Monday, July 17, 2023

CHÚ THÍCH THÁM HIỂM: HÂM NÓNG GÂY SỐC CAO NGUYÊN TÂY TẠNG

(Expedition notes: Warming shocks the Tibetan Plateau)

Yang Yong – Bình Yên Đông lược dịch

The Third Pole – July 13, 2023

‘Cây trên trời’ dọc theo Quốc lộ 317 ở phía bắc Tibet. [Ảnh: Yang Yong]

 

Thay đổi khí hậu đang mang những đợt nóng đến ‘Mái nhà của Thế giới’, nơi băng hà đang tan nhanh hơn, các hồ đang nới rộng và sa mạc hóa đang trở nên tồi tệ.

Vào tháng 5 năm nay, tôi đi theo dãy núi Hengduan vào vùng đông nam của Tibet (Tây Tạng).  Bây giờ, vào tháng 6, tôi đi qua các hồ ở trung tâm Changtang, ở phía bắc Tibet, đi theo Quốc lộ 219 về hướng sa mạc Taklamakan ở Xinjiang.

Tôi đi thăm cao nguyên Qinghai-Tibet (Thanh Hải-Tây Tạng) hầu như hàng năm trong 30 năm.  Tôi thấy ảnh hưởng của thay đổi khí hậu bằng mắt của tôi, và chứng kiến những thay đổi môi trường và sinh thái đã xảy ra trong một khu vực thường được gọi là “Cực thứ Ba” hay “Tháp Nước của Á châu”.  Chúng tôi cũng có lẽ thấy ảnh hưởng của lề lối khí hậu El Nino trong 5 năm sắp tới, có thể đưa đến những đỉnh nhiệt độ.  Tôi rất lo ngại về những thách thức mà nó sẽ mang lại cho khí hậu, thủy học và người dân của cao nguyên.

Cuộc viếng thăm trước đây của tôi ở đó trong năm 2022.  Tôi bắt đầu trong tháng 4, từ thị trấn miền núi xinh đẹp Bingzhongluo ở Yunnan (Vân Nam), dọc theo các con đường đá ôm theo vách núi trước khi vào Tibet ở Zayu.  Vùng nầy có một vài băng hà ôn đới mà thôi thấy ở Sapu, Qiaqing, Zepu và Renlongba.  Trong tháng 7, tôi đi theo phía tây của Himalayas, nghiên cứu nước xanh như bầu trời của hồ Yangzhuoyong và sông Shiquan, cùng những thứ khác dọc theo đường.  Sau khi viếng thăm thủ phủ của tỉnh, Lhasa, tôi đi qua dãy núi Tanggula để vào Công viên Quốc gia Sanjiangyuan (Nguồn của 3 Sông), tiếp tục qua các rặng núi Kunlun và A’erjin để đến Lưu vực Qaidam.  Vào đầu tháng 8, chúng tôi trở lại Sichuan.  Trong chuyến đi nầy, chúng tôi nghiên cứu các sa mạc, sông theo mùa và các hồ nước mặn.  Chúng tôi khám phá 2 vùng yardang mới – đá nền bị gió ăn mòn được thấy trên khắp lưu vực.

 

Hồ Siling ở Changtang, bắc Tibet, được tạo thành phần lớn bởi nước tan từ băng hà trong dãy núi Tanggula.  Do hâm nóng khí hậu, băng tan từ Tanggula đã tăng tốc trong những năm gần đây.  Hồ tiếp tục nới rộng, và nay lớn như hồ Namucuo và Qinghai. [Ảnh: Yang Yong]

 

Chuyến đi đó là để nghiên cứu các băng hà nhiệt đới và tiểu lục địa ở Tibet.  Chúng tôi chọn đi từ tháng 4 đến tháng 7, vì tháng 4 là mùa tuyết chuồi ở đông nam Tibet, trong khi trong tháng 7 toàn thể vùng đi vào mùa lũ.  Quan sát cao nguyên dưới các điều kiện thủy học khác nhau cho phép một sự hiểu biết đầy đủ hơn.  Nhiệt độ và hạn hán kéo dài trong năm 2022 có nghĩa là năm nay có thể là 1 năm bất thường của thủy học, khi tôi bắt đầu chuyến đi mới nhất của tôi đến cao nguyên.

Nhiệt trong đất nước đá

Có thể khó tưởng tượng, nhưng cái đã đập vào tôi nhất trong khi nghiên cứu băng hà trong những chuyến thám hiểm gần đây nhất của tôi là nhiệt.  Nó phải là mùa mưa khi chúng tôi đi qua bắc Tibet trong tháng 7 vừa qua.  Nhưng mặt trời sáng chói mỗi ngày và đất nứt nẻ.

