(Clean me a river: Southeast Asia chokes on Mekong plastic pollution)
Juliette Portala – Bình Yên Đông lược dịch
· Nghiên cứu mới cho thấy rằng vi plastics trôi giạt từ sông Mekong đến bờ biển của các quốc gia Đông Nam Á (ĐNA) tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, gồm có những thay đổi theo mùa của gió và dòng nước biển.
·
Philippines là nước bị chất thải
plastic nhiều nhất phần lớn từ trôi giạt từ sông Mekong đến biển trong mùa mưa,
với 47% hạt bị mắc cạn trên bờ biển của nước nầy, theo sau là Indonesia vớ 24%,
Việt Nam với 17% và Malaysia với 8%.
·
Các nhà hoạt động môi trường nói
những điều được tìm thấy trong nghiên cứu nầy nhấn mạnh đến tầm quan trọng của
hợp tác quốc tế trong việc chống lại ô nhiễm plastic, gây nguy hại cho đa dạng
sinh học biển và kinh tế ven biển.
Điểm nóng đa dạng sinh học biển được biết như Tam giác San hô
là nơi cư trú của trên 70% các loại san hô được biết trên thế giới và trên
3.000 loại cá. Nó duy trì cuộc sống của
trên 100 triệu người sống dọc theo bờ biển của Indonesia, Malaysia, Papua New
Guinea, Philippines, quần đảo Solomon và Timor-Leste.
Nó cũng là nơi có rất nhiều plastic.
Hầu hết chất thải làm nghẽn vùng nước của các quốc gia Tam
giác San hô là do việc quản lý chất thải kém ở cấp địa phương và quốc gia. Nhưng một nghiên cứu gần đây được công bố
trong Journal of Marine Sciene and
Engineering cho thấy rằng plastic cũng đến từ xa. Nó thấy rằng vi plastics trong sông Mekong ở lục
địa ĐNA đang trải rộng đến các bờ biển đông dân của các quốc gia quần đảo
Philippines và Indonesia.
Vì khu vực là nhà của một số thực vật và động vật phong phú
nhất trên hành tinh, các chuyên viên nói những điều được tìm thấy nầy cho thấy
việc hợp tác giữa các quốc gia ĐNA rất quan trọng để làm giảm nguy hại cho đời
sống của biển và các cộng đồng tùy thuộc vào tài nguyên ở dưới nước.
Quỹ đạo của plastic trôi giạt từ sông Mekong trong 15 tháng, theo một mô phỏng gần đây. Các chấm xanh lá cây là vị trí ban đầu của chất thải plastic, các chấm xanh là plastic đang di chuyển, và các chấm đỏ cho thấy plastic mắc cạn trên bờ. [Ảnh: Nguyen et al. (2023)]
Trái đất,
gió và nước
Sông Mekong cung cấp cuộc sống cho khoảng 1,3 tỉ người, nhưng
nó cũng là một trong những nguồn đóng góp hàng đầu của ô nhiễm plastic trong
đại dương toàn cầu, khiến nó là một vùng quan trọng cho nghiên cứu để hiểu làm
thế nào để giảm chất thải plastic ở biển.
Bằng cách dùng phần mềm OpenDrift để mô phỏng quỹ đạo, các
tác giả của nghiên cứu mô phỏng các hạt plastic được phóng thích trong sông và
để chúng trôi giạt trong 10 tháng.
Các nhà khoa học cũng mô phỏng cho các điều kiện khô và lũ lụt, mô phỏng việc phóng thích plastic mỗi ngày từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2020, và một lần nữa từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 2 năm 2021.
Họ kết luận rằng việc trôi giạt tùy theo mùa rất cao, do ảnh
hưởng mạnh mẽ của hệ thống gió mùa ở Biển Đông, đưa đến một sự gia tăng mạnh
của mưa từ tháng 6 và đạt đỉnh vào cuối tháng 10 hay đầu tháng 11.
“Trong mùa khô – từ tháng 1 đến tháng 5, rác tích tụ trong
các bãi rác,” Dung M. Nguyen, một nhà hải dương học ở Norwegian Meteorological
Institute và là một tác giả của bài, nói với Mongabay trong 1 email.
