(A thorny dilemma: Acacia plantations in Vietnam may not be all that green)
Võ Kiều Bảo Uyên _ Bình Yên Đông lược dịch
Mekong Eye – 19 November 2023
Trong tỉnh Quảng Nam ở
miền trung Việt Nam, một đồn điền được dọn dẹp để sẵn sàng trồng cây keo. [Ảnh:
Thanh Nguyen]
Việc ôm lấy những đồn điền keo
(acacia) của quốc gia đã đưa một số gia đình nhỏ thoát ra khỏi nghèo khó. Nhưng nó đến với cái giá của môi trường hay
mất mát đời sống
QUẢNG NAM, VIỆT NAM – Cây keo lớn nhanh và có
giá trị kinh tế đã lan tràn khắp miền trung Việt Nam để đáp ứng với lời kêu gọi
toàn cầu dùng thỏi mạt cưa (wood pellets) để thay thế cho năng lượng từ than
đá. Nhưng nó làm mất đa dạng sinh học
và, trong một số trường hợp, chết chóc đi liền theo nó.
Hồ Thị Hồng, một phụ nữ người Mnong ở huyện Bắc Trà My, tỉnh
Quảng Nam, mất 8 thành viên của gia đình trong vụ đất chuồi chết người trong
mùa mưa 2020.
“Chiều hôm đó, một tiếng nổ lớn báo hiệu đất chuồi. Nó theo sau bởi bùn, cây cối, đá và nước tràn
xuống làng tôi. Suối biến thành một dòng
nước hung tợn, cuốn trôi chồng tôi và tôi khi chúng tôi ở ngoài đồng gần rừng,”
bà nhớ lại.
[Nguồn: Mapbox]
“Chúng tôi may mắn sống sót và mắc kẹt trong rừng 1 đêm. Khi chúng tôi trở lại làng ngày hôm sau, tôi
không còn thấy các con và cháu của tôi.
Nhà của chúng tôi cũng không còn ở đó.”
“Làng của bà bị chôn vùi dưới bùn chuồi xuống từ ngọn núi gần
đó – một phần được bao phủ bởi cây keo.
Chánh quyền địa phương thừa nhận rằng tai họa một phần phát
xuất từ việc bành trướng thiếu kiểm soát của các đồn điền cây keo, thúc đẩy
kinh tế của miền trung Việt Nam, nhưng cũng được liên kết với sạt lở và mất đa
dạng sinh học.
Mặc dù có mất mát sinh mạng trong vụ đất chuồi, việc canh tác
cây keo tái tục ở trên núi sau 3 năm, tiếp giáp với mồ của những người thân của
Hồng.
Hồ Thị Hồng, một phụ nữ dân tộc Hnong ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam ở miền trung Việt Nam, đứng trước ngọn núi nơi cây keo được trồng. Bà đã mất thảm thương 8 thành viên của gia đình trong vụ đất chuồi năm 2020, một tai họa được cho là có liên quan đến sự hiện diện rộng rãi của các đồn điền keo ở trên núi, góp phần vào vấn đề sạt lở trong vùng.
[Ảnh: Thanh
Nguyen]
XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP
Hồng chưa bao giờ thấy cây keo trước khi những cây mọc nhanh
nhô lên chung quanh làng của bà trên 30 năm trước. Các tỉnh ở miền trung Việt Nam – chẳng hạn
như Quảng Nam, Quảng Ngải, và Bình Định – ngày nay là trung tâm của những đồn
điền keo.
Đây là kết quả của các chánh sách cấp cao bắt đầu 3 thập niên
trước, khi chánh phủ Việt Nam thực hiện các dự án trồng rừng đại qui mô. Đáng chú ý nhất là “Chương trình Làm xanh các
Đồi trọc” có trị giá 68 triệu USD, kéo dài từ 1992 đến 1997 và chương trình
trồng rừng trị giá 1,5 tỉ USD nhằm mục đích thêm 5 triệu hectares rừng từ năm
1980 đến 2010.
Các chương trình có ý định phục hồi rừng đã bị hủy hoại
nghiêm trọng bởi bom và chất độc Da cam do quân đội Hoa Kỳ thả xuống trong
Chiến tranh Việt Nam, cũng như bởi lấn chiếm và đốn gỗ trong thời hậu chiến.