Nó giống như không phải ở cao độ cao, nhưng ở nội địa trong mùa hè.  Tôi nhớ là cần một áo khoát vào lúc nầy trong năm trong thập niên 1980s, thỉnh thoảng một áo cho thời tiết lạnh.  Nhưng trong những năm gần đây, nó đủ ấm cho quần ngắn và áo thung.  Nhiệt độ xuống thấp trong lúc mưa hay gió.  Ngoài ra, không khí chỉ mát vào buổi chiều.

Nhiệt độ trên mặt đất trên đất ngập nước, đồng cỏ và đất cát nay bị sa mạc hóa chung quanh các băng hà đang đạt đến 30 oC, ngay cả 40 oC.

 

Núi tuyết Meili là một nguồn nước quan trọng của Lancang (trở thành Mekong) và sông Nujiang, nhưng nó bị suy thoái trong những năm gần đây. [Ảnh: Yang Yong]

 

Đó là bình thường mới trên cao nguyên.  Vào trung tuần tháng 8 một vài năm trước, chúng tôi ghi nhận nhiệt độ 46 oC từ một trạm theo dõi mặt đất ở phía tây của đỉnh Geladaindong trong dãy núi Tanggula.  Trong tháng 1 năm 2021, tôi ở băng hà Jianggudiru, nguồn của Yangtze.  Nó vẫn chưa có tuyết trong mùa đó và quần áo thời tiết lạnh chưa được dùng.  Dưới ánh mặt trời chói chang, nước chảy qua những đường nứt của mặt băng hà.

Chúng tôi đo nhiệt độ trên 10 oC ở mặt băng hà. Và trên 0 bên trong nước đá.  Điều nầy gây sốc.  Một băng hà trong một môi trường như lò nướng dễ bị tổn thương vô cùng và sẽ sớm tan và sụp đổ.

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

Các băng hà đang biến đổi

Tôi đã ghi nhận những thay đổi trong nhiều băng hà trong 30 năm hay dài hơn của những chuyến viếng thăm cao nguyên Qinghai-Tibet.  Tuyết bên trên các băng hà thường tan, gây lũ lụt.  Nó để lại đá, bùn và phù sa nằm trên và chung quanh băng hà, cũng như thiệt hại vật chất của lũ.  Những dấu hiệu đó cho phép chúng tôi theo dõi sự thụt lùi của băng hà.

Một vài băng hà ở nguồn của Yangtze đã thụt lùi đáng kể từ thập niên 1980s cho đến nay.  Thí dụ, so sánh những điều được tìm thấy của nghiên cứu tại chỗ và hình ảnh vệ tinh qua thời gian cho thấy rằng băng hà Gangjiaquba đã thụt lùi trên 2.000 m trong ½ thế kỷ qua, và băng hà Jianggudiru trên 500 m.

Băng hà Jiemayangzong, ở phía tây của Himalayas, là nguồn của sông Yarlung Tsangpo (trở thành Brahmaputra).  Tôi đã thấy làm thế nào bề mặt từng dựng đứng đã tan vỡ, trở thành một cái dốc với nước đá dẫn xuống 1 hồ băng hà.  Nó đã thụt lùi 400 m trong 12 năm qua.

 

Các băng hà nhiệt đới ở đông nam Tibet. [Ảnh: Yang Yong]

 

Tôi có thể nghe nước chảy qua đá ở dưới băng hà.  Các đỉnh nước đá và đỉnh cao tôi từng thấy nay đã biến mất, cho thấy rằng nó đã tan nhanh chóng trong những năm gần đây.  Đáy sông ở phía trước băng hà đã nới rộng và phù sa băng hà cuốn đi phẳng, hiếm khi tích tụ thành đống như hiện nay.  Thượng lưu của sông Tuotuo, dọc theo trên 20 km của nguồn nước ở Naqingu, và dọc theo các phụ lưu băng hà trên hai bên, cũng như trên bờ sông của đáy sông Sumei, anh có thể thấy những đống đất đá và lớp băng hà.  Ở băng hà Renlongba và Animaqing, chúng tôi gặp lũ lụt vì băng hà sụp đổ.

Trung Hoa đã thực hiện 2 khảo sát băng hà, ghi nhận vị trí, chiều cao, diện tích và khối lượng, và kết hợp chúng thành dạng sách.  Dữ kiện đó cho thấy rằng từ giữa thập niên 1950s đến khoảng 2014, băng hà của Trung Hoa đã thu nhỏ 18% về diện tích.  Sự thu hẹp nhanh nhất ở phía đông cả rặng Kailash ở phía nam của cao nguyên, trong vùng phía nam Himalayas, và chung quanh nguồn của sông Indus ở phía tây của Himalayas, nơi thu hẹp trung bình hàng năm là 2,2%.