Trong mùa mưa, rác đi theo lũ lụt ra biển, ông nói thêm.
Các nhà nghiên cứu cũng cứu xét ảnh hưởng của gió trong mùa
mưa, gió hiện hành đưa hầu hết plastics đến bờ biển phía tây của Malaysia
Borneo và Philippines; trong mùa khô, gió mạnh khoảng 2 lần đưa chúng đến Thái
Lan và bán đảo Malaysia.
Tuy nhiên, các dòng nước biển được tìm thấy đáng kể trong
việc trải rộng các hạt plastic hơn là gió, gió chỉ làm trôi giạt một vài chục
cm nước trên mặt, khoảng 1 foot dưới mặt nước, trong khi plasic phân tán đến
chiều sâu đến 5 m (16 ft).
Nguyen nói những mô phỏng 3 tháng không cho đủ thì giờ cho
rác đến các bờ biển của các quốc gia lân cận.
Nhưng sau 15 tháng, các nhà khoa học thấy rằng khoảng 96% hạt plastic bị
mắc cạn: Philippines tích lũy 47%, và Indonesia 24%.
Một bích chương tại cuộc biểu tình chống plastic.
Đến năm 2050,
số plastics ở biển có thể vượt qua số cá. [Ảnh: Markus Spiske]
Nhiều
plastics ở biển
Nghiên cứu có nhiều hạn chế.
Thí dụ, trên thực tế, plastics được phóng thích vào biển nhiều nhất
trong mùa mưa, khiến cho tình huống mùa khô của các nhà ngiên cứu kém thực
tế. Ngoài ra, mô hình giả sử rằng nếu
một hạt plastic chạm bờ biển, nó sẽ bị mắc cạn vĩnh viễn, trong khi trên thực
tế, một số loại plastic có thể trở lại biển.
Nhưng các tác giả nói họ hy vọng nghiên cứu của họ có thể
giúp chánh quyền trên khắp ĐNA phát triển các kế hoạch để đương đầu tốt hơn với
chất thải plastic ở biển.
“Chú trọng đến ô nhiễm plastic trong môi trường biển có thể
được giải thích bằng những ảnh hưởng nó có thể có đối với thành phần du lịch và
có thể đối với nguy cơ sức khỏe của con người vì hải sản bị ô nhiễm, một nghiên
cứu khác được công bố trong Frontiers in Environmental
Science trong năm 2021 nói.
Nguyen trích dẫn các công viên giải trí ven bờ biển trong khu
vực Mekong đã mất du khách vì những số lớn rác mắc cạn dọc theo bờ biển.
Một vài nghiên cứu cũng cho thấy rằng ở Indonesia, đặc biệt
hứng plastic trôi giạt từ Mekong, một số cá thương mại ăn được và sò bị ô nhiễm
bởi vi plastic. Các loại khác có mặt ở
Indonesia, như cá mập và cá đuối, cũng dễ bị ô nhiễm plastic.
Tầm mức của vấn đề khiến cho chánh phủ Indonesia hồi năm
ngoái phải trả cho hàng ngàn ngư dân truyền thống để nhặt rác plastic từ biển
như một phần của nỗ lực quốc gia để cắt giảm chất thải plastic biển 70% vào năm
2025.
Ô nhiễm plastic được ước tính giết chết trên 100.000 thú biển
có vú mỗi năm qua việc vướng vào lưới, đói hay chết đuối, theo dữ kiện của Liên
Hiệp Quốc (LHQ).
“Chất thải plastic sẽ vẫn ở trong môi trường trong 1 triệu
năm, vì thế ảnh hưởng tiêu cực đời sống hoang dã cũng như cuộc sống của người
dân,” Rocky Pairunan, quản lý chất thải plastic và biển ở World Resources
Institute (WRI) ở Indonesia, viết trong 1 email cho Mongabay.
Tuy nhiên, ông bày tỏ lạc quan về tiến bộ của Indonesia, ghi
nhận rằng chánh phủ vừa loan báo một sự sụt giảm 35% rò rỉ ô nhiễm plastic biển
từ năm 2018 đến 2022.