Tuy nhiên, những chương trình bị chỉ trích vì sự chú trọng
đến việc thành lập các đồn điền mới thay vì hỗ trợ cho việc tái sinh rừng tự
nhiên. Chánh phủ dành đất, được biết như
những vùng sản xuất rừng, cho những nông dân nhỏ để đơn canh những giống cây
lạ.
Một vài loại keo Australia được giới thiệu ở miền nam Việt
Nam trong thập niên 1960s để thử lâm nghiệp và đồn điền và rồi trở thành những
loại cây phổ biến nhất được dùng ở các đồn điền rừng trên cả nước. Việt Nam được bao phủ bởi một diện tích đồn
điền trồng keo lớn nhất trên thế giới chiếm 65-85% của 4,4 triệu hectares đồn
điền của Việt Nam.
Keo đã lan tràn thêm khi chánh phủ xếp loại nó như một hoa
màu chiến lược cho những nỗ lực giảm nghèo của quốc gia trong thập niên
2000s. Kề hoạch được bảo trợ bởi một vài
quốc gia và tổ chức quốc tế, gồm có Tổ chức Lương Nông (FAO) và chánh phủ
Australia.
“Chúng [các cây keo] không còn nghi ngờ là động cơ cho cuộc
sống ở địa phương nhưng những đồn điền keo đã thay thế những độ bao phủ đất
khác nhau, gồm có những cánh đồng hoa màu không có lợi, buội rậm và rừng tự
nhiên,” Nguyễn Hải Vân, một thành viên nghiên cứu về rừng và các chánh sách bảo
tồn thiên thiên ở Viện Thiên nhiên Wyss của Đại học Bern, Switzerland, nói.
Những cây
đáng yêu
Sự điên cuồng cây keo ở miền trung Việt Nam đã được thúc đẩy
bởi giá cả gia tăng theo sau nhu cầu gỗ của nó cao chưa từng thấy.
Những cây nầy ban đầu được dùng để làm giấy và chế biến đồ gỗ
khi chúng được trồng đầu tiên, nhưng trong thập niên vừa qua đã thấy một chuyển
biến trong các đồn điền được dùng cho những thỏi mạt cưa.
Những thỏi mạt cưa nầy phần lớn được dùng cho các nhà máy
điện sinh khối, cho phép kỹ nghệ có liên quan tuyên bố rằng toàn thể tiến trình
là “tái tạo” – sự phóng thích tương đối thấp hơn các nhà máy dùng nhiên liệu
hóa thạch, mặc dù điều nầy được dựa trên một số giả thiết có thể không luôn
luôn được áp dụng.
Cả Nhật Bản và Nam Triều Tiên là những nhà nhập cảng quan
trọng của thỏi mạt cưa Việt Nam vì cả 2 quốc gia đang xem sinh khối như những
con đường đến phóng thích carbon “0 ròng”.
“Keo rất dễ trồng, có chu kỳ tăng trưởng ngắn, và đòi hỏi ít
vốn. Nó tuyệt đối thích hợp với những
gia đình nghèo,” Nguyễn Sự, một chuyên viên phục hồi rừng của Công ty Trồng
rừng và Phục hồi rừng Xã hội – một công ty bất vụ lợi gây quỹ cho các dự án
trồng rừng và phục hồi rừng sử dụng các loại cây bản xứ, nói.
Theo các chuyên viên, lợi nhuận từ việc trồng keo gấp hàng
trăm lần cao hơn các loại cây nông nghiệp.
Nó đã giúp nhiều gia đình cải thiện cuộc sống trong khi cũng hỗ trợ cho
kinh tế nông thôn khu vực và gia tăng thu nhập xuất cảng của quốc gia.
Keo cũng được ca ngợi bởi các nhà đầu tư và chánh quyền địa
phương vì những lợi ích kinh tế của nó.
Các nhà đầu tư thường chọn cây keo lớn nhanh, thay vì các
loại bản xứ, khi phát động các dự án trồng rừng để bù cho những hoạt động của
họ liên quan đến việc phá rừng – gồm có xây các nhà máy thủy điện và việc phát
triển hạ tầng cơ sở khác.