Và đó là cái có thể thấy được trên mặt.  Himalayas được chấm phá với hàng chục ngàn hồ băng hà.  Khi băng hà tan và thụt lùi, những hồ đó trở nên lớn hơn, và nước đá chúng bao phủ suy thoái.  Nghiên cứu được công bố trong năm nay cho thấy rằng 41,3 tỉ tấn nước đá băng hà ở dưới mặt nước đã bị mất từ năm 2000 đến năm 2020 – 2,7 tỉ tấn nhiều hơn số được ước tính trước đây.

Thay đổi khí hậu biến đổi nước trên Tibet

Tháng 7 và 8 là mùa lụt.  chúng phải có vô số nước.  Nhưng trong những chuyến đi vừa qua của chúng tôi trong những tháng đó, chúng tôi thấy ít mưa.  Các sông rất thấp so với năm trung bình, với nhiều nơi của sông trơ đáy.  Các hồ chứa cũng thấp.

Đây có thể do thiếu mưa trong năm khô và nóng, hay một hiện tượng địa phương.  Băng hà tan và thụt lùi thường được mong đợi đưa thêm nước vào các hồ, và tôi thấy điều nầy trong vùng Sanjangyuan.  Ở một số nơi, có nhiều cây cối ở dưới nước hơn được ghi nhận trước đây.  Trong 50 năm qua, con số hồ rộng 1 km2 hay rộng hơn trên cao nguyên đã tăng từ 1.081 đến 1.236, với tổng số diện tích gia tăng từ 40.000 km2 đến gần 50.000.


Hạn hán kéo dài trong những năm qua trên cao nguyên Qinghai-Tibet đã làm trơ đáy sông và làm cho hồ chứa nước xuống thấp. [Ảnh: Yang Yong]

 

Rất nhiều số nước thặng dư nầy đến từ băng tan, nhưng đất đông đá (đất đông đá quanh năm) tan cũng là một yếu tố.  Nghiên cứu đã tiên đoán rằng do thay đổi khí hậu, đất đông đá trên cao nguyên Tibet sẽ thu hẹp 39% vào giữa thế kỷ (2030-2050) và 81% vào cuối thế kỷ (2080-2100), so với 1980-2000.  Rất khó để tưởng tượng cái cao nguyên như thế nào nếu không có đất đông đá.

Sự gia tăng con số và kích thước của các hồ không phải là tin tốt.  Quan sát của tôi cho thấy nó là kết quả của những thay đổi trong các hệ thống sông và thiên tai.  Trong một chuyến đi trước đây trong năm 2000, tôi thấy một trận lụt gây ra trên Yarlung Tsangpo khi một đập do đất chuồi trên các phụ lưu sụp đổ.  Ở nơi khác, trong năm 2012, hồ Zhuonai dâng cao và tràn bờ, tạo thành sông.  Hệ thống sông thay đổi nầy ở nguồn của Yangtze, với một hồ mới gần như tiến gần đến đường sắt Qinghai-Tibet.

Một khảo sát cao nguyên Qinghai-Tibet bắt đầu trong năm 2017 thấy rằng tuyết tan đã tăng tốc từ năm 1980 đến 2018, với số lượng nước lỏng gia tăng.  Nói chung, số nước trong các sông ở phía bắc của cao nguyên, không đi đến biển, gia tăng, trong khi nước trong một số sông ở phía nam có khuynh hướng giảm.  Các nhà khoa học nói thay đổi khí hậu đã “làm mất cân bằng” thủy học của cao nguyên Tibet và rằng điều nầy có thể làm cho xung đột nước thêm tồi tệ.

Mặc dù có vẻ có nhiều nước hơn trong các sông và hồ, chu kỳ nước đã bị thiệt hại, và điều nầy có thể giảm tính có sẵn của nước.  Một bài viết trong năm 2022 thấy rằng dự trữ nước trên mặt đất ở cao nguyên giảm 10 tỉ tấn mỗi năm từ năm 2002 đến 2017, với mất mát ròng từ đầu thế kỷ được tiên đoán sẽ đạt đến 230 tỉ tấn vào năm 2060 – đe dọa nghiêm trọng khả năng cung cấp nước của khu vực.

Suy thoái đồng cỏ và sa mạc hóa

Trong lưu vực Rebujiecuo, 10 km từ băng hà Jiemayangzong, chúng tôi thấy các đống đất đá cuối cùng do băng hà để lại trong Little Ice Age của đầu thế kỷ 15th đến đầu thế kỷ 20th.  Chúng là những đống đất đá tích tụ khi điểm cuối của băng hà ở một nơi trong một thời gian.  Đất đá lũ lụt bao phủ hàng chục km2 của lưu vực.  Ngày nay, lưu vực trông giống như một sa mạc khô cằn hơn.

