Sunday, November 5, 2023

NHỮNG RỦI RO KHÔNG THẤY CỦA THỦY ĐIỆN ĐỐI VỚI CƠ CẤU KINH TẾ CỦA MEKONG

(The unseen risks of hydropower on the Mekong’s economic fabric)

Lan Mercado and Alexis Morgan – Bình Yên Đông lược dịch

Vietnam Investment Review – October 31, 2023


Sự chú trọng ngắn hạn nầy bỏ qua những ảnh hưởng tiêu cực của thủy điện đối với kinh tế lâu dài rộng lớn hơn của khu vực, nhất là rủi ro gia tăng mà thủy điện đang tạo ra trong Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) – trung tâm khu vực của kinh tế chế biến.

Việc đánh đổi thường được tranh luận giữa giá trị của điện và ảnh hưởng đối với cuộc sống của người dân chỉ cào ở trên mặt: đến lúc để xem xét kỹ lưỡng những hệ quả kinh tế, xã hội và môi trường rộng lớn hơn, nhất là đối với các thành phần kinh tế chẳng hạn như quần áo, cát, diện tử, thủy sản, nuôi cá, và lúa.

Không những chúng là những thành phần lớn và gia tăng của kinh tế, chúng còn tùy thuộc nặng nề vào sông Mekong lành mạnh, một tình trạng đang bị đe dọa bởi việc phát triển thủy điện đang diễn ra.

Trong nhiều cách, đây là một phương trình kinh tế đơn giản.  Những người ủng hộ thủy điện nhấn mạnh đến những lợi ích của chúng trong khi bỏ qua những ảnh hưởng tiềm tàng đối với xuất cảng và sản xuất lương thực.  Để đặt vấn đề nầy vào bối cảnh, đầu tư 6 tỉ USD vào thủy điện trong khu vực, trong khi lu mờ đáng kể khi so sánh với 260 triệu USD nối liền với xuất cảng vải sợi và điện tử ở Việt Nam, Cambodia và Lào.

Hơn nữa, trong khi đầu tư thủy điện không thay đổi hay thu nhỏ lại, thành phần chế biến tiếp tục tăng trưởng đáng kể trong khu vực.  Do đó, rất quan trọng để nghi ngờ liệu việc đánh đổi chúng ta chấp nhận cho thành phần thủy điện tương đối nhỏ có đáng làm nguy hại các kỹ nghệ lớn hơn nhiều và những nguồn cung cấp cần thiết.  Chúng ta đang tạo rủi ro của sự gia tăng năng lượng tối thiểu làm tập tễnh các kỹ nghệ dựa vào nước ở hạ lưu.  Chúng ta cần một đường lối cân bằng hơn.

Mặc dù một số dạng của thủy điện có thể mang lợi đến cho người dân và thiên nhiên khi nó được dự trù có hệ thống trong một chiến lược năng lượng khả chấp rộng lớn hơn, tối đa hóa thủy điện đại qui mô đe dọa tăng trưởng kinh tế trong tương lai trong các thành phần then chốt ở hạ lưu.

Phát triển thủy điện trong Hạ lưu Mekong đe dọa các hệ thống sinh thái thủy học và xã hội kinh tế qua những biến đổi của chế độ dòng chảy tự nhiên, làm xáo trộn chu kỳ sinh sản của cá, cô lập các đồng lụt, giảm vận chuyển phù sa, và việc sản xuất điện không chắc chắn trong những năm khô ngoại lệ,  Nó cũng khuếch đại rủi ro của lũ lụt và hạn hán, và làm xáo trộn việc tiếp xúc với nước và các chuỗi cung cấp.

Những ảnh hưởng nầy tạo ra ảnh hưởng dợn sóng trên khắp xã hội.  Thí dụ, việc mất mát cá và sụt giảm trong năng suất của việc canh tác dựa vào lũ lụt đẩy giá lượng thực và lạm phát, và rồi đến lương bổng – một chướng ngại đáng kể khi thu hút thành phần chế biến đến các quốc gia Mekong.

Tương tự, phù sa giảm làm giảm độ phì nhiêu của đất và có thể làm tăng ngập lụt ven biển, trong khi việc xả nước từ đập tạo tính không chắc chắn cho nông dân và cũng có thể làm tồi tệ thêm ngập lụt ven sông, có thể làm gián đoạn những chuỗi cung cấp và tàn phá kỹ nghệ - chánh phủ Thái ước tính mất mát kinh tế do ngập lụt ở Bangkok trong năm 2021 là 42,2 tỉ USD.

Nếu các công ty thấy rằng những khu vực nầy có rủi ro gián đoạn cao hay chi phí gia tăng, họ sẽ chuyển đi nơi khác.  Điều nầy có nghĩa là có mất mát tiềm tàng trong công ăn việc làm, thuế, và những lợi ích khác từ những thành phần tăng trưởng then chốt chẳng hạn như quần áo và điện tử, cũng như những vùng quan trọng của khu vực để sản xuất lương thực.  Rủi ro phát sinh từ thủy điện mới xuất hiện nầy sẽ là một cảnh báo rõ ràng cho tất cả các quốc gia trong lưu vực Mekong.