Nhiều dự án trồng rửng đã thất bại khi trồng những cây bản xứ
lâu năm vì việc chuẩn bị đất không thích hợp và thiếu chăm sóc trong thời gian
sau dự án. “Cây keo chịu được điều kiện
đất và khí hậu tai hại, và chỉ mất 4 đến 5 năm là có thể thu hoạch,” Sự nói.
Tuy nhiên, năng suất nầy đến bằng cái giá đáng kể nhưng không
thể đo được bằng USD và đồng VN. Để
trồng cây keo, các nông dân nhỏ phải phá rừng tự nhiên để lấy đất canh tác và
tăng cường việc phá rừng ở qui mô lớn lao.
“Trong quá khứ, thì được vì chúng tôi quá nghèo nên chúng tôi
phải phá rừng để có thêm đất [để làm đồn điền,]” một nông dân trồng keo nhớ
lại, Hai, thêm rằng ông được phép để canh tác trên miếng đất 2 hectares trong
vùng rừng sản xuất trong tỉnh Bình Định.
Một nông dân xem xét những
cây keo còn nhỏ trong các vườn ươm cây đã nẩy nở ở miền trung Việt Nam vì sự
bùng nổ canh tác keo gần đây. [Ảnh: Võ Kiều Bảo Uyên]
“Nếu chúng tôi chỉ dựa vào đất được dành cho bời nhà nước,
làm thế nào gia đình chúng tôi với 3 dứa trẻ sống được? Nhiều gia đình ở đây không đi đến những khu
đất nầy.”
Ngày nay, nhiều đồn điền keo là kết quả của việc xâm chiếm
bất hợp pháp rừng tự nhiên, và như thế, không được nhà nước cấp quyền sử dụng
đất. Đó là lý do chỉ có một số diện tích
cây keo nhỏ có giấy chứng nhận của Hội đồng Quản lý Rừng (FSC).
FSC chứng nhận nguồn vật liệu khả chấp từ rừng được quản lý
bởi những tiêu chuẩn môi trường, xã hội, và kinh tế chặt chẽ. Có giấy chủ quyền sử dụng đất là điều kiện
tiên quyết để các đồn điền keo xin giấy chứng nhận của FSC.
Trong một nỗ lực để gia tăng số diện tích rừng có được giấy
chứng nhận lâm nghiệp quốc tế, Kế hoạch Chứng nhận Rừng Việt Nam (VFCS), được
thành lập bởi Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam trong năm 2018, đã cộng tác với
Chương trình Chuẩn thuận Chứng nhận Rừng (PEFC).
Việc chuẩn thuận của VFCS và PEFC đã làm dễ dàng việc tuân
thủ với các tiêu chuẩn quốc tế, giúp cho các sản phẩm gỗ của Việt Nam mang
chứng nhận chung VFCS/PEFC để tiếp cận với nhiều thị trường khác nhau, kể cả
EU.
Đáng chú ý, không giống như FSC, kế hoạch nầy không định rõ
quyền sử dụng rừng nơi phản phẩm xuất xứ.
FSC và PEFC đều bị chỉ trích nặng nề trong những năm gần đây
vì tiêu chuẩn không chặt chẽ và bị cáo buộc “nhuộm xanh” gỗ trong các quốc gia
khác.
Những mảng trống của những
đồn điền keo thường thấy trong vùng núi của huyện Nam Trà My trong tỉnh Quảng
Nam ở miền trung Việt Nam, nơi đất chuồi xảy ra thường xuyên, nhất là trong mùa
mưa. [Ảnh: Thanh Nguyen]
“Nghiên cứu của chúng tôi ở một số cộng đồng ở miền trung
Việt Nam cho thấy trên ½ đất trồng keo trong những vùng nầy, mặc dù được sử
dụng trên 1 thập niên, nhưng vẫn chưa được chứng nhận vì lịch sử phức tạp của
việc thay đổi cách sử dụng đất liên quan đến rừng,” Nguyễn Hải Vân nói.