Trước đây, những nơi chẳng hạn như Changtang và Kekexili được cây cối bao phủ và xanh tươi đến mút mắt.  Gần đây hơn, nhưng nơi nầy bắt đầu giống như sa mạc.  Ở nguồn của Yangtze và ngay cả thượng lưu của Tiantong, sông Yellow và Yarlung Tsangpo, và ở trung tâm của Kekexili, các đụn cát đang cao hơn và hợp lại thành sa mạc nới rộng.

Trong khoảng 20 năm qua hay như thế, hoạt động của con người trên Changtang và Kekexili đã bành trướng, với gia súc nay gậm cỏ cao hơn 5.500 m.  Gậm cỏ nay xảy ra trong “các vùng chết” của Kekexili và phía bắc Tibet.  Những nơi từng chỉ thích hợp để gậm cỏ theo mùa nay có thể sử dụng quanh năm, và việc định cư được tìm thấy ở dưới các băng hà ở nguồn của Yangtze, ở những nơi không có người ở 20 năm trước.

Gậm cỏ gần Namucuo ở phía bắc Tibet. [Ảnh: Yang Yong]

 

Băng hà Jianggudiru cách dãy đụn cát gần nhất khoảng 20 km. Ở chân núi Quemo, chúng tôi thấy vài nhóm đụn lớn, có hình lưỡi liềm tạo thành bởi gió.  Tôi không nhớ đã thấy chúng khi tôi ở đây trong thập niên 1980s.

Ảnh hưởng của thay đổi khí hậu đối với cao nguyên Tibet

Từ cái tôi thấy, ảnh hưởng chánh của thay đổi khí hậu đối với cao nguyên Qinghai-Tibet là nhiệt độ cao hơn, một đường tuyết thụt lùi, băng hà thu hẹp, thay đổi thủy học, suy thoái đồng cỏ, và sa mạc hóa tồi tệ thêm.  Những loạt tai họa kết hợp có ảnh hưởng lớn lao đối với dân số, trong khi các hệ sinh thái đang đối mặt với những nguy hiểm không biết.

Thí dụ, ở phía đông Tibet, nơi có nhiều mưa, đất chuồi ngăn chận sông tạo nên các hồ.  Khi một đập đất chuồi bị vỡ, nó gây ra lũ lụt.  Điều nầy cũng phổ biến ở phía nam của Himalayas: nó xảy ra ở các nhánh thượng lưu của sông Jinsha và hẽm núi Yarlung Tsangpo trong năm 2019.

Và mặc dù năm 2022 là một năm nóng và khô, có những trận mưa và bão tuyết ở địa phương.  Các sự kiện thời tiết cực đoan nay rất phổ biến.

 

Các thung lũng khô và nóng của sông Jinsha đang gia tăng suy thoái. [Ảnh: Yang Yong]

 

Hồ Zhuonai ở Kekexili thường là một hồ nước lợ cuối cùng, có nghĩa là nước không chảy ra.  Nhưng nó vỡ bờ khi mực nước dâng cao, tạo nên một con sông mới chảy vào hệ thống Yangtze và đi ra biển.  Nay nó có thể trở thành một hồ nước ngọt.  Hươu Tibet tụ tập ở dây hàng năm để sinh sản, và chưa rõ những thay đổi ở hồ sẽ ảnh hưởng như thế nào nơi cư trú và sinh sản nầy.

Những cảm tưởng của tôi có thể được xác nhận bắng nghiên cứu khoa học để thấy ảnh hưởng của thay đổi khí hậu đang có đối với cao nguyên.

Trong năm 2019, một nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Hoa cho thấy cao nguyên Qinghai-Tibet là 1 trong những nơi trên thế giới bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi hâm nóng toàn cầu, với nhiều loại tai họa mới, chẳng hạn như băng tan và nước chảy tràn gia tăng, các hồ bành trướng, và nước đá sụp đổ.  Có 78 “đơn vị tháp nước” trên toàn cầu, với 16 ở Á Châu.  16 tháp nước đó quan trọng nhất, dễ tổn thương nhất và rủi ro nhất.

Đánh giá Khoa học Môi trường Cực thứ Ba của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc, được công bố trong tháng 4 năm 2022, cho thấy rằng một chu kỳ nước mạnh hơn đang đưa đến lũ lụt vì tràn hồ băng hà và sụp đổ nước đá thường xuyên hơn.  Và vào cuối thế kỷ, cao nguyên Qinghai-Tibet sẽ ấm và ướt hơn, có thể gây ra nhiều tai họa hơn.

Thay đổi khí hậu có nghĩa là một loạt những đe dọa lâu dài cho cao nguyên Tibet.  Chúng ta cần công nhận rằng nó đang ở bước ngoặt và đáp ứng thích đáng.  Hiện nay, một lần nữa tôi trên đường đến cao nguyên, để ghi nhận, để bảo vệ và để nâng cao sự hiểu biết.

 .

No comments:

Post a Comment