập mới, kỹ sư thủy lực George Annandale nói.  Lý do chánh là vì những lợi ích kinh tế chỉ trở nên rõ ràng sau 50 đến 80 năm.  “Đó là vấn đề lớn của tôi với phân tích kinh tế của những dự án khổng lồ nầy được giả sử kéo dài nhiều thế kỷ.  Nó là một suy nghĩ ngắn hạn cho những dự án dài hạn.”

HÌNH ẢNH VỆ TINH CHO THẤY CÁC ĐẬP CỦA TRUNG HOA ĐANG ĐE DỌA NGUỒN NƯỚC NGỌT CỦA CÁC LÁNG GIỀNG

 (Satellite Images Show China's Dam Threatening Neighbors' Fresh Water Supply)

Aadil Brar – Bình Yên Đông lược dịch

Newsweek – January 19, 2024

 

Đập mới của Trung Hoa ở gần thị trấn Burang trong Khu Tự trị Tibet được hoàn tất, theo hình ảnh vệ tinh ngày 18 tháng 1 năm 2024.  Việc xây cất đập của Trung Hoa trong Himalayas có thể kiểm soát dòng nước ngọt đến các láng giềng, Nepal à Ấn Độ.

 [Ảnh: Sentinel Hub]

 

Trung Hoa có vẻ đã hoàn tất việc xây cất một đập mới trong vùng biên giới tây nam của quốc gia, một dự án có thể có những hệ quả chiến lược sâu rộng đến các láng giềng ở phía nam Ấn Độ và Nepal, theo hình ảnh vệ tinh mới nhất.

Sông Mapcha Tsangpo, được dịch từ tiếng Tibet (Tây Tạng) là “con công”, được gọi là Gahghara ở Ấn Độ và Karnali ở Nepal.  Nó là một nguồn cung cấp nước ngọt quanh năm đáng kể cho dân số ở tây Nepal và đồng bằng phía bắc của Ấn Độ.

Beijing và New Delhi đã cãi nhau về việc xây đập của Trung Hoa trong Himalayas trước đây, từ khi bắt đầu việc xây cất trên sông Yarlung Tsangpo 3 năm trước đây.  Dự án siêu đập liên quan đến con sông cao nhất thế giới, bắt đầu ở tây nam Khu Tự trị Tibet của Trung Hoa và chảy vào Ấn Độ như là Brahmaputra.

Newsweek phân tích hình ảnh từ trang mạng Sinergise’s Sentinel Hub, diễn tả những hình ảnh được thu thập từ vệ tinh Sentinel-2 của chương trình quan sát trái đất Copernicus của Liên hiệp Âu Châu, thấy việc xây cất ở Mapcha Tsangpo bắt đầu trong tháng 7 năm 2021.  Đập ở phía bắc của thị trấn Burang, trong quận Ngari của Tibet, nay đã hoàn tất và được thấy trong hình ảnh chụp từ quỹ đạo Trái đất trong tháng nầy.

Kiến trúc bê tông nằm cách thị trấn biên giới Hilsa của Nepal khoảng 18 dậm về phía bắc và cách biên giới Ấn Độ khảng 37 dậm về phía đông.  Hilsa có khoảng 51.000 cư dân, nhưng vùng phía tây rộng hơn của Nepal là nơi cư trú của trên 4 triệu người.

Các đập mới trong những khúc sông thượng lưu của Himalayas có thể ảnh hưởng đời sống của nhiều triệu người ở Ấn Độ sống trong vùng lân cận với biên giới với Nepal.

Hạ lưu từ Nepal, Mapcha Tsangpo chảy vào những đồng bằng của Ấn Độ, nơi nó được gọi là Sarayu, và chảy qua Ayodhya ở phía bắc bang Ulter Pradesh.  Thành phố được xem là nơi sanh của thần Hindu Ram.

Ngày Thứ Hai, Thủ tướng Narendra Modi chủ tọa lễ cúng tế “Pran Pratishtha” ở đền Hindu đáng kể về mặt văn hóa và chánh trị.

