Sunday, October 1, 2023

SÁU QUỐC GIA MEKONG NẮM TAY ĐỂ GIẢI QUYẾT THAY ĐỔI KHÍ HẬU

(Six Mekong countries join hands in settle climate change)

Vietnam Investment Review – Bình Yên Đông lược dịch

September 20, 2023

 

Sông Mekong trong tỉnh Nakhon Phanom của Thái Lan. [Ảnh: VNA]

 

Sáu quốc gia dọc theo sông Mekong – Cambodia, Trung Hoa, Lào, Myanmar, Việt Nam và Thái Lan – đã cam kết làm việc với nhau để đương đầu với các vấn đề thay dổi khí hậu, theo Surasee Kittimonthon, Tổng Thư ký của Văn phòng Quốc gia Thủy lợi (ONWR) của Thái Lan.

Bangkok – Sáu quốc gia dọc theo sông Mekong – Cambodia, Trung Hoa, Lào, Myanmar, Việt Nam và Thái Lan – đã cam kết làm việc với nhau để đương đầu với các vấn đề thay đổi khí hậu, theo Surasee Kittimonthon, Tổng Thư ký của Văn phòng Quốc gia Thủy lợi (ONWR) Thái Lan.

Surasee nói ONWR đại diện cho Thái Lan trong các phiên họp của của Diễn đàn Hợp tác Nguồn nước Lancang-Mekong và Hội nghị Nước Thế giới thứ 18th ở Beijing (Bắc Kinh) vào ngày 10-13 tháng 9.

Cùng hiện diện trong các phiên họp là các viên chức cap cấp từ sáu quốc gia thành viên của Hợp tác Lancang-Mekong (LMC).  Sông Mekong dài 4.880 km và nuôi dưỡng 235 triệu người trong những quốc gia đó.

Viên chức Thái nói rằng các phiên họp được tổ chức để trao đổi kiến thức và kỹ thuật, cũng như trình bày thành tích của các dự án được quỹ đặc biệt LMC tài trợ.  Các phiên họp cũng báo cáo tiến bộ của việc trao đổi ý tưởng qua việc hợp tác quản lý nước Lancang-Mekong giữa các quốc gia thành viên.

Tại phiên họp, Thái Lan nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hợp tác giữa các quốc gia thành viên trong việc quản lý nguồn nước qua mỗi cơ chế của xã hội gồm có các cơ quan nhà nước, tư nhân và các thành phần xã hội dân sự, hay các tổ chức của phụ nữ và giới trẻ để đương đầu với ảnh hưởng của thay đổi khí hậu chẳng hạn như lũ lụt, hạn hán và nhu cầu nước ngọt gia tăng.

Ông nói Thái Lan đã đề nghị một kế hoạch quản lý nước dựa trên kế hoạch quản lý nước 20 năm của quốc gia nhằm thực hiện vệc quản lý khả chấp nước theo Nghị trình Phát triển Khả chấp 2030 của Liên Hiệp Quốc.

Ngoài ra, Surasee nói các quốc gia thành viên cũng đồng ý nghiên cứu hỗn hợp giai đoạn 1 giữa Ủy hội Sông Mekong (MRC) và LMC để lót đường cho việc chia sẻ tin tức tốt hơn về dòng chảy và việc xả nước trong việc điều hành hồ chứa nước trên Mekong cũng như các giải pháp để làm giảm ảnh hưởng, hạn hán và lũ lụt, dọc theo nhiều nơi trong các quốc gia ở hạ lưu.

Surasee tiết lộ rằng một nhóm chuyên viên hỗn hợp sẽ được thiết lập để thực hiện các nghiên cứu.  Cũng sẽ có một cuộc khảo sát hỗn hợp Lancang-Mekong để nghiên cứu ảnh hưởng đối với các cộng đồng sống ven sông, ông nói thêm.

No comments:

Post a Comment