Một phúc trình gần đây của WWF có tựa đề Risk or Reward: Hydropower Impacts on Supply Chains in the Lower Mekong Basin (Rủi ro hay Tưởng thưởng: Ảnh hưởng của Thủy điện đối với Chuỗi Cung cấp trong Hạ Lưu vực Mekong) cứu xét có hệ thống 5 loại rủi ro – vật chất, thị trường, tài chánh, quy định, và tiếng tăm – cho 5 chuỗi cung cấp khu vực then chốt là sản xuất năng lượng, thủy sản và nuôi cá, sản xuất lúa, cát và xây cất, vải sợi, và điện tử, tiếp xúc với tính dễ tổn thương đáng kể.

Một số rủi ro cho thủy sản và an ninh lương thực trong Hạ lưu Mekong đã được công nhận rộng rãi bởi các chánh phủ duyên hà, tuy nhiên, phạm vi đầy đủ của những đe dọa nầy vẫn còn được ước tính thấp.  Thủy sản và nuôi cá trong khu vực đối mặt với rủi ro vật chất, tài chánh và thị trường lớn lao, có khả năng làm mất 21 tỉ USD.

Các thành phần khác, chẳng hạn như điện tử và vải sợi, nhận chú ý giới hạn mặc dù chúng cũng dễ bị tổn thương do việc điều hành các nhà máy thủy điện, gây ra những thách thức dây chuyền tài chánh, quy định và tiếng tăm cho những hãng xưỡng trong những vùng tiếp xúc cao như ĐBSCL.

Những rủi ro cao nhất liên quan đến việc phát triển thủy điện đặc biệt cấp tính đối với các quốc gia Hạ Lưu vực Mekong – Cambodia và Việt Nam – nơi những đe dọa liên kết đối với các hệ sinh thái, an ninh lương thực, và các kỹ nghệ rõ nhất.  Tuy nhiên, những hậu quả nầy nới rộng xa hơn nhiều, vang dội trên khắp các chuỗi cung cấp toàn cầu và ảnh hưởng đến các quốc gia tùy thuộc vào khu vực Mekong ổn định và sản xuất.

Những tiến bộ gần đây nhấn mạnh đến tiềm năng hoàn thành các mục tiêu khí hậu và năng lượng toàn cầu mà không gây nguy hại cho kỹ nghệ, hệ sinh thái, và đa dạng sinh học bằng cách làm tổn thương những sông chảy tự do còn lại của chúng ta.  Điều nầy đánh dấu một thời điểm then chốt nơi việc áp dụng khôn ngoan các tái tạo đúng trong vị trí đúng có thể tái định nghĩa tính khả chấp của khung cảnh năng lượng của chúng ta.

Đã đến lúc để những nhà làm chánh sách và doanh thương công nhận những hệ quả rộng lớn hơn và kết hợp những cứu xét nầy vào các đánh giá rủi ro của họ.  Một sự hiểu biết rủi ro tổng thể tạo ra cho những chuỗi cung cấp quan trọng rất cần cho việc lấy quyết định được thông tin rằng ưu tiên hóa sức khỏe lâu dài của hệ sinh thái, phúc lợi của cộng đồng, và ổn định của kỹ nghệ quan trọng toàn cầu.

Chúng ta cần các giải pháp để giảm nhẹ những rủi ro do thủy điện gây ra cho kinh tế rộng lớn hơn và đáp ứng sự cần thiết năng lượng bằng cách nới rộng các nỗ lực để phát triển năng lượng mặt trời và gió.

Đối với các chánh phủ dựa vào việc nhập cảng sống còn từ khu vực Mekong, hiểu được những rủi ro tiềm tàng được nhấn mạnh trong đàm luận nầy không chỉ là một chọn lựa mà còn là một bắt buộc chiến lược.  Những rũi ro không thấy của thủy điện cũng đòi hỏi sự can thiệp tiên liệu tử kỹ nghệ, thúc giục họ hành động ngoài việc công nhận tham gia tích cực.

Trên hành trình đi đến phát triển khả chấp, thành phần tư nhân thường bị xoi mói vì liên quan tiêu cực với hệ sinh thái của sông.  Tuy nhiên, cốt chuyện có thể thay đổi.  Các công ty – những hiệu toàn cầu hay những chuỗi cung cấp địa phương – càng ngày càng gia tăng việc chuyển từ nhận thức như những người bóc lột đến người bảo vệ nguồn nước.

Với một quyền lợi được ban cho trong chuỗi cung cấp có tính chịu đựng có thể chịu được những ảnh hưởng con người-khí hậu như lũ lụt và hạn hán, các công ty đang cung cấp các giải pháp không chỉ cho việc điều hành và các chuỗi cung cấp, mà còn phục hồi các hệ sinh thái sông mà họ dựa vào.

Những rủi ro được quản lý kém của việc can thiệp tiên liệu của nhu cầu thủy điện từ những kỹ nghệ đó bị ảnh hưởng tiêu cực, tạo nên một cấp bách cho họ để đi ra ngoài việc công nhận đơn giản những vấn đề.  Họ đánh cược quá nhiều bằng cách bỏ qua trách nhiệm nầy.

 

Các liên doanh giữa các diễn viên công, tư và xã hội dân sự có thể giúp bảo đảm các giải pháp đáp ứng tất cả những cái cần thiết của tất cả các bên.  Chùng ta phải có hành động chung trước khi chúng ta bị dồn với những thách thức kinh tế, xã hội và môi trường dài hạn của việc phát triển thủy điện được nhận thức kém.

No comments:

Post a Comment