Sunday, October 15, 2023

DỮ KIỆN ĐIỀU HÀNH Ở THƯỢNG LƯU LÀ BƯỚC KẾ TIẾP TRONG VIỆC CAI QUẢN MEKONG

(Upstream Operational Data is Next Step in Mekong Governance)

Rodney Tyler – Bình Yên Đông lược dịch

Journal of Greater Mekong Studies – December 2021

 


Khi cuối năm 2021 đến gần, Thái Lan đã thấy các cồn cát của mùa khô trong mùa mưa, các nông dân ở Tonle Sap buồn phiền đối với chiều dài của nhịp lũ, và Việt Nam tiếp tục đấu tranh với độ mặn và sạt lở - tất cả một phần được quy cho các đập thủy điện trên dòng chánh ở thượng lưu.  Ngay cả năm rồi được đánh dấu bởi việc chia sẻ dữ kiện nhiều nhất trên Mekong từ cơ chế Hợp tác Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation (LMC)), Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)), và nhiều NGOs khác nhau, mùa mưa vẫn suy yếu bởi việc tranh cãi về việc trữ nước và lượng mưa.

Thỉnh thoảng, giới chức Trung Hoa ra một thông báo rằng một đập sẽ giảm hay tăng dòng chảy trong một thời gian nhưng điều đó không cho các quốc gia ở hạ lưu một cơ hội để phân tích tầm quan trọng tiềm tàng cũa dữ kiện điều hành và chuẩn bị cho hạ lưu, một nguy cơ tiếp diễn cho công việc bảo tồn, sinh thái, và các cộng đồng ven sông.

Mặc dù năm 2020 đã thấy Cambodia tạm ngưng hoàn toàn việc xây đập trên dòng chánh cho đến năm 2030, đối với hầu hết Tiểu khu vực Mekong và vùng Phụ cận (Greater Mekong Subregion (GMC)), thiệt hại đã được gây ra.  Khi việc cạnh tranh tài nguyên của sông gia tăng  - từ việc thiếu điện do hạn hán gây ra đến gia tăng nỗ lực để bắt cá – phần quan trọng nhiều hơn có lẽ nằm ở việc Trung Hoa chia sẻ dữ kiện điều hành trên Lancang như thế nào.

Chánh trị của dữ kiện

Trong tháng 9, Trung Hoa – cũng như Myanmar – cùng với MRC để điều tra những lý do của hạn hán và lũ lụt đã xảy ra trong khu vực, theo sau thiệt hại của hạn hán tàn phá năm 2019 và những năm có sự lên xuống thủy học trái mùa.  Đây chỉ là điều mới nhất trong một loạt các nỗ lực nhượng bộ và hợp tác từ Trung Hoa để tìm cách làm giảm ảnh hưởng của các đập ở thượng lưu, đi trước bởi việc chia sẻ dữ kiện bên kia biên giới phía Trung Hoa từ LMC.

Một trong những diễn đàn gần đây để tìm hiểu những ảnh hưởng của các đập thủy điện ở thượng lưu là sự ra đời của Theo dõi Đập Mekong (Mekong Dam Moniror (MDM)), được thiết lập bởi Trung tâm Stimson và Eyes on Earth ở Hoa Kỳ.  Dùng dữ kiện vệ tinh xuyên qua mây, các đo đạc thủy học ở địa phương, và “chỉ số độ ướt (wetness index)”, MDM cung cấp dữ kiện và cảnh báo quý giá đến các doanh nghiệp, ngư dân và NGOs ở hạ lưu để giúp bảo vệ cuộc sống và gia súc 48 tiếng đồng hồ trước một sự kiện ở Tam giác Vàng ở Thái Lan.

Sau nhiều năm yêu cầu, dũ kiện thủy học trên Mekong có thể nói ít nhất là có một chút minh bạch, nhưng dữ kiện điều hành từ các đập của Trung Hoa ở thượng lưu vẫn là một bí mật, chỉ có được nếu Trung Hoa không chống đối.