Hạ tầng cơ sở thêm của Trung Hoa trong vùng biên giới nhạy cảm gồm có phi trường Ali Pulan, một địa điểm sử dụng kép dùng cho các mục đích dân sự và quân sự, chánh thức hoạt động hồi cuối tháng rồi, theo cơ quan hàng không dân sự của khu vực Tibet.

 

Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Hoa bắt đầu xây cất một đập mới gần thị trấn Burang trong Khu Tự trị Tibet ngày 18 tháng 9 năm 2021.  Việc xây đập của Trung Hoa trong Himalayas có thể kiểm soát dòng nước ngọt đến các láng giềng Nepal và Ấn Độ.

[Ảnh: Sentinel Hub]

 

Hình ảnh vệ tinh chụp ngày 13 tháng 9 năm 2022 cho thấy việc xây cất 1 đập mới ở gần thị trấn Burang trong Khu Tự trị Tibet ở tây nam Trung Hoa.  Việc xây đập của Trung Hoa trong Himalays có thể kiểm soát dòng nước ngọt đến các láng giềng Nepal và Ấn Độ.

[Ảnh: Sentinel Hub]

 

Hình ảnh vệ tinh chụp ngày 8 tháng 9 năm 2023 cho thấy việc xây cất một đập mới ở gần thị trấn Burang trong Khu Tự trị Tibet ở tây nam Trung Hoa.  Việc xây đập của Trung Hoa trong Himalayas có thể kiểm soát dòng nước ngọt chảy đến các láng giềng Nepal và Ấn Độ. 

[Ảnh: Sentinel Hub]

 

“Hiển nhiên Ấn Độ lo ngại về những hậu quà không chủ ý lâu dài của các hoạt động của Trung Hoa trong nhiều thập niên.  Hiểu được thái độ nước của Trung Hoa với các láng giềng khác vô cùng quan trọng trong việc giải đoán đường lối bá chủ đã không được kiểm soát cho đến nay,” Sana Hashmi, một học giả hậu tiến sĩ của tổ chức nghiên cứu Taiwan-Asia Exchange Foudation (Hiệp hội Trao đổi Taiwan-Á Châu) ở Taipei, nói.

Beijing trong năm 2017 đã ngưng chia sẻ tin tức thủy học với Neew Delhi, sau đó chỉ tái tục hợp đồng chia sẻ dữ kiện với một chi phí.  Trước đó, trong năm 2013, khi nguyên Thủ tướng Manmohan Singh thăm viếng Beijing, 2 chánh phủ ký một biên bản ghi nhớ (MOU) trong đó Trung Hoa cam kết chia sẻ dữ kiện thủy học với Ấn Độ hàng năm từ 15 tháng 5 đến 15 tháng 10, Hashmi nói với Newsweek.

“Mặc dù có MOU để chia sẽ dữ kiện lũ lụt của Brahmaputra trong mùa mưa, không có nhiều tiến bộ,” cô nói.

Omair Ahmad, chủ bút quản lý cho Nam Á Châu của The Third Pole, một ấn bản đặc biệt về những vấn đề môi trường trong vùng Himalayas, nói với Newsweek rằng trường hợp của đập mới ở Tibet đã che phủ thủy chánh trị ở Đồng bằng sông Cửu Long ở Đông Nam Á (ĐNA).

“So sánh tốt nhất của điều nầy là làm thế nào Trung Hoa đã cố gắng uốn nắn thủy chánh trị trong Mekong.  Đây là nơi họ gia tăng lập luận rằng, là một láng giềng thượng lưu, họ có quyền là các quốc gia láng giềng phải tôn trọng, hoàn toàn đi ngược lại tất cả luật quốc tế về việc nầy,” Ahmad nói.

“Nó không đơn giản rằng nước chảy qua thượng lưu và rằng duyên hà ở thượng lưu không có quyền hạn tuyệt đối đối với sông.  Có duyên hà ở hạ lưu có quyền sử dụng dựa trên việc sử dụng truyền thống,” ông nói.

Ahmad nói thêm: “Không giống như Mekong, không có những tổ chức nước khu vực như Ủy hội Sông Mekong ở ĐNA, vì thế không có một không gian để tham gia.”

Các ngoại trưởng của Trung Hoa, Ấn Độ và Nepal không trả lời ngay yêu cầu cho ý kiến trước khi bài viết được công bố.