“Vì thế nó vẫn là một chướng ngại lớn nhất cho tính hợp lệ
của những người trồng keo nhỏ, cùng với các yếu tố tài chánh và các yếu tố
khác, để tham gia vào bất cứ kế hoạch chứng nhận rừng khả chấp nào.”
Bà phỏng đoán rằng chánh quyền địa phương đã mắc phải thế
tiến thoái lưỡng nan. Một mặt, họ không
thể cấp giấy chứng nhận cho những vùng nầy là vùng nằm trong “vùng xám” ngoài
quy hoạch sử dụng đất của chánh phủ vì nó có thể đưa đến tiền lệ chiếm đất tiểu
qui mô hay xâm lấn thêm rừng.
Nhưng cũng không thể bắt buộc dân làng địa phương phải bỏ keo
và phục hồi đất rừng dù cho họ đã sử dụng để làm đồn điền bao lâu. Tuy nhiên, vẫn không có những giải pháp chắc
chắn cho vấn đề, vì một số chánh quyền địa phương chấp nhận ngấm ngầm việc dàn
xếp quyền chiếm hữu đất hiện tại: “không có chủ quyền nhưng không phải không
chánh thức.”
Những nguy
hiểm của cây keo
Theo Viện Lâm nghiệp Việt Nam, việc canh tác cây keo rộng rãi
gây ra những hậu quả sinh thái và môi trường khác nhau.
Những cây lạ thì không thân thiện với các loại cây bản xứ vì
chúng cạnh tranh với cây cối bản xứ ở gần.
Chúng có hệ thống rể cạn cho phép chúng cướp độ ẩm của các cây khác
trong khi làm suy thoái đất ở dưới sâu, gia tăng rủi ro đất chuồi, nhất là khi
chúng được trồng trên những dốc.
Đây chính là cái xảy ra cho Hồ Thị Hồng, người phụ nữ Mnong
đã mất gia đình và nhà của bà như được nói ở trên. Các tai họa cũng được báo cáo ở các tỉnh khác
ở miền trung Việt Nam trong năm 2020.
Từ 2010 đến 2023, những
vùng rừng trong vùng núi Bắc Trà My trong tỉnh Quảng Nam ở miến trung Việt Nam
đã trải qua một biến đổi đáng kể, phần lớn được thay thế bởi những đồn điền keo
rộng lớn. [Ảnh: Kuek Ser Kuang Keng]
“Rừng keo không thể thay thế rừng tự nhiên, nhất là những
vùng dễ gặp thiên tai và ảnh hưởng của thay đổi khí hậu như miền Trung,” Sự,
một chuyên viên phục hồi rừng, nói.
Ông chỉ ra phương pháp để canh tác và thu hoạch keo sẽ tăng
tốc cháy rừng và cuối cùng là phóng thích carbon, vì nông dân thường đốt cây
cối để dọn đất và cung cấp chất dinh dưỡng cho chu kỳ của mùa sau. Lối thực hành nầy cũng làm cho đất bị lộ ra
sau khi thu hoạch.
Bao phủ đất với cây cối thường ngăn ngừa sạt lở trong mùa mưa
khi các cây keo còn rất nhỏ. Hậu quả là,
chỉ sau 3 đến 4 chu kỳ trồng trọt mà không có luân phiên, đất trở nên suy thoái
chất dinh dưỡng hoàn toàn.
Vân, một học giả nghiên cứu về rừng, nói thêm rằng sự suy
thoái của đất có khuynh hướng được kết hợp bởi địa thế dốc thường được dùng để
trồng cây keo. Điều nầy được kết hợp bởi
những hệ thống bão tố và gió mùa mạnh xảy ra từ tháng 9 đến tháng 12, gây ra
mưa lớn ở miền trung Việt Nam.
Hơn nữa, so sánh với rừng tự nhiên, được biết với đa dạng
chủng loại cao và đặc hữu (chúng chỉ sống trong một địa điểm nhất định), một
đồn điền đơn canh cây keo chứa ít thực và động vật quý hiếm bản xứ và có một
giá trị rất nhỏ để bảo tồn.