Khi mùa khô chấm dứt trong tháng 7, MRC thông báo qua Điều kiện Thủy học trong Mùa Khô ở Hạ Lưu vực sông Mekong: tháng 11 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021 rằng họ cần chia sẻ nhiều hơn dữ kiện điều hành, theo sau một năm của những cái thấp trong mùa khô (MRC, 2021).  “Để quản lý lưu vực tốt hơn và thành thật hợp tác, các quốc gia thành viên và Trung Hoa nên thông báo bất cứ những thay đổi quan trọng được dự trù trong việc điều hành các dự án thủy điện và chia sẻ tin tức đó với Văn phòng MRC,” An Pit Hatda, giám đốc điều hành (CEO) của Văn phòng MRC, cho biết trong một tuyên bố liên quan đến phúc trình.

“Trung Hoa cung cấp dữ kiện mực nước hàng giờ của trạm thước nước ở Jinghong (Cảnh Hồng) ngay phía dưới đập Jinghong và một trạm thước nước khác ở Man’an.  Nhưng đó là mực nước sông chứ không phải dữ kiện điều hành,” Brian Eyler của Trung tâm Stimson nói.  “Nếu bạn biết cách đọc dữ kiện thước nước ở Jinghong, tuy nhiên, trên căn bản nó cho bạn biết đập Jinghong thủy đỉnh (hydropeaking) như thế nào nhưng dữ kiện có thể đánh lừa.”

Như một thí dụ, Eyler đưa ra một sự kiện vào đầu tháng 10, khi dữ kiện có vẻ đề nghị hồ chứa nước Jinghong hạ thấp và xả nước, nhưng đập Jinghong thật sự gia tăng dung tích hồ chứa theo hình ảnh của vệ tinh – có nghĩa là mực nước dâng lên từ việc xả nước từ đập ở thượng lưu đi qua đập Jinghong khi mực nước dâng lên.

Trung Hoa loan báo từ chối nầy đến từ chối khác liên quan đến việc sử dụng tài nguyên của sông, và nó là một nguồn tranh chấp to lớn cho các chánh phủ và các nhóm môi trường ở hạ lưu, xem “tình trạng bí mật” của Trung Hoa thiếu minh bạch điều hành như một trở ngại để phát triển khả chấp thêm.

Đập Jinghong là một điểm nối đặc biệt ở Thái Lan và Tam giác Vàng nơi sông được biết đã dâng lên 3 m trong một thời gian ngắn.  Trạm theo dõi thủy học ở Chiang Saen, Thái Lan là trạm đầu tiên trên Mekong bên ngoài Trung Hoa, và nó là chim đầu đàn của các trạm còn lại trong Hạ lưu vực Mekong.

Tuy nhiên, tất cả điều nầy có thể được hỗ trợ hay hủy bỏ bởi dữ kiện điều hành tức thời được Trung Hoa chia sẻ, sẽ cho cảnh báo sớm nhiều hơn, nhiều tin tức về dòng chảy, và bảo vệ đời sống hoang dã và nông nghiệp ở hạ lưu.

[Lời người dịch: Để theo dõi tình trạng thủy học – mực nước và lưu lượng -trên dòng chánh của sông Mekong, chúng ta không cần kế hoạch điều hành của từng đập mà chỉ cần kế hoạch điều hành của đập cuối cùng của chuỗi đập Lancang (hiện nay là đập Jinghong) và đập cuối cùng trên các phụ lưu trước khi đổ vào Mekong, thí dụ như đập Nam Ou 1 trên sông Nam Ou, đập Pak Mun trên sông Mun, đập Hạ Sesan 2 trên Sesan.]

Vấn đề thủy đỉnh

Các thông báo đều hành, chẳng hạn như các thông báo xảy ra với đập Jinghong trong tháng 8, có thể giúp các cộng đồng ở hạ lưu dự trù và chuẩn bị cho mực nước sông cao hay thấp trái mùa, nhưng ảnh hưởng được cảm nhận ở hạ lưu của các đập thủy điện trên Lancang có thể được cảm nhận ở Tam giác Vàng chỉ trong vài tiếng đồng hồ.