Một cuộc điều tra trong năm 2022 của báo mạng The Quint của Ấn Độ nói Trung Hoa đã đòi Ấn Độ trên 19 triệu USD cho dữ kiện từ 3 trạm thủy học.  Mùa thu vừa qua, South China Morning Post của Hong Kong nói 2 chánh phủ đang thương thảo một thỏa thuận chia sẽ dữ kiện thủy học, sẽ hết hạn trong năm 2023.

Trong năm 2019, nguyên thủ tướng đã qua đời Li Keqiang (Lý Khắc Cường), chĩa mũi nhọn một dự án theo sau Dự án Chuyển Nước Nam-đến-Bắc, một kế hoạch đầy tham vọng lâu hàng thập niên để chuyển nước từ đập Three Gorges (Tam Hiệp) giàu nước trên sông Yangtze đến những vùng khô cằn ở phía bắc của quốc gia gồm có Beijing và Tianjin.

Dự án đó sẽ bắt đầu “xây cất đầy đủ” trong tháng nầy, theo thông tấn xã chánh thức Xinhua của Trung Hoa.

Trong năm 2012, Trung Hoa loan báo các kế hoạch để nối những hệ thống sông ở Tibet với những sông còn lại của lục địa, có thể liên quan đến việc xây một siêu đập dọc theo vùng biên giới với Ấn Độ.

Dự án ở Yarlung Tsangpo, sông dài thứ 5th ở Trung Hoa, là một bước ngoặt khác trong mối liên hệ Trung Hoa-Ấn Độ vì tiềm năng chiến lược của nó để kiểm soát việc tiếp cận nước ngọt ở hạ lưu Brahmaputra.  Sông nằm ở phía đông của biên giới dài và tranh cãi là một trong những tài nguyên nước ngọt quan trọng nhất cho cư dân trong vùng đông bắc của Ấn Độ cũng như Bangladesh.

Mark Giordano và Anya Wahal, các chuyên viên của Trường Ngoại Vụ Walsh của Đại học Georgetown, lập luận trong tháng 12 năm 2022 rằng nước của Brahmaputra có thể trở thành một nguồn xung đột giữa 2 quốc gia khổng lồ ở Á Châu.

“Brahmaputra có vẻ nằm ở đầu danh sách của những điểm nóng xung đột.  Sông được chia sẻ bởi 4 quốc gia, gồm có 2 quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Hoa và Ấn Độ.  Cả hai có nền kinh tế tăng nhanh chóng, và cả hai đã thuộc vào những quốc gia chịu áp lực nước nhiều nhất trên thế giới,” họ viết cho Viện Hòa bình Hoa Kỳ.

Trong những năm gần đây, Ấn Độ đã chống đối việc xây cất các dự án thủy điện bằng cách từ chối mua điện từ các vị trí với đầu tư của Trung Hoa, chẳng hạn như nhà máy thủy điện Chameliya ở Nepal, đươc xây với trợ giúp tài chánh của Beijing.

Beijing đang xây một đập khác ở phía bắc của vị trí Burang, việc xây cất đã bắt đầu trong tháng 12 năm 2022, theo Xinhua.  Dự án có thể kiểm soát thêm hệ thống sông của Tibet thượng lưu từ Mapcha Tsangpo.

Khả năng chứa nước của hồ chứa là 4,0352 triệu m3.  Việc phát triển dự án phần lớn cho thủy nông,” truyền thông quốc doanh của Trung Hoa cho biết vào lúc đó.

Sunday, January 21, 2024

ẢNH HƯỞNG CỦA TRUNG HOA ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN TRONG SÔNG LANCANG VÀ HẠ LƯU VỰC SÔNG MEKONG

(China’s Influence on Hydropower Development in the Lancang River and Lower Mekong River Basin)

 

Nathaniel Matthews and Stew Motta – Bình Yên Đông lược dịch

State of Knowledge – July 2013

 

Đập Xiaowan (Tiểu Loan) trên sông Lancang (Mekong) ở Trung Hoa. 

[Ảnh: Yunnan Adventure]

 

Tại sao Trung Hoa phát triển thủy điện trên sông Lancang và hạ lưu vực sông Mekong?