Những đồn điền đơn canh keo được các chuyên viên cho là nghèo
để chứa carbon dioxide. Chỉ có rừng tự
nhiên, với nhiều loại cây đa dạng, có thể làm tốt công việc nầy.
Đồn điền nằm trong tỉnh
Quảng Nam ở miền trung Việt Nam, được đốt để dọn đất cho việc trồng keo. [Ảnh:
Thanh Nguyen]
Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng trên toàn cầu độ bao phủ
đất 70% có hiệu quả hơn các đồn điền trong việc dự trữ carbon, có nghĩa là phục
hồi chúng là cách cần thiết để làm chậm sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.
Có lẽ mỉa mai trong việc phá rừng tự nhiên cho mục đích trông
cây đơn canh, rồi được đốn đi và được trồng lại để đáp ứng với nhu cầu của thỏi
mạt cưa quốc tế. Một nhu cầu được coi
như tiền đề để giảm phóng thích carbon trong thành phần năng lượng.
Đe dọa giữa hy
vọng trong tương lai
Những ngọn đồi trồng keo không lay chuyển mặc dù ảnh hưởng
môi trường nghiêm trọng của nó.
Vì không có vẻ là chiến tranh Nga-Ukraine sẽ chấm dứt trong
tầm mắt, việc cấm vận toàn cầu chống lại kỹ nghệ dầu khí của Nga đã thúc đẩy
nhu cầu của thỏi mạt cưa và gỗ vụn được dùng để sản xuất nhiên liệu và
điện. Nỗ lực toàn cầu để tăng tốc việc
chuyển đổi năng lượng xanh có lẽ cũng thúc đẩy nhiều quan tâm về thỏi mạt cưa
được dùng để sản xuất điện sinh khối.
Cả 2 sức mạnh nầy đang khiến cho EU phải chi hàng tỉ USD hàng
năm để trợ cấp cho năng lượng đốt gỗ sinh khối.
Nhật Bản, mặt khác, là quốc gia mua thỏi mạt cưa của Việt Nam
nhiều nhất như một phần của chánh sách sử dụng sinh khối để thực hiện một tương
lai phóng thích thấp.
Nhiều công ty của họ trong thành phần duy trì những hợp đồng
dài hạn với các nhà sản xuất Việt Nam để đáp ứng với nhu cầu gia tăng của thỏi
mạt cưa, được ước tính vào khoảng 3 lần cao hơn vào năm 2030. Tuy thế, sự toàn vẹn của năng lượng gỗ chưa
bao giờ được công nhận đầy đủ.
Các nhà khoa học khí hậu cung cấp bằng chứng rằng việc đốt gỗ
phóng thích carbon dioxide nhiều hơn khoảng 18% cho mỗi kWh năng lượng được sản
xuất so với đốt than. Nhiều nghiên cứu
cũng cho thấy một cách kiên định rằng thu hoạch cây chưa trưởng thành cho năng
lượng sinh học làm tăng mức phóng thích khí nhà kiếng rồi có thể mất nhiều thập
niên hay thế kỷ để bù lại.
Nguyễn Hải Vân đã nhấn mạnh các thỏi mạt cưa như là phương
tiện để biến chất thải và mảnh vụn thành năng lượng xanh.
Tuy nhiên, bà nêu lo ngại rằng trong khi người dân thường mua
thỏi mạt cưa với cảm tưởng lựa chọn khả chấp, nó thật sự đóng góp vào hiện
tượng được biết như rò rỉ chuyển tiếp. Điều
nầy xảy ra khi những nỗ lực tiến đến việc chuyển tiếp sang xanh của một quốc
gia hay thành phần gây nên chi phí được chuyển giao cho các quốc gia hay thành
phần khác.
“Cần có thêm bằng chứng về việc rò rỉ xuyên thành phần liên
quan đến những giải pháp thay đổi khí hậu.
Nó sẽ có tác dụng như điểm khởi đầu quan trọng cho việc thảo luận về mất
mát và thiệt hại cùng với việc cai quản carbon – 2 chủ đề được dự đoán nhiều
nhất cho thảo luận ở COP28 của UNFCCC sắp xảy ra,” bà nhấn mạnh.