Nuozhadu (Noa Trát Độ), Xiaowan (Tiểu Loan) và Huandeng (Hoàng Đăng), là những đập trữ nước, có nghĩa dự trù lâu dài cho Mekong, nhưng các đập thủy đỉnh chẳng hạn như Jinghong có thể có nghĩa là những thay đổi lớn lao cho cư dân ở hạ lưu.  Thủy đỉnh đáp ứng những tăng vọt nhu cầu năng lượng ở địa phương, thường vào ban ngày hay những giờ sản xuất cao điểm.  Ở hạ lưu, tuy nhiên, ảnh hưởng có thể làm xáo trộn thảm thương các hệ sinh thái, gồm có cây cối, thú vật trên cạn, chim, và cá.

“Nói chung, thủy đỉnh có ảnh hưởng cao đối với ấu trùng và cá con, chịu rủi ro của mức trôi giạt cao (trong những sự kiện nước dâng cao) và mắc cạn (trong các sự kiện nước xuống thấp),” theo MRC, trích trong “Đáp ứng của các Cộng đồng Cá đối với những Thay đổi Thủy học và Hình thái học trong các Sông Thủy đỉnh ở Austria” cùng các tài liệu khác.  Đặc biệt, cá con dễ bị tổn thương với chấn thương áp suất do thủy đỉnh gây ra (MRC, 2017).  Điều chỉnh dòng chảy do thủy đỉnh gây ra được nhận thấy ở xa đến Phnom Penh (Yoshida et al., 2020), và tạo thách thức cho việc sinh sản, với một số nghiên cứu cho thấy rằng cá trong vùng nước chảy nhanh ở Kratie (Cambodia) có thể đối mặt với tuyệt chủng trong khu vực.

Cùng với sạt lở liên quan đến việc điều hành, các nỗ lực bảo tồn với cây cối và thú vật bị cản trở bởi việc điều hành đập không dự trù.  Những nghiên cứu trong năm 2020 thấy những đáp ứng thay đổi đối với thủy đỉnh của các loại cây khác nhau, với các loại cây chịu ngập bị ảnh hưởng mạnh nhất, với sạt lở đóng một vai trò quan trọng trong sự sống còn của một số chủng loại (Bejarano et al., 2020), kể cả cây mắc cở (mimosa pigra).

Như được trích bởi MRC, cần thêm dữ kiện để đánh giá ảnh hưởng chung của việc xả nước nhanh chóng từ các đập ở thượng lưu đối với sinh thái ở hạ lưu, nhưng các phúc trình trước đây cũng thấy những ảnh hưởng lớn lao đối với rong, vì nhiệt độ và mức nitrogen và phosphate trong sông DaNing ở Trung Hoa (Zhang et al., 2010).

Chim làm tổ trên bãi cát trong lưu vực Mekong cũng dễ bị tổn thương với sự thay đổi theo chu kỳ của việc điều hành trên thượng lưu Mekong, nhất là ngập lụt trái mùa khiến cho các tổ đầy trứng bị ngập và phá hủy (IUCN, 2013).  Các tổ chức chẳng hạn như Buengkan Rak Nok ở Bắc Thái Lan đã đánh dấu và chăm sóc cho các tổ chim trong khu vực và đã ghi nhận số tổ chim bị ngập do việc điều hành thủy điện không tự nhiên trong vài năm qua.

Thiếu điện

Ngoài các vấn đề sinh thái và sạt lở, dữ kiện điều hành tin cậy hơn từ các đập của Trung Hoa ở thượng lưu cũng giúp làm giảm những lo ngại điện gây ra bởi quá lệ thuộc vào thủy điện.  Dưới bóng của COP26 và sự quay lưng được làm mới của quốc tế chống lại các nhà máy điện than, những nơi như Phnom Penh đã gia tăng cần điện mà không thể đáp ứng bởi dòng chảy thủy điện không tin cậy.

Thủy điện cung cấp chiếm khoảng ½ của 9.000 GWh năng lượng được sản xuất trong năm 2018 ở Cambodia và khoảng 1/3 của 12.000 GWh được sản xuất trong năm 2019, theo Cơ quan Điện Cambodia, và hạn hán năm 2019 làm thiếu điện nghiêm trọng.  Lo ngại về việc tăng trưởng tiếp tục có thể đưa đến những thiết lập ngắn hạn tàn phá, chẳng hạn như những máy phát điện được xây gần đây được xây cho một nhà máy nhiên liệu nặng trong tỉnh Kandal, Cambodia để hỗ trợ cho nạn đói điện ở Phnom Penh (Keeton-Olsen, 2021).