Trung Hoa là quốc gia hàng đầu của thế giới trong việc xây cất thủy điện.  Trong Kế hoạch 5 Năm thứ 12th (2011-2015) của mình, Trung Hoa loan báo ý định bành trướng thêm khả năng thủy điện của mình bằng cách phát triển 8 khu thủy điện với trên 60 dự án thủy điện đại qui mô, mang tổng số công suất thiết trí của thủy điện bên trong quốc gia đến 284 GW (GEV, 2011).

Một thành phần quan trọng của việc phát triển thủy điện ở trong nước và chiến lược năng lượng của Trung Hoa là xây chuỗi Lancang, nằm trong tỉnh Yunnan (Vân Nam).  Sông Lancang, được gọi là sông Mekong ở phía nam biên giới của Trung Hoa, có tiềm năng thủy điện 30.000 MW.  Để thu hoạch tiềm năng nầy, chánh phủ Trung Hoa có các kế hoạch phát triển 1 chuỗi đập trên dòng chánh sông Lancang, với 5 đập đang hoạt động.  Khi hoàn tất, những đập nầy có thể sản xuất 15.720 MW hay 52,4% tiềm năng thủy điện của Lancang (Grumbine, Dore and Xu, 2012).  20 đập khác đang được dự trù hay đang xây cất trên các phụ lưu của Lancang (Kummu and Varis, 2007).

Qua việc cung cấp điện giá rẻ, việc phát triển thủy điện trên sông Lancang cung cấp nhiều cơ hội để phát triển kinh tế trong các thành phố kỹ nghệ của Trung Hoa chẳng hạn như Kunming (Côn Minh) và Guangzhou (Quảng Châu).  Thủy điện là một trong 5 trụ cột của kinh tế Yunnan.  Nó được xem như một nguồn năng lượng sạch và một thành phần quan trọng trong việc giảm sự lệ thuộc nặng nề vào nhiên liệu hóa thạch và mức phóng thích CO2 của Trung Hoa, hiện cao nhất trên thế giới.  Theo Thống kê Nhanh của Kỹ nghệ Điện Quốc gia, công suất thiết trí thủy điện của Trung Hoa trong năm 2010 chiếm 22,18% tổng số nguồn cung cấp năng lượng của quốc gia.

Ảnh hưởng thủy điện của Trung Hoa, tuy nhiên, không giới hạn trong sông Lancang.  Trung Hoa cũng là một tay chơi quan trọng trong việc phát triển thủy điện ở Hạ Lưu vực Mekong (LMB).  Qua các công ty chẳng hạn như China International Water and Electric Corporation (Tổ hợp Điện Nước Quốc tế Trung Hoa), Hydro Lancang và Sinihydro, Trung Hoa tích cực trong hàng chục đập trong Hạ Lưu vực gồm có đập Hạ Sesan 2 (400 MW) ở Cambodia vừa được loan báo.  Những đập nầy cung cấp một cơ hội cho Trung Hoa để xuất cảng chuyên môn, gia tăng ảnh hưởng chánh trị, phát triển mối liên lạc mậu dịch, và nâng cao lợi nhuận cho các tổ hợp quốc doanh của mình (SOEs).  Đối với các quốc gia chủ nhà, những dự án nầy bơm tài chánh lớn vào kinh tế quốc gia, trong khi cung cấp hạ tầng cơ sở và điện.  Những đập nầy vì thế được gọi là những dự án ‘thắng-thắng’ bởi những nhà phát triển Trung Hoa.

Kết luận: Chuỗi đập Lancang là một thành phần quan trọng của kế hoạch của Trung Hoa để phát triển năng lượng carbon thấp, tái tạo và sạch để cung cấp cho nhu cầu điện đang gia tăng ở trong nước.  Việc phát triển thủy điện ở Hạ Lưu cung cấp cơ hội để Trung Hoa gia tăng ảnh hưởng chánh trị và kinh tế của mình trong lưu vực và cho SOEs (Doanh nghiệp Quốc doanh) nâng cao lợi nhuận và xuất cảng chuyên môn thủy điện của họ.