Trong mùa thu hoạch trong
thỉnh Quảng Nam ở miền trung Việt Nam, gỗ keo được chất đống
ở nơi đã đốn. Gỗ nầy sau đó được đưa đến
một trại cưa nơi chúng sẽ qua một tiến trình xay thành những miếng vụn. [Ảnh:
Thanh Nguyen]
Những cuộc điều tra của các NGOs môi trường trong EU cho thấy
việc sản xuất thỏi mạt cưa có thể gây ra việc phá rừng tăng trưởng cũ tự nhiên,
với bằng chứng của hàng ngàn cây được chất đống ở các trại cưa.
Ở Nam Triều Tiên hồi đầu năm ngoái, một phúc trình của SFOC
và các tổ chức bất vụ lợi ở Nam Triều Tiên xác nhận rủi ro phá rừng cao trong
việc xuất cảng chuỗi cung cấp sinh khối gỗ từ Việt Nam và Indonesia đến quốc
gia Đông Á.
“Điều nầy làm nổi bật một khía cạnh của bất công khí
hậu. Trong khi người Triều Tiên được lợi
từ điện cung cấp bởi các nhà máy điện ảnh hưởng đến môi trường, Việt Nam mang
gánh nặng phá rừng và đốn cây liên quan đến các hoạt động sản xuất điện ở Triều
Tiên,” Hansae Son, viên chức của Chương trình Năng lượng Sinh học và Sử dụng
Đất của SFOC, nói.
“Trước hết, sinh khối không nên được xem là tái tạo. Cung cấp trợ cấp thái quá cho sinh khối không
phải là thứ mà chánh phủ Nam Triều Tiên nên làm với tiền của người thụ thuế,”
ông nói thêm.
Vào tháng 4, 90 NGOs môi trường ở Nhật Bản và ngoại quốc kêu
gọi quốc gia có nhũng biện pháp chống lại các nhà máy cùng đốt sinh khối, mà
các nhà hoạt động nói là khuyến khích phá rừng trong các quốc gia xuất cảng
thỏi mạt cưa. Họ cũng yêu cầu Nhật Bản
giải quyết việc phóng thích carbon từ nhiên liệu sinh học và bao gồm những tính
toán chắc chắn vào việc kiểm kê carbon của quốc gia.
“Trong dài hạn, Nhật Bản sẽ từ bỏ một số những chiến lược
năng lượng tái tạo không có hiệu quả và tốn kém nầy,” Roger Smith, Giám đốc
Nhật Bản của Mighty Earth, một trong những tổ chức đã ký tuyên bố “Cùng đốt
Sinh khối ở Nhà máy Điện than hay Biến các Nhà máy Điện Than thành các Nhà máy
Điện Dành cho Sinh khối là Tẩy Xanh,” nói.
“Câu hỏi vô cùng quan trọng là khi chúng ta nhận thấy rằng
con đường nầy đang chết, phải mất bao lâu để Nhật Bản đổi hướng đi và nếu quá
lâu, chúng ta bị thiệt hại của thay đổi khí hậu tồi tệ.”
Nhiều nông dân trồng keo ở Việt Nam cũng đã cảm nhận những đe
dọa môi trường.
Nhiều năm trồng keo mạnh mẽ đã làm suy thoái đất và đưa đến
sụt giảm năng suất. Nông dân địa phương
thường có thể thu hoạch từ 100 đến 120 tấn gỗ trong 1 hectare 1 thập niên
trước. Nay họ chỉ có thể được 2/3 sản
lượng đó.
Với thu hoạch tụt xuống, Hai, nông dân, ước tính rằng ông sẽ
phải trồng keo cho 2 chu kỳ liên tiếp, kéo dài 5 năm mỗi chu kỳ trước khi ông
có thể có lợi nhuận. Ông không thể có
thu nhập bổ sung từ các hoa màu khác vì không có thứ gì khác có thể tranh đấu
để cùng hiện hữu với cây keo dưới tàn cây tiêu thụ tất cả của đồn điền.
“Cây keo từng nuôi dưỡng gia đình tôi, nhưng trong tương lai,
nó sẽ không cho chúng tôi thứ gì để sinh sống,” Hai nói.
No comments:
Post a Comment