Dữ kiện điều hành được chia sẻ đa phương trên khắp Mekong có thể giúp trong việc tiên đoán và hợp tác tình trạng thiếu hụt dựa trên hạn hán, ngăn chận Cambodia quay thêm về than đá và nhiên liệu hóa thạch.

Tương tự, Lào hơn bao giờ cảm thấy nhạy cảm hơn đối với sự lên xuống của việc điều hành ở thượng lưu, với các kế hoạch để xây cất các đập thủy điện trên dòng chánh Mekong ở 9 địa điểm khác nhau ở trong nước, một số đã được xếp lại.  Mặc dù ít nhạy cảm với tình trạng thiếu điện do hạn hán gây ra, Lao PDR ít phát triển hơn các láng giềng Thái Lan và Cambodia và lệ thuộc nặng nề vào thủy điện như một nguồn lợi tức và điện.  Thêm vào những vấn đề nầy là lo ngại tiếp tục về những ảnh hưởng sinh thái lớn lao cho chuỗi đập thủy điện Nam Ou, vì cao độ của nó, cung cấp cung cấp rất nhiều phù sa và dòng chảy cho hạ lưu.

Mặc dù dữ kiện chính xác hơn và minh bạch hơn từ lâu là mục tiêu của cai quản xuyên biên giới, bước kế tiếp là dữ kiện điều hành, trong đó Trung Hoa hầu như không chia sẻ gì cả.  Dữ kiện điều hành có thể vẽ một hình ảnh rõ hơn, an toàn hơn, và hữu ích hơn cho những người ở hạ lưu.

Tài liệu tham khảo

Keeton-Olsen, D., & Sineat, Y. (2021, August 17). Cambodia embraces dirty energy fearing drought-driven shortages. The Third Pole.

IUCN (2013). Ecological Survey of the Mekong River between Louangphabang and Vientiane Cities, Lao PDR, 2011-2012. Vientiane, Lao PDR: IUCN. 241 pp.

Bejarano, M. D., Sordo-Ward, Á., Alonso, C., Jansson, R., & Nilsson, C. (2020, February 20). Hydropeaking affects germination and establishment of riverbank vegetation. The Ecological Society of America. Retrieved November 1, 2021, from https://esajournals.onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/eap.2076.  

Mekong River Commission (MRC), (2017, December). Final Phase – Volume 5 – Final Discussion Note on Proposed Update of the Preliminary Design Guidance (PDG) and Hydropower Development Strategy (HDS) https://www.mrcmekong.org/assets/Uploads/ISH0306-Volume-5- Proposed-Update-PDG-and-HSF.pdf.

Zhang, Jia-Lei, et al. Seasonal variation of phytoplankton in the DaNing River and its relationships with environmental factors after impounding of the Three Gorges Reservoir: A four-year study, Procedia Environmental Sciences, Volume 2.

Yoshida, Y., Lee, H. S., Trung, B. H., Tran, H.-D., Lall, M. K., Kakar, K., & Xuan, T. D. (2020). Impacts of mainstream hydropower dams on fisheries and Agriculture in Lower Mekong Basin. Sustainability, 12(6), 2408. https://doi.org/10.3390/su12062408

Mekong River Commission (MRC), (2021), Situation report on dry season hydrological conditions in the Lower Mekong River Basin: November 2020–May 2021. Vientiane, MRC Secretariat.

Bejarano, Maria & Jansson, Roland & Nilsson, Christer. (2017). The effects of hydropeaking on riverine plants: a review. Biological Reviews. 93. 10.1111/brv.12362.

Schmutz S., Moog O. (2018) Dams: Ecological Impacts and Management. In: Schmutz S., Sendzimir J. (eds) Riverine Ecosystem Management. Aquatic Ecology Series, vol 8. Springer, Cham.

No comments:

Post a Comment