 

Lịch sử của việc phát triển thủy điện Lancang

Việc phát triển thủy diện trên Lancang được bắt đầu từ năm 1956, khi HydroChina Kunming Engineering Corporation (HCKEC) (Tổ hợp Kỹ thuật HydroChina Kunming) bắt đầu điều tra các vị trí.  Từ 1957-58, HCKEC xác định 21 vị trí có tiềm năng thủy điện dọc theo sông, và thực hiện quy hoạch sơ khởi cho vị trí đập Xiaowan (Tiểu Loan).  Vì tình trạng bất ổn chánh trị và kinh tế mang lại bởi Bước Nhảy Vọt và Cách mạng Văn hóa, việc quy hoạch thêm thủy điện được tạm ngưng cho đến cuối thập niên 1960s.

Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, trong năm 1998, việc xây cất bắt đầu ở đập Manwan (Mạn Loan), đập đầu tiên trên dòng chánh sông Lancang-Mekong, mà không thông báo cho các quốc gia ở hạ lưu.  Trong suốt thập niên 1990s và 2000s, việc phát triển thủy điện của Trung Hoa dọc theo Lancang tiến hành nhanh chóng, và vào năm 2008, 4 đập trên dòng chánh đã hoạt động: Manwan (1.550 MW) bắt đầu hoạt động trong năm 1992, Dachaoshan (Đại Chiếu Sơn) (1.350 MW) trong năm 2003, Jinghong (Cảnh Hồng) (1.750MW) trong năm 2008 và Xiaowan (Tiểu Loan) (4.200 MW) trong năm 2010.  Tính đến tháng 6 năm 2013, Nuozhadu (Nọa Trát Độ) hoạt động, mặc dù tất cả các turbies chưa hoạt động, và Gongguoqiao (Công Quả Kiều) (750 MW) đang được xây cất.

Việc phát triển nhanh chóng của Lancang từ năm 2000 trùng hợp với việc thành lập Yunnan Lancang Hydropower Development Corporation (YLHDC) (Tổ hợp Phát triển Thủy điện Lancang Yunnan) trong năm 2001.  Trước năm 2001, trách nhiệm phát triển Lancang được chia sẻ giữa Yunnan Provincial Lancang Integrated Development Planning Commission (Ủy hội Kết hợp Quy hoạch Phát triển Lancang Tỉnh Yunnan), Bộ Năng lượng (MoE) và China Energy Investment Corporation (Tổ hợp Đầu tư Năng lượng Trung Hoa).  Trong năm 2001, YLHDC được giao trách nhiệm chung để phát triển chuỗi Lancang.  Trong năm 2002, YLHDC được đổi tên là Huaneng Lancang River Hydropower Corporation (HLHC) (Tổ hợp Thủy điện sông Lancang Huaneng).

HLHC là một tổ hợp cổ phần của Nhóm Huaneng Trung Hoa (CHG), Nhóm Hongta (HG) và Yunnan Investment Corporation (YIC) (Tổ hợp Đầu tư Yunnan).  CHG là một tổ hợp quốc doanh đưới quyền của Chánh phủ Trung ương Trung Hoa, và là một trong 5 tổ hợp lớn nhất phù hợp với China Tobacco (Thuốc lá Trung Hoa).  HG kiểm soát một số hiệu thuốc lá lớn nhất ở Yunnan và có đầu tư rộng rãi đang gia tăng gồm có năng lượng, xây cất, an ninh, sản phẩm giấy, dược phẩm, hóa chất nhẹ, và cung cấp thức ăn thức uống cho nhà hàng.  Trong Phúc trình Doanh nghiệp Mạnh nhất trong năm 2010 của Trung Hoa, HG đứng đầu ở Yunnan và 104th trên toàn quốc (ETMOC, 2010).  YIC là một tổ hợp đầu tư của chánh quyền tỉnh Yunnan.

Kết luận: Việc phát triển nhanh chóng của chuỗi Lancang từ năm 2000 trùng hợp với việc chuyển trách nhiệm từ Yunnan Provincial Lancang Integrated Development Planning Commission, Bộ Năng lượng (MoE) và China Energy Investment Corporation cho Huaneng Lancang River Hydropower Corporation (HLHC).  HLHC là một tổ hợp quốc doanh có thế lực với đầu tư đa dạng.

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

VẤN ĐỀ CỦA POTASH: ĐỒNG LÚA BAO PHỦ MUỐI Ở THÁI LAN

 (The problem with potash: Thailand’s salt-encrusted fields)

Samanachan Buddhajak and Luke Duggleby – Bình Yên Đông lược dịch

The Third Pole – January 17, 2024

 

Các cộng đồng đang chống đối những kế hoạch để khai thêm mỏ potash, bị cáo buộc làm ô nhiểm nước và đât ở chung quanh.

 

“Chúng tôi không muốn anh chị ở những nơi khác ở trong nước đối mặt với ảnh hưởng mà chúng tôi đang đối mặt,” Thanawan Kainok nói, trong một buổi thảo luận nhóm về ‘Quá khứ và Tương lai của Potash ở Isan’ trong huyện Wanon Niwat, tỉnh Sakon Nakhon ở đông bắc Thái Lan.

Trong năm 2015, Tổ hợp Potash Mingda của Trung Hoa, một công ty Trung Hoa đăng ký ở Thái Lan, nhận được giấy phép để khảo sát vùng nông thôn nầy cho những vị trí tiềm tàng để khai mỏ potash – là muối thiên nhiên rất giàu chất potassium và sodium.  Tính đến nay, mặc dù công ty đã khai thác một vài nơi, họ chưa bắt đầu khai thác thương mại vì sự chống đối mạnh mẽ từ các cộng đồng địa phương ở trong vùng.

Nhà hoạt động Thanawan Kainot nói chuyện với các thành viên của cộng đồng trong huyện Wanon Niwat về ảnh hưởng của việc khai mỏ potash đối với làng của cô, cách Dan Khun Thot 300 km. [Ảnh: Luke Duggleby]

 

Thanawan đi trên 300 km để tham gia thảo luận, được tổ chức trong tháng 4 năm 2023, từ cộng đồng của cô trong huyện Dan Khun Thot, tỉnh Nakhon Ratchasima.  Dan Khun Thot là một nơi duy nhất có mỏ potash đang hoạt động ở Thái Lan, và đã bị mặn hóa đất và nước tràn lan, được cho là do các hoạt động khai mỏ.

Dân làng ở Wanon Niwat lo ngại rằng mỏ potash mới có thể ô nhiễm thủy đạo mà hàng chục ngàn người dựa vào để dùng cho nông nghiệp và gia dụng với hóa chất nguy hại và muối.  Trong năm 2015, họ thành lập Nhóm Bảo tồn Wanon Niwat, để chống lại việc khai mỏ potash bằng biểu tình, khiếu nại, và hành động trực tiếp, chẳng hạn như ngăn chận công ty đến vùng khảo sát.  Kết quả là, công ty nộp một vài đơn kiện chống lại các thành viên của cộng đồng trong năm 2018, cáo buộc họ phỉ báng và đòi bồi thường.

Wanon Niwat là một trong 3 địa điểm ở đông bắc Thái Lan nơi các công ty có ý định khai mỏ potash, nhưng chưa bắt đầu hoạt động thương mại.


Trong số 4 công ty có ý định khai mỏ potash ở đông bắc Thái Lan, chỉ có 1 công ty đã bắt đầu hoạt động thương mại.  ASEAN Potash trong tỉnh Chaiyaphum và Asia Pacific Potash ở Udon Thani có chuyển nhượng để khai mỏ.  China Mingda đang tái xin giấy phép thăm dò, sẽ hết hạn trong năm 2020. [Ảnh: The Third Pole]

 

Mặc dù potash phần lớn được khai mỏ cho potassium, được dùng để làm phân bón, sodium mà nó chứa có thể sớm trở nên hấp dẫn không kém.  Các nhà nghiên cứu ở Đại học Khon Kaen ở Thái Lan vừa phát triển thành công bình điện có thể nạp điện bằng cách dùng sodium, thay vì lithium.  Kỹ thuật mới nầy, cũng đang được phát triển ở nơi khác trên thế giới, có vẻ có ảnh hưởng lớn đối với kỹ nghệ xe điện (EV).  Sodium rẻ hơn và có nhiều hơn lithium, và việc sử dụng nó trong bình điện có thể giúp cho EVs dễ mua hơn và khuyến khich chấp nhận chúng rộng rãi hơn.  Chánh phủ Thái thiết tha cho điều nầy xảy ra, nhưng những người chống khai mỏ lo ngại rằng nó có thể châm ngòi cho việc khai mỏ potash bùng nổ.