“Bước kế tiếp là… công bố luật lệ chặt chẽ hơn và thi hành
mạnh mẽ để bảo đảm rằng chánh quyền địa phương chia sẻ trách nhiệm và có hành
động thích đáng để giảm và quản lý rác gia đình, bằng cách ưu tiên tài trợ công
cộng để cải thiện việc thu thập và chế biến chất thải, cùng với chương trình thay
đổi thái độ,” ông nói.
Chất thải plastic trên bãi biển Vũng Tàu ở miến nam Việt Nam, gần với sông Mekong.
[Ảnh: Juloette Portala]
Rác không
biên giới
Nguyen nói ông mong đợi sự hiểu biết gia tăng về plastic
Mekong trôi giạt để khuyến khích hợp tác trong khu vực.
“Vì ảnh hưởng của rò rỉ plastic đối với môi trường biển thì
xuyên biên giới hay đi ra ngoài thẩm quyền của một quốc gia nhất định, chúng
tôi tin rằng nỗ lực để tránh hay giảm nhẹ rò rỉ phải được thực hiện một cách
tập thể,” Rocky nói. Kế hoạch hành động
khu vực chống lại rác biển của Hiệp hội các Quốc gia ĐNA (ASEAN) làm dễ dàng
việc trao đổi giữa các thành viên, thí dụ, nên bắt đầu với các mục tiêu đầy
tham vọng hơn.
“ASEAN cần bước tới để cho thấy sự lãnh đạo và tiến đến những
hành động chiến lược chắc chắn để giải quyết ô nhiễm plastic,” Rocky nói.
Đối với Marilyn Mercado, phối trí viên chánh sách plastic khu
vực Asia của WWF, “sự kiện là ô nhiễm plastic không tôn trọng biên giới quốc
gia cho thấy tại sao hiệp ước ô nhiễm plastic của LHQ với các quy tắc chung có
tính cách bắt buộc toàn cầu rất cần kíp.”
“Thiết lập các biện pháp kiểm soát toàn cầu với bổ sung của
hành động quốc gia là cách duy nhất để giải quyết hoàn toàn bản chất xuyên biên
giới của ô nhiễm plastic, bản chất toàn cầu của chuỗi giá trị của plastic, và
đến sân chơi cho các chánh phủ và kỹ nghệ,” bà biết trong 1 email cho Mongabay.
Các quốc gia thành viên LHQ, các nước gặp nhau ở Paris trong
tháng 5 để thảo luận việc phát triển của cái sẽ là hiệp ước toàn cầu đầu tiên
để chống lại ô nhiễm plastic, đã đồng ý để trình một bản thảo vào tháng 11 năm
nay. WWF hoan nghênh điều nầy trong một
tuyên bố mới đây như “tiến bộ rõ ràng.”
Tổ chức bảo tồn đang kêu gọi các chánh phủ có những biện pháp
trên toàn thể chu kỳ đời sống của plastic. Và nhất là hỗ trợ việc cấm đoán toàn
cầu và chấm dứt từng đợt các sản phẩm plastic dùng 1 lần không cần thiết và có
rủi ro cao nhất, chắng hạn như dao muỗng plastic hay thuốc lá điện tử, Mercado
nói.
Theo Chương trình Môi trường LHQ (UNEP), quản lý sai chất thải plastic cuối cùng đi vào môi trường có thể làm giảm 80% vào năm 2040 nếu thế giới chấp nhận những thay đổi thị trường và chánh sách sâu rộng.
Citations:
Nguyen, D. M., Hole, L. R., Breivik, Ø., Nguyen, T. B., & Pham, N. Kh. (2023). Marine plastic drift from the Mekong River to Southeast Asia. Journal of Marine Science and Engineering, 11(5), 925. doi:10.3390/jmse11050925
Vriend, P., Hidayat, H., Van Leeuwen, J., Cordova, M. R.,
Purba, N. P., Löhr, A. J., … Van Emmerik, T. (2021). Plastic pollution research
in Indonesia: State of science and future research directions to reduce
impacts. Frontiers in Environmental Science, 9. doi:10.3389/fenvs.2021.692907
No comments:
Post a Comment