Áp lực gia tăng để khai thác dự trữ giàu có của Isan

Đông bắc Thái Lan, một vùng được gọi là Isan, có một lịch sử lâu đời của việc làm muối.  Potash được khám phá lần đầu tiên trong thập niên 1970s.  Mặc dù kích thước của dự trữ của Thái Lan không rõ, chánh phủ nói chúng lớn thứ 4th trên thế giới.  Canada có dự trữ lớn nhất thế giới, với 1.100 triệu tấn, theo sau là Belarus và Nga với 750 triệu và 400 triệu tấn, theo thứ tự.  Có quan tâm trong việc khai mỏ potash ở Thái Lan từ thập niên 1980s, nhưng có rất ít tiến bộ được thực hiện cho đến vài năm qua, phần lớn vì thiếu tài chánh và hạn chế luật pháp, cũng như chống đối ở địa phương.

Thúc đẩy gần đây trong việc khai mỏ potash được nối chặt chẽ với những thay đổi trong thị trường phân bón toàn cầu.  Thái Lan đang dựa nặng nề vào nhập cảng, mang vào trên 736.000 tấn potassium chloride trong năm 2022 theo dữ kiện quan thuế Thái Lan.  Nhưng những xáo trộn mậu dịch của hàng hóa do cấm vận được đặt ra để đáp ứng với việc xâm chiếm Ukraine của Nga và việc đàn áp chống đối hòa bình ở Belarus gây nên tăng giá potash đáng kể trong năm 2022.

“Chánh phủ [Thái] đã nói rằng các dự án [khai mỏ] sẽ làm giảm nhập cảng potash và vì thế giảm giá phân bón ở Thái Lan, Santiparp Siriwatthanaphaiboon, một giảng viên ở Đại học Udon Thani Rajabhat, nói.  Santipart nói quốc gia có tiềm năng để sản xuất ước tính khoảng 3 triệu tấn potash mỗi năm.  Con số nầy vuột quá nhu cầu hiện nay ở Thái Lan, còn lại một số có thể, ông nói, được bán cho Trung Hoa.


Potash phần lớn được khai mỏ cho potassium, được dùng để sản xuất phân bón.  Việc tăng giá gần đây của potash làm tăng áp lực từ chánh phủ Thái và các công ty tư nhân để mở thêm mỏ mới trong vùng đông bắc của quốc gia. [Ảnh: Luke Duggleby]

 

Măc dù có dự trữ potash của mình, Trung Hoa, với sản lượng nông nghiệp lớn lao, là quốc gia nhập cảng potash lớn thứ 3rd trên thế giới, mang vào trên 7,5 triệu tấn potassium chloride mỗi năm, phần lớn từ Nga, Canada và Belarus.  Trung Hoa từ lâu đã nhắm đến dự trữ của Thái Lan như nguồn thay thế tiềm tàng gần nhà hơn.  Trong năm 1979, 2 chánh phủ ký một MOU về đầu tư của Trung Hoa trong việc khai mỏ potash ở Thái Lan.  Một vài năm sau, trong năm 2004, Tổ hợp Potash Mingda Trung Hoa xin giấy phép để thăm dò [potash ở Wanon Niwat.

Mãi cho đến sau cuộc đảo chánh quân sự ở Thái Lan trong năm 2014 giấy phép thăm dò nầy mới được chấp thuận, tuy nhiên, thiết tha với việc sử dụng kinh tế hơn tài nguyên thiên niên của quốc gia, chánh phủ quân sự mới cũng chuyển nhượng khai mỏ ở 3 địa điểm trong các tỉnh đông bắc Chaiyaphum, Udon Thani và Nakhon Ratchasima.  Tính đến nay, việc khai mỏ chỉ bắt đầu ở 1 trong 3 địa điểm nầy – dự án huyện Dan Khun Thot trong Nakhon Ratchasima, được điều hành bởi Công ty Kali Thái